Top 11 # Xem Nhiều Nhất Giá Cá Hồi Sa Pa Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Nghề Nuôi Cá Hồi Ở Sa Pa

Nước được đưa xuống từ đầu nguồn suối với hệ thống bể lọc nhiều tầng tạo dòng chảy và liên tục được dọn vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo nguồn sống và sinh trưởng cho cá hồi.

Anh Nguyễn Mạnh Cường, Chủ trang trại nuôi cá hồi, xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai chia sẻ, một là nhiệt độ, hai là nguồn nước. Cá hồi là giống cá cần rất nhiều oxi mình phải đảm bảo được nguồn nước và độ lạnh dưới 18 độ. Nguồn nước phải là nguồn nước không ô nhiễm, sạch nhiều oxi thì mình nuôi cá hồi nó mới phát triển tốt hơn.

Cá hồi ở Sa Pa nuôi từ lúc ấp trứng cho tới khi thành phẩm để xuất bán mất khoảng một năm. Tỷ lệ thành công từ khi ấp trứng đến ra bể đạt 80 – 85%.

Như trang trại này của gia đình anh Cường, luôn duy trì từ 3 – 4 vạn cá kế lứa. Trong quá trình đó, người chăm sóc phải luôn theo dõi, đảm bảo nhiệt độ và tình trạng nước.

Anh Nguyễn Mạnh Cường cho hay, mình nhập trứng từ nước ngoài về, sau đó mình đưa vào bể ấp từ 7 đến 10 ngày sau đó mình chuyển sang bể ươm cá. Sau đó khoảng 1 tháng – 1 tháng rưỡi là xuất ra bể to để nuôi. Trong thời gian làm giống thì nhiệt độ phải đảm bảo từ 8 – 10 độ hoặc sau khi nở xong thì mình cho lên tầm 12 độ và thứ hai là nước phải thật sạch.

Là giống cá ngoại nên nguồn thức ăn của cá hồi cũng được nhập từ nước ngoài. Loại thức ăn, số lượng và thời gian cho ăn cũng được phân chia rõ theo từng giai đoạn phát triển của cá. Để đảm bảo chất lượng đầu ra, hiện nay các trang trại ở Sa Pa cũng đã bắt đầu áp dụng quy trình sản xuất VietGap.

Để có một trang trại như thế này số tiền đầu tư cũng lên đến hàng tỷ đồng thế nhưng nhu cầu của thị trường thì ngày càng tăng cao. Hai trại cá hồi của anh Cường năm ngoái xuất khoảng 60 tấn còn kỳ vọng của năm nay lên tới 100 tấn mỗi năm.

Không những cần điều kiện tự nhiên thuận lợi mà những người nuôi cá hồi ở đây cũng đã mất rất nhiều công sức để có thể chăm sóc loài cá rất khó tính này. Và trong những năm gần đây, cá hồi đã trở thành một trong những đặc sản được nhiều người yêu thích khi đến với Sa Pa. Và có thể thấy rằng đây là một hướng đi kinh tế hiệu quả cho mảnh đất này.

Cá Hồi Rang Muối Đặc Sản Sa Pa

Cá hồi là một loài bơi ngược sông để sinh sản, chúng sinh ra ở vùng nước ngọt sau đó lại di cư về biển.

Cá hồi là một loài có cơ khỏe, thịt rắn chắc, giầu chất sắt, lipit,protein, rất tốt cho cơ thể được chế biến thành nhiều món ăn.

trong đó món cá hồi rang muối là một món ngon, ròn và hấp dẫn, lạ miệng, sang trọng.

món cá hồi rang muối dễ làm, gia vị dễ kiếm.

Nguyên liệu gồm:

Cá hồi 1kg

Sả 3 tép

Thì là 3 nhánh

Gừng 1 nhánh nhỏ

Húng chó 15 cọng

Ớt chỉ thiên 1 trái

Trứng gà 1 quả

Gạo nếp, gạo tẻ.

Bột năng, bột chiên

Muối, đường, tiêu, bột nêm, bột ngọt, cali, nước mắm, dầu điều.

