Top 14 # Xem Nhiều Nhất Cá Xiêm Xuất Xứ Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Làm Rõ Nguồn Gốc Xuất Xứ Cá Tầm

Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh khẳng định, tất cả cá tầm sản xuất trong nước không có bất kỳ đơn hàng nào được vận chuyển vào TPHCM bằng đường hàng không.

Ông Trần Văn Hào, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh cho biết, Hiệp hội bảo tồn cá tầm thế giới vừa có thông báo, từ năm 2010- 2012 có khoảng 35.000 tấn cá tầm thịt Trung Quốc/năm đã nhập vào VN, bán với giá trung bình 3-4 euro/kg (xấp xỉ 100.000 đồng/kg).

Đại diện Hội nghề cá đang nói thêm về chất lượng cá tầm VN ngày 7/7

Phần lớn cá nuôi TQ là loại cá tầm Trung Hoa, Siberi và các loại cá lai khác, có thời gian chỉ từ 3-6 tháng là được “xuất chuồng”. Song, quan trọng hơn cả là chất lượng của cá tầm nhập lậu không thể ngon bằng cá trong nước và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng hoàn toàn có thể xảy ra do dùng các biện pháp tăng trọng.

Trong khi cá tầm VN hầu hết được nhập từ Nga hoặc châu Âu với 3 giống chính là Siberi, Sterbel (cá tầm lai) và Osetra. Từ tháng 4/2012, Tập đoàn cá tầm VN chính thức công bố nhân thành công giống cá tầm Osetra từ đàn cá bố mẹ nuôi ở VN và đang được nuôi và phát triển với quy mô lớn tại miền Trung và Tây Nguyên. Riêng tại vùng Tây Bắc đang có tiềm năng rất lớn sau khi Chính phủ đưa vào phát điện hai hồ thủy điện Sơn La và Lai Châu.

Về kỹ thuật nuôi, cá tầm VN được nuôi trong lồng và ao nước chảy, thời gian nuôi ít nhất 12- 18 tháng trước khi xuất bán. Các doanh nghiệp VN đều dùng các loại thức ăn nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước với lượng đạm dễ tiêu, chủ yếu được làm từ bột cá nhập khẩu chất lượng cao.

Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh cũng khẳng định, tất cả cá tầm sản xuất trong nước không có bất kỳ đơn hàng nào được vận chuyển vào TPHCM bằng đường hàng không. “Do đó, số lượng cá tầm đang nhập vào TPHCM không phải được sản xuất trong nước mà có nguồn nhập lậu từ Trung Quốc”, ông Hào nhấn mạnh.

Ông Anh Đức, Tổng giám đốc Công ty Cá tầm VN, hội viên Hội nghề cá VN bổ sung, tiềm năng phát triển cá tầm tại VN đang rất lớn bởi có những ưu điểm mà TQ và nhiều nước khác không có như nền nhiệt độ trung bình cao hơn, cho cá rút ngắn thời gian thành thục ra trứng; môi trường các hồ thủy điện rất sạch, tốt, phù hợp với cá tầm; VN có đường bờ biển dài với nhiều loại cá nhỏ được đánh bắt như cá cơm, cá nục để bổ sung dinh dưỡng cá, cho cá sức khỏe tốt cũng như sản phẩm đầu ra với chất lượng cao.

Riêng về chuyện giá bán, theo ông Mưu, ngoài các vấn đề khách quan như chưa sản xuất được con giống, thức ăn phải nhập khẩu thì cá tầm VN phải nuôi dài hơn 18 tháng (trong khi TQ chỉ tối đa 6 tháng) nên giá thành đội lên khá nhiều. Nhưng cá tầm TQ, với thời gian nuôi ngắn như vậy chắc chắn ảnh hưởng đến chất lượng.

Ngoài ra, theo ông Đức, cá tầm trong nước cạnh tranh không lại với cá tầm Trung Quốc không phải vì giá cá nội địa quá cao mà chính là do sự bất cập của các cơ quan quản lý.

“Cá tầm Trung Quốc nhập lậu không phải chịu thuế, sang đến VN lại được một số đơn vị lập lờ nguồn gốc ghi là cá tầm VN để đánh lừa người tiêu dùng thì làm sao cá tầm trong nước có thể cạnh tranh được. Chúng tôi không phản đối cá tầm Trung Quốc nhưng chúng tôi chỉ yêu cầu phải ghi rõ nguồn gốc nếu đó là cá tầm nhập khẩu để người tiêu dùng chọn lựa” – ông Đức nói.

Trước câu hỏi làm thế nào để phân biệt cá tầm TQ với cá tầm VN? Nguyên nhân nào khiến cho cá tầm VN không cạnh tranh được về giá sản phẩm? Ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội nghề cá VN cho hay, nếu cùng là cá tầm lao thì không thể phân biệt.

