Top 15 # Xem Nhiều Nhất Cá Tầm Cá Hồi Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Nhà Hàng Cá Hồi, Cá Tầm Chiềng Đi

Nhà hàng Cá hồi, Cá tầm Chiềng Đi, tiểu khu Chiềng Đi, thị trấn Nông Trường Mộc Châu, là địa điểm ăn uống với những món tuyệt ngon chế biến từ các loại cá đặc sản được nuôi ở nguồn nước lạnh tinh khiết.

Với đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp, nhà hàng sẽ chế biến cho bạn 7 món cá hồi: gỏi cá, da cá chiên, nem cá hồi, cá hồi hun khói, lẩu cá hồi, cháo cá, cá chiên; 7 món cá tầm không kém phần hấp dẫn: gỏi cá, cá tầm chiên, rang muối, nướng, lẩu và cháo cá tầm.

Nổi bật nhất ở nhà hàng là món gỏi cá, được nhiều người sành ăn lựa chọn. Khi thưởng thức món gỏi cá, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt lành, thanh khiết của từng miếng thịt săn chắc, dai ngon, béo cùng vị lạ của những lá rau ăn kèm, vị cay của mù tạt.

Món lẩu cá hồi, cá tầm được mệnh danh là món lẩu ngon nhất trong các loại lẩu, không chỉ về giá trị kinh tế mà còn về độ ngon và nguồn dinh dưỡng vô cùng dồi dào mà loại cá này mang lại cho sức khỏe của người thưởng thức. Cùng với chất lượng cá tốt, tươi ngon cũng quan trọng không kém chính là khâu nấu nước dùng. Nước lẩu được đầu bếp của nhà hàng được ninh từ phần đầu và đuôi của cá, nên dù không cần nêm nếm nhiều, vẫn có mùi vị đậm đà rất tự nhiên.

Vốn thịt cá tầm đã thơm béo nên khi kết hợp cùng với cà chua, thêm rau nêm và vài lát ớt, đầy đủ độ thanh, độ đậm, thì có thể gọi là trên cả tuyệt vời. Ngoài ra phải kế đến là cá hun khói chắc thịt giữ được vị tươi nguyên. Trong khi đó cá tầm rang muối thì vô cùng hấp dẫn với vị mặn mà của những hạt muối trắng bao phủ lấy từng miếng cá tầm được chiên vàng giòn, thơm ngậy…

Nhà hàng Cá hồi, Cá tầm Chiềng Đi khẳng định chất lượng và thương hiệu cá sạch với hệ thống khép kín từ “trang trại đến bàn ăn”. Nhà hàng có diện tích nhà sản 2 tầng rộng 5000 m 2 thoáng mát, sạch sẽ, không gian đẹp và ấm cúng cùng trang trại nuôi cá tầm và cá hồi. Đến đây bạn sẽ được tự tay lựa chọn cá bơi tại bể để chế biến các món ăn tươi ngon với giá cá hồi 250k/suất, cá tầm 200k/suất.

Cá Hồi Cá Tầm Sapa Tươi Sống Tại Hà Nội

Từ lâu, mọi người chỉ biết đến cá tầm, cá hồi đông lạnh, ướp đá nhập khẩu thì nay thực khách có thể chọn bắt cá trực tiếp tại bể của NHÀ HÀNG SAPA FISH RESTAURANT tọa lạc tại 1C Phạm Ngũ Lão- Hoàn Kiếm- Hà Nội. Đó là những con cá tầm, cá hồi được nuôi ở nguồn nước lạnh tinh khiết tại Sapa- Lào Cai với giống và nguồn thức ăn nhập khẩu hoàn toàn từ châu Âu.

