Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cách Làm Hồ Cá Cảnh Đẹp Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Cách Làm Bể Cá Cảnh Thủy Sinh Đẹp

Các bước tự làm một bể thủy sinh đơn giản

– Rải sỏi, cát hay đá đập vụn làm lớp nền dày từ 2 cm tới 7 cm. Dưới lớp nền có thể cho lớp đất dinh dưỡng 2-3 cm nhưng cần lưu ý giữ vệ sinh kỹ càng.

– Dùng cọ để vuốt lại lớp sỏi cho bằng phẳng, tạo kiểu theo ý muốn.

– Xếp đá, rễ cây khô và cắm cây. Xếp khéo léo đá trong bể để tạo nơi cư trú cho một số loài cá nhỏ.

– Thả các loại cá, tôm phù hợp với thẩm mỹ, sở thích.

Sau khoảng 2 tuần, cây bắt đầu tươi tốt, khoảng sau một tháng thì phát triển nhanh.

Chi tiết các bước tự làm bể cá cảnh thủy sinh

1. Chọn bể thủy sinh

Phác thảo sơ qua ý tưởng thiết kế bể thuỷ sinh, rồi chọn bể thích hợp.

Việc chọn kích thước bể sẽ quyết định đến loại cây, đá trang trí, các loại cá trong bể.

Nhà nhỏ, bể cá thường có kích thước phổ biến là 1 m, 1,2 m và 1,5 m. Bể dài 3 m thích hợp với phòng khách rộng rãi của biệt thự.

Nên tìm hiểu kỹ vị trí đạt bể thủy sinh nặng hơn bể cá thông thường do phân, nền, cát, sỏi và các phụ kiện như đèn, quạt…. Một cái bể 80x40x40cm sẽ nặng khoảng chúng tôi đó nền nhà cũng như chân đế của bể phải thật chắc chắn.

Đây là những chia sẻ của chúng tôi. Với những bạn mới chơi thì chỉ nên chọn loại bể trung bình, một số kích thước sau bạn có thể chọn (dài x rộng x cao):

Đây là các loại bể nuôi cá thông thường có bán rất nhiều trên thị trường

Bạn nên đặt bể chứ không nên mua sẵn vì lý do sau:

Bể nuôi cá thường có cái kiềng rất to làm nơi để cái máy bơm Oxy không thích hợp cho bể thuỷ sinh vì nó sẽ cản ánh sáng đèn xuống bể. Bạn yêu cầu họ làm cái kiềng nhỏ khoảng 3-4 cm là ổn rồi hoặc có thể đặt bể không kiềng tại Cửa Hàng Lâm Kim Chi của chúng tôi. Kính đáy nên làm kính 8 hoặc 10 ly cho an toàn, vì trong bể thuỷ sinh sẽ có một khối lượng tương đối nặng cát, sỏi, lũa và cả đá…

Khoảng cách từ mặt nước lên đến mép thành bể tối đa là 10 cm do vậy nên làm viền thuỷ nhỏ thôi (khoảng 5cm là được) để bạn còn gác đèn lên trên đó.

Chân bể: Tuỳ theo điều kiện kinh tế mà bạn chọn loại chân bể hợp với mình nhưng cũng nên đặt vì chân bể bán sẵn khá yếu, không an toàn, bạn canh chừng sao cho chiều cao của chân bể sao cho chiều cao tính từ mặt đất đến mép trên của bể khoảng 1m0 đến 1m2 là tối đa, nếu bể cao quá sẽ rất khó chăm sóc và trồng cây đây là những chia sẽ của chúng tôi.

Việc chọn vị trí đặt bể trong nhà cũng cần cân nhắc kỹ. Cần đặt bể cá ở chỗ thuận tiện để dễ thay nước, chuyển đất, rửa kính, thay cá và không gây hỏng hóc các đồ vật xung quanh”.

2. Trải lớp nền

Nhiều người có ý định làm bể cá thủy sinh thường thắc mắc về vai trò của đá và sỏi trong bể. Lớp sỏi không chỉ là chỗ cho cây đâm rễ mà còn được sử dụng như một lớp lọc và chỗ cho cá đẻ. Những viên sỏi có kích thước 3 mm được ưa chuộng vì phù hợp với điều kiện chăm sóc bảo quản trong những bể cá kích cỡ trung bình.

Trải một lớp phân bón, cát sỏi làm nền dưới đáy bể. Nền là nơi chứa dưỡng chất cung cấp cho cây, cũng là nơi để trồng cây nên cần có cấu tạo sao cho cây có thể bám rễ và không gây đục nước. Ngoài ra, nền cũng là chỗ ở của vi sinh.

