Top 7 # Xem Nhiều Nhất Cách Chọn Cá La Hán Mái Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Cách Chọn Cá La Hán Giống

Cá La hán hiện có nhiều giống, mỗi giống đều có một số đặc điểm riêng, chọn giống nào là do ý thích mỗi người, miễn sao chúng có chung những đặc điểm cơ bản của giống là được.

Cách chọn cá La hán con

Theo tâm lý chung, nhiều người thích nuôi cá La hán con hơn là cá lớn. Lẽ dễ hiểu nuôi cá con vừa có giá rẻ vừa có cơ hội trau dồi thêm kinh nghiệm cho bản thân. Thế nhưng nếu không có nhiều kinh nghiệm trong việc chọn lựa, ta dễ bị mua lầm những con cá không đạt chuẩn (có thể ngay cả người bán cũng bị lầm chứ không phải cố ý lừa phỉnh người mua). Điều này nếu mua cá ngoại nhập thì gần như khỏi lo, vì còn nhỏ tháng tuổi cá con ngoại nhập thường đã nổi bướu ở đầu và nổi màu sắc đẹp. Chỉ cần quan sát kỹ là chúng ta dễ dàng chọn được những chú cá đạt chuẩn để nuôi, nhất là khi đến các nơi bán cá có uy tín và được tận mắt nhìn cặp cá cha mẹ chúng để biết rõ gien chúng ra sao.

Nhiều người nuôi cá La hán lâu năm nhiều kinh nghiệm cho rằng: cá la hán con nước ngoài ngoài việc cha mẹ chúng được chọn lọc kỹ về chủng loại, còn được nuôi dưỡng với bí quyết riêng nên bầy cá con mới nổi bướu, nổi màu từ lúc cá còn nhỏ. Vì vật ta lựa chọn mới không bị lầm. Nếu có lầm chăng là ở sự lựa chọn không kỹ nên phải rước về những con cá bị bệnh tật như rách vây, tét đuôi, yếu sức.

Chọn cá La hán con giống tốt.

Tuy mua cá con về nuôi nhưng ta cần phải biết rõ bố mẹ chúng thuộc về dòng gì, tốt xấu ra sao. ĐIều này chỉ có các cửa hàng có uy tín mới đáp ứng được đúng yêu cầu này của ta. Yêu cầu biết cá bố mẹ nhằm vào mục đích tìm hiểu về gien. Nếu cá bố mẹ không hội đủ các yếu tố về màu sắc, về hình dáng (trong đó có việc nổi bướu to) thì bầy con của chúng sẽ không hội đủ những tiêu chuẩn đẹp mà ta cần chọn. Điều mà người nuôi cá La hán có kinh nghiệm đều thấy cá con bao giờ cũng thừa hưởng gien về đầu to của cá la hán cha mẹ. Nếu cá la hán bố mẹ mà không có bướu hoặc bướu nhỏ thì các thế hệ cá con của chúng cục u cũng xẹp như các bố mẹ chúng mà thôi.

Tránh cá La hán cha mẹ đồng huyết

Mặc dầu sự đồng huyết của loài động vật không có vú không quan trọng bằng động vật có vú, nhưng với cá La hán thì lại khác. Kinh nghiệm nhiều người thấy rằng hễ cá cha mẹ đồng huyết thì gien kém phát triển của cá mẹ sẽ ảnh hưởng đến bầy cá con, khiến chúng có các khiếm khuyết về cơ thể. Vì vậy, nếu biết chính xác các bố mẹ đồng huyết ta dứt khoát không chọn nuôi bầy con của nó. Trong trường hợp miễn cưỡng ép cá đồng huyết như vậy, các con sẽ được sử dụng làm cá mồi mà thôi.

Chọn con cá La hán lớn nhất trong bầy

Những con cá lớn nhất trong bầy cá La hán con ta nên chọn mua, dù có phải trả giá đắt hơn những con khác, nhất là khi thấy nó khỏe mạnh và trên đầu đã nổi bướu to hơn những con khác trong đàn. Có điều những con cá con lớn nhất trong đàn thường là cá trống.