Điểm thu hút thực khách khi tới nhà hàng là không gian 2 tầng rộng rãi, thoáng mát, yên tĩnh, phòng điều hòa mát lạnh, bãi để xe thuận tiện là địa chỉ lý tưởng để tụ tập, liên hoan, hội họp cùng bạn bè người thân.

từng biết đến là loại cá quý hiếm chứa hai loại chất dinh dưỡng EPA và DHA rất tốt cho sức khỏe con người,là món ăn yêu thích của rất nhiều người sành ăn. Với thực đơn vô cùng đa dạng phong phú. Tại đây thực khách có thể thoải mái lựa chọn các món cá tùy theo sở thích của mình như lẩu cá, Cá tầm rang muối, Cá Tầm xào lăn, Cá Tầm nướng, Da cá Hồi chiên giòn, Nem cá Hồi, lòng cá xào dưa, soup cá hồi.

Đặc biệt là món là một món ăn được nhiều người sành ăn lựa chọn. Là một món ăn tươi sống nhưng để món gỏi ngon thì quan trọng nhất cá phải là cá chất lượng, tươi ngon. Khi thưởng thức món gỏi cá, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt lành, thanh khiết của từng miếng thịt săn chắc, dai ngon, béo cùng vị chua chua của lá chua Sapa, vị cay xé của mù tạt.

Bên cạnh đó phải kể đến một trong những thực phẩm cao cấp trứng cá caviar cá hồi Sapa và ruốc cá tầm, cá hồi và nhiều món ăn hấp dẫn khác từ cá tầm, cá hồi.

Đặc biệt, với trại cá có quy mô lớn nhà hàng sẵn sàng cung cấp sỉ lẻ cho các đại lý, nhà hàng tại Hà Nội đến các tỉnh với số lượng lớn cá tầm, cá hồi tươi sống. Nhà hàng cam kết nói không với hàng Trung Quốc, nhận vận chuyển cá còn tươi sống đến tận cơ sở là địa chỉ tin cậy để quý khách đến đặt hàng, mua sản phẩm.

Với đội ngũ nhân viên nhanh nhẹn, chu đáo, cùng tâm huyết của chủ quán cũng là chủ trang trại nuôi cá, Nhà hàng chắc chắn sẽ làm hài lòng ngay cả những vị khách khó tính nhất khi tới nơi đây.

NHÀ HÀNG SAPA FISH RESTAURANT Địa chỉ: 1C Phạm Ngũ Lão- Hoàn Kiếm- Hà Nội Điện thoại: 0936332489- 0962888518 https://www.facebook.com/CaHoiCaTamSapaFish/ Hãy đến với nhà hàng để thưởng thức món ăn tươi ngon, bổ dưỡng, an toàn mà chỉ nhà hàng mới có!

Cá Hồi, Cá Tầm Việt Nam Tìm Hướng Đi Trong Cuộc Cạnh Tranh Mới

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), hiện nay, cả nước có 25 tỉnh phát triển nuôi cá nước lạnh, sản lượng cá nuôi nhiều nhất là tại các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên, điển hình là Lâm Đồng, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu… Sản lượng nuôi cá nước lạnh từ 95 tấn vào năm 2007 đến năm 2020 ước đạt 3.720 tấn.

Cá nước lạnh đã được nhiều địa phương xem như một trong những đối tượng nuôi quan trọng, góp phần vào khai thác tiềm năng các thủy vực nước lạnh. Việc phát triển trong những năm qua đã đưa Việt Nam vào nhóm 10 nước có sản lượng cá tầm lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Nga, Italia, Bulgaria, Iran, Mỹ, Pháp, Việt Nam, Ba Lan và Đức.

Nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng

Ông Trần Đình Luân – Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết: Hiện nay, sản phẩm cá nước lạnh của Việt Nam chủ yếu tiêu thụ là cá tươi sống hoặc cấp đông mà chưa qua các chế biến. Một số ít doanh nghiệp xây dựng mô hình khép kín từ sản xuất giống, nuôi thương phẩm, chế biến và xuất khẩu trứng cá tầm và các sản phẩm thịt cá. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm cá hồi, cá tầm nuôi trong nước chủ yếu vẫn tập trung tại các thành phố lớn, các thành phố phát triển du lịch như Hà Nội, Lào Cai, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, TP HCM, … Được xem là một mặt hàng tương đối mới, có giá trị cao nên những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ cá hồi, cá tầm nuôi trong nước xu hướng gia tăng.

