Top 5 # Xem Nhiều Nhất Cây Vang Gai Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Cây Nổ Gai (Cây Đinh Vàng)

Cây Nổ Gai (Cây Đinh Vàng)- Hổ trợ Chữa Thoái hóa, Gai đốt sống , thoát vị đĩa đệm & đau thần kinh tọa.

Nhà thuốc nam Bác Nguyễn Thư:  http://rongkinh.vn/

Doanh nhân tiêu biểu tỉnh Phú Yên.

Phòng mạch II: 18/68 Trần Phú – phường 2 – TP. Tuy Hoà – tỉnh Phú Yên (Cách bến xe liên tỉnh Phú Yên 200 m về phía Đông)

Tel: 0573.836348- 0914.784474(Bác Thư).

Email:rongkinh.vn@gmail.com

Quí vị lưu ý: Cây nổ gai- Do hoạt tính có độc nhẹ, nên xem như là một vị thuốc được gia giảm trong phương thang chữa thoái hóa, gai, thoát vị đĩa đệm & đau thần kinh tọa,…(chữa bệnh về cột sống).

(Cây nổ gai chụp tại vùng núi ven biển tỉnh Phú Yên)

(Cây nổ gai băm lát đã phơi khô, có màu vàng rơm)

Chú ý: Cây nổ gai già phơi khô – có màu vàng rơm(Đạt), Cây nổ gai non phơi khô – có Màu trắng ngà(Loại Xấu) .

CÂY NỔ GAI(CÂY ĐỊNH VÀNG)

Cây nổ gai hay còn gọi là cây đinh vàng, bỏng nổ, co cáng, cơm nguội, quả nổ trắng, có tên khoa học là Flueggea virosa. Đây là loài cây thuộc họ thầu dầu, có nguồn gốc từ châu Mỹ.

Đặc điểm của cây nổ gai

Cây nổ gai là loài cây thân bụi. Nó có các đặc điểm cụ thể như sau:

Thân tròn, màu nâu đậm, có nhiều cành, có chiều cao từ 2 – 3m.

Mỗi cành gồm nhiều nhánh nhỏ.

Lá hình bầu dục, mỏng, mọc ra từ cành non.

Hoa cây nổ gai thường ra vào tháng 6 – tháng 8, mọc đơn lẻ (hoa cái) hoặc mọc thành từng chùm (hoa đực).

Quả thường ra vào tháng 9 – tháng 11, có hình tròn, màu trắng đục, hơi lõm ở phần cuống.

Hạt cây nổ có màu nâu đỏ, có 3 cạnh.

Phân bố của cây nổ gai

Cây nổ gai phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan. Tại Việt Nam, cây bỏng nổ mọc ở các bìa rừng trên khắp các tỉnh thành cả nước.

Bộ phận dùng, thu hái và sơ chế cây nổ gai

Cây nổ gai chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nên có nhiều công dụng chữa bệnh. Để sử dụng loài cây này hiệu quả, hợp lý, bạn nên tìm hiểu qua về bộ phận dùng, cách thu hái và sơ chế.

Bộ phận dùng: Tất cả các bộ phận của cây nổ gai đều được sử dụng để làm thuốc.

Thu hái: Phần rễ của cây bỏng nổ được thu hoạch vào mùa thu, còn các bộ phận còn lại được thu hoạch quanh năm.

Sơ chế: Sau khi đào cây về thì mang đi chặt lấy rễ, cành, lá và tách phần vỏ thân. Sau đó, mang đi rửa sạch các bộ phận trên, thái nhỏ, phơi khô để dùng.

Tính vị cây nổ gai

Theo Đông y, cây bỏng nổ có vị chát. Tuy nhiên, loài cây này cũng có nhiều độc tính do chứa nhiều chất securinin và alcaloid (chủ yếu ở phần thân và rễ).

Liều lượng sử dụng cây nổ gai

Cây nổ gai có thể sử dụng dưới dạng đắp ngoài da hoặc dạng thuốc sắc. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học, mỗi ngày chỉ nên uống tối đa 2 lần hoặc sử dụng liều thấp. Nếu dùng để đắp ngoài da thì tùy thuộc vào vị trí, vùng da cần điều trị.

Tác dụng của cây nổ gai

Nhờ sự kết hợp của các thành phần trên mà cây nổ gai chứa rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, cụ thể:

Tác dụng của cây nổ gai theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, cây nổ gai có các tác dụng như:

Giúp kháng viêm, chữa ghẻ lở, diệt trùng.

Trị mụn bọc.

