Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cây Cá Vàng Ý Nghĩa Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Chậu Mai Vàng Ngày Tế Và Những Ý Nghĩa Của Cây Mai Vàng

Cây hoa mai vàng là gì?

Mai vàng, hoàng mai, huỳnh mai hay lão mai là tên gọi của một loài thực vật có hoa thuộc chi Mai, họ Mai. Loài hoa này được trưng bày phổ biến ở miền Nam Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán.

Tại Việt Nam, loài này phân bố tự nhiên nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Loài hoa này cũng có nhiều tại các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long, và tại cao nguyên cũng có, song số lượng ít hơn.

Là cây đa niên, có thể sống trên một trăm năm, gốc to rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen. Ngoài thiên nhiên, cây mai tự rụng lá vào mùa Đông và ra hoa vào mùa Xuân. Do đó, ông cha chúng ta đã lảy hết lá vào tháng chạp âm lịch, để kích thích cho cây mai ra hoa rộ vào dịp tết Nguyên đán.

Đặc điểm của cây mai vàng

Rễ cây mai vàng

Bộ rễ mai vàng có thể đâm sâu 2 – 3 m. Sự phân bố của bộ rễ phụ thuộc vào tính chất đất, mực nước ngầm nơi trồng, hình thức nhân giống như gieo hạt, chiết cành, ghép và điều kiện kỹ thuật chăm sóc.

Thân cây mai vàng

Là cây thân gỗ cao lớn nếu để mọc và sinh trưởng tự do, cây mọc từ hạt có thể cao tới 20 – 30 m, tán lá thưa.

Lá cây mai vàng

Lá đơn, mọc so le, phiến lá hình trứng thuôn dài, mặt dưới màu hơi ánh vàng

Hoa mai vàng

Hoa lưỡng tính mọc thành chùm. Hoa mai thường mọc ra từ nách lá, mới đầu là một hoa to, gọi là hoa cái, có vỏ lụa (vỏ trấu) bọc bên ngoài.

Khi vỏ lụa bung ra, thì xuất hiện một chùm hoa con, từ một nụ đến mười nụ, tăng trưởng rất nhanh, độ bảy ngày sau là nở.Thường hoa nở 3 ngày thì tàn. Ngày thứ nhất, 5 cánh và chùm nhụy xoè thẳng ra rất đẹp. Ngày thứ hai, 5 cánh vảnh lên và chùm nhụy dụm lại. Qua đến ngày thứ ba, 5 cánh bắt đầu rơi lả tả theo chiều gió, hoa tàn

Quả mai vàng

Sau khi tàn, hoa nào đậu thì bầu noãn phình to lên và kết hạt.

Ý nghĩa của hoa mai

Miền Bắc có hoà đào thì miền Nam có hoa mai. Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Người ta chưng hoa mai vào dịp Tết với mong muốn một năm mới phát tài, giàu sang. Theo quan niệm của nhiều người, nhà nào có hoa mai nở càng nhiều cánh thì nhà đó càng may mắn và sung túc trong năm mới.

Cây mai có rễ cắm sâu vào lòng đất, không bị gục ngã trước gió bão. Nó cũng có thể chịu đựng được mọi loại thời tiết, kể cả khắc nghiệt. Bởi vậy mà mai còn tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và đức hy sinh cao cả, sự bền bỉ của người Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, mai còn là biểu tượng cho sự cao thượng, quyền quý.

Những đoá mai vàng nợ rộ trong tiết xuân còn cho thấy niềm vui, niềm hân hoan, hạnh phúc, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết và gắn bó mọi người lại với nhau.

Công dụng của hoa mai đối với đời sống

Theo dược học cổ truyền, hoa mai thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt…

Tết đến xuân về, dẫu tiết trời giá rét, hoa mai vẫn nở trắng một màu như tuyết. Ở vùng cao, mai mọc thành rừng, nên đến mùa hoa mai nở, từng mảng trắng xóa xen giữa màu xanh của rừng núi tạo nên cảnh sắc trông thật trữ tình. Thi nhân yêu hoa mai đã đành, người thầy thuốc cũng mến chuộng loài hoa này.