Có rất nhiều cách làm nền cho bể thuỷ sinh nhưng mình xin nêu cho bạn 2 giải pháp sau:

Cách 1: Tự trộn phân nền (cách này rất kinh tế)

Cách 2: Sử dụng phân nền có sẵn

Khuyên bạn nên mua nền làm sẵn để dảm bảo an toàn nên chọn những nền có tên tuổi.

3. Sắp xếp bố cục và đổ nước vào bể thủy sinh

Một bể cá đẹp cần trang trí nhã nhặn, tạo được chiều sâu cho bể và che đi các phần phụ của bể nuôi.

Bạn tiến hành sắp xếp đá hoặc gỗ vào bể theo cách của mình dự định làm

Sau khi ổn định vị trí của đá, gỗ thì tiến hành đổ nước vào bể, lưu ý không được đổ nước ào ào vào bể (giống như thay nước cho bể cá), nếu làm như vậy thì phân nền sẽ bị xì làm cho nước rất bẩn và khó trong.

Với bể cao, rộng, bạn dùng những mảng đá to, phẳng đặt trên nền bể, có thể làm theo kiểu dốc đứng của hẻm núi. Với dạng bể thấp, nhỏ, nên xếp đá dẹt thành lớp ngang hoặc nghiêng.

Sắp xếp các viên đá.Các viên đá cũng góp phần tăng vẻ mỹ quan cho bể thủy sinh đồng thời giữ cho cây thủy sinh bám chặt vào đáy bể. Hãy sắp xếp các viên đá theo ý tưởng của bạn sao cho nó tôn lên được giá trị của bể.

Cách đổ nước vào bể thủy sinh: Lấy 1 tấm kính lót xuống mặt nền bể rồi đổ nước thật nhẹ lên đó hoặc bạn cho vòi chảy rất nhẹ lên đá và gỗ.

Cách làm cho nước mau trong: bạn nên cho nước vào ra bể từ 3 đến 4 lần đến khi nhìn thấy nước trong, còn ít bụi lơ lửng trong bể nếu chịu khó cẩn thận khâu này thì nước trong bể của bạn sau khi setup sẽ rất mau trong.

4. Chọn lựa loại cây và cách trồng các cây xanh vào hồ

Tuỳ theo sở thích mà bạn chọn các loại cây mà mình muốn trồng, nên tham khảo bạn bè và nhờ tư vấn của các bạn đã chơi thuỷ sinh lâu để chọn được loại cây thích hợp và dễ trồng.

Chọn những loại cây mà bạn thích trong số những cây thủy sinh có bán trên thị trường. Tùy vào từng vào đặc điểm của từng loại cây mà ta bài trí ở các vị trí khác nhau trong bể.

Ví dụ cây rong Mái chèo và rau Mác là các loại cây rất lý tưởng để trồng để che phía sau và các cạnh của bể. Còn các cây rậm rạp dùng để trồng đầy ở các góc ( trước các cây cao hơn) như rau Dừa, Đình lịch, rau Cần trôi. Lại có những cây nên trồng ở mặt tiền trông rất thú vị nếu chúng được đặt trước mảnh đá, phải là cây thấp hơn và sinh trưởng chậm hơn, ta có thể chọn cỏ Năng và Thạch xương bồ.

Khi trồng cây, vật không thể thiếu là một cái kẹp dùng trong y tế ( loại lớn, dài trên 30cm) dùng để kẹp phần rễ cây và trồng xuống sỏi. Trong môi trường nước, lớp sỏi trở nên nhẹ và rời rạc, không thể dùng tay được.

Anubias: loại bày chia bụi rồi buộc lên gỗ, đá: loại này không cần ánh sáng mạnh, rất dễ trồng

Rêu cá đẻ: cũng tương tự Anubias

Một số loại cây cắt cắm và dễ trồng như: Thuỷ Cúc, bểng Liễu, Sunset, Thanh liễu,…

Một số cây bụi: Hoàng Quan Thảo, Súng tiger, Súng nhật, hẹ nước,…

Khi trồng, bạn nên cắt ngắn bớt cây hoặc cắt bớt rễ cũ trước khi trồng. Bạn dùng cây nhíp y tế (loại dài), giá khoảng 30.000/cây để cắm cây vào các vị trí thích hợp theo bố cục định sẵn.