Cẩn thận khi chọn cá La hán con có màu sắc nổi trội nhất trong bầy

Cá La hán con nếu trên một tháng tuổi thân hình nó đã bắt đầu ửng màu sắc, chứ không nhợt nhạt như trước. Những con chưa nổi màu thì mình trong vắt. Thế nhưng, nếu trong bầy có những con nào màu sắc trổ sớm nhất, tỏ ra đỏm dáng nhất thì chính đó là cá mái, ta không nên mua. Nhiều người thường lầm về chuyện này. Cứ tưởng con cá có màu sắc đẹp nhất là con trống, không dè về sau nó lại là con mái. Cá mái dù là cá La hán giống hiếm giá trị cũng thua kém giá cá trống rất xa. Chỉ có ai nuôi cho sinh sản mới cần. Tại những trại sản xuất cá giống, nếu gặp trường hợp tỷ lệ cá mái nở quá nhiều, người ta chỉ lựa ra một số ít con đẹp nhất làm giống, số dư còn lại chỉ gạn ra làm cá mồi mà thôi.

Chọn cá La hán con đầu có bướu to

Cá La hán con ảnh hưởng gien của cha mẹ chúng, nhất là cá mẹ. Vì vậy khi chọn cặp cá bố mẹ để ghép cặp, người nào cũng tỏ ra cẩn thận chọn lựa những con thật đúng chuẩn chứ không dám cẩu thả trong việc này. Nếu cá bố mẹ đầu có bướu lớn thì bầy con của chúng sẽ thừa hưởng được cái gien kinh điển này của giống dòng. Thực tế, chỉ có ít trường hợp cá con có bướu đầu lớn là do đột biến mà thôi. Các bướu to trên đầu cá La hán là một đặc điểm được cho là lạ. Vì vậy khi mua nuôi ta nên cố chọn những con cá bướu lớn trên đầu. Đầu cá mái cũng có nổi bướu nhưng thường thì kích cỡ bướu cá mái nhỏ hơn cá trống.

Chọn các phần vây và đuôi

Vây lưng, vây hậu môn cũng như phần đuôi của cá La hán con nếu đã bị rách thì không hy vọng khi lớn lên sẽ được lành lặn lại bình thường, khổ nổi khi cá còn nhỏ mới được vài tháng tuổi ta khó lòng phát hiện được những chỗ rách này. Vì vậy cần phải quan sát kỹ may ra mới khỏi bị lầm lẫn. Những con cá đã bị thương tật này, dù đươc bán với giá rất rẻ ta cũng đừng mua.

Chọn cá La hán khỏe mạnh

Chỉ chọn mua những cá con linh hoạt, năng động và sởn sơ nhất trong đàn, vì đó là cá có sức khỏe tốt, tránh chọn những chú cá dù có ngoại hình mà mình ưng ý nhưng chỉ biết bơi lội lờ đờ, uể oải, xoay trở chậm chạp. Đó là những con yếu sức do bị đồng loại tranh ăn hết mồi, mà biết đâu chừng chúng đang mang trong mình một số mầm mống bệnh tật nào đó ta không hám rẻ mà mua.

Cách Phân Biệt Trống , Mái Cá La Hán

Cách phân biệt trống , mái cá La Hán

Cách phân biệt giới tính cá La Hán từ nhỏ !

https://thuyte.com/hinh/tin/to/1514626077.jpg

phan biet trong mai ca la han,phan biet trong mai ca la han

Cách phân biệt giới tính cá La Hán từ nhỏ !

1. Phân biệt giới tính dựa vào thuộc tính của vây bụng cá trung (Tỷ lệ chính xác khoảng 60%)

Do cá mái khi sinh sản phải dùng vây bụng để lắc cho rớt trứng và cung cấp khí oxy; đề phòng các vi khuẩn xâm nhập và dùng vây để loại bỏ các tạp vật, vì thế nếu như dùng tay tiếp xúc, đụng vào vây bụng, nếu thấy mềm mại thì đó là cá cái, con hơi cứng là cá đực.

2. Phân biệt giới tính bằng xương vây lưng cá trung (Tỷ lệ chính xác khoảng 60%)

Xương vây lưng từ cái thứ nhất đến cái thứ sáu có biểu hiện tương đối thô kệch và có hình tròn là cá có giới tính đực, còn có biểu hiện nhỏ, có hình dẹp thì là cá cái.