Hỗ trợ điều trị các vết loét ngoài da.

Hỗ trợ điều trị bệnh lậu, khát nước, chóng mặt, cảm sốt.

Tác dụng của cây nổ gai theo dược lý hiện đại

Cây nổ gai thường được sử dụng trong y học hiện đại để hỗ trợ điều trị các bệnh sau:

Hỗ trợ điều trị sốt rét: Lá cây nổ gai giúp ức chế sự sản sinh ký sinh trùng Plasmodium falciparum, từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh sốt rét hiệu quả.

Chống nấm Candida albicans và Trichy Tum mentagrophytes: Chiết xuất methanol trong cây nổ gai có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của nấm Candida albicans và Trichy Tum mentagrophytes. Do đó, nó giúp hỗ trợ điều trị 2 loại nấm này rất hiệu quả.

Kháng viêm, kháng khuẩn, chống lại các gốc tự do: Chiết xuất Ethanol và Chloroform trong cây nổ gai được xem là 1 loại kháng sinh phổ biến, giúp hỗ trợ điều trị 1 số bệnh ngoài da như ghẻ lở.

Ngoài ra, nổ gai còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, đau bụng kinh, viêm tai giữa, giun, sán.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây nổ gai

Mặc dù cây nổ gai chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng biết cách chữa bệnh bằng loài cây này hiệu quả. Chính vì vậy, nội dung sau sẽ giải thích chi tiết nhất các bài thuốc chữa bệnh an toàn, hiệu quả nhất cho bạn đọc.

Cây nổ gai hỗ trợ điều trị sốt rét

Theo các nghiên cứu khoa học, lá cây nổ gai có tác dụng ức chế ký sinh trùng Plasmodium falciparum, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh sốt rét hiệu quả, nhanh chóng.

Nguyên liệu: 12g cây nổ gai.

Thực hiện: 

Rửa sạch cây nổ gai, đem sắc với 600ml nước.

Đợi đến khi còn 300ml thì tắt bếp.

Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc, chia làm 3 lần.

Cây nổ gai hỗ trợ điều trị mụn bọc, mụn mủ, viêm da

Cây nổ gai chứa chất kháng khuẩn, chống viêm cao, do đó, dùng vị thảo dược này sẽ chữa được một số bệnh ngoài da như mụn mủ, viêm da, mụn bọc.

Nguyên liệu: 100g lá cây nổ gai.

Thực hiện:

Rửa sạch, giã nát lá nổ gai, đắp lên vùng da bị viêm, mụn.

Mỗi ngày áp dụng 2 lần, cho đến khi tình trạng bệnh đỡ hẳn thì ngừng.

Cây nổ gai hỗ trợ điều trị gai cột sống

Nguyên liệu: 15g thân cây nổ gai.

Thực hiện: 

Thân cây nổ gai mang đi rửa sạch, thái mỏng, sao vàng, hạ thổ.

Cho 1l nước vào nồi cùng cây nổ gai và sắc uống, sau khoảng 10 phút thì tắt bếp.

Chia thang thuốc thành 2 – 3 lần uống trong ngày.

Những lưu ý khi dùng cây nổ gai

Cây nổ gai dù chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi nhưng lại chứa độc tính cao. Do đó, không phải sử dụng loài cây này theo cách nào cũng được. Vì vậy, khi dùng cây nổ gai, bạn nên lưu ý những vấn đề sau.

Không lạm dụng để dùng: Hoạt chất Securinin, Alcaloid trong cây nổ gai có thể gây ngộ độc. Chính vì vậy, bạn không nên lạm dụng cây nổ gai và nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Trong quá trình dùng cây nổ gai chữa bệnh, người bệnh nên khám định kỳ để nắm rõ về tình hình sức khỏe cũng như đánh giá được hiệu quả của bài thuốc.

Những người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của cây nổ gai thì không nên dùng loại cây này.

Trong quá trình sử dụng, nếu thấy bị nôn, mửa, phát ban, phù mạch thì nên ngừng dùng ngay và đến cơ sở y tế gần nhất để khám và theo dõi.

Bác Thư

………………………………………………………..

Liên hệ đặt hàng tại: LIÊN HỆ và giao hàng nhanh tận nơi 24/24h tất cả các ngày trong tuần.

Tel:   0914 784474(Bác Thư- Phú Yên)

Email:rongkinh.vn@gmail.com

– Website: http://rongkinh.vn/

Add :18/68 , Trần Phú , P.2, chúng tôi Hòa ,Phú Yên. 