Nhưng với loại cá tầm Osetra (Nga) sẽ có màu vàng óng ở dưới bụng, mũi dài nhưng hình tròn tù, không nhọn. Mình cá có nhiều vây dạng gai, trải dài cả xương sống và 2 bên hông cá. Trong khi cá tầm TQ có mình dài, thon, gai lưng không nhọn và nổi bật như cá tầm Osetra. Mũi cá tầm TQ dài, nhọn với phần bụng màu đen, xám nhạt hoặc trắng.

Tố Như

Những Lưu Ý Trong Sản Xuất Giống Cá Cảnh Xiêm

Những lưu ý trong sản xuất giống cá cảnh Xiêm – Phướng (Betta splendens)

Được đăng : 13-12-2016 13:49:10

Xiêm-Phướng là đối tượng được nhiều hộ sản xuất đưa vào khai thác trong mô hình nuôi cá cảnh, cùng với nhiều đối tượng phổ biến khác. Xiêm-Phướng được nhiều người mua về nuôi, chơi, đá, cũng là đối tượng được xuất khẩu với số lượng nhiều, ổn định. Đây là loài cá cảnh có nguồn gốc từ Thailand, được nhập vào nước ta, hiện tại có rất nhiều giống, loài, với nhiều kiểu dáng và màu sắc rất phong phú, đa dạng. Là giống cá đẻ trứng, trước khi đẻ, con trống nhả bọt trên mặt nước, con trống ép con mái cho trứng rơi ra ngoài môi trường, con trống thụ tinh và mang trứng vào ấp trong tổ bọt, con trống chăm sóc trứng, cá con trong những ngày đầu non nớt, trước khi cá con tự đi kiếm mồi. Tuy là loài cá cảnh rất dễ sinh sản, sức sinh sản tương đối cao (300-700 trứng/con cái), nhưng cho đến nay, việc chăm sóc cá con sau khi tách trống vẫn còn những khó khăn nhất định, làm bầy cá con hao hụt nhiều. Đối với cá Xiêm-Phướng, sau khi cá con nở ra, trong 3 ngày đầu, cá con sống bằng khối noãn hoàng nằm dưới bụng cá. Tùy theo chất lượng và kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, mà sức khỏe, thể trạng và sự phát triển cá con diễn ra nhanh hay chậm. Cá con..

