Top 5 # Xem Nhiều Nhất Cá La Hán Bị Đốm Trắng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Cá Bị Bệnh Đốm Trắng Và Cách Điều Trị

Trên da cá xuất hiện đốm màu trắng, trông giống được rải những hạt muối cỡ to. Cá sẽ luôn “lao vụt đi”, bơi rất nhanh và đâm vào những hạt sỏi hay những vật dụng khác dùng để trang hoàng trong bể cá.Những loài cá dễ bị nhiễm nhất: Cá da trơn (không vảy) và cá hồng kim trong môi trường nước không có muối.

Loại bệnh này rất khó chữa bởi vì bản chất của kí sinh trùng có 3 giai đoạn trong vòng đời của chúng. Trong suốt giai đoạn dưỡng thể và thể trưởng thành của kí sinh trùng, lớp nhớt cá và lớp nhầy của chúng lần lượt làm lớp bảo vệ cho chúng. Giai đoạn có thể chữa trị duy nhất chỉ là giai đoạn nang (chúng bơi tự do trong nước). Vì vòng đời của chúng kéo dài khoảng 2 tuần, cho nên nếu bạn bắt đầu chữa trị khi lượt nang mới đang hình thành và ngưng trước khi thể trưởng thành của chúng bung ra để sinh sản, thì bạn sẽ có cả một loạt kí sinh trùng mới. Do đó, bạn nên tiến hành chữa bệnh cho cá trong suốt 4 tuần, hoặc trong suốt 2 vòng đời đầy đủ của chúng. Tăng nhiệt độ để thúc đẩy vòng đời của chúng, và có thể làm giảm thời gian chữa trị. Có thể dùng sulphat đồng (0.15 – 0.20 ppm) để chữa và ngăn ngừa bùng phát bệnh. Các thuốc khác cũng dùng được là thuốc malachite green, formalin và methylene blue. Nếu dùng malachite green và methylene blue thì phải dùng theo chỉ dẫn, vì loài cá da trơn rất mẫn cảm với thuốc nhuộm công nghiệp. Bạn có thể tìm thấy các loại thuốc chữa bệnh đốm trắng cho cá ở hầu hết các cửa hàng bán cá. Dùng thuốc như hướng dẫn trên vỏ chai, nhưng đừng chú ý đến thời gian chữa trị: luôn luôn là 2 vòng đời của kí sinh trùng. Người ta cũng tin rằng tỏi là một biện pháp phòng ngừa và chữa trị tốt. Bạn nên chú ý là muối có tác dụng rất ít đối với kí sinh trùng, nhưng nó có thể giúp tăng khả năng đề kháng của da cá trước kí sinh trùng (tăng lớp nhớt).

Hầu như xuất hiện ở hầu hết các bể cá. Có hai loại là bể cá nước ngọt và bể cá nước mặn. Thường xảy ra khi có cá mới, chú cá đó đã bị nhiễm bệnh hay bị yếu đi vì sốc do vận chuyển và thay đổi chỗ ở. Vì lí do này, bạn phải cách ly tất cả những chú cá mới để theo dõi quá trình phát triển của chúng. Trong mọi trường hợp, khi thấy cá mới có dấu hiệu bị bệnh đốm trắng thì phải cách ly ngay. Nếu chú cá mới ở cùng với cả bầy thì không cần phải cách ly nữa vì bệnh đã nhiễm toàn bộ bể cá. Hút sạch lớp sỏi cũng giúp loại bỏ đi những kí sinh trùng đang sinh sản, đây cũng là một biện pháp hỗ trợ cho việc chữa trị.

Malachite green sẽ mất tác dụng dưới ánh sáng mặt trời. Bạn nên tránh để cho bể cá tiếp xúc với mặt trời trong suốt quá trình chữa trị. Trữ malachite green trong một nơi tối. Không làm lạnh thuốc. Malachite green là một chất bị nghi là sinh ung thư. Luôn nhớ đeo găng tay khi tiếp xúc với hóa chất và nước có chứa loại hóa chất này. Nó kích thích phổi cá và làm giảm lượng ôxi hòa tan, do đó làm tăng nguy cơ bị ngạt thở. Nên cẩn thận và thận trọng đối với liều dùng, hãy nhớ là các vật trang trí và sỏi làm giảm đi từ 5-10% sức chứa của bể cá. Do đó, một bể cá có sức chứa trung bình là 20 gallon thì nên canh liều thuốc dùng cho 18 gallon nước, và chỉ đủ cho 9 chú cá chạch hay cá da trơn. Hãy cẩn thận.

Chuẩn Bị Bể Cho Cá La Hán Đẻ

Chuẩn bị bể cho cá la hán đẻ, sinh sản

Bể có kích thước khoảng 90cm X 60cm X 45cm là vừa cho một cặp cá đẻ. Bể cá đẻ cũng cần trang bị các thiết bị như máy sưởi ấm để giữ nhiệt độ luôn ở mức 28°c, máy sục khí để cung cấp đủ oxy cho cá con. Trong thời kỳ cá con vừa nở, không nên dùng máy lọc nước vì cá con dễ bị máy hút lên và chết trên máng lọc.