+ Tại TP. Nha Trang, TP. Qui Nhơn, chúng tôi TP.PLEIKU, TP. Đà Lạt, TP. Đà Nẵng. Thuốc sẽ được gửi qua hệ thống xe khách Thuận Thảo(nhận tại phòng vé Thuận Thảo tại bến xe liên tỉnh thành phố đó).

+ Khách ở các tỉnh khác: Phải thanh toán trước khi giao hàng, hai ngày sau là nhận được thuốc.

Đặt hàng: Quí vị điền đầy đầy đủ tại  THÔNG TIN LIÊN HỆ hoặc liên lạc trực tiếp Bác Thư(0914784474).

QUI TRÌNH SHIP THUỐC TRÊN TOÀN QUỐC

Cảm ơn quí vị đã lựa chọn & tin tưởng tại nhà thuốc http://rongkinh.vn/ của chúng tôi!

*Chúng tôi cam kết tất cả các Dược liệu trên Website: http://rongkinh.vn/  là đúng chủng loại không nhầm lẫn pha trộn và luôn là loại tốt.

+ Chúng tôi cam kết nhận lại hàng nếu không đúng chất lượng như cam kết.

…………………………………………………………….

 Cấu tạo của cột sống

Cột sống là trung tâm của hệ xương, làm cột trụ, quyết định sự sống và sự vận động, của mọi động vật có xương sống. Cột sống và tên gọi :

Theo chiều ngang – Cột sống do 33 đốt sống hợp thành, chia ra :

– 7 đốt sống cổ : C1 đến C7 (ký hiệu C: Cervicalis )

– 12 đốt sống lưng D1 – D12 (ký hiệu D : Dozsalis )

– 5 đốt sống thắt lưng :L1 – L5 (ký hiệu L :Lombalis )

– 5 đốt sống cùng S1 – S5 (ký hiệu S : Sacrilis )

– 4 đốt sống cụt : Cụt đuôi Coccyx .. Các đốt xương cùng dung hợp lại thành một liên tảng lớn, các đốt xương cụt cũng dung hợp lại thành một liên tảng nhỏ. Giữa các đốt sống đều có đĩa đệm.

Trong CS có tủy sống, các rễ thần kinh từ tủy ra (chi phối hoạt động chi trên, dưới) và động mạch thân nền.

I/ Phát đồ chữa Thoái hóa & Gai cột sống gồm 2 giai đoạn cơ bản.

Chú ý: Cột sống chia làm 3 phần- Đốt sống cổ(C); đốt sống Ngực & đốt sống Lưng(D); đốt sống Thắt lưng & đốt sống cùng(L,S). Nên khi chữa trị gia giảm thuốc cũng khác nhau. 1- Giai đoạn 1: Dùng thuốc nam dùng uống trong nhằm- để đả thông kinh lạc, hoạt huyết, khử ứ, trừ đàm thấp ứ trệ, tiêu viêm, chấm dứt sự tê đau. Liệu trình từ 5-10 thang(tùy thuộc bệnh gấp hay hưỡn). Mục đích 2 giai đoạn trên: Bảo tồn và Phục hồi khoáng chất vi lượng cho hệ thống xương khớp.

Như vậy mọi người thực hiện đúng 2 giai đoạn trên, thì xem như Hoàn thành phát đồ chữa trị.

“CỬU PHỤC THANG”: CHỮA THOÁI HÓA CỘT SỐNG, THÔNG KINH HOẠT LẠC.

II/ Phát đồ Thoát vị đĩa đệm gồm 3 bước cơ bản.

Chú ý: Cột sống chia làm 3 phần- Đốt sống cổ(C), đốt sống Ngực & đốt sống Lưng(D), đốt sống thắt Lưng & đốt sống Cùng(L,S). Nên khi chữa trị gia giảm thuốc cũng khác nhau.

1- Giai đoạn 1 & 2:

+ Kéo dãn & định vị đốt sống bị thoát vị bằng vật lý trị liệu(nên thực hiện tại nơi mình sinh sống, Tốt nhất nên đến các trung tâm VLTL uy tín).

+ Kết hợp dùng thuốc nam để đả thông kinh lạc, hoạt huyết, khử ứ, trừ đàm thấp ứ trệ, tiêu viêm, chấm dứt sự tê đau.

Liệu trình từ 5-10 thang(dùng từ 5-10 ngày tùy thuộc ).

