Top 14 # Xem Nhiều Nhất Cá Vàng Bị Xuất Huyết Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Cá Vàng Bị Xuất Huyết

I. Cá vàng bị xuất huyết là bệnh gì?

a. Cá vàng bị xuất huyết là bệnh gì?

Cá xuất huyết là bệnh cá xuất hiện các vết đốm, vết đỏ dưới da. Cá vàng thường bị xuất huyết vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 và tháng 8 đến tháng 10. Lúc này môi trường nước khoảng từ 25 – 32 độ thời tiết thuận lợi cho các loại vi khuẩn tấn công cá vàng. Hầu như trong các loại cá vàng. Cá vàng Ranchu là loại dễ bị xuất huyết nhất.

Biểu hiện của cá vàng bị xuất huyết: Cá mệt mỏi, bơi lờ đờ, kém ăn. Da cá nhợt nhạt, thân bụng cá xuất hiện những đốm cam xong chuyển dần qua đỏ.

Dấu hiệu của cá vàng Ranchu bị xuất huyết đuôi: dọc ở phần đuôi sẽ thấy màu trắng dần dần chuyển sang màu cam nhạt và màu đỏ. Phần đuôi nào xuất huyết trước sẽ rụng trước. Mạch máu nổi rõ ở phía đuôi hoặc dưới bụng, máy máu phình lên rất rõ.

Dấu hiệu của cá vàng Ranchu bị xuất huyết tay bơi: Gốc tay bơi của cá có những đốm màu trắng, cam hoặc đỏ ngay ở gốc tay bơi. Mạch máu ở phần gốc tay này cũng xuất hiện rất rõ.

Cá vàng bị xuất huyết nếu để quá nặng có thể gây lây lan, chết cá nhẹ thì rụng đuôi, rụng vây… ảnh hưởng đến vẻ đẹp của bé cá. Vì thế nên quan sát cá thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm nhất. Tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả đàn.

Khi phát hiện cá vàng bị xuất huyết:

Bước 1: Cách ly những chú cá bị bệnh ra 1 hồ khác.

Bước 2: Pha tỉ lệ nước hồ có cá bị bênh theo công thức: 5 lít nước + 1 viên Tetracylin + 10 gram muối hạt + 10 giọt XanhMethylen (mua lọ Xanh-Methylen). Sục khí oxi hoặc không sục cũng được.

Bước 3: Mỗi ngày đều cho cá ăn 1 bữa (có thể cho ăn trùn huyết, cám… ), nếu cá bị xù vảy phần bụng thì ngưng cho ăn đến khi vảy xẹp.

Bước 4: Thay nước mỗi ngày để đảm bảo nguồn nước sạch vi khuẩn, vi rút nhất. Tuỳ vào độ bệnh nặng của chú cá mà bạn thời gian điều trị lâu hay nhanh nhưng ít nhất là 3 ngày đến vài tuần.

Bước 5: Khi thấy cá trở về trạng thái bình thường thì thả cá lại vào nước.

III. Cách phòng bệnh cá vàng bị xuất huyết

Muỗi lần sử dụng hồ mới hoặc mua lại hồ cũ bạn nên vệ sinh kỹ, tẩy trùng sạch. Khử trùng kỹ giúp các loại vi khuẩn, vi rút trong hồ giảm đáng kể.

Khi bắt cá mới về dù cá có có biểu hiện bệnh hay không. Thì nên nuôi cá riêng vài ngày, để cá tập làm quen với nước cũng như quan sát xem cá có bị bệnh không.

Bổ sung vitamin C và chất dinh dưỡng hợp lý để cá nhanh lớn, khoẻ mạnh và có sức đề kháng cao.

Vệ sinh bể cá, thay nước thường xuyên để bể cá luôn sạch giảm lượng vi khuẩn, vi rút gây bệnh.

Không nên nuôi cá vàng quá nhiều ở một hồ.

Không cho cá ăn quá nhiều dễ gây hại cho hệ tiêu hoá của cá.

Lắp đèn để cá hấp thụ đầy đủ canxi.

Nên nuôi cá cùng kích thước để tránh tình trạng cá lớn giành thức ăn của cá bé.

Nên thường xuyên vệ sinh bể cá để đảm bảo môi trường sống cho cá.

Trang bị máy lọc nước, máy bơm oxy để giảm nguy cơ bị nhiễm độc cho cá.

Tham khảo chi tiết: Chi tiết những lưu ý cần thiết khi nuôi cá vàng

Cá Koi Bị Xuất Huyết Phải Làm Sao? Hướng Dẫn Diệt Khuẩn

Trong quá trình nuôi cá Koi thì có muôn vàn những khó khăn từ môi trường sống, thức ăn, bệnh tật là những thứ khiến bạn đau đầu. Cá Koi cũng như con người nếu bị ốm mà không chữa trị sẽ khiến bệnh nặng hơn. Thậm chí còn khiến cá bị chết mà không biết lý do tại sao. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra một vài đặc điểm của cá Koi bị xuất huyết.