Trong thành phần hóa học, hoa mai chứa nhiều tinh dầu như cineole, borneol, linalool, benzyl alcohol, farnesol, terpineol, indol… và một số chất khác như meratin, calycanthine, caroten… Nghiên cứu hiện đại cho thấy, hoa mai có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch mật, ức chế một số loại vi khuẩn như coli, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lao…

Theo dược học cổ truyền, hoa mai vị ngọt hơi đắng, tính ấm, không độc, có công dụng giải thử sinh tân, khai vị tán uất, hóa đàm, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, tức ngực, ho, hầu họng sưng đau, bỏng, lao hạch, chán ăn, chóng mặt… Các y thư cổ như Bản thảo cương mục, Bản thảo nguyên thủy, Bách thảo kính, Bản thảo tái tân, Cương mục thập di, Thực vật nghi kỵ… đều đã ghi lại nhiều phương thuốc có dùng hoa mai với những kiến giải khá sâu sắc. Có thể dẫn ra một số ví dụ cụ thể như sau:

Trúng thử gây tâm phiền, đau dầu, chóng mặt: (1) Hoa mai 9g sắc uống hoặc phối hợp hoa mai với hoa biển đậu và lá sen tươi lượng vừa đủ, sắc uống. (2) Hoa mai 15g, hoa cúc trắng 15g, hoa hồng 15g, hãm uống thay trà.

Tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực: Hoa mai 3g, thảo quyết minh 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Mai hạch khí, đau dạ dày, viêm gan và xơ gan mức độ nhẹ: Hoa mai 5g đem ninh với 100g gạo tẻ thành cháo, chế thêm đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày. Mai hạch khí là chứng cảm thấy trong họng có vật gì đó gây bế tắc, thổ không ra, nuốt không trôi nhưng không gây trở ngại cho việc ăn uống. Với chứng bệnh này người ta còn dùng hoa mai 12g, hoa quế 3g, trà 20g, ba thứ trộn đều, chia làm 3 lần hãm uống thay trà.

Chướng bụng, đầy hơi: Hoa mai 10g, mộc hương 10g, hương phụ 15g, sắc uống.

Đau bụng do lạnh: Hoa mai và chu sa liên lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 3 – 6g với rượu nhạt.

Nấc: Hoa mai 5g, tai hồng (thị đế) 5 cái, gừng tươi 3 lát, gạo tẻ 100g. Đem gừng tươi và thị đế sắc kỹ lấy nước, bỏ bã rồi cho gạo vào nấu thành cháo, khi chín thì cho hoa mai vào, đun sôi vài dạo là được, chia ăn vài lần trong ngày.

Nôn: Hoa mai 5g, nước cốt gừng tươi 5ml. Đem hoa mai hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút là dùng được, chắt ra hòa thêm nước gừng tươi rồi uống, mỗi ngày dùng 2 thang.

Viêm họng, viêm amydal cấp tính: (1) Hoa mai 6g, huyền sâm 9g, bản lam căn 9g, sắc uống. (2) Hoa mai 15g, kim ngân hoa 15g, thạch cao 15g, huyền sâm 9g, sắc uống. (3) Hoa mai 9g hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà trong ngày.

Viêm họng mạn tính: (1) Hoa mai 6g, hoa dành dành 5g, trà 20g. Ba thứ trộn lẫn chia làm 2 lần hãm với nước sôi uống thay trà, mỗi ngày 1 thang. (2) Hoa mai và hoa ngọc trâm lượng vừa đủ đem nấu với 60g gạo tẻ thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

Ho dai dẳng: (1) Hoa mai 9g hãm uống thay trà trong ngày. (2) Hoa mai 10g, khoản đông hoa 10g, gạo tẻ 60g, tất cả đem ninh thành cháo, chế thêm một chút mật ong, chia ăn vài lần trong ngày.

Mất nước nhiều do thử nhiệt gây phiền khát, tức ngực: Hoa mai 10g, lá sâm 10g, cam thảo 10g, mạch môn 15g, hoắc hương 6g, sắc uống.

Chứng chán ăn do thử nhiệt: Hoa mai 10g, lá sen 50g, hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.

Tức ngực, khó thở: Hoa mai 10g, đan sâm 10g, qua lâu 15g, sắc uống trong ngày.

Đau khớp do phong thấp: Hoa mai 9g, thạch nam đằng 9g, thố nhĩ phong 9g, đam ngâm với 200ml rượu, mỗi lần uống 30 – 50ml.