2-Giai đoạn 3:Bổ sung các Khoáng chất, vị lượng ,,, có nguồn gốc từ Động vật như: Cao Mèo, cao rắn, cao ngựa, cao trăn, …

Liệu trình: Dùng 1kg Cao Mèo, có thể ăn trực tiếp hoặc ngâm với Rượu nhất dùng dần theo chỉ định. Bệnh nhân tự mua tại nơi mình sinh sống cho chắn ăn(Hoặc mua qua nhà thuốc http://rongkinh.vn/cao-meo-tri-benh/).

Mục đích 3 giai đoạn trên: Bảo tồn và Phục hồi khoáng chất vi lượng cho hệ thống xương khớp.

Như vậy mọi người thực hiện đúng 3 giai đoạn trên, thì xem như Hoàn thành phát đồ chữa trị.

“CỬU PHỤC THANG”: CHỮA THOÁI HÓA CỘT SỐNG, THÔNG KINH HOẠT LẠC.

“CỬU PHỤC THANG”: CHỮA THOÁI HÓA CỘT SỐNG, THÔNG KINH HOẠT LẠC.

…………………………………………………………………………………………..

Khách hàng thường xuyên mua Cây nổ gai.

– Anh: Nguyễn Văn Thơm

ĐT: 0918.717198

Đ/C: Ở Quận Thủ Đức- TP.HCM

Số lượng: Mỗi lần đặt hàng 15 kg khô.

Giao hàng: Tại Phòng vé Thuận Thảo- Bến xe Miền Đông(196 QL 13, đối diện cổng sau Bến xe Miền Đông- ĐT:08.35112845)

– Anh: Trần Công Hoáng

Đ/C: Đường số 10, Khu Tái định cư Tân Hương, Xã Tân Hương, Châu Thành , Tiền Giang.

ĐT: 0963.069549

– Chị: Thái Thị kim Tuyến

Đ/C: Đường Trần Cao Vân-TP.Đà Nẵng

ĐT: 0935.554611

Số lượng: Mỗi lần lấy 20 kg khô

Giao hàng: Tại Phòng vé Thuận Thảo- Bến xe liên tỉnh TP.Đà Nẵng.

-Đỗ Văn Sự

Đ/c: 114-A11 Trần Tử Bình, Nghĩa Tân, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội.

Tel: 0969.833156

Lấy hàng nhiều đợt, mỗi đợt 1-2 kg.

Vu Tran

Đ/c: 9542 ALWOOD AVE#E; GARDEN GROVE; CA 92841, USA.

*Đinh Hoàng Thạch -Đồng nai

Tel: 0357.652669

– Đang Cập nhật,…..

Cây Bông Vang , Cây Bông Vang Chữa Bệnh Gì

Cây bông vang loài loại cây thuộc họ Cẩm Quỳ có các đặc điểm bên ngoài khá giống với cây sâm bố chính, Cây bông vang là loại cây có giá trị trong ẩm thực và trong y học . Trong bài viết này sẽ mô tả đặc điểm chi tiết về ” Bông Vang” và giúp phân biệt với sâm bố chính.

Nguồn gốc ,tên gọi và xuất xứ, công dụng.

cây vông vang chữa bệnh gì

Tên gọi: bông vang, vông vang, bụp vàng, hoàng quỳ.

Xuất xứ: được các nhà khoa học mô tả đầu tiên năm 1787 . Là loại cây đặc trưng và mọc nhiều ở Ấn Độ.

Nguồn gốc: họ Malvaceae , chi Abelmoschus , lớp bông vang.

Công dụng: lá , rể, hoa có thể dùng chiếc xuất tinh dầu giống xạ hương, làm hương liệu cho xà phòng.

Phân bố cây bông vang ở Việt Nam:

-Cây có vùng phân bố rộng khắp cả nước, mọc hoang ở các vùng núi đồi thấp, các vùng đất ven sông ít ngập nước. Cây cũng được trồng ở một số vùng miền trên các nương rẫy dùng để chế biến thức ăn.

Chi tiết các bộ phận cây bông vang.

Là cây sống hàng năm, có khả năm tái tạo thân lá khi bị chặt, các bộ phận trừ rễ và hạt đều có lông tơ rát. Cây có chất nhày đăc trưng.

Thân: Cao khoản 2m , có màu xanh , đường kín thân khoản 3-6mm. Thân chia ra thành nhánh. và nhánh mọc so le

Lá: có hình trái tim ,chóp ở cuối đuôi lá. Lá có hình sao

Hoa có năm cánh, hoa có màu vàng có nét giống hoa cà bắp (đậu bắp).Hoa nở và tàn trong ngày.