Có thể đặt một tấm gạch men vào đáy bể để cá đẻ trứng lên đó. Sau đó dùng một tấm kiếng (hay tấm lưới) đặt vào giữa bể để tạo thành 2 ngăn riêng biệt cho cá mái và cá trống. Bể cá đẻ phải có nắp đậy, mặt trước và hai mặt bên phải được che kín để cá không bị phân tâm do các nhân tố bên ngoài như tiếng ồn, bóng người, ánh sáng…

Bể cá la hán đẻ phải dặt nơi yên tĩnh, nơi ít người qua lại, không bị ngược sáng, tốt nhất là ánh sáng trong hồ sáng hơn bên ngoài.

Yêu cầu về nước và thức ăn cho cá đẻ

Nước cho cá đẻ

Nước cho cá đẻ cũng giống như các bể cá khác, cũng phải được xứ lý để loại bỏ tạp chất độc hại trước khi sử dụng. Nên sử dụng máy lọc nước để đảm bảo môi trường nước cỏ chất lượng tốt cho cá đẻ. Ngoài ra, cũng cần trang bị máy sục khí ôxy, máy điều hòa nhiệt độ…

Nhiệt độ môi trường nước cho cá đẻ phải giữ ổn định ở mức 28°c. Độ pH bằng 7 là thích hợp.

Thức ăn cho cá la hán đẻ

Vào mùa sinh sản, trước khi đẻ, cá ăn nhiều hdn bình thường. Thời gian này cần phải cho cá ăn các loại thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là phải giàu chất đạm để cá mái đẻ nhiều trứng và cá trống dồi dào tinh trùng. Các loại thức ăn giàu chất đạm như trùn chỉ, lăng quăng, thức ăn dạng viên… Nếu thức ăn cho cá đẻ không cân bằng, thiếu chất đạm thì có thể cá sẽ ăn trứng sau khi đẻ và thậm chí ăn cả cá con.

Cặp cá đẻ cần phải được cho ăn với chế độ ổn định, ví dụ nếu chúng dược cho ăn hàng ngày thì cần phải giữ nguyên như vậy cho đến lúc đẻ, không nên thay đổi số lần cho ăn trong ngày cũng như lượng thức ăn ở mỗi lần cho ăn.

Chọn cá la hán bố mẹ

Để có đàn cá con khỏe mạnh và có những nét đặc trưng theo ý mình cần phải chọn cặp cá bố mẹ khỏe mạnh, có màu sắc và hoa văn đẹp, và không có khuyết tật.

Nhằm tránh tình trạng đồng huyết ảnh hưởng đến đàn cá con sau này, không nên chọn cá bố mẹ có quan hệ quá gần gũi.

Cho cá bắt cặp đẻ

Khi bước vào thời kỳ sinh sản, cá mái sẽ có những biểu hiện như bỏ ăn, hoặc ăn ít, cơ quan sinh dục hiện rõ ở phần bụng… Lúc này bắt con cá trống cho vào một ngăn bể (đã được chuẩn bị trước), và cho nó nửa ngày để thích nghi với môi trường mới. Sau đó bắt cá mái cho vào ngăn bể còn lại.

Phòng Và Chữa Bệnh Đốm Trắng Cá Betta

Bệnh đốm trắng cá Betta là ký sinh trùng trú ngụ ở bên dưới lớp da của cá. Chúng tạo ra các đốm trắng như hạt muối hay cát phủ đầy cơ thể cá.

Cá có thể bơi giật cục và cố quẹt mình vào các vật thể trong hồ. Bệnh này có thể trở nên trầm trọng nhưng may mắn thay nó rất dễ chẩn đoán và chữa trị.

Ký sinh trùng phát triển rất nhanh nên việc phát hiện bệnh và điều trị kịp thời là cực kỳ quan trọng. Cần hết sức lưu ý rằng cho dù những đốm trắng có biến mất thì không có nghĩa rằng mầm bệnh đã hoàn toàn bị tiêu diệt.

Chúng vẫn tiếp tục sống và tăng trưởng trong nước ngay cả khi rời khỏi mình cá. Đấy là lý do tại sao chúng ta cần tăng nhiệt độ của nước, bởi nếu để nước lạnh thì phải mất nhiều tuần để chu trình sinh trưởng của ký sinh trùng được hoàn tất!

Bạn nên điều trị liên tục cho cá tối thiểu một tuần để tiêu diệt hết mầm bệnh ký sinh (nếu để nước lạnh thì cần lâu hơn). Ký sinh trên mình cá rất khó tiêu diệt, thuốc chỉ có tác dụng ở giai đoạn ấu trùng trong chu trình sinh trưởng của ký sinh trùng, ngay khi vừa trưởng thành, chúng sẽ lập tức tấn công cá.