Các bước chế biến:

+ Sơ chế thực phẩm

– Cá hồi lọc bỏ sương, thái miếng vừa ăn

-Ớt thái lát

-Sả thái chỉ

-Gừng thái lát

+ chế biến thực phẩm

– với bột muối cho món cá rang cách làm như sau:

cho muối vào rang nhưng không để vàng, với gạo cũng làm tương tự.

cho hỗn hợp muối và gạo vào xay nhưng không xay nhỏ.

với hỗn hợp muối rang, ta có thể làm một lần cho nhưng món ăn tiếp sau đó.

cách bảo quản như sau: ta cho vào hộp nhựa, đóng kín nắp.

+ Cách chế biến cá như sau:

– Cá hồi đã thái miếng cho vào tô chộn đều với các gia vị bột ngọt, nước mắm, hạt nêm, tiêu, kali, đường, dầu điều

vừa đủ ướp khoảng 20 phút.

– sau đó ta đập trứng gà, pha một chút bột năng với nước chộn đều với cá đã tẩm ướp.

– Lấy từng miếng cá hồi thấm đều với bột chiên

– Đưa chảo lên bếp cho dầu ăn đun sủi cho cá vào vặn nhỏ lửa, tới khi miếng cá vàng đều ta cho sả, ớt, gừng, rau húng chó vào chiên cùng.

– vớt cá cùng các loại gia giảm để roc khô dầu ăn ta tẩm đều bột muối đã làm ở bước trên. Bầy ra đĩa trang chí kèm dưa chuột, cà rốt, rau thì là.

Vậy là chúng ta đà hoàn thành song món cá hồi rang muối, thơm, ngon, bổ dưỡng cho ngày cuối tuần bên mâm cơm gia đình.

Cá Hồi Sa Pa Giảm Giá Sâu, Chỉ Còn 110.000 Đồng/Kg

Từ 500.000 đồng/kg, thời gian gần đây giá cá hồi Sa Pa giảm mạnh, thậm chí có loại còn 110.000 đồng/kg.

Gần một tháng nay, các tiểu thương kinh doanh hải sản liên tục phải điều chỉnh mức giá bán cá hồi Sa Pa. Hiện, giá loại hải sản cao cấp này phổ biến ở mức 140.000-250.000 đồng/kg, giảm khoảng 30-40% so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái.

“Giá cá hồi giảm sâu chưa từng có”

“Thông thường, giá cá hồi Sa Pa tôi bán dao động 300.000-400.000 đồng/kg nhưng từ giữa tháng 12 đến nay giá cá hồi giảm còn khoảng 160.000 đồng/kg loại 0,8-1 kg”, anh Thông, một người chuyên kinh doanh hải sản trên mạng cho biết.

Theo anh, so với hồi đầu năm 2019, giá cá hồi hiện tiếp tục giảm 40.000-80.000 đồng/kg. Cuối năm thời tiết rét đậm, du lịch khó khăn, cá đến lứa xuất bán mà lượng tiêu thụ ít nên người nuôi cần đẩy đi nhanh. “Bởi, đặc tính của cá hồi đến kỳ sinh sản xong sẽ chết. Vì vậy việc nuôi duy trì lâu ngày, cá chết sẽ không bán được”, anh lý giải thêm.

Anh cho biết cá vận chuyển từ Sa Pa về nên sẽ phải cắt tiết nếu không cá sẽ bị tanh và không dùng ăn sống được. “Ngoài ra, có một số nơi cũng giảm giá cá hồi yếu, cá ngất so với hàng tươi sống để nhanh đẩy hàng”, chủ buôn này cho biết thêm.

Tương tự, chị Hoa (Hà Đông, Hà Nội) cũng đang rao bán cá hồi ngất Sa Pa trên chợ mạng với mức giá chỉ 125.000 đồng/kg. Chị đánh giá đây là mức giảm sâu nhất của cá hồi Sa Pa từ trước đến nay.

“Kinh doanh hải sản nhiều năm nhưng tôi chưa bao giờ thấy cá hồi Sa Pa xuống giá như vậy. Vì giá giảm mạnh nên khách liên hệ đặt hàng tăng nhiều so với trước”, chị cho biết.

Theo chị, mỗi con cá hồi chỉ nặng 1-1,6 kg nên tùy theo gia đình đông hay ít người mà lấy cân nặng phù hợp. “Vì là cá còn thoi thóp nên vẫn tươi rói”, chị nói. Ngoài loại cá ngất, cửa hàng online của chị còn có loại cá hồi tươi, sống loại một giá 180.000 đồng/kg.