Viêm kết mạc cấp tính: Hoa mai 6g, cúc hoa 9g sắc kỹ rồi hòa thêm một chút mật ong uống.

Tổn thương do trật đả: Hoa mai 9g, lá liễu 9g, quá sơn long 9g, đem ngâm với 250ml rượu trắng, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml.

Vết thương chảy máu: Hoa mai 10g đem sao tồn tính rồi tán thành bột rắc vào vết thương.

Viêm loét môi và niêm mạc miệng: Hoa mai tươi lượng vừa đủ đem giã nát với đường trắng rồi vắt lấy nước bôi vào tổn thương.

Viêm da lở loét: Hoa mai 6g đem ngâm với dầu lạc hoặc dầu vừng, sau 2 tuần thì dùng được, bôi vào tổn thương mỗi ngày 2 lần.

Bỏng: Hoa mai lượng vừa đủ ngâm với dầu trà rồi bôi vào vùng bị bỏng.

Ngoài ra, trong ẩm thực cổ truyền, hoa mai còn được cổ nhân sử dụng như một loại thực phẩm để chế thành những món ăn có công dụng bổ dưỡng cường thân cùng với các loại thực phẩm khác như thịt lợn, thịt dê, hải sâm, trứng gà, cá chép, nấm hương… Như vậy, với vẻ đẹp tao nhã và hương thơm thanh khiết của mình, hoa mai không những có giá trị thẩm mỹ sâu sắc mà còn là một vị thuốc hay và một loại thực phẩm độc đáo.

Cách trồng và chăm sóc cây hoa Mai

Đất trồng mai trên vườn, líp: Cây mai phát triển tốt trên đất thịt nhẹ có nhiều chất hữu cơ, đất không chua, không bị nhiễm phèn, mặn hoặc các hoá chất độc hại. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa mai cho ngày tết

Việc áp dụng kỹ thuật trồng cây đúng sẽ mang lại những bông hoa mai đẹp mắt.

Đất trồng mai trong chậu: Cần chọn loại đất có các tính chất như trên, trộn theo tỷ lệ khoảng 70-80% đất và 20-30% phân hữu cơ hoai mục theo trọng lượng đất trong chậu. Kỹ thuật bón phân

Mai trồng trên vườn, líp

Tỉa cành: Người trồng nên tỉa cây mai chậm nhất cho đến 20 âm lịch.Tuỳ theo hình dạng của cây, người chơi hoa nên có cách tỉa thích hợp nhưng thông thường các cây mai tỉa theo dáng cây thông (trên ngắn – dưới dài để cây có hình nón), bình thường các cành được cắt tỉa đi một phần ba.

Bón lót khi trồng: Phân chuồng (phân trâu bò, tro trấu, xơ dừa…) đã qua ủ khoảng 5-10kg/gốc, vôi bột khoảng 200-300gr/gốc + 50-100gr lân đầu trâu. Toàn bộ lượng phân này được trộn đều trong hố (hoặc rãnh) trước khi trồng cây con.

Bón thúc: Sau khi trồng khoảng 10-15 ngày, cây bắt đầu ra rễ mới, dùng phân NPK 20-20-15+TE đầu trâu hoà loãng để tưới, lượng phân sử dụng từ 50-100 gr/10-15 lít nước, khoảng 20-30 ngày tưới 1 lần. Khi mai đã lớn, lượng phân bón cũng được tăng dần và khoảng cách các lần bón phân xa hơn. Loại phân bón qua đất thích hợp cho mai là NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE. Lượng bón khoảng 20 -50 gr/gốc/lần bón, cách khoảng 1-2 tháng bón 1 lần.

Khi mai đã cho hoa ổn định: Hàng năm cần bón bổ sung phân hữu cơ từ 5-10kg/gốc. Sử dụng loại phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE bón mỗi năm khoảng 3-4 lần với lượng bón như trên vào các đợt: sau khi tàn hoa (sau dịp Tết), cắt tỉa cành; đầu mùa mưa; giữa mùa mưa và trước khi mai nở hoa khoảng 1-1,5 tháng. Cần bón phân theo hốc, theo rãnh sâu từ 5-7cm theo tàn lá của cây, bón vào vùng có nhiều rễ non phát triển, sau đó lấp đất, giữ ẩm vào mùa khô, thoáng gốc vào mùa mưa.