Đối với các loại cây buộc vào gỗ đá thì bạn dùng cước câu cá loại mảnh nhất hoặc chỉ đen để buộc. Nhớ buộc vữa đủ chặt và không làm đứt thân, rễ của cây.

5. Cho nước vào bể

Dùng túi nylon ngăn vòi nước để không làm đục nước, dòng chảy sẽ không làm hư lớp sỏi nền và làm xí phân lên.

6. Cách chọn bộ lọc và đặt bộ lộc cho bể cá

Những bộ lọc bể cá thông thường không thể sử dụng trong bể thủy sinh vì chúng thường được thiết kế phần gòn lọc trên mặt bể, nhưng bể thủy sinh phải để đèn ở đó. Các bộ lọc có thể dùng cho bể thủy sinh là:

Có rất nhiều loại lọc mà bạn có thể dùng cho bể thuỷ sinh như:

Lọc thác: với bể này thì bạn mua loại có công suất lớn một chút nhưng loại này hiệu quả lọc hơi kém, nó thích hợp cho bể nhỏ.

Lọc tràn: loại này kinh tế, lọc cũng khá tốt nhưng nhược điểm là chiếm mất 1 phần diện tích của bể (khoảng 25cm) và nhìn không được thẩm mỹ cho lắm. (giá khoảng 60.000 đến 80.000 cho bể có kích thước nêu trên)

Lọc thùng ngoài: loại này lọc khá tốt và hiệu quả, không chiếm diện tích trong bể nhưng giá thành lại cao (khoảng 550.000 đến 700.000 / 1 bộ)

Bạn nên tham khảo trước khi quyết định mua lọc nào.

7. Gắn đèn huỳnh quang, đèn led cho bể thuỷ sinh

Vì được sử dụng để thay thế cho ánh sáng mặt trời trong thiên nhiên nên loại đèn được sử dụng phổ biến là đèn huỳnh quang day-light, với công suất tương đối từ 0.5 – 1wat/lít nước. Các loại đèn màu xanh, bểng….cho bể cá cảnh thông thường không thể sử dụng cho bể thủy sinh. Chỗ đặt bể càng khuất càng tốt vì như thế, chúng ta có thể kiểm soát hoàn toàn ánh sáng cho cây trong bể.

Chiều dài của bể không dài hơn chiều dài thực của bòng đèn huỳnh quang thông dụng quá 10cm để có thể bố trí ánh sáng hợp lý hơn, ví dụ như bể dài 35 – 40cm là phù hợp với bóng đèn dài 30cm. Bể cũng cần có chiều rộng ( bề ngang) không quá hẹp để dễ bố trí cây theo hướng xa – gần, cao xa phía trong và thấp dần ở phía trước.

Dùng đèn huỳnh quang, và đèn phải có bước sóng thích hợp cho cây thủy sinh, đèn phải có bước sóng từ 6500k-10000k, để thay thế cho sánh sáng mặt trời.

– Đặt chế độ đèn 8-12h/ngày

Với kích thước bể 80 x 40 x 50 (cm), 60 x 40 x 50 (cm) thì bạn nên sắm từ 2 – 3 bộ đèn 6 tấc, thường thì dùng loại đèn có máng Benxiang và bóng Jebo (giá 1 bộ khoảng 150.000 đồng). Việc tăng giảm đèn tuỳ thuộc loại cây bạn trồng có đòi hỏi ánh sáng nhiều hay ít.

Nhớ mua kèm theo Time hẹn giờ để tiện việc tự động hóa, không tốn nhiều thời gian tắt mở của bạn. Giống con người Thủy Sinh cũng cần được nghĩ ngơi. Nên các bạn lưu ý việc tắt và mở đèn thủy sinh.

Ngoài ra bạn có thể trang bị đèn led cho bể thủy sinh.

8. Yếu tố nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho bể thủy sinh thường là dưới 290c là phù hợp. Khi nhiệt độ nước lên cao trên mức này, có thể bỏ nước đá vào bao nilon hoặc dùng gel làm lạnh trong quạt hơi nước ( loại quạt tản nhiệt cho máy tính)…

9. Tạo khí CO2

Ngoài nhiệt độ ra, chúng ta cũng nên chú ý để nồng độ CO2 cần thiết cho cây quang hợp vì lượng CO2 do cá tạo ra mặt thoáng của nước nhận từ không khí là không đủ, nhất là những bể trồng nhiều cây.