Chị Hằng (Ba Đình, Hà Nội) khá bất ngờ với mức giá của cá hồi Sa Pa đang rao bán trên chợ mạng những ngày gần đây. “Thấy người bán nói cá hồi đang giảm giá sâu nên tôi đặt mua về cho gia đình ăn chứ bình thường giá cá khá đắt”, chị nói.

Số lượng cung gấp đôi cầu

Một số người chuyên kinh doanh hải sản cho biết đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giá cá hồi giảm sâu và đến giữa năm nhích lên một chút, nhưng cuối năm lại tiếp tục giảm khiến người nuôi gặp khó.

Theo tìm hiểu, hiện mức giá thu mua cá hồi tươi sống trọng lượng khoảng 2 kg/con có giá khoảng 140.000-180.000 đồng/kg. Những loại có trọng lượng nhỏ hơn có giá khoảng 110.000-120.000 đồng/kg.

Trao đổi với Zing, anh Nguyễn Anh Tuấn, chủ Hợp tác xã cá nước lạnh Dền Thàng ở thị xã Sa Pa xác nhận hiện giá bán cá hồi xuống thấp, cá hồi loại 1,7 kg trở lên giá xuất bán là 140.000 đồng/kg.

“Loại cá size từ 1,2-1,5 giá nhập tại cửa hàng là 130.000 đồng/kg. Còn loại cá dưới 1,2 kg thì tuỳ đại lý sẽ ép giá người dân thu mua dao động 110.000-120.000 đồng/kg”, anh cho biết thêm.

Theo anh Tuấn, nguyên nhân mức giá cá hồi giảm sâu là bởi hiện nay số lượng các hộ dân nuôi theo mô hình tự phát không theo quy chuẩn chất lượng ở Sa Pa rất lớn dẫn đến số lượng cung gấp đôi cầu, kéo theo giá cá bắt buộc phải giảm mạnh thì mới có thể xuất bán được.

“Người dân nuôi theo kiểu tự phát, kiến thức kinh doanh còn hạn chế, bán bừa bãi kiểu giá nào cũng bán đã tạo cơ hội để các lái buôn và nhà hàng ép giá dẫn đến giá cá đồng loạt đi xuống trầm trọng”, anh lý giải.

“Giá cá hồi thu mua xuống thấp, đầu ra hạn chế khiến một số người nuôi cá tầm quy mô lớn thua lỗ, chán nản phải bán trại để tránh rủi ro và giải phóng vốn lưu đọng”, anh Tuấn cho biết thêm.

Ngoài cá hồi Sa Pa, hiện cá hồi nhập khẩu cũng đang có mức giá giảm nhẹ. Cá hồi Australia, Chile loại nguyên con dao động 230.000-280.000 đồng/kg; cá hồi nhập khẩu từ Na Uy dao động 250.000-500.000 đồng/kg…

Nhu Cầu Tiêu Thụ Cá Hồi, Cá Tầm Sa Pa Tăng Đột Biến

Mùa du lịch hè năm nay, Sa Pa (Lào Cai) lâm vào tình trạng khan hiếm đặc sản cá hồi, cá tầm. Lượng khách du lịch tăng cao đột biến, nguồn cung cấp lại không đủ… khiến giá loại đặc sản này tăng cao, từ 100-120 nghìn đồng/kg.

Nếu so với mùa hè năm trước, giá cá hồi tăng từ 100-120 nghìn đồng/kg và rất khan hàng, không có cá to. Theo ông Nguyễn Tiến Thành,Trưởng phòng kinh tế Sa Pa, đó là do cung không đủ cầu. Kể từ khi khánh thành tuyến đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai (tháng 9-2014), lượng khách du lịch đến Sa Pa tăng cao đột biến, nhất là vào mùa du lịch hè 2015. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai, lượng khách đến Sa Pa trong sáu tháng đầu năm nay đạt khoảng 1,2 triệu lượt người, tăng hơn 20% so với cùng kỳ.