Xiêm-Phướng là đối tượng được nhiều hộ sản xuất đưa vào khai thác trong mô hình nuôi cá cảnh, cùng với nhiều đối tượng phổ biến khác. Xiêm-Phướng được nhiều người mua về nuôi, chơi, đá, cũng là đối tượng được xuất khẩu với số lượng nhiều, ổn định. Đây là loài cá cảnh có nguồn gốc từ Thailand, được nhập vào nước ta, hiện tại có rất nhiều giống, loài, với nhiều kiểu dáng và màu sắc rất phong phú, đa dạng. Là giống cá đẻ trứng, trước khi đẻ, con trống nhả bọt trên mặt nước, con trống ép con mái cho trứng rơi ra ngoài môi trường, con trống thụ tinh và mang trứng vào ấp trong tổ bọt, con trống chăm sóc trứng, cá con trong những ngày đầu non nớt, trước khi cá con tự đi kiếm mồi. Tuy là loài cá cảnh rất dễ sinh sản, sức sinh sản tương đối cao (300-700 trứng/con cái), nhưng cho đến nay, việc chăm sóc cá con sau khi tách trống vẫn còn những khó khăn nhất định, làm bầy cá con hao hụt nhiều. Đối với cá Xiêm-Phướng, sau khi cá con nở ra, trong 3 ngày đầu, cá con sống bằng khối noãn hoàng nằm dưới bụng cá. Tùy theo chất lượng và kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ, mà sức khỏe, thể trạng và sự phát triển cá con diễn ra nhanh hay chậm. Cá con chuyển dần đời sống từ đáy lên trên mặt, màu sắc chuyển dần từ đen đến nâu, vàng. Cá con chuyển dần từ cách bơi thụ động, sang cách bơi chủ động. Tùy theo nhiệt độ môi trường cao hay thấp, mà khối nõan hoàng sẽ hết sau ngày tuổi thứ tư hoặc thứ năm, thứ sáu. Cá con bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài, do người nuôi cung cấp. Đây là thời điểm quan trọng nhất, làm cho cá con hao hụt nhiều do thức ăn bổ xung không đúng thời điểm, hoặc thức ăn đưa vào không phù hợp, hoặc thời điểm chuyển cá ra hồ không phù hợp, mức nước ương quá cao… Những con cá còn lại trong bầy, có hiện tượng phân đàn thành nhiều kích thước, tăng trưởng chậm, sức đề kháng giảm, màu sắc và kiểu dáng xấu. Bầy cá này nếu làm cá đá, thì mất dần tính gan lỳ, không có răng hoặc ít răng.Trên thực tế, để tránh những rủi ro thường gặp trên, chủ động hạn chế tối đa việc giảm tỉ lệ sống, giảm sự phân đàn, cần có những can thiệp kịp thời. Thời điểm tách cá cha, ra khỏi cá con rất quan trọng. Nếu tách quá sớm, cá con sẽ rất yếu, hay thiếu oxy dẫn đến chết ngộp. Nếu tách trễ, cá con sẽ bị suy dinh dưỡng do thiếu thức ăn, phân đàn cao hoặc sẽ bị cá cha ăn. Nên chọn ngay thời điểm cá con chuyển đời sống từ đáy dụng cụ, lên tầng mặt nước, thân chuyển từ màu nâu vàng sang vàng, cá chuyển sang kiểu bơi lội chủ động, để tách cá cha ra. Sau khi tách cá cha (thường sau 4 ngày), khối noãn hoàng tiêu hết, đây là thời điểm thuận lợi và phù hợp nhất để chuyển cá con ra ao, hồ ương. Dụng cụ ương cá (hồ, ao, vèo, xô, chậu…), phải được chuẩn bị trước đó từ 2-3 ngày. Mức nước trong hồ ương nên bố trí ở mức 10-20cm, thả bèo lục bình chiếm ½ – 2/3 mặt nước, phía trên có lưới giảm sáng. Nên cấy vào môi trường ương cá loại bo bo (trứng nước), nhuyễn, nhỏ trước một ngày, trước khi chuyển cá con ra dụng cụ ương. Dùng nước vo gạo, hoặc nước cám gạo, lọc bỏ phần xác, tưới đều khắp môi trường ương cá. Nước vo gạo làm thức ăn cho bo bo, để chúng sinh sản trong hồ ương. Chọn thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát để cho cá con ra, không nên cho cá ra hồ ương khi trời nắng to, hoặc chuẩn bị mưa, khi trời mưa. Khi cho cá ra hồ, nên cho cá tự bơi, hoặc hơi nghiêng dụng cụ đưa cá ra ngoài môi trườngNgoài thời điểm hao hụt nhiều sau 3 ngày tuổi, đối với cá Xiêm-Phướng, còn một giai đoạn nữa cũng ảnh hưởng nhiều đến tỉ lệ sống của cá ương nuôi. Trong tháng tuổi đầu tiên, khi chuyển từ thói quen ăn mồi là bo bo, sang ăn trùng chỉ, nếu không có giai đoạn để cá quen từ từ với thức ăn mới, có thời gian điều chỉnh các cơ quan trong cơ thể, thích ứng từ từ tránh gây sốc đột ngột, nếu không sự hao hụt là chắc chắn. Thời điểm này người nuôi nên giảm lượng bo bo từ từ và thay dần trùng chỉ, cho đến khi cá chuyển sang ăn được trùng chỉ 100%. Mức nước hồ ương nên tăng từ từ, ở mức không quá 30cm trong tháng nuôi đầu tiên. Đến tháng nuôi thứ 2, tăng dần mức nước đến 40-60cm ở tháng nuôi cuối. Chủ động thay nước, khi hồ nuôi có hiện tượng ô nhiễm.

Đặc Sản Cá Thu Nướng Xứ Nghệ Vào Vụ Tết

Những ngày cuối năm, mặc dù thời tiết lạnh giá nhưng các cảng cá trên địa bàn T.X Cửa Lò như Nghi Thủy, Cửa Hội luôn nhộn nhịp mỗi khi thuyền về bến. Trong đó, mặt hàng cá thu tươi được nhiều tiểu thương và hộ làm nghề ưa chuộng, tìm mua, nhất là trong dịp Tết vì đây là đặc sản được đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Ảnh: Quang An

Chị Trang, một hộ dân sản xuất cá thu nướng tại phường Nghi Hải, T.X Cửa Lò cho biết: Trong các bước làm cá thu nướng thì việc lựa chọn nguyên liệu rất quan trọng, cá thu tươi đánh bắt tại các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa với trọng lượng từ 2kg trở lên khi cắt khúc mới đẹp mắt. Ảnh: Quang An

Cá thu sau khi nhập về được rửa sạch, cắt khúc có độ dày từ 2cm và trọng lượng từ 250 – 350gam. Sau khi loại bỏ vây, đầu, đuôi, ruột sẽ được mang đi phơi cho ráo nước vì càng để ráo, khúc cá sau khi nướng càng ngọt, dai. Ảnh: Quang An