Trái hình dạng tương tự quả khế, dài khoản 3-4cm, đường kín khoản 1-2cm .Trong mỗi quả có khoản 20-50 hạt. Sao khi thụ phấn khoàn 3-4 tuần trái sẽ khô và cho thu hoạch hạt

Hạt có màu đen xám, hình thoi, dài 1mm và ngang 1.5mm. Hạt cây bông vang sẽ nảy mần sao 4-7 ngày gieo trồng.

Rễ là bộ phận được xem là tinh túy của cây. Vì nơi này tập trung các chất nhờn của cây . Rễ khá giống với rễ sâm bố chính nhưng thường to hơn và chắc hơn.

Thành phần hóa học của bông vang

-Chất nhầy có mùi xạ hương đặc trưng. Dùng làm hương liệu và làm xà phòng.

-Hoa bông vang chứa nhiều chất flavonoid, myricetin và canabistrin.

-Hạt chứa tinh dầu có màu vàng: thành phần chính là terpen, ancol ether, acid ( linoleic 18,9% và palmitic 4,20%

cây vông vang chữa bệnh gì

Vị thuốc của bông vang trong đông y

-Tính vị và tác dụng

Vị hơi ngọt, mát, thanh nhiệt lợi thấp , tiêu độc bài nung,

Lá nhiều nhớt , vị nhạt, giúp thanh nhiệt , lợi tiểu, hoạt thai, nhuận trường , giải độc.

Hạt giúp hạ sốt, lợi tiểu, chống kích thích

Ứng dụng lâm sàng

-Chữa đái đục: dùng củ bông vang 1 năm tuổi , giã nát đun với nước sao đó sắt lấy 1/3 mang phơi sương 1 đêm và uống lúc đói

-Tiểu không thông, bụng trướng : dùng 20g bông vang sắc thành ba than uống liền

-Chữa có thai lậu nhiệt, đái gắt : dùng bông vang, hoạt hoạch, mộc thông liều lượng bằng nhau. Cán nhiễn thành bột .mỗi lần dùng 8-12g với nước hành sắc uống.

cây vông vang nấu canh chua

Phân biệt cây bông vang và cây sâm bố chính

-Hình dạng sinh học giữa 2 loại cây này khá giống nhau .Có thể xem là 2 loài anh em chỉ khác vài chi tiết . Còn trong Đông Y thì Bông Vang có giá trị chữa bệnh kém hơn sâm bố chính ,Và ít phổ biến hơn sâm bố chính. Mặc dù 2 loại cây này có giá trị tương đương nhau và trị rất nhiều bệnh.

Hình ảnh

-Liên hệ mua sâm bố chính đồng tháp , hạt giống sâm bố chính tp hcm , Dr Duy 0966 595 401

Vông Vang Là Cây Gì, Có Tác Dụng Gì?

Cây vông vang hay còn gọi là cây bông vang, bụp vang, bông vàng, hoàng quỳ,… có tác dụng lợi thấp, thanh nhiệt, tiêu thũng, bạt độc, bài nung, chỉ thống, hoạt thai,… Cây vông vang được dùng ngoài da để trị vết rắn cắn, mụn nhọt, sưng đau khớp,… hoặc dùng đường uống để trị táo bón và tiểu tiện kém. Chi tiết tham khảo bên dưới. Vông vang là cây gì? Tên gọi khác: Bông vang, Bụp…

Cây vông vang hay còn gọi là cây bông vang, bụp vang, bông vàng, hoàng quỳ,… có tác dụng lợi thấp, thanh nhiệt, tiêu thũng, bạt độc, bài nung, chỉ thống, hoạt thai,… Cây vông vang được dùng ngoài da để trị vết rắn cắn, mụn nhọt, sưng đau khớp,… hoặc dùng đường uống để trị táo bón và tiểu tiện kém. Chi tiết tham khảo bên dưới.

Vông vang là cây gì?

Tên gọi khác: Bông vang, Bụp vang, Bông vàng, Hoàng quỳ

Tên khoa học: Abelmoschus moschatus

Họ: Cẩm quỳ (danh pháp khoa học: Malvaceae)

Lá, hoa và rễ của cây được thu hái làm thuốc. Hạt của cây cũng có khi được dùng nhưng ít phổ biến hơn.

Thu hái cây vông vang quanh năm. Lá và rễ có thể dùng tươi hoặc phơi khô để dùng dần. Nếu dùng hoa, nên hái vào mùa hè, hạt thu hái vào mùa thu, có thể dùng tươi hoặc phơi khô tùy vào mục đích sử dụng.