Mai trồng trong chậu

Mai được đem ra ngoài càng sớm càng tốt, phải đặt cây nơi có bóng râm để lá không bị cháy khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Người trồng cần cắt bỏ tất cả các hoa để cây không mất dinh dưỡng nuôi đài hoa tạo hạt, để lại một số lá.

Bón phân: Lượng bón có thể thay đổi từ 20-50gr/chậu cho 1 lần bón. Với chậu lớn, cây mai nhiều tuổi có thể bón khoảng 50-80gr/chậu. Tạo rãnh xung quanh thành chậu, sâu khoảng 3-5cm, rải phân đều vào rãnh, lấp đất và tưới đủ ẩm. Tránh làm đứt rễ, cây dễ bị nhiễm bệnh qua vết thương. Nếu có điều kiện, hàng năm vào đầu mùa mưa nên thay đất trong chậu bằng đất mới tơi xốp, hoặc bổ sung phân hữu cơ đã hoai mục, lượng bón từ 2-3kg/chậu.

Sử dụng phân bón lá: Ngoài việc sử dụng phân bón qua đất, phân bón lá có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sinh trưởng và phát triển, bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt trong đất, kích thích ra rễ, ra lá, ra hoa theo ý muốn của người chơi mai. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa mai cho ngày tết

Một số loại phân bón lá được nhà vườn quan tâm đó là: Phân bón lá đầu trâu 501 thúc ra chồi ra lá, đầu trâu 701 thúc ra bông và đầu trâu 901 có tác dụng dưỡng bông giúp bông lâu tàn và có màu sắc đẹp. Tương tự nhóm sản phẩm phân bón lá đầu trâu 005, đầu trâu 007, đầu trâu 009 cũng có hiệu quả cao đối với tất cả các loại mai cảnh.

Kết.

Ý Nghĩa Tranh Cá Chép Sen Vàng

Là một dòng tranh được ưa thích và sử dụng nhiều làm quà tặng, quà biếu đối tác, khách hàng hiện nay, được đề cao trong cả khía cạnh văn hóa và phong thủy. Tranh cá chép sen vàng tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc dồi dào sẽ đem đến những phát triển vượt bậc cho người sở hữu.

Ý nghĩa tranh cá chép sen vàng trong văn hóa và phong thủy

Từ xa xưa trong phong thủy, cá chép đã là loài vật tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Theo đó, cá chép đại diện cho hành Thủy, tức là nguồn tài lộc dồi dào.

Còn trong văn hóa đời sống, hình tượng cá chép hóa rồng cũng mang ý nghĩa về một sự thăng tiến vượt bậc, một bước phát triển lớn trên con đường công danh nhờ sự bền bỉ kiên trì. Bởi để vượt vũ môn, cá chép đã trải qua một chặng đường vô cùng gian nan, thử thách, yêu cầu những con cá có phẩm chất kiên định, nố lực vươn lên và đi tới thành công.

Ngoài ra, theo tiếng Hán, “ngư” có âm đọc là “Yu”, đồng âm với từ dư trong tiếng Việt, có nghĩa là dư dả, giàu có, có của ăn của để, cuộc sống sung túc, thịnh vượng.

Tranh cá chép sen vàng cũng mang ý nghĩa đại diện cho lời chúc con cháy đầy nhà, bởi theo sinh học, cá chép thường đẻ rất nhiều trứng trong suốt vòng đời của mình.

Như vậy, với cả ý nghĩa trong khoa học, văn hóa và phong thủy thì cá chép luôn mang đến những lời chúc tốt đẹp, hy vọng cho một cuộc sống đầy viên mãn, may mắn, con đàn cháu đống, đường công danh thăng tiến.

Tuy nhiên, cũng như các bạn đã biết, là một dòng tranh phong thủy, tranh cá chép sen vàng sẽ mang đến nguồn năng lượng tích cực dựa trên đặc tính của tranh. Với những người phù hợp với năng lượng đó, vận khí sẽ phát triển tốt, đạt được nhiều thành công. Ngược lại, với những người không phù hợp thì nguồn năng lượng này lại mang tính kìm hãm, khiến việc phát triển trở nên khó khăn.