Tùy điều kiện của bạn mà dùng bình tạo khí CO2 kiểu nào, nhưng theo mình thì nên đầu tư mua 1 bộ bình CO2 loại 2kg, có sẵn van (giá 300.000 đồng/bộ) dùng cho tiện và hiệu quả (mua ở Lãnh Binh Thăng hoặc Cao Quý).

Không nên thả cá vào bể ngay mà nên trồng cây trước khoảng 7-10 ngày sau, khi hệ vi sinh trong bể ổn định sẽ an toàn hơn cho cá và cây. Khi mua cá nên hỏi người bán về loại cá nào không cắn nhau, không ăn cây thủy sinh.

Tuy nhiên cũng có 1 số tài liệu khuyên rằng nên thả cá vào bể thuỷ sinh khi vừa setup

Có nên thả cá vào bể thủy sinh mới setup?

11. Theo dõi, chăm sóc và cách thay nước

Việc thay nước thường xuyên sẽ đảm bảo môi trường nước trong bể luôn sạch sẽ. Điều này rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của các loại cây thủy sinh và cá sống trong bể.

Theo dõi sự phát triển của cây hàng ngày

Thay nước 3 ngày/ lần, mỗi lần 1/3 đến 1/2 bể trong 1 tháng đầu để tránh rêu

Về sau mỗi tuần thay nước 1/3 – 1/4 bể để giúp nguồn nước luôn trong sạch

Bật 2 đèn, mỗi ngày bật 8 tiếng theo kiểu: 4 bật – 4 tắt – 4 bật cũng vì mục đích tránh rêu

Không nên thả cá trong vòng 2 tuần đầu vì lúc này môi trường bể chưa thật sự ổn định, tốt nhất nên thả cá sau hơn 1 tuần.

Cách Làm Bể Cá Cảnh Đẹp Không Phải Ai Cũng Biết

04:36:51 – 20/09/2018

Cách làm bể cá cảnh đẹp như ý

1. Chọn bể phù hợp

Việc chọn bể nuôi bạn đầu cũng cần tiến hành một cách thận trọng vì bạn sẽ nuôi cá trong một thời gian dài. Thông thường các bể hiện nay có 3 kích cỡ là 60 cm đối với các loại cá nhỏ như cá thủy sinh, 90cm đối với cá trung bình như hồng két, tài phát… và khoảng 120cm đối với cá lớn như cá rồng, cá mỏ vịt… Cụ thể kích thước của bể được lựa chọn theo tỉ lệ như sau: Bể 60 cm kích cỡ tiêu chuẩn 60×30× 30cm; bể 90 kích cỡ tiêu chuẩn 90× 45× 45cm; bể 120 kích cỡ tiêu chuẩn 120× 45× 45cm.

Nếu so về chất liệu, bể cá có 2 loại thông dụng là bể kính dán và bể kính đúc. Ưu điểm của bể kính dán là chi phí thấp và kích thước có thể đặt theo như ý muốn. Còn bể kính đúc, có kích thước được nhà sản xuất định sẵn với ưu điểm là các góc kính của mặt trước được uốn cong, có nắp bể đi kèm đồng bộ nhìn rất gọn và đẹp, các kích thước đều chuẩn theo phong thủy.

Dù chọn loại bể nào thì bạn cũng cần lưu ý không nên chọn loại quá nhỏ vì như vậy các chất độc hại như Ammonia, Nitrite, Nitrate sẽ thay đổi càng nhanh ảnh hưởng đến sức khỏe của cá và thực vật thủy sinh.

2. Chọn vị trí đặt bể

Dù chỉ là người chơi cá cảnh để giải trí nhưng bạn cũng cần tính toán vị trí để đặt bể sao cho không làm bẩn hoặc hư hỏng các vật dụng xung quanh. Ngoài ra, đặt bể ở vị trí đẹp còn giúp tăng hiệu quả thẩm mỹ, thư giãn và thuận tiện trong chăm sóc, quản lý. Nên đặt bể ở gần hệ thống ống nước và dễ dàng kết nối với nguồn điện. Cần tránh các khu vực lối đi ồn ào hoặc gần các nguồn nhiệt, ánh sáng mạnh.

3. Chọn chân bể

Sau khi chọn được vị trí đặt bể, bạn cũng cần lưu ý đến cách chọn chân bể cá sao cho phù hợp. Và cho dù nó có làm bằng chất liệu gì thì cũng cần phải đảm bảo các yếu tố: chắc chắn, hệ giằng chân bể phân bổ đều, chiều cao các góc cân bằng (Hãy kiểm tra độ cân của chân bể cá trước khi đặt bể lên bằng thước Livô).