Tại một số tỉnh có tiềm năng nuôi cá nước lạnh, một số cơ sở nuôi đã tiêu thụ các sản phẩm cá tầm, cá hồi ngay tại địa phương thông qua các kênh phân phối như bán lẻ tại các chợ, bán trong các siêu thị, tại các nhà hàng khách sạn cao cấp hay bán trực tiếp tại trại khi có khách du lịch đến thăm quan mô hình nuôi. Cá thương phẩm bán tại cơ sở nuôi giao động từ 150.000 đến 250.000 đồng/kg tùy thời điểm và khu vực.

Nuôi cá hồi ở Sa Pa

Một số doanh nghiệp cho biết, đầu năm 2020 do ảnh hướng của dịch COVID -19 đã tác động mạnh đến sản xuất, tiêu thụ thủy sản nước lạnh làm cho giá bán cá hồi, cá tầm giảm mạnh khoảng 150.000 – 170.000 đồng/kg (giảm khoảng 40%). Đến nay, sản phẩm thủy sản nước lạnh cơ bản đã tiêu thụ trở lại với giá khoảng 220.000 – 250.000 đồng/kg. Tuy nhiên, các sản phẩm thủy sản nước lạnh hiện nay chủ yếu là hàng tươi sống, các tổ chức, cá nhân chưa mạnh dạn đầu tư cho chế biến các sản phẩm từ cá hồi, cá tầm.

Theo TS Lê Thanh Lựu – Hội Nghề cá Việt Nam: Hiện nay ở các siêu thị đã thấy xuất hiện cá phi lê, cũng như các phụ phẩm lườn bụng, đầu cá hồi đông lạnh. Điều này cũng có nghĩa là thị trường đã có dấu hiệu mở rộng ra đối với một số loại sản phẩm mới khác với sản phẩm truyền thống- cá sống.

Nhu cầu tiêu thụ cá nước lạnh càng ngày càng tăng, nhưng theo TS Lê Thanh Lựu, sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nên Việt Nam vẫn phải nhập khẩu hơn 50% đối với cả nhóm cá hồi lẫn cá tầm. Cá hồi (salmon) nhập nội đông lạnh luôn có giá cao trong siêu thị (320.000-380.000đ/kg), thậm chí cao hơn giá cá hồi vân sống xuất ra từ trang trại (270.000-320.000/kg) nhưng vẫn được người tiêu dùng ưa chuông. Những phụ phẩm của nhóm cá hồi này như đầu, lườn bụng cũng được bày bán tại siêu thị với giá vừa phải (30.000-50.000đ/kg) phù hợp với nhu cầu của khách hàng trung bình ở đô thị. Cạnh tranh giữa hai loài cá hồi này trên thị trường chưa phải là thách thức lớn vì sản lượng cá hồi Việt Nam rất thấp và chỉ mới cung cấp cho các khu du lịch, một số nhà hàng lớn.

“Trong trường hợp cần thiết phải cạnh tranh thì cá hồi Việt Nam sẽ mở ra hướng mới là phải tạo ra các loại sản phẩm ăn liền (cá xông khói lạnh, nóng; ruốc cá hồi, nuôi cá hồi lấy trứng….)” – ông Lựu khuyến nghị.

Trong lúc đó, sản lượng cá tầm năm 2019 của Việt Nam ước tính đạt 2500 tấn. Lượng cá tầm nhập khẩu từ Trung Quốc ước tính 4.500 tấn chiếm khoảng 65% nhu cầu của thị trường, nhưng số cá này nhập bằng con đường tiểu ngạch.