Đặc điểm nhận dạng cây vông vang

Vông vang là cây sống hằng năm, có thể sống được 2 năm. Thân có lông ráp, chiều cao trung bình từ 1 – 2m. Lá có cuống dài, mép lá có răng cưa, mặt ngoài lông, gân lá hình chân vịt, mọc so le.

Hoa của cây vông vang thường mọc ở nách lá, có đường kính lớn, màu vàng, phần giữa có màu nâu tím nhẹ. Quả dài 4 – 5 cm, hình bầu dục, bên ngoài có lông cứng bao phủ. Hạt màu nâu, nhỏ và hình thận.

Thành phần hóa học trong cây vông vang

Cây vông vang có chứa chất dầu màu vàng và các thành phần hóa học sau:

Cây vông vang có tác dụng gì?

Tính vị: Vị hơi ngọt, tính mát. Lá nhớt, vị nhạt và tính mát.

Qui kinh: Chưa có nghiên cứu.

Theo y học hiện đại:

Tác dụng hạ sốt, lợi tiểu, chống co thắt, nhuận tràng, sát trùng.

Theo Đông y:

Tác dụng lợi thấp, thanh nhiệt, tiêu thũng, bạt độc, bài nung, chỉ thống, hoạt thai.

Chủ trị:

Trị nhức mỏi xương khớp, sỏi niệu, mụn nhọt, đau do khớp viêm sưng nóng, viêm loét dạ dày tá tràng và co quắp cơ.

Lá được dùng để trị thủy thũng, đau móng, táo bón, gãy xương và trị ung sang thũng độc.

Hoa được dùng để chữa bỏng. Hạt dùng để kích thích thận và ruột, trị đái dầm, rắn cắn và đau đầu.

Tại Trung Quốc, nhân dân còn dùng cây vông vang để trị sỏi niệu đạo, lỵ amip, sản hậu tắc tuyến sữa, ho do phổi nóng, sốt cao,…

Liều lượng, cách dùng cây vông vang

Cây vông vang có thể được dùng ngoài (giã nát, đắp) hoặc sắc uống.

Liều dùng rễ: 10 – 15g/ ngày, hạt 10 – 12g/ ngày và lá 20 – 40g/ ngày.

Top 5 bài thuốc chữa bệnh từ cây vông vang

1. Bài thuốc chữa tiểu đục

Chuẩn bị: Dùng rễ vông vang 1 năm tuổi.

Thực hiện: Đem rễ giã nát, chỉ lấy 1/3 nước, sau đó phơi sương trong 1 đêm và dùng uống khi đói.

2. Bài thuốc chữa đái dắt và có thai lậu nhiệt

Chuẩn bị: Mộc thông, hạt vông vang và hoạt thạch bằng lượng nhau.

Thực hiện: Dùng các vị tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 12g uống với nước hành. Hoặc có thể dùng các vị sắc lấy nước uống.

3. Bài thuốc chữa bụng trướng và đại tiện không thông

Chuẩn bị: Hạt vông vang 20g.

Thực hiện: Sắc uống, dùng 3 thang là khỏi.

4. Bài thuốc chữa mụn nhọt

Chuẩn bị: Rễ gai và rễ vông vang bằng lượng nhau.

Thực hiện: Đem rẽ rửa sạch, để ráo và giã nát rồi đắp lên mụn nhọt.

5. Bài thuốc chữa rắn cắn

Chuẩn bị: Hạt hồng bì 20g, lá vông vang 50g và lá dây bông báo 50g.

Thực hiện: Đem giã nát các dược liệu, dùng nước cốt xoa lên vết cắn. Sau đó đem bã đắp lên vết rắn cắn. Hoặc dùng dược liệu khô, tán bột và rắc lên vết thương.

Lưu ý khi dùng cây vông vang

Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu vông vang:

Một số bài thuốc từ cây vông vang chưa được chứng minh về tác dụng và độ an toàn.

Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ không nên tùy tiện dùng bài thuốc từ dược liệu này.

Dược liệu không có độc, tuy nhiên dùng dược liệu đắp ngoài da có thể gây dị ứng với những người có làn da nhạy cảm.

Tóm lại, cây vông vang được dùng ngoài da để trị vết rắn cắn, mụn nhọt, sưng đau khớp,… hoặc dùng đường uống để trị táo bón và tiểu tiện kém. Các nghiên cứu về cây vông vang còn nhiều hạn chế. Nếu bạn muốn tìm hiểu về một số vấn đề chuyên sâu, vui lòng trao đổi với người có chuyên môn để được giải đáp cụ thể. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị thay thế cho tư vấn của bác sĩ.