Chính vì thế, việc xác định được tranh cá chép hoa sen hợp mệnh gì, tuổi gì là vô cùng quan trọng. Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn vấn đề này!

Tranh cá chép hoa sen hợp mệnh gì? Tuổi nào?

Chắc hẳn nhiều người sẽ có thắc mắc ở phần này, bởi trong các bài ý nghĩa về phong thủy của trước đây, chúng tôi đã đề cập đến việc hoa sen là tập hợp của ngũ hành nên phù hợp với tất cả mọi người, mọi mệnh và tuổi. Tuy nhiên tranh cá chép hoa sen thì không như vậy, cụ thể, dù trong bức tranh có hoa sen nhưng hình ảnh cá chép lại là chủ yếu nên bức tranh cá chép sen vàng dạng này, hoa sen chỉ là một phụ phẩm, không phải phần chính để quyết định đến ngũ hành của tranh. Vì thế khi chọn và treo tranh cá chép sen vàng, ta vẫn cần chú ý đến mệnh hợp và không hợp. Cụ thể:

Tranh cá chép hoa sen với hình ảnh cá chép là đại diện sẽ thuộc hành Thủy. Theo thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc thì Thủy sinh Mộc, Thủy hợp Thủy, Thủy khắc Hỏa và Thổ khắc Thủy. Như vậy, tranh cá chép hoa sen sẽ hợp với những người có mệnh Thủy, Mộc, khắc với những người Hỏa, Thổ.

Các năm sinh có mệnh Thủy

Người mệnh Thủy thường có khả năng giao tiếp khá tốt, có khiếu về ngoại giao và tài thuyết phục. Người mệnh Thủy sinh vào các năm:

Giáp Dần: 1914, 1974

Giáp Thân: 1944, 2004

Ất Mão: 1915, 1975

Ất Dậu: 1945, 2005

Bính Tý: 1936, 1996

Bính Ngọ: 1966, 2026

Đinh Sửu: 1937, 1997

ĐInh Mùi: 1967, 2017

Nhâm Thìn: 1952, 2012

Nhâm Tuất: 1922, 1982

Quý Tỵ: 1953, 2013

Quý Hợi: 1923, 1983

Các năm sinh có mệnh Mộc

Người mệnh Mộc là người có tư duy logic, đầu óc nhạy bén và có những quyết định nhanh chóng, dứt khoát. Người mệnh Mộc sinh vào các năm:

Nhâm Ngọ: 1942, 2002

Kỷ Hợi: 1959, 2019

Mậu Thìn: 1988, 1928

Quý Mùi: 1943, 2003

Nhâm Tý: 1972, 2032

Kỷ Tỵ: 1989, 1929

Canh Dần: 1950, 2010

Quý Sửu: 1973, 2033

Tân Mão: 1951, 2011

Canh Thân: 1980, 2040

Mậu Tuất: 1958, 2018

Tân Dậu: 1981, 2041

Các năm sinh có mệnh Hỏa, Thổ

Những năm sinh có mệnh Hỏa, Thổ xung khắc và không nên treo tranh cá chép sen vàng, cụ thể là những tuổi sau:

Giáp Tuất: 1934, 1994

Đinh Dậu: 1957, 2017

Bính Dần: 1986, 1926

Ất Hợi: 1935, 1995

Giáp Thìn:1964, 2024

Đinh Mão: 1987, 1927

Mậu Tý: 1948, 2008

Ất Tỵ:1965, 2025

Kỷ Sửu: 1949, 2009

Mậu Ngọ: 1978, 2038

Bính Thân: 1956, 2016

Kỷ Mùi: 1979, 2039

Mậu Dần : 1938, 1998

Tân Sửu: 1961, 2021

Canh Ngọ: 1990, 1930

Kỷ Mão: 1939, 1999

Mậu Thân: 1968, 2028

Tân Mùi: 1991, 1931

Bính Tuất: 1946, 2006

Kỷ Dậu: 1969, 2029

Đinh Hợi :1947, 2007

Bính Thìn : 1976, 2036

Canh Tý: 1960, 2020

Đinh Tỵ: 1977, 2037

Tranh cá chép nên treo theo hướng nào?

Tranh cá chép thuộc hành Thủy, nên treo tranh ở hướng chính Bắc, hướng chính Đông, Đông Nam, chính Tây và hướng Tây Bắc vì đây là các hướng tương sinh, hỗ trợ giúp tác dụng của tranh được phát huy hoàn thiện hơn.