Triệu Trứng Và Nguyên Nhân Gây Bệnh

Bạn sẽ thấy cá bị xuất huyết khi các phần bụn, vây và đuôi chuyển xang màu đỏ nhạt. Hầu hết bệnh xuất huyết đều do vi khuẩn gây nên khiến cá Koi chết chậm.

Nguyên nhân :

Hệ thống hồ koi lọc nước kém chất lượng

Cho cá ăn quá nhiều khiến lọc quá tải

Cá mới mua về do cơ sở dưỡng không được tốt gặp môi trường lạ và xấu khiến đề kháng của cá kém đi và sẽ bị khuẩn tấn công.

Yếu tố do môi trường và thời tiết và con người

Cá Koi Bị Xuất Huyết Do Nhiễm Khuẩn

Trường hợp nhẹ cá hay cạ mình xuống đáy hồ, nặng thì bơi lờ đờ hay nổi lên mặt nước nơi có nước chảy hoặc chỗ sủi oxi.

Khuẩn ban đầu chỉ tấn công ở bên ngoài bạn sẽ chỉ thấy cá bị đỏ mình, nấm trắng hay nấm ăn vây đuôi. Sau đó sẽ tấn công đến mang và khiến bó mang và tưa mang, ăn trắng mang dẫn đến cái chết.

Bệnh Bại Huyết

Bệnh này do vi khuẩn Aeromonas gây nên và hơi khó để phát hiện triệu chứng. Cá bệnh bề ngoài trong rất bình thường như không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng nếu bạn là người hay quan tâm đến cá thì bạn sẽ thấy lớp vảy ở vùng bụng bị xuất huyết trong một vài trường hợp. Khi giải phẫu thì màu loãng sẽ bị trào ra, những đốm tụ huyết tồn tại ở nội tạng.

Xuất huyết mang cá có xuất hiện nhọt ởi động mạch, màu sắc của tơ mang nhạt dần đi đồng thời sưng lên. Khi bệnh đã trầm trọng màu máu sẽ chuyển thành màu nâu nhạt. Dù nồng độ oxy trong ao có đầy đủ nhưng bạn sẽ vẫn gặp trường hợp cá nổi đầu lên mặt nước.

Bệnh Xuất Huyết Tính Lặn

Khi cá ăn quá nhiều thức ăn chứa lượng protein cao thì sẽ gây ra trường hợp này. Lượng protein tích tụ trong cơ thể một thời gian dài sẽ khiến gan cá có mỡ và lớn hơn bình thường.

Màu sắc của cá vẫn bình thường khi cá mới bị nhiễm bệnh, chất nhờ trên da cá bắt đầu giảm dần. Khi bắt đầu để cá sống trong hồ hưởng trong vòng 2 tiếng rưỡi thì cơ thể sẽ xuất huyết. Khi mới bạn sẽ thấy một bộ phận nhỏ hàm trên của cá chuyển sang màu hồng. Nếu quá trình này kéo dài cá sẽ tồn tại 7 – 8 tiếng và sẽ chết ngay sau đó.

Bệnh Xuất Huyết Tính Trội

Nguyên nhân của bệnh cũng tương tự như xuất huyết tính lặn. Có điều khác là khi giải phẫu thì bạn sẽ thấy túi mật to bất thường và màu nhạt hơn. Vảy bụng phía dưới của cá, phần đuôi và mang có màu hồng như màu máu.

Cách Điều Trị Xuất Huyết Do Nhiễm Khuẩn

Bước 1

Điều đầu tiên cần chuẩn bị 1 tank.

Bước 2

Bắt cá ra tắm tím để khử trùng với tỷ lệ tím 10g thuốc tím cho 80-100 lít nước tùy theo cá nặng hay nhẹ .

Bước 3

Thả cá vào tank cách ly cho muối 3/1000 + C xủi 8-10v/1m3 . chay sủi bơm lọc từ 1-2h để cá phục hồi khi mới tắm tím nồng độ cao .

Bước 4

Dùng tetracylin ( 500mg/1viên ) tỷ lệ 10viên/1m3 + refamicin ( 300mg /1viên) 10 viên /1m3. + cloramin T ( 5g/1m3 ở hồ có pH dưới 7 và 7g/1m3 ở hồ có pH 7 hoặc trên 7 . (Thuốc có thể mua ở hiệu thuốc tây ) Khi đánh thuốc nước sẻ chuyển sang màu đỏ và xuất hiện nhiều bọt .