Bà Nồm, một trong những hộ sản xuất cá thu nướng có thâm niên tại T.X Cửa Lò chia sẻ: “Thời điểm cận Tết, do nhu cầu tăng cao nên mỗi ngày gia đình tôi nướng gần 4 tạ cá cung cấp cho thị trường trong và ngoại tỉnh… Năm nay do những chuyến biển gặp khó vì thời tiết nên lượng cá nhập về có phần sụt giảm, việc thuê nhân công cũng hạn chế mà chủ yếu là người nhà làm thôi.” Ảnh: Quang An

Việc nhóm than để nướng cá cũng rất quan trọng vì nếu quá lửa sẽ có thể khiến cá bị cháy nhưng nếu ít lửa thì cá sẽ không chín tới để đạt vị ngon nhất. Ảnh: Quang An

Theo chia sẻ của người làm nghề, để có mẻ cá thu nướng ngon cần theo dõi nhiệt độ than và lật luôn tay để cá chín đều. Đó là lý do mà nghề nướng cá hầu hết do phụ nữ đảm nhận vì đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo. Ảnh: Quang An

Cá nướng khi đạt độ chín sẽ ngả màu vàng, thơm lừng. Những bếp than hồng đỏ rực vừa bắt mắt, vừa giúp xua tan cái lạnh mùa đông khiến ai cũng thích thú. Ảnh: Quang An

Cá thu sau khi nướng chín được đem ra một nơi thoáng mát, dùng quạt thổi nguội sau đó mới xếp vào khay, nếu miếng cá đang nóng mà xếp vào thì cá sẽ bị gãy bởi miếng cá đang nóng rất mềm. Ảnh: Quang An

Sau khi hoàn thiện các bước, cá thu nướng sẽ được đóng gói, mang đi hút chân không và cung ứng cho thị trường. Hiện giá cá thu nướng đang dao động ở mức 230.000 – 240.000 đồng/kg và sẽ có thể tăng lên trong những ngày giáp Tết. Ảnh: Quang An

Quang An

Mắm Cá Rò – Món Ngon Nức Tiếng Xứ Huế

“Rò” vốn là tên một loài gần giống với cá cơm và có nhiều ở vùng biển nước lợ hoặc vùng biển nóng êm dịu. Biển Thuận An ở Huế là một môi trường thuận lợi để loài cá này sinh sống. Và từ đó, người dân nơi đây đã chế biến ra một loại mắm rò độc đáo nức tiếng. Cá rò có xương mềm, vẩy óng ánh và đặc biệt thịt cá vô cùng ngọt thơm đã được người dân mang về ướp ủ làm mắm.

Mắm cá rò nghe chừng như đơn giản nhưng để có được hương vị đặc trưng của biển và độ ngon tuyệt hảo của thịt cá rò thì công cuộc làm mắm vô cùng công phu. Từ cách cá vừa đánh bắt còn tươi nguyên rồi mang về xóc cá sao cho sạch vẩy nhớt mà không bị vỡ nát, cho đến công đoạn rửa cá nhất thiết phải là nước biển hoặc thứ nước muối pha loãng cho có độ mặn tương đương với nước biển, rồi đến phần ướp cá thì mới thấy hết được cái chắt chiu, tỉ mẩn của người làm mắm.

Khi cá ráo nước, người ta sẽ muối cá theo công thức: cứ 6 phần cá, 1 phần muối hột, để chừng mười lăm phút đến nửa giờ cho cá thấm đều muối. Sau đó, cho vào lu vại, ém chặt xuống. Dùng nẹp tre gài bên trên cho con cá không trồi lên. Cứ thế, để qua một tháng là có thể ăn được. Mắm cá rò dùng ăn sống. Nói ăn sống chứ thật ra cá rò khi thành mắm đã thấm muối. Chính độ mặn từ muối đã biến cá sống thành cá chín, có thể ăn ngay được, không cần qua nấu nướng, chẳng ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Cá rò thịt ngọt, mềm, xương nhỏ, nên sau khi làm mắm, ta có thể nhai nguyên con mà không sợ mắc xương.

Để tăng tính hấp dẫn, cần trộn mắm với riềng, ớt, tỏi nhằm góp phần làm mắm có màu đỏ đẹp và vị cay nồng đặc trưng. Món này ăn kèm với cơm, thịt ba chỉ thái mỏng (ba rọi) luộc và rau sống.

Mắm cá rò là món ăn bình dị nhưng làm “xiêu lòng” biết bao nhiêu thực khách và là món quà ý nghĩa dành cho những người thân yêu của bạn trong chuyến du lịch đến vùng đất Cố đô Huế. Chỉ với vài món ăn kèm đơn giản, dân dã, du khách đã có thể thưởng thức những món ăn siêu hấp dẫn rồi.