Không treo tranh cá chép ở các hướng Nam bởi hướng Nam đại diện cho Hỏa, Thủy khắc Hỏa nên sẽ làm mất tác dụng của tranh

Nên treo tranh cá chép tại các không gian phòng khách, phòng làm việc và phòng ăn. Trong đó:

Phòng khách: Được coi là không gian cát lợi nhất để treo tranh cá chép, treo tranh ở đây sẽ mang đến may mắn tốt lành và tài lộc cho cả gia đình

Phòng làm việc: Treo cá chép trong phòng làm việc trong phong thủy sẽ có ý nghĩa đem đến sự thuận lợi cho con đường làm ăn, kinh doanh của gia chủ

Phòng ăn: Treo cá chép trong phòng ăn mang đến cảm giác đầm ấm, sum vầy. Nguồn năng lượng tích cực của tranh cá chép cũng giúp bữa ăn thêm ngon miệng hơn.

Ý Nghĩa Đá Canxit Vàng Trong Phong Thủy

Mặc dù không được chọn làm đồ trang sức nhưng đá canxit vàng lại được ưa chuộng làm vật trưng bày. Sự kết hợp quý phái của sắc vàng cùng vẻ thuần khiết, trong sáng của đá canxit tạo nên sự sang trọng, chỉnh chu trong thiết kế và cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho người nhìn.

Đá canxit là gì?

Đá canxit có công thức hóa học là CACO3, dạng tinh thể tam giác, có độ cứng kém hơn các loại đa khác. Vì vậy, nó rất kén chọn để làm đồ trang sức. Tuy nhiên, với thành phần trong cẩm thạch biến chất, đá trầm tích, đá vôi nên nó thường được dùng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như xây dựng, sản xuất kim loại, cao su, thủy tinh và phấn viết bảng.

Đá canxi phân bố ở nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Anh , Đức, Cộng Hòa Séc,… nhưng phân bố nhiều nhất ở Mexico, Chihuahua. Màu sắc của đá canxi cũng rất đa dạng, phong phú: cam, xám, hồng, xanh nâu, xanh lục, đen, vàng và không màu. Để phân biệt đá canxit với các loại đá khác thì chủ yếu dựa vào độ cứng của đá. Loại đá này có độ cứng rất đặc biệt: 3 trên thang Mohs nên có thể qua vài thí nghiệm đơn giản sẽ nhận biết được đá canxi.

Tác dụng của đá canxi vàng

Đá canxit vàng mang đến sức mạnh diệu kỳ. Vì vậy, nó được xem là một biểu tượng của sự phong thủy. Hội tụ trong mình đầy đủ các yếu tố của thiên nhiên đất, lửa, nước và gió đã phát ra nguồn năng lượng mạnh mẽ để che chở bảo vệ cho chủ nhân đeo nó. Những luồng tà khí, xấu xa muốn xâm hại đến bạn đều sẽ bị ngăn chặn. Không dừng lại ở đó, khi sở hữu đá canxit vàng còn giúp khơi nguồn sức sáng tạo trong bạn một cách mãnh liệt. Sự ù lì, chậm trễ bị đẩy xa, thay vào đó là khả năng linh hoạt, nhanh nhẹn và đổi mới không ngừng.

Bên cạnh đó, đá canxit vàng còn có tác dụng chữa bệnh. Với thành phần chính là canxi nên nó có khả năng phòng trị các bệnh về xương, cung cấp nguồn canxi dồi dào cho răng, cơ khiến chúng vững chắc và cứng cáp hơn. Ngoài ra, nó còn khiến chứng đau lưng ở người già nhanh chóng biến mất. Đặc biệt, đá canxit vàng rất tích cực trong việc tăng cường thể chất.

Vừa là một loại đá quý, có ý nghĩa trong phong thủy; vừa là một thành phần chính tăng cường sức khỏe, đá canxit vàng ngày càng được nhiều người ưu ái lựa chọn. Tuy nhiên, khi mua, bạn cần nên thận trọng tìm nơi bán uy tín để sở hữu được loại đá tự nhiên chất lượng.