Bước 5

Thay nước mỗi ngày 30% và bổ sung lại thuốc + muối khi đã thay đi . Lặp lại trong 3-5 ngày .

Bước 6

Khi cá đã ổn định lại thay nước 30% mỗi ngày và k bổ sung nước mỗi ngày cho cá ăn nhẹ đến khi thay hết nước thuốc . muối duy trì 1/1000 . Lưu ý trong thời gian cách ly cá ra tank để điều trị ace hay xử lý vệ sinh lại toàn bộ hồ và bể lọc. Chạy nước mới châm vi sinh . Đây là cách xử lý và điều trị của e khi đã chải qua quá nhiều lần gặp và đã thành công ở rất rất nhiều lần.

Phòng tránh:

THIẾT KẾ HỒ CÁ KOI, THI CÔNG TRỌN GÓI Hotline 091 621 5057 (Ms Loan) Báo Giá Nhanh – Chuyên Nghiệp – Giá Cạnh Tranh Thiên An Garden

Điều đầu tiên trước khi chơi Koi ace cần phải có 1 hồ koi với hệ thống lọc đủ tiêu chuẩn ( có thể lên google hay youtobe tìm hiểu).

Vấn đề về cho cá ăn . ( cho đủ lượng thức ăn cho cá ở từng size và số lượng cá )

Không nên cho cá ăn liên tục quá nhiều khiến lọc quá tải làm hỏng nước.

Trong khi thời tiết quá xấu môi trường k được tốt tạm thời ace hãy cho cá nhịn ăn để giữ nước đc đảm bảo.

Khi mua cá mới về cần kiểm tra kĩ trước khi thả vào hồ . ( nên tắm tím để khử trùng trước khi thả vào hồ).

Tác động do môi trường và con người. Ví dụ: trẻ con ném chất bẩn vào hồ + mưa có thể làm xối đất bẩn lá cây … xuống hồ. Cần vớt bỏ lá cây hay chất bẩn… Trong trc hợp mưa lớn làm xối đất bẩn…

Hãy thay nước 50-70%. Khi thay nước cho muối 3/1000 ( làm cá giảm stress tránh tuột nhớt ) lúc xả nước mới thả C xủi 8-10v/1m3 nước ( tránh sốc nước khi xả nước mới ).

Cá Koi bị xuất huyết là hiện tượng không hiếm gặp ở những người mới nuôi cá Koi. Nếu gặp trường hợp này thì nên xử lý kịp thời để tránh gây tổn thương nặng đến cá.

Dịch Vụ Liên Quan

Bệnh Xuất Huyết Trên Cá Tra Nuôi Công Nghiệp

Trong quá trình nuôi, các ao nuôi tích tụ mùn bã, bùn, rác và các chất thải khác làm ô nhiễm nguồn nước, tiềm ẩn các mầm bệnh đối với cá nuôi; cá thường bị nhiễm bệnh xuất huyết do vi khuẩn, gây thiệt hại rất lớn. Do vậy, cần chú ý các dấu hiệu bệnh lý và tác nhân gây bệnh để phòng và trị bệnh kịp thời, góp phần giảm thiệt hại và phòng ngừa dịch bệnh lây lan.

Nguyên nhân

Bệnh do nhiều loại vi khuẩn như: Aeromonas hydrophila, Pseudomonas sp, E.ictaluri, Clostridium sp,… gây ra.

Triệu chứng

– Xuất hiện đốm đỏ trên da và gốc vây, hậu môn xuất huyết. – Xoang bụng trương to và có nhiều dịch màu vàng, nội tạng xuất huyết. – Gan, thận, lách xưng to, nhũn gan và có màu đỏ sậm. – Trường hợp cá bị bệnh ác tính trên điểm đầu có chấm đỏ (lủng sọ), lồi mắt, tốc độ chết nhanh và tỷ lệ hao hụt cao.

Phân bố

Bệnh xuất hiện tất cả giai đoạn cá nuôi nhất là lúc nước son đổ về, vào mùa mưa lũ….

Phòng trị

– Chọn cá giống khỏe mạnh, không nhiễm bệnh. – Quản lý môi trường tốt (hút đáy định kỳ, không để nước quá xanh, tránh hiện tượng tảo tàn). – Bổ sung men tiêu hóa + vitamin C định kỳ 2-3 lần trong tuần để tăng cường miễn dịch, giúp cá hạn chế bệnh. – Diệt khuẩn định kỳ nguồn nước ao nuôi (7-10 ngày/lần) – Xổ ký sinh định kỳ 20 ngày/lần đối với cá giống hoặc 30 ngày/lần đối với cá thịt

– Ngày thứ 1: Cắt mồi, thay nước làm sạch môi trường tạt Yucca cho cá khỏe

– Ngày thứ 2: Diệt khuẩn nguồn nước ao nuôi bằng PV Iodine, Protec…

– Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6: Trộn kháng sinh cho cá ăn liên lục 2-5 ngày.