– Chiều cao của chân bể thích hợp nhất được tính từ mặt đất đến mép trên của chân bể khoảng 0.6m đến 0.8 m. Nếu để cao quá sẽ khó chăm sóc và vệ sinh bể cá. Độ cao này phù hợp với đa số các bộ bàn ghế ngồi trong phòng có bể cá dù bạn đứng, hay ngồi thì vẫn có thể nhìn thấy bể cá ở tầm ngang mắt nhìn, không phải cúi xuống hay ngước lên.

– Các chất liệu để bạn làm chân bể cá: Phổ biến nhất vẫn là chân gỗ. Ưu điểm của loại này là đẹp và đa dạng màu sắc. Có thể làm chân sắt bên trong và bọc gỗ bên ngoài để tiết kiệm chi phí. Đối với bể cá nước mặn thì tuyệt đối không nên dùng chân sắt vì hơi muối mặn sẽ làm chân sắt của bạn bị ăn mòn dần, rất nguy hiểm.

Loại chân bể khác là làm bằng kính. Kính có khả năng chịu nén rất tốt và sẽ là vật liệu hoàn hảo để làm chân bể cá kiêm hộp lọc. Với phương án này, bạn sẽ tận dụng được tối đa diện tích dưới chân bể bằng cách để hệ thống lọc. Ngoài ra kính không bị ảnh hưởng bởi sự ăn mòn của nước nhất là nước mặn. Ngoài cùng có thể bọc gỗ mầu sắc tùy chọn.

4. Đặt bộ lọc

Những bộ lọc bể cá thông thường có 3 bộ phận lọc khác nhau là:

– Lọc ngoài: thiết bị lọc hoàn chỉnh nằm rời, hường để dưới phần chân bể, chỉ có 2 ống nước vào ra là nằm trong bể.

– Lọc tràn: làm bằng kính, được thiết kế cố định tại một góc bể, lọc nước bề mặt nên xử lý váng vi sinh rất tốt, tuy nhiên nó chiếm một phần lớn thể tích trong bể nên thích hợp cho bể cỡ lớn ( trên 200L).

– Lọc thác: công suất nhỏ và yếu, thích hợp cho bể nhỏ (khoảng 60L hoặc nhỏ hơn).

5. Đặt hệ thống ánh sáng

Vì được sử dụng để thay thế cho ánh sáng mặt trời trong thiên nhiên nên loại đèn được sử dụng phổ biến là đèn huỳnh quang day-light, với công suất tương đối từ 0.5 – 1wat/lít nước. Chiều dài của bể không dài hơn chiều dài thực của bòng đèn huỳnh quang thông dụng quá 10cm để có thể bố trí ánh sáng hợp lý hơn, ví dụ như bể dài 35 – 40cm là phù hợp với bóng đèn dài 30cm

6. Bố trí đường cấp thoát nước

Nếu có điều kiện, hãy bố trí một đường cấp và thoát nước cho bể cá. Nếu được thì đường cấp nước có đường ống Ф 21 và đường thoát nước có ống từ Ф 21- Ф 34. Việc bố trí sẵn đường ống cấp thoát nước sẽ làm bạn rảnh hơn rất nhiều trong khâu vệ sinh bể cá.

7. Cách trang trí bể cá cảnh

– Tạo nền: Sỏi là nền đáy tốt nhất cho bể cá của bạn. Bạn cũng có thể dùng cát để làm nền nhưng sỏi vẫn tốt hơn vì các hạt cát nhỏ thường nằm sát nhau và bịt kín dòng nước đi qua máy lọc. Với vật liệu làm nền, bạn cần rửa sạch trước khi cho chúng vào trong bể. Nên cho sỏi vào nước sôi diệt những vi khuẩn có hại, kí sinh trùng và tảo. Bạn có thể sử dụng sỏi ở bể cá đang nuôi khác vì chúng đã có những tập đoàn vi khuẩn hidrat hóa đặc biệt có lợi cho cá.

– Vật trang trí: Đá và lũa là hai vật trang trí thường dùng của bể cá cảnh vì chúng tạo nên khung cảnh giống như môi trường tự nhiên. Với những viên đá, bạn nên ngâm chúng một tuần trong xô nước để loại bỏ những acid có hại và lọc bỏ các chất bẩn trong đá. Bạn có thể thiết kế thêm các hang, hốc để bể cá cảnh trở nên thu hút hơn và tạo nơi ẩn nấp cho các loài cá. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng việc này quá và tránh trang trí nhiều trên đá và lũa. Trồng thêm cây thủy sinh cũng là cách làm bể cá cảnh đẹp hơn được nhiều người ưa chuộng hiện chúng tôi nhiên, nếu cảm thấy khó khăn trong việc chăm sóc và duy trì, bạn cũng có thể dùng cây thủy sinh bằng nhựa.