Đa số du khách đến Sa Pa, ngoài nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số bản địa thì đều muốn thưởng thức đặc sản cá hồi, cá tầm được nuôi tại Sa Pa, có hương vị đặc biệt hơn so với cá hồi, cá tầm nuôi ở nơi khác trong nước như: Sơn La, Lai Châu, Tam Đảo, Lâm Đồng… Do nhu cầu tiêu thụ cá tăng cao đột biến nên các cơ sở nuôi cá hồi, cá tầm tại Sa Pa không đáp ứng đủ sản lượng, dẫn đến khan hiếm nguồn hàng, giá cả tăng cao.

Với thông tin này, chúng tôi tới tìm hiểu cơ sở nuôi cá hồi của ông Nguyễn Văn Thịnh, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa. Đây là một trong những cơ sở lớn, hằng năm cung cấp ra thị trường khoảng 30-40 tấn cá hồi thương phẩm. Tại đây, có bảy ao nuôi, với tổng thể tích khoảng trên ba nghìn mét khối, có nguồn nước suối mát lạnh, từ trên khe núi đổ xuống. Tính trung bình, mỗi năm, ông Thịnh thả khoảng 40 nghìn con cá hồi, trừ chi phí cám nhập khẩu, công lao động và các chi phí khác còn thu lãi ròng hàng tỷ đồng. Ông Thịnh cho biết: Năm nay, giá cá hồi tăng cao, bán tại bờ ao là 320-350 nghìn đồng/kg, tăng từ 80-100 nghìn đồng/kg.

“Năm trước, chúng tôi chỉ bán được giá 200-230 nghìn đồng/kg, với loại cá có trọng lượng từ 1,2 kg/con trở lên; còn năm nay cá loại nhỏ 0,8 kg/con các chủ nhà hàng cũng mua hết. Năm nay không lo cá ế, bị ép giá mà lo không có cá để bán”, ông Thịnh phấn khởi.

Do các chủ nhà hàng “săn lùng” cá hồi loại to với giá rất cao, ông Thịnh đã dành riêng hai ao, với sản lượng khoảng 1,5 tấn cá để nuôi đạt trọng lượng tiêu chuẩn, xuất bán vào dịp nghỉ lễ 2-9.

Người dân nuôi cá kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Hiện nay, các nhà hàng chế biến cá hồi, cá tầm ở thị trấn Sa Pa và thành phố Lào Cai đều rơi vào tình trạng khan hiếm nguồn cung cấp cá hồi loại tiêu chuẩn (từ 1,2- 1,8 kg/con). Chỉ riêng có hệ thống nhà hàng Hồng Long là bảo đảm nguồn cá tiêu chuẩn, do có nguồn cung cá tin cậy từ xã Bản Khoang, huyện Sa Pa.

Dự báo khi cáp treo Phan Xi Păng ở Sa Pa hoàn thành, đi vào hoạt động (khoảng cuối năm 2015), lượng khách du lịch đến đây sẽ còn tăng cao, nhu cầu tiêu thụ đặc sản cá hồi, cá tầm bản địa sẽ rất lớn. Người nuôi cá nước lạnh ở Sa Pa đang đứng trước cơ hội nâng cao thu nhập, hiệu quả kinh tế từ nghề này.

Ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng phòng kinh tế huyện Sa Pa cho biết: Sa Pa hiện có 21 cơ sở nuôi cá hồi, cá tầm; với tổng thể tích nuôi khoảng 37 nghìn mét khối nước; tổng sản lượng năm 2014 là khoảng 230 tấn cá thương phẩm. Trong đó, khoảng 70% lượng cá tiêu thụ tại Sa Pa (các khách sạn, nhà hàng, quán ăn), 20% cung cấp cho thành phố Lào Cai, còn lại 10% cung cấp cho thị trường Hà Nội và một số nơi khác.

Đứng trước cơ hội lớn, giá cá tăng cao, tiêu thụ thuận lợi, Sa Pa tập trung tạo nguồn cung cấp giống tốt, bảo đảm thức ăn tiêu chuẩn để khai thác, sử dụng nguồn nước lạnh hợp lý, tập trung thâm canh nuôi cá hồi, cá tầm bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng cao, xây dựng thương hiệu “cá hồi Sa Pa”, nhằm nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế cho người nuôi cá nước lạnh, đạt mục tiêu thu về từ 50-70 tỷ đồng trong năm 2015.