Baonongsan.com: tổng hợp thông tin giá nông sản, nuôi trồng các loại rau, nông thuỷ hải sản mang giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân khắp các miền tổ quốc.

Từ khóa:

Cây Tô Mộc (Gỗ Vang) Và Nhiều Bài Thuốc Quý

Tên khác: Cây gỗ vang, cây tô phượng, mạy vang….

Tên khoa học: Caesalpinia sappan, thuộc họ Đậu: Fabaceae (4)

Tính vị: Vị ngọt, bình, không độc.

Công dụng chính: Thông khí huyết, điều trị tắc kinh, giúp da dẻ săn chắc.

Trước đây, để mỉa mai những người ăn nói thô tục, dân gian hay nói ví von để nhấn mạnh như:

” Đất sao đất đỏ như vang

Người sao người nói chói chang rứa người” ( 1).

Thật vậy, nhân vật trong bài thơ đã rất khéo léo khi mượn hình ảnh đất “đỏ như vang” để nói đến mức độ của sự việc, từ đó dẫn ý để phê phán cách nói thô tục, khó chấp nhận của người kia. Ở một bài ca dao khác, cô gái còn mỉa mai:

” Nước sông còn đỏ như vang

Nhiều nơi lịch sự hơn chàng, chàng ơi!” ( 2).

Ở đây, màu đỏ của nước sông (tức nước tốt, nhiều phù sa nên đỏ) cũng được so sánh với màu vang. Nhưng màu vang là màu gì?

Gỗ vang, một tên gọi khác của gỗ tô mộc

Chắc hẳn, trong đời sống bình dã, dân gian sẽ không quen liên tưởng màu vang với màu của rượu vang (rượu nho). Ở đây, màu vang phải là màu của loại chất liệu nào đó gần gũi với đời sống nhân dân hơn và theo từ điển Trần Văn Kiệm thì có một loại cây được dùng để làm thuốc nhuộm, tên là Vang (𣞁) (cũng như có cách so sánh là “đỏ như vang”) ( 3).

Ngày nay, cây vang nói trên còn được biết đến dưới một cái tên khác, thường được dùng trong y học là cây Tô mộc (tức gỗ cây Tô Phượng, do cây này mọc ở nước Tô Phượng – một nước nhỏ thuộc Trung Quốc trước đây).

Cây tô mộc có tên khoa học là Caesalpinia sappan, thuộc họ Đậu: Fabaceae ( 4).

Ngoài các tên kể trên, cây còn được gọi bằng các tên khác như: co vang, mạy vang, vang nhuộm (vì nước sắc của gỗ vang được dùng để nhuộm màu)…

Đặc điểm cây tô mộc

Tô mộc là cây thân gỗ nhưng thường chỉ cao khoảng 5 – 7 m, được biết đến là một loại cây dễ trồng, cho gỗ chắc và tốt. Phần gỗ của cây có lớp ngoài màu trắng (dác gỗ), lớp lõi màu vàng cam (khi chẻ nhỏ gỗ này rồi nấu lên sẽ cho ra thứ nước có màu đỏ ngầu – màu gỗ vang, có thể dùng làm thuốc nhuộm hoặc thuốc uống).

Như nhiều cây họ Đậu khác (điền thanh, so đũa), lá tô mộc cũng có hình lông chim và gồm nhiều đôi lá chét. Quả của cây có đuôi nhọn và giống như quả đậu ván trắng nhưng ngắn hơn, vỏ cứng hơn và chứa khoảng 3 – 5 hạt bên trong (hoa màu vàng, gồm 5 cánh và mọc thành chùm). Khi thu hái, cần chú ý trên thân cây tô mộc có nhiều mấu gai nhọn và cả cuống lá cũng có một ít gai nhọn (5) (6).

Công dụng và cách dùng cây tô mộc

Cách thu hái, chế biến: Sau khi chọn và chặt những cây tô mộc già, người ta tiến hành đẽo bỏ vỏ và lớp gỗ dác, chỉ dùng phần lõi có màu vàng cam (hoặc hơi đỏ) để làm thuốc (chặt ngắn rồi chẻ thành các que gỗ nhỏ) (6). Nước sắc tô mộc có các tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, giảm đau và điều trị các bệnh như:

Khí hư, bế kinh, ứ trệ, trướng đau hoặc mất máu nhiều sau khi sinh đẻ.

Choáng váng, ung thũng và bị tổn thương gây ứ trệ (do bị đánh, té ngã…).