8. Đổ nước vào bể

Trước khi cho nước vào bể, bạn phải kiểm tra độ kín của bể. Thông thường sau một thời gian đặt bể nơi khô, chất mastic sẽ co lại và tạo ra những khe hở, vậy nên bạn không được để bể nuôi trong trạng thái khô.

Khi đã thực hiện xong các công việc trên, bạn bắt đầu đổ nước nhưng phải tiến hành cẩn thận bằng cách xếp lên đất, phía trên các caay một hoặc hai tờ giấy mịn, giấy thấm. Cho nước vào bằng cách mở vòi nước gắn với ống cao su mềm, cho nước chảy thành tia nước mịn không làm thủng giấy. Chúng ta có thể cho nước chảy nhanh hơn khi mực nước đã cao tới một chiều cao nhất định. Khi nước đã đẩy bể, lấy vòi và giấy báo ra, tránh làm đục nước.

9. Lưu ý khi làm bể cá cảnh

Bạn cần mỗi tuần thay ¼ nước bể vì việc thay nước thường xuyên sẽ đảm bảo môi trường nước trong bể luôn sạch sẽ. Điều này giúp cho sự phát triển khoẻ mạnh của các loại cây thuỷ sinh và cá sống trong bể.

Tìm Hiểu Cách Làm Tiểu Cảnh Hồ Cá Sân Vườn

Tiểu cảnh hồ cá sân vườn là điểm nhấn tuyệt vời cho khu vườn mà nhiều người lựa chọn để trang trí cho ngôi nhà. Hãy theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu về nó!

Sân vườn mini không chỉ là một khoảng đất nhỏ để trồng cây cỏ, nuôi cá thả bèo,… bình thường. Trong mỗi nền văn hoá, với mỗi con người, chúng lại có ý nghĩa riêng. Nhưng dù có khác biệt đến mấy, chúng quy vườn tược cũng là mô hình thu nhỏ của tự nhiên, phần nào thể hiện xúc cảm muốn gần gũi hơn với đất mẹ của con người và nơi này cũng là khung trời để nhiều người thả lỏng tâm tư, dưỡng thần, dưỡng khí.

Vì vậy, bất chấp diện tích nhỏ hẹp của căn nhà hay quỹ thời gian eo hẹp, nhiều người vẫn chọn thú vui làm vườn và một góc sân nhà để đặt tiểu cảnh sân vườn. Với hòn non bộ khúc khuỷu tự nhiên, tiếng nước róc rách lưu chuyển và đàn cá tao nhã, những hồ cá nho nhỏ như thế này chính là điểm nhấn ấn tượng cho căn nhà của bạn.

1.1 Khái niệm tiểu cảnh

Tiểu cảnh là một khái niệm quen thuộc của giới kiến trúc sư hoặc những người đam mê nghệ thuật sân vườn, bonsai. Tuy nhiên, có không ít gia chủ vẫn băn khoăn về vấn đề này, cho dù họ đã có hẳn một sân vườn được thiết kế, bài bố hoàn hảo.

Nói một cách đơn giản, tiểu cảnh chính là một khu vườn mô tả thiên nhiên thu nhỏ. Chúng là sự sắp xếp hoà hợp giữa các yếu tố cây (hoa cỏ, cây cảnh, tường cây đứng,…); nước (hồ cá, thác nước nhỏ, bể nước đặt hòn non bộ,…) và các chi tiết khác (đá cuội, ánh sáng, âm thanh,…).

Trong đó, nước và cây là hai yếu tố chính yếu để tạo nên một tiểu cảnh. Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện vật chất, nền đất, diện tích hay sở thích, gia chủ có thể loại bỏ bớt đi ít nhiều thành phần, chỉ cần đảm bảo sao cho tiểu cảnh vẫn đẹp mắt và mang lại xác cảm như mong muốn cho người thưởng thức.

Không chỉ riêng tiểu cảnh hồ cá sân vườn, những tiểu cảnh khác cũng được nhóm chia theo từng loại riêng biệt. Bạn có thể tham khảo 2 nhóm phân loại sau để xác định xem, liệu mình nên chọn loại trúc cảnh nào cho phù hợp.