3. Phân biệt giới tính dựa vào đốm đen trên vây lưng cá con (Tỷ lệ chính xác đạt khoảng 60%)

Cá La Hán là giống cá lai tạp giao nên phương pháp phân biệt giới tính căn cứ vào đốm đen trên vây lưng của chúng cũng không chính xác lắm. Nhưng những phương pháp phân biệt thông thường lại không thể áp dụng khi cá con nhỏ, cho nên phương pháp phân biệt này vẫn được sử dụng. – Vây lưng không có đốm đen: 80% là cá đực. – Vây lưng có đốm đen: 60% là cá mái.

4. Phân biệt giới tính dựa vào quan sát động thái cá cá con (Tỷ lệ chính xác là 75%)

Thông thường cá La Hán đực nhỏ tương đối “lì lợm”, còn cá La Hán cái nhỏ rất dễ sợ (nhát) và bị chuyển màu. Khi chúng sống trong tình trạng thức ăn không đầy đủ (ở các của hàng kinh doanh cá kiểng), dùng tay quẫy nhẹ vào trong bể cá, nếu thấy cá Hoa La Hán không hoảng hốt bỏ đi phần lớn là cá đực, còn nếu thấy cá ẩn náu lâu dưới đáy bể hoặc sau các hòn đá tạo cảnh và thể sắc chuyển màu đen thì thông thường là cá mái. Khi ăn no, thông thường cá Hoa La Hán sẽ có một chút thay đổi chẳng hạn như khi thấy con người đến gần, thông thường cá Hoa La Hán phần lớn sẽ bơi tán loạn, còn cá Hoa La Hán đực sẽ bơi đến một cái hốc nào đó bên cạnh.

5.Phân biệt giới tính dựa vào quan sát trạng thái tĩnh (Tỷ lệ chính xác khoảng 80%)

Quan sát cá Hoa La Hán con, bộ phận bụng của chúng hơi phình to ra một chút thì khả năng tính cái là rất lớn. Còn khi lật mình cá xem cơ quan sinh dục của chúng, nếu thấy nó hơi lồi ra thì phần lới chúng mang giới tính đực, còn nếu xem không thấy có gi lồi ra thì đó là cá mái.

6. Phân biệt giới tính dựa vào tuyến ngực cá trung (Tỷ lệ chính xác khoảng 90%)

Cách nhìn của phương pháp nhận biết này tương đối mơ hồ, nhưng tỷ lệ chính xác lại rất cao. Thông thường cá đực sẽ có tuyến ngực phần bụng tương đối nhọn, và chỗ hàm dưới của cá giống như là nhiều cục thịt rất to. Còn tuyến ngực phần bụng cá cái thì thương đối tròn.

7. Phân biệt giới tính bằng tuyến sinh dục cá trung (Tỷ lệ chính xác cao nhất, khoảng 95%) Lúc bình thường lỗ sinh dục của cá đực sẽ lồi ra hình chữ V, còn lỗ sinh dục của cá mái sẽ lồi ra hình chữ U. khi phát dục, tuyến sinh dục của cá mẹ lồi hẳn ra, lúc này là lúc quan sát để phân biệt chính xác nhất.

8. Con đầu đàn: (95%)

Con đầu đàn thường là con được nở đầu tiên trong số trứng được ấp nở . Con đầu đàn thường rất cứng đầu và phát triển nhanh , to , đẹp nhất đàn , các bạn có thể hiểu như con thủ lĩnh nên rất dễ phân biệt trong đám cá bột của mình , và tất nhiên thường là cá trống .

Cá La Hán Mái Đẻ Trứng Thế Nào

Đa số cá La hán mái có thói quen đẻ vào buổi chiều hoặc lúc chạng vạng tối. Và thời gian đẻ trứng kéo dài từ một giờ đến vài ba giờ mới xong hẳn.

Chọn cá la hán bố mẹ

Chăm sóc cá la hán con mới đẻ

Cá La hán mẹ đẻ trứng

Sau khi việc đẻ trứng và thụ tinh cho ổ trứng hoàn thất, trống và mái đều mệt. Và những hiện tượng sau đây của chúng thường bộc lộ ra: Cá La hán mẹ không biết có phải do bản tính quá hung dữ trỗi dậy hay không mà thản nhiên quay lại giá thể đẻ ăn chính ổ trứng của nó. Còn cá La hán bố cũng vậy, hay là do ham làm tròn thiên chức làm cha mà quay sang đuổi đánh cá La hán mái, như đuổi đánh kẻ thù không đội trời chung với nó.