“Giá cá tầm Trung Quốc trên thị trường tới người tiêu dùng chỉ đạt 140.000-160.000đ/kg, trong lúc đó cá tầm nuôi tại Việt Nam giá xuất từ trang trại đã đạt 150.000-170.000 đồng/kg và người tiêu dùng phải trả 200.000-240.000đồng/kg. Rõ ràng cạnh tranh giá cả giữa cá nhập nội và cá sản xuất tại Việt Nam phụ thuộc vào chất lượng, nguồn gốc xuất xứ” – ông Lựu cho biết.

Cá tầm giống

Theo đại diện Hội nghề cá Việt Nam, cá tầm Trung Quốc hiện diện khắp mọi nơi tại các chợ, nhà hàng, siêu thị nhưng với nhãn hiệu cá tầm Việt Nam. Cá tầm Trung Quốc có chất lượng thấp, giá chỉ bằng 60-70% cá tầm nuôi tại Việt Nam là một thách thức lớn/ cạnh tranh khốc liệt đối với cá tầm nuôi tại Việt Nam. “Rõ ràng, cạnh tranh trên thị trường giữa cá tầm nuôi tại Việt Nam và cá tầm nuôi tại Trung Quốc là thách thức lớn đối với các nhà sản xuất tại Việt Nam” – ông Lựu nhấn mạnh.

Cần một chiến lược cho cá nước lạnh

Luật Quy hoạch được Quốc hội thông qua năm 2017 đã bãi bỏ các quy hoạch ngành, quy hoạch đối tượng, trong đó có Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Việc bãi bỏ quy hoạch phần nào gây khó khăn cho các địa phương trong quản lý sản xuất; các doanh nghiệp khó khăn trong hoạch định, xây dựng kế hoạch phát triển cá nước lạnh một cách bền vững.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, mặc dù Chính phủ, các Bộ ban ngành trong thời gian gần đây đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ ngành thuỷ sản trong đó có cá nước lạnh tuy nhiên, các cơ sở sản xuất cá nước lạnh chưa được hưởng các chính sách ưu đãi từ các chính sách trên. Phần lớn các cơ sở phải nhập khẩu trứng cá thụ tinh về để ương thành cá giống làm cho giá thành sản phẩm tăng cao, khó cạnh tranh với cá nhập khẩu.

Nuôi cá tầm trên hồ Đa Mi (Bình Thuận)

Trong nuôi cá nước lạnh, thức ăn chiếm hơn 60% giá thành sản phẩm nhưng có đến 50% thức ăn cho nuôi cá hồi được nhập khẩu với giá thành cao. Chi phí đầu tư cho các cơ sở nuôi cá nước lạnh là rất lớn, giá bán sản phẩm chưa ổn định, khó cạnh tranh với cá nước lạnh nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt tại các tỉnh khu vực phía Bắc.

Ở khía cạnh khác, theo ông Trần Đình Luân – Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, việc khai thác và sử dụng nguồn nước lạnh chưa phát huy hết tiềm năng, hiệu quả, vẫn còn tình trạng sử dụng nguồn nước lạnh lãng phí nhất là các cơ sở nuôi ở vị trí đầu nguồn nên còn tình trạng xảy ra tranh chấp về nguồn nước trong mùa khô. Với hệ thống nuôi như hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước tự nhiên đặc biệt các tỉnh Tây Bắc từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm là mùa khô, không đảm bảo nguồn nước cung cấp cho các cơ sở nuôi nên không nâng cao được năng suất. Trong vài năm gần đây, mưa lũ đã gây thiệt hại rất lớn cho các cơ sở nuôi cá nước lạnh.

Về “dài hơi” với ngành nuôi cá nước lạnh, cần tiếp tục có được sự đầu tư về công nghệ sản xuất giống; hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn cho cá nước lạnh trong nước; áp dụng các mô hình nuôi cá nước lạnh ứng dụng công nghệ cao./.