1.2.1 Dựa vào vị trí

Tiểu cảnh gầm cầu thang

Đúng như tên gọi, tiểu cảnh này là các mảnh vườn nhỏ được đặt dưới gầm cầu thang. Không chỉ khoả lấp những điểm trống trải trong căn nhà, tiểu cảnh gầm cầu thang cũng khiến không gian sống thêm gần gũi với thiên nhiên, nhất là với các ngôi nhà ở phố vốn có diện tích khá nhỏ, nhiều góc tối.

Với tiểu cảnh này, ngoài các yếu tố như cây hoa, bể cá,… người chơi cần cân nhắc đến màu tường, ánh sáng của tổng thể căn nhà để bố trí cảnh vật sao cho phù hợp nhất. Hiện nay, tranh tường khảm đá và bể cá nhỏ bằng thuỷ tinh rất được ưa chuộng trong tiểu cảnh gầm cầu thang.

Tuỳ từng phong cách khác nhau, chủ nhân khu vườn cũng có thể thêm thắt, lược bỏ một số chi tiết. Ví dụ, những tiểu cảnh theo phong cách Nhật sẽ chú trọng nhiều vào hồ cá nước động và các loại cây tán lớn (cây phong, cây anh đào, cây sấu,…) để tạo cảm giác tĩnh lặng. Mặt khác, các tiểu cảnh theo kiểu Trung lại có sự kết hợp với các lan can gỗ, cầu bắc qua hồ cá và trồng hoa sen trong hồ (nếu diện tích tương đối lớn).

Tuy nhiên dù trang trí theo phong cách nào, phần ban công được tô điểm rạng rỡ cũng giúp căn nhà sáng sủa, rộng lớn và đến gần với thiên nhiên trong lành hơn.

Bên cạnh cách phân chia theo vị trí, tính chất thành phần của tiểu cảnh cũng là một yếu tố khác để phân định chúng. Dựa vào đây, chúng ta có thể chia tiểu cảnh thành hai loại là tiểu cảnh khô và tiểu cảnh nước.

Tiểu cảnh khô

Đúng như tên gọi, tiểu cảnh khô hoàn toàn loại bỏ yếu tố nước ra khỏi thiết kế. Theo đó, chúng chỉ gồm cây cảnh, hoa lá, đá sỏi, hệ thống trang trí như ánh sáng, âm thanh. Những chi tiết này sẽ kết hợp với nhau tạo thành một khung cảnh thiên nhiên tráng lệ nơi vùng cao nguyên, mang đến cảm giác tĩnh lặng nhưng không kém phần rực rỡ của núi non hùng vĩ.

Tiểu cảnh khô phù hợp để đặt trong nhà, thường ở dưới gầm cầu thanh, ban công hoặc sân thượng. Chi phí thiết kế và thi loại vườn cảnh này cũng rẻ hơn nhiều so với tiểu cảnh nước.

Với tiểu cảnh nước động: nước động tức là nước có sự lưu chuyển. Chúng thể hiện ở hòn non bộ có thác nước, hồ cá có hệ thống điều hướng dòng nước,… Tiểu cảnh nước động mang đến sinh khí cho ngôi nhà, đồng thời cũng là vật phong thuỷ hàng đầu để chiêu tài cho doanh nhân và mang đến thuận lợi cho con đường khoa cử.

Tiểu cảnh nước tĩnh: ngược lại, chi tiết hồ nước trong tiểu cảnh nước tĩnh không có sự chuyển động của nước. Vì vậy, chúng rất dễ bị đọng cặn bã và cần được làm sạch thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều danh nhân, cư sĩ xưa và nay lại rất yêu mến loại cảnh sắc này bởi chúng mang đến nét tĩnh lặng an yên nơi cõi thiền, nuôi dưỡng tâm tính và điều hoà cảm xúc con người cực kỳ hiệu nghiệm.

Tiểu cảnh hồ cá sân vườn thuộc loại tiểu cảnh sân vườn, tiểu cảnh nước. Về phần nước tĩnh hay nước động tuỳ thuộc vào sở thích của gia chủ. Với loại tiểu cảnh này, bạn sẽ nhìn thấy ở các khu vườn có diện tích rộng với những tán cây cao lá rộng và hoa cỏ bao quanh. Chúng cũng được dựng hòn non bộ và thác nước để khiến toàn bộ khung cảnh trở nên sinh động và “thật” hơn.