Thật ra hiện tượng cá mái vừa đẻ xong liền quay lại ăn ngon lành ổ trứng mà nó vừa đẻ ra không riêng cá La hán mái mà nhiều loài khác cũng vậy. Đơn cử có cá Lia thia mái. Vì vậy chúng ta không ngạc nhiên khi thấy cặp trứng nào trong bụng cá cũng chi chít đến số ngàn thậm chí đến mấy ngàn trứng mà bầy con của chúng khi nở ra đâu đáng được bao nhiêu.

Cá mái quay lại ăn trứng của nó ngoài thói tật vừa kể ra còn do nhiều nguyên nhân khác nữa. Chẳng hạn như trong thời gian nó đẻ trứng xảy ra những sự cố làm nó hoảng sợ như có tiếng động mạnh(tiếng đồ vật ngã đổ, tiếng chó cắn lộn, tiếng gây lộn hoặc nói to tiếng với nhau của người trong phòng…Thậm chí người qua lại cạnh hồ cá quá đông, hay chỉ cần thay đổi cường độ ánh sáng trong phòng) nó cũng xáp vào ổ trứng ăn một cách điên cuồng. Ngay cả cá La hán trống trong thời gian ấp trứng nếu gặp những sự cố như trên, nó cũng hoảng hốt và thu gom ngay hết số trứng vào bụng!

Cách đặt hồ cá La hán

Chính vì lẽ đó nên chúng tôi mới khuyên quý vị là nên đặt đẻ vào nơi thật sự yên tĩnh nhất trong nhà, và nên che kín các vách hồ lại để tạm cách ly môi trường số của đôi cá sinh sản với thế giới bên ngoài. có làm được như vậy cặp cá bố mẹ mới yên tâm đẻ và ấp trứng.

Được biết, trong đời sống hoang dã bên ngoài, sau khi cá mái đẻ xong, cá trống liền đánh đuổi cá mái đi xa và tự con trống đảm nhiệm việc ấp và canh chừng ổ trứng cho đến ngày bầy cá bộ ra đời.

Chính vì biết ý sát con của con mái, nên khi thấy cá La hán mái vừa đẻ hết trứng trong bụng của nó khoảng 1 giờ (vì phải chờ cá trống thụ tinh xong ổ trứng), ta liên cách ly cá mái ra hỏi ổ trứng ngay, bằng cách bắt ra ngoài nuôi riêng.

Chỉ cần một tháng được nuôi riêng, không những cá mái phục hồi được sức lực trở lại như trước mà còn sẵn sàng đẻ tiếp lứa sau vì bụng đã căng trứng. Có điều liệu ta có thể cho cá mái đó đẻ tháng một như vậy mãi hay không? Nếu cứ cho cá đẻ tháng một như vậy chắc chắn nó sẽ mau kiệt sức, sinh sản kém dần từ số lượng trứng mõi lứa và cá con sinh ra cũng kém sút chất lượng dần.

Còn trường hợp giữ cá trống lại để ấp ổ trứng, liệu điều này có lợi hay có hại? Đó cũng là điều quan trọng ta cần quan tâm đến.

Cá La hán trống tuy không có tật ăn trứng như cá La hán mái nhưng nếu giao ổ trứng cho nó ấp thì ổ trứng không được tuyệt đối nguyên vẹn. Vì lẽ trong thời gian canh chừng ổ trứng (đồng thời dùng vây quạt liên tục cho trứng nở) cá trống thường dùng miệng của nó gắp ra ngoài giá thể những trứng bị hư do không được thụ tinh hoặc bị nấm mốc (trứng hư có màu trắng đục) rồi ăn ngay những trứng dó. Việc làm này nhằm bảo vệ sự an toàn cho các trứng tốt, nhưng con trống đã vô tình ăn lan sang một số lớn trứng đã được nó thụ tinh đầy đủ!

Vì vậy, nếu để cho cá trống La Hán ở lại hồ ấp ổ trứng của nó thì tỷ lệ cá bột nở ra sau này sẽ rất thấp, mười phần chỉ còn lại hai, ba phần. Chẳng hạn thay vì mỗi lứa được cả ngàn cả con thì may ra chỉ còn lại vài ba trăm mà thôi!