Lỵ ra máu, chảy máu trong ruột và tiêu chảy do nhiễm trùng.

Giúp cho da dẻ săn chắc hơn (5)

Liều lượng: mỗi ngày dùng 6 – 12 g tô mộc dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Ngoài ra, vì có tính kháng khuẩn mạnh nên tô mộc còn có thể dùng để sát trùng vết thương (bằng cách sắc đặc rồi rửa ngoài da) (5) (6).

Một số bài thuốc từ cây tô mộc

Phụ nữ kinh nguyệt không đều hoặc sau khi sinh bị đau bụng từng cơn: Cây tô mộc có trong nhiều bài thuốc điều trị các bệnh phụ nữ. Đối với chứng kinh nguyệt không đều và đau bụng sau sinh, bệnh nhân có thể tham khảo bài thuốc kết hợp gồm các vị: tô mộc, sơn tra, đương quy thân (mỗi vị 10 g), hồng hoa (3 g), duyên hồ sách (6 g), ngũ linh chi (8 g), sắc trong 600 ml nước đến khi còn 200 ml nước thì dùng (chia thành ba lần uống trong ngày) (5).

Đau bụng kinh và bế kinh: Có nhiều bài thuốc điều trị đau bụng kinh và bế kinh với thành phần tô mộc. Ở đây, chúng tôi xin được giới thiệu bài thuốc gồm các vị khá dễ tìm và dễ thực hiện, bao gồm: tô mộc, nghệ đen, hồng hoa, nhục quế, nghệ vàng (mỗi vị 10 g), sắc lấy nước uống 1 thang mỗi ngày (6).

Điều trị lỵ ra máu và đại tiện ra nước không ngừng: Các bệnh về tiêu hóa tưởng chừng là quen thuộc và dễ điều trị nhưng trên thực tế, đôi khi chúng lại khó để điều trị dứt điểm và làm cơ thể suy sút trông thấy. Cụ thể, lỵ ra máu và đại tiện ra nước không dứt là những trường hợp làm hao tổn sức khỏe nghiêm trọng. Trong các trường hợp này, các bệnh nhân có thể tham khảo bài thuốc gồm hai vị là tô mộc và lá phèn đen (miền Nam gọi là cây đồng tiền, trái có đầu lún như đồng tiền, bóp ra có màu đỏ đen) (mỗi vị 20 g) rồi sắc lấy nước uống (6).

Điều trị sưng dương vật: Bài thuốc điều trị sưng dương vật từ tô mộc rất đơn giản: dùng 10 g tô mộc sắc với rượu và uống hàng ngày (6).

Hoạt chất của tô mộc qua các công trình nghiên cứu

Chống dị ứng: Theo tạp chí Phytotherapy Research, chiết xuất từ rễ và gỗ của cây tô mộc đều cho thấy khả năng chống lại phản ứng dị ứng (7).

Bảo vệ gan: Kết quả nghiên cứu trên chuột bạch tạng (bị tổn thương gan) cho thấy chiết xuất methanol từ gỗ tô mộc có tác dụng bảo vệ gan, chống lại độc tính của CCl4 và khôi phục chức năng gan (8).

Giúp giảm viêm khớp: Khả năng điều trị viêm khớp của chiết xuất từ tô mộc đã được kiểm chứng qua thí nghiệm trên chuột Wistar và đem lại các kết quả khả quan (mặc dù chiết xuất này gây độc gan nhẹ và làm giảm trọng lượng cơ thể chuột) (theo tạp chí Journal of Ethonopharmacology) (9).

Chống mụn trứng cá: Theo tạp chí Journal of wood sciences, chiêt xuất Brazilin từ cây tô mộc cho thấy hoạt động chống oxy hóa và cũng là tác nhân chống mụn trứng cá mạnh mẽ ( 10).

Đối tượng: Những người không bị các bệnh do ứ trệ thì không nên dùng. Ngoài ra, phụ nữ có thai cũng không được dùng (5).

Liều lượng: Cũng như nhiều loại thảo dược khác, tô mộc nên được dùng đúng liều lượng và cần tham khảo ý kiến bác sĩ về kiêng kị, tương tác thuốc trước khi sử dụng. Theo GS Đỗ Tất Lợi, đã có báo cáo về trường hợp chuột bạch, chuột nhắt và thỏ dùng nước sắc tô mộc có triệu chứng buồn ngủ (khi dùng ở lượng lớn thì hôn mê, thậm chí tử vong) và khi tiêm nước sắc tô mộc cho chó thì có triệu chứng nôn mửa và đi tả (5).