“Nước quản tài vận” là quan niệm phong thuỷ nhiều đời của người Á Đông. Theo đó, sở thích của gia chủ chỉ là một phần, việc quan trọng hơn cả là xác định phương hướng để đặt hồ cá sao cho không khiến vận hạnh của cả ngôi nhà bị hao hụt mà phải mang đến những điềm lành cho chủ nhân.

Các phương hướng tốt để đặt tiểu cảnh hồ cá sân vườn là:

Tây: với những ngôi nhà ở hướng Đông Nam. Tuy nhiên, bạn nên chú ý không để ánh sáng phản xạ từ mặt hồ vào nhà để tránh trường hợp “gương soi chậu máu” hoặc “vạn đạo kim quang” khiến gia đình thất vận.

Tây Bắc: với các ngôi nhà nằm ở hướng Đông. Đây là hướng đặt hồ cá đại cát, đại lợi, cực kỳ thích hợp cho người kinh doanh. Ở hướng này, gia chủ phải chú ý làm sạch hồ cá thường xuyên.

Nam: với các ngôi nhà nằm ở hướng Tây. Bạn phải căn chỉnh sao cho ánh sáng phản xạ không chiếu thẳng vào nhà và phải cách nhà ít nhất 5m.

Đông: với các ngôi nhà nằm ở hướng Bắc. Vận hạnh của bạn sẽ tốt hơn nữa nếu hồ cá nằm gần kênh rạch.

Đông Nam: với các ngôi nhà nằm ở hướng Nam. Các hồ cá nằm ở hướng này nên được khống chế dòng chảy chậm hơn bình thường.

Các hạng mục cần làm khi thiết kế thi công tiểu cảnh hồ cá sân vườn là:

Lập kế hoạch

Chọn cây cảnh và bộ lọc cho hồ cá (hệ thống lọc và máy bơm)

Xác định vị trí hồ và khoanh vùng cây vị trí trồng cây cảnh

Đào hồ

Xây hồ, lắp đặt hệ thống lọc

Xử lý chống thấm, lắp đặt hệ vật liệu lọc

Dọn sạch hồ và trồng cây.

Hồ Cá Cảnh Giả Thủy Sinh Đẹp

Do nhiều sản phẩm có tính chất tương tự nhau nên Hồ Cá Đại Dương tổng hợp lại để tránh loãng topic và thuận lợi cho khách hàng tìm hiểu nhiều hơn những giá trị mà hồ cá Đại Dương cung cấp đến Khách Hàng của mình. Những sản phẩm hồ cá cảnh được hồ cá Đại Dương đem đến khách hàng đều dựa trên tiêu chí “Khách Hàng Là Bạn ” nhằm cung cấp 1 sản phẩm có độ bền và độc đáo. Những sản phẩm hồ cá cảnh đều sử dụng giải pháp trang trí hồ cá giả thủy sinh, giải pháp này đem tới sự sinh động cho hồ cá cũng như độ bền của cảnh, hạn chế thời gian chăm sóc của chủ nhân mà vẫn đảm bảo cảnh quan và tính độc đáo của sản phẩm hồ cá Những thiết kế trong hồ cá giả thủy sinh được đội ngũ nhân viên chăm chút, ghép từng thế đá để đảm bảo sự sáng tạo cũng như không nhầm lẫn sản phẩm với bất cứ cửa hàng nào. Nhân viên trang trí hồ cá cảnh được cập nhật xu hướng cũng như kỹ thuật thường xuyên, Chúng tôi không khoán sản phẩm cho nhân viên để đảm bảo hồ cá được trang trí một cách tỉ mỉ nhất, tạo được sự sắc sảo và riêng biệt so với thị trường, chúng tôi chấp nhận làm ít nhưng sản phẩm phải có tính sáng tạo cao.

Hồ cá cảnh giả thủy sinh trọn bộ giá rẻ.

Lý do tại sao khách hàng lại chọn Hồ cá cảnh của Đại Dương?

Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn, thiết kế và lắp đặt hồ treo tường, hồ cá rồng ,hồ thủy sinh

Đội ngũ nhân viên được tuyển chọn có tay nghề và chuyên trách.

Đảm bảo thiết kế trang trí có tính riêng biệt tạo sự khác biệt.

Dịch vụ hậu mãi được chúng tôi đặt lên hàng đầu.

Quý khách có nhu cầu lắp đặt Hồ cá cảnh xin vui lòng liên hệ:

Hồ Cá Kiểng Đại Dương – 234 Lãnh Binh Thăng, P13, Q11 Hotline: 0902.827.877