Cách tốt nhất mà mọi người thường làm là cách ly cá cha mẹ với ổ trứng sau khi đẻ xong. Hoặc dời ổ trứng sang một hồ khác để ấp nhân tạo, còn cặp cá bố mẹ tách ra nuôi riêng với chế độ chăm sóc đặc biệt hơn, cung cấp thức ăn nhiều dinh dưỡng hơn để chúng mau hồi sức mà để tiếp lứa khác trong tháng sau. Giống này có khả năng đẻ mỗi tháng một lứa.

Hồ ấp cá La hán nhân tạo

Muốn vậy, trước đó ta phải chuẩn bị sẵn một cái hồ kiếng có kích thước nhỏ chứa khoảng 10 lít nước là vừa để đặt ổ trứng vào ấp. Nếu không sẵn loại hồ nhỏ này ta có thể sử dụng các loại xô nhựa, khạp, thau, chậu.. để ấp trứng cũng được. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là hồ kiếng vì với loại hồ này ta sẽ dễ dàng quan sát, theo dõi quá trình việc ấp trứng nhân tạo, từ khi còn là trứng cho đến lúc cá bột ra đời.

Hồ ấp nhân tạo cần có máy sục khí nhẹ, tắt hệ thống lọc và giữ nhiệt độ trong khoảng 28 đến 30 độ. Chỉ hai ngày sau trứng bắt đầu nở rộ. Cá La bán bột có chiều dài khoảng 1mm, mấy ngày đầu đeo bám vào giá thể vì chưa biết bơi. Có thể nuôi cá bột trong hồ này thêm một tuần cho cứng cáp, rồi vớt hết chúng ra nuôi vào hồ kiếng có kích thước lớn hơn, để chúng có môi trường sống tốt mà tăng trưởng nhanh.

(hình ảnh tham khảo từ internet)

La Hán Xanh: Cách Trồng &Amp; Chăm Sóc La Hán Xanh (Rong La Hán)

La hán xanh là loại cây khoác trên mình màu sắc tuyệt đẹp, ngoài ra la hán xanh còn được biết đến với tên gọi “rong la hán hoặc rong đuôi chồn”.

La hán xanh tên khoa học là , thuộc họ Cabombaceae và nằm trong chi Cabomba. Cây la hán xanh thuỷ sinh được phát hiện và mô tả khoa học đầu tiên vào năm 1837 bởi nhà thực vật học người Mỹ (ông Asa Gray). Ở Việt Nam, la hán xanh còn được gọi là rong la hán hoặc rong đuôi chồn.

La hán xanh là dạng cây có thân thẳng đứng, chúng có nguồn gốc bắt đầu ở những khu vực thuộc châu Mỹ. Trong tự nhiên loài la hán xanh thuỷ sinh này lây lan rất nhanh và ở một số quốc gia như Úc, nó còn được coi là một loài xâm lấn hoặc cỏ dại có ý nghĩa quốc gia.

Cây rong la hán có thể được nhân giống như bất kỳ các loại cây có thân thẳng đứng khác. Có thể cắt trực tiếp phần ngọn của cây mẹ rồi cắm xuống nền bể thuỷ sinh là cây có thể tự phát triển. Lưu ý khi cắt đi phần ngọn, phần thân còn lại của cây mẹ sẽ mất tương đối thời gian để phục hồi và phát triển lại. Cho nên, bạn cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho chúng.

Cách trồng la hán xanh

Khi được nuôi trồng trong điều kiện tối ưu, thân của cây la hán xanh thuỷ sinh có thể dễ dàng phát triển trên bề mặt của một bể cá lớn, ngay cả khi được cắt tỉa. Ở đó, la hán xanh tạo thành những chiếc lá nổi hình thoi và hoa màu trắng. Tuy nhiên, nếu để nhiệt độ trong bể quá cao, hoặc ánh sáng quá thấp sẽ làm cho cây la hán xanh thuỷ sinh phát triển yếu và có xu hướng tàn lụi.

La hán xanh thuỷ sinh có cần Co2 không?

Bài viết “La hán xanh: Cách trồng & chăm sóc la hán xanh (rong la hán)” của Ahisu được bảo vệ bởi đạo luật DMCA. Vui lòng để lại nguồn http://www.ahisu.com/la-han-xanh/ khi đăng tải bài viết này. Xin cám ơn !

Subscribe AHISU để nhận các tin tức mới