– Nếu cá giảm bệnh thì cho ăn + bổ gan + men tiêu hóa cho cá mau phục hồi sức khỏe.

Tài liệu tham khảo

bởi KS DAO TRUNG HIEU (TEPBAC.COM)

Phòng Trị Bệnh Xuất Huyết Trên Cá Rô Phi

Tác nhân gây bệnh

Bệnh xuất huyết trên cá rô phi do một số các loài vi khuẩn như Aeromonas sp, Pseudomonas sp … gây nên. Đây là những chủng vi khuẩn gram âm, có dạng hình que, di động, có khả năng gây tan huyết, phá hủy các mô cơ.

Dấu hiệu

Cá bị bệnh có hiện tượng ăn kém hoặc bỏ ăn, da có màu đen sạm, bơi lội chậm chạm, thường nằm gần bờ ao hoặc các cống nước. Ngoài ra, cá có biểu hiện ngứa ngáy, phản ứng mạnh với các tác nhân bên ngoài. Trên thân có nhiều đốm đỏ; da, mang, hậu môn bị xuất huyết. Góc vây, hàm dưới của nắp mang bị tụ máu thành những lớp màu đỏ. Xoang bụng bị xuất huyết nội tạng.

Phân bố và lan truyền bệnh

Bệnh xuất hiện ở khắp các giai đoạn phát triển của cá. Bệnh thường xảy ra khi cá bị sốc hay trong thời tiết bất lợi, chuyển mùa. Đặc biệt, bệnh phát triển mạnh trong môi trường nước nuôi bị nhiễm bẩn, lượng khí độc tích lũy nhiều dưới đáy ao, hàm lượng ôxy hòa tan thấp.

Bệnh lây truyền theo chiều ngang, lây trực tiếp từ con khỏe sang con yếu hoặc bệnh có thể lây lan theo nguồn nước cấp.

Nuôi lồng: Cần vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ, loại bỏ rong rêu, chất bẩn bám làm tăng dòng chảy lưu thông, vớt phân cá, xác cá để tránh tích lũy mầm bệnh.

Nuôi ao: Cần cải tạo ao theo đúng quy chuẩn kỹ thuật trước và sau mỗi vụ nuôi, định kỳ 15 – 20 ngày bón vôi với liều lượng 2 – 3 kg/100 m². Kiểm soát lượng phân động vật bón xuống ao đặc biệt là những ngày trời nắng nóng. Cần có biện pháp bảo đảm hàm lượng ôxy hòa tan, đặc biệt vào những ngày thời tiết bất thường, đứng gió.

Bổ sung vitamin C, vitamin tổng hợp cho cá với liều lượng 30 mg/kg thức ăn, một tuần/lần. Ngoài ra có thể sử dụng tỏi tươi, xay nhuyễn, kín với liều lượng 3 – 5 g /kg thức ăn, 1 tuần/lần.

Bệnh được chữa trị trong giai đoạn đầu phát hiện bệnh bằng kháng sinh kết hợp với xử lý môi trường nước nuôi.

Một số loại kháng sinh có thể sử dụng để trị bệnh xuất huyết trên cá rô phi:

Nếu bệnh trên cá rô phi giống có thể sử lý bằng phương pháp tắm với Oxytetracylin, nồng độ 25 – 50 ppm hoặc Streptomycin, nồng độ 30 – 50 ppm.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh trị bệnh cho cá cần lưu ý, vì sử dụng kháng sinh liên tục với liều lượng cao dần sẽ gây hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn và ảnh hưởng đến kháng sinh tồn dư trong thịt cá.

Cá thịt xử lý bằng phương pháp trộn Sulphamid với thức ăn, liều lượng 150 – 200 mg/kg cá/ngày. Thuốc phối chế KN-O4-12 liều dùng 2 – 4 g/kg cá/ngày.

Sử dụng thuốc để trị bệnh cho cá liên tục trong khoảng 5 – 7 ngày. Riêng đối với kháng sinh từ ngày thứ 3 trở đi, liều lượng có thể giảm 1/3 – 1/2 lượng thuốc kháng sinh.

Trong thời gian điều trị bệnh lượng thức ăn giảm còn khoảng 1/2 – 2/3 lượng thức ăn thông thường. Sau khi điều trị bệnh bằng kháng sinh có thể sử dụng một số loại men vi sinh để ổn định vi khuẩn đường ruột cho cá.

Theo Nguyễn Nhung, Tạp chí thủy sản Việt Nam,