Cá Tầm Nội Khổ Vì Cá Tầm Trung Quốc

Giá rẻ, tồn dư lớn

Ông Nguyễn Văn Toản, Giám đốc Công ty TNHH MTV thủy hải sản Trường Toàn, cho biết công ty đã nuôi cá tầm suối Đà Lạt suốt 7 năm nay, nhưng chưa năm nào gặp cảnh khó, giá rẻ mạt như năm nay.

“Diện tích nuôi cá tầm của công ty gần 3 ha, sản lượng cá hằng năm khoảng 500 tấn. Mấy năm trước, đến thời điểm này cơ bản công ty đã bán hết cá thương phẩm, nhưng năm nay thì quá chậm, còn tồn ở trang trại đến 170 tấn. Nguyên nhân một phần do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng phần lớn là do cá tầm Trung Quốc (TQ) xuất hiện với giá rẻ, chỉ khoảng 125.000 đồng/kg cạnh tranh trên thị trường. Mấy tháng nay, cá tầm TQ xuất hiện nhiều, công ty chúng tôi đã tiến hành dán tem truy xuất nguồn gốc nhưng bán vẫn chậm, giá bán sỉ từ 160.000 đồng hạ xuống còn 130.000 đồng/kg nhưng sức bán chỉ đạt 50%. Với số lượng cá tồn này, chưa kể tiền nhân công (khoảng 250 triệu đồng/tháng), riêng tiền thức ăn cho cá, mỗi ngày chúng tôi phải mất 60 triệu đồng”, ông Toản nói.

Cũng như ông Toản, nhiều doanh nghiệp, cá nhân nuôi cá tầm ở Lâm Đồng cũng gặp chung tình trạng này. Ông Nguyễn Tất Ngà, Phó chủ tịch Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng, cho hay sản lượng cá tầm ở Lâm Đồng năm 2020 đạt gần 3.000 tấn, tiêu thụ chủ yếu ở thị trường miền Nam.

“Thời gian gần đây nghề nuôi cá tầm trong nước gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của cá tầm nhập khẩu từ TQ. Sản lượng cá TQ quá nhiều, giá bán rất thấp, chỉ bằng 2/3 giá cá tầm trong nước. Không chỉ vậy, khi vào Việt Nam thì có sự mập mờ về nguồn gốc do thương lái trộn lẫn cá tầm TQ vào cá tầm Việt Nam dẫn đến người tiêu dùng không phân biệt được đâu là cá tầm TQ đâu là cá tầm Việt Nam, tạo hiện tượng lừa dối khách hàng và sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường”, ông Ngà thông tin.

Đề nghị kiểm soát cá tầm nhập khẩu từ Trung Quốc

“Đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp tịch thu, tiêu hủy sản phẩm và xử lý nghiêm các cá nhân, doanh nghiệp nhập lậu cá tầm theo quy định. Đồng thời, chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trình tự, thủ tục, hồ sơ pháp lý và thành phần loài cá tầm nhập khẩu để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng sản xuất trong nước với cá tầm nhập khẩu từ TQ. Tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm các lô cá tầm nhập khẩu từ TQ với mục đích để đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng”, văn bản của Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng nêu.

Cùng với ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc cá tầm TQ nhập ồ ạt vào Việt Nam bán giá thấp khiến cá tầm Việt Nam không tiêu thụ được nên sản lượng tồn dư rất lớn, ước tại Lâm Đồng tồn khoảng 600 – 700 tấn. Việc này khiến người nuôi cá gặp rất nhiều khó khăn bởi chi phí thức ăn, con giống, nhân công vẫn phải tiếp tục chi trả. Đó còn chưa nói kích cỡ cá tầm càng lớn, vượt ngưỡng nhu cầu của thị trường thì càng rất khó bán.

Ông Nguyễn Tất Ngà

Hơn 3 năm qua, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Khắc phục ‘thẻ vàng’ IUU: Giám sát chặt hoạt động các tàu cá Dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU giảm 20%