Đá Canxit vàng kích thước lớn

Ý Nghĩa Của Cây Tùng La Hán Dáng Hoành Trong Phong Thủy

Giới thiệu về cây Tùng La Hán dáng hoành

Tùng La Hán hay còn được nhiều người gọi với cái tên La Hán Tùng. Đây là loại cây có nguồn gốc từ Trung Hoa. Với ý nghĩa là một loại thông có hạt nằm trên đế mập trông tựa như một bức tượng la hán (quả của cây rất giống tượng La Hán) chính vì thế mà nó có cái tên là tùng la hán.

Tùng La Hán dáng hoành có trục của thân cây nằm ngang so với mặt chậu.

Ý nghĩa của cây Tùng La Hán dáng hoành trong phong thủy

Từ xưa ở Việt Nam thì Tùng La Hán dáng hoành thường chỉ xuất hiện trong những gia đình quý tộc, giàu có để thể hiện sự bề thế, oai nghiêm của gia chủ. Không những thế Tùng La Hán còn là loại bonsai có linh khí rất tốt giúp xua đuổi tà ma, loại trừ khí độc giúp đem đến bình yên, may mắn và an lành cho gia đình.

Còn theo quan niệm của người Trung Quốc và Nhật Bản thì Tùng La Hán là loại cây quý hiếm với linh khí tốt chúng có thể sống hàng ngàn năm tuổi giúp trừ ma quỷ, xua đổi những điềm xui xẻo, làm phân tán gió độc.

Hiện nay thì người Việt Nam rất thích chơi Tùng La Hán dáng hoành không chỉ bởi nó có nét thẩm mỹ độc đáo mà còn mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, may mắn, tài lộc.

– Cây Tùng La Hán dáng hoành mang lại sự thịnh vượng, giàu sang, phú quý: Dưới bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, chăm chút của các nghệ nhân bonsai thì Tùng La Hán ngày càng đẹp hơn, hoàn thiện hơn cả về dáng cho đến khí chất của cây. Trong các dáng bonsai thì Tùng La Hán dáng hoành được nhiều người lựa chọn hơn cả. Nó không chỉ đem đến ý nghĩa thẩm mỹ tinh tế mà trong phong thủy nó còn thể hiện sự giàu sang, phú quý.

– Tùng La Hán dáng hoành thể hiện sự trường thọ, hiên ngang, bất khuất: Đặc điểm của Tùng La Hán dáng hoành chính là chúng ít biến đổi trong quá trình sinh tồn. Chúng cứng cỏi, bền bỉ thể hiện sự hiên ngang, bất khuất dù gặp phải nhiều sóng gió, chắc trở…Đặc biệt với những cây Tùng La Hán có khí chất tốt, sức sống mãnh liệt nó có thể sinh trưởng hàng nghìn tuổi. Chính vì thế trong phong thủy thì Tùng La Hán dáng hoành còn tượng trừng cho sức sống trường thọ mãi mãi với thời gian.

– Tùng La Hán giúp xua đuổi tà ma, khí độc đem đến luồng khí tốt lành: Trong các loại bonsai thì Tùng La Hán là loại cây linh thiêng nó tượng trưng cho khí chất của người quân tử, cho may mắn, danh tiếng và công đức vô lượng. Theo quan niệm của người xưa thì với vận khí tốt và sự linh thiêng của mình thì nó giúp xua đổi tà ma, quỷ giữ giúp đem đến những điều tốt lành và bình yên cho con người.

Tại sao nên lựa chọn cây cảnh tại Vườn Nhật Thanh Tùng Cát Tường

Vườn Nhật Thanh Tùng Cát Tường là địa chỉ uy tín chuyên nhập khẩu và phân phối các dòng cây cảnh cao cấp có nguồn gốc từ Nhật như Thông đen, Tùng La Hán, Đỗ Quyên, Trà (Bạch trà, Hồng trà),… được đối tác và khách hàng yêu mến, tín nghiệm.

Ngoài ra để đem đến tay quý khách hàng những loại cây “tốt nhất” thì chúng tôi luôn cải thiện đội ngũ nhân sự gồm: Nghệ nhân làm vườn danh tính của Nhật; thợ kỹ thuật có tay nghề cao, tạo ra những sản phẩm sân vườn giàu tính nghệ thuật, khơi gợi cảm xúc và niềm đam mê chơi cây cảnh và thiên nhiên.