Chữa trị Bệnh đốm trắng ở cá Betta

Tăng nhiệt độ nước để rút ngắn chu trình sinh trưởng của ký sinh (từ 21 đến 27 độ C, 32 độ C có thể làm cá bị vô sinh. Nên bắt đầu với 29 độ C và giảm dần một khi bệnh thuyên giảm). Tắm nước muối là cách loại bỏ ký sinh hiệu quả.

Nước muối làm ký sinh rời khỏi mình cá và rơi xuống hồ điều trị, vì vậy khi thả cá về hồ cũ thì ở đó không còn ký sinh nữa! Những hoá chất có chứa muối đồng như Coppersafe hay Aquarisol cũng điều trị rất hiệu quả.

Có nhiều loại thuốc chuyên để chữa bệnh đốm trắng có thể tìm thấy trong các tiệm cá cảnh nhưng bạn nên nhớ rằng thuốc càng mạnh thì cá càng bị căng thẳng.

Malachite green được khuyến cáo không nên sử dụng đối với cá da trơn như cá nheo, cá chạch và những cá khác như cá tetra. Điều trị 4 đợt, mỗi đợt kéo dài 3-4 ngày, thay khoảng 50% nước trước mỗi đợt điều trị. Tiếp tục điều trị trong hai tuần để đảm bảo rằng tất cả ký sinh đều bị tiêu diệt hết.

Nên nhớ rằng, thuốc chỉ có tác dụng lên ấu trùng của ký sinh tức khoảng 3 ngày đầu tiên trong chu trình sinh trưởng của chúng. (Ghi chú: ở Việt Nam, thuốc trị bệnh đốm trắng thông dụng là methylene blue.

Có nhiều nhãn hiệu ở dạng viên và chất lỏng lưu hành trên thị trường. Nên đọc kỹ hướng dẫn tỷ lệ pha thuốc trước khi dùng vì nồng độ mỗi loại có thể khác nhau).

Căng thẳng và giảm sức đề kháng là các nguyên nhân làm mầm bệnh tấn công và nhân rộng trên cá.

Tránh làm cá bị căng thẳng bởi các nguyên nhân như nước dơ, nhiệt độ biến đổi đột ngột, ăn quá no…

Cách ly cá mới và cây thuỷ sinh để đảm bảo rằng bạn không đem mầm bệnh từ bên ngoài vào hồ.

Không nên thay đổi nhiệt độ hồ một cách đột ngột.

Luôn bỏ túi đựng cá vào hồ mới khoảng 15 phút để nhiệt độ hai bên cân bằng trước khi thả cá.

Nên nhớ rằng, cùng với chất lượng nước, đấy là những nguyên nhân rất phổ biến làm cho cá bị ký sinh trùng tấn công và gây bệnh.

Nguồn: Tổng hợp

Xử Lý Ao Nuôi Có Dịch Bệnh Đốm Trắng

Nguyên nhân và biểu hiện bệnh Nguyên nhân

Theo các nhà khoa học, tác nhân gây ra bệnh đốm trắng trên tôm bao gồm virus hoặc vi khuẩn gây ra, bệnh thường có tốc độ lây lan rất nhanh và mức độ gây hại rất lớn. Thời gian gây bệnh thường từ tháng nuôi thứ hai trở đi, khi mà lượng chất thải nuôi tôm bắt đầu xuất hiện nhiều, môi trường nước ao bị ô nhiễm, gây stress cho tôm; mầm bệnh có thể đã ủ trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào qua nguồn nước hoặc các loại ký chủ trung gian (cua, còng, cáy, chim..). Khi gặp thời thiết thay đổi sẽ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn bùng phát gây ra dịch bệnh cho tôm.

Biểu hiện

Bệnh đốm trắng do virus gây ra (White Spot Syndrome Virus – WSSV): tôm có biểu hiện hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ. Quan sát vỏ tôm có nhiều đốm trắng ở giáp đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và lan toàn thân, đôi khi tôm cũng có dấu hiệu đỏ thân. Khi các đốm trắng xuất hiện, sau 3 – 10 ngày tôm chết hàng loạt với tỉ lệ chết cao và nhanh.

Bệnh do vi khuẩn gây ra (Bacteria White Spot Syndrome – BWSS): khi mới nhiễm khuẩn tôm vẫn ăn mồi, lột xác và chưa thấy các đốm trắng trên tôm. Tuy nhiên, quá trình lột xác bị chậm lại, tôm chậm lớn. Khi bệnh nặng, tôm không chết hàng loạt mà sẽ chết rải rác, hầu hết tôm bị đóng rong, mang bị bẩn. Lúc này quan sát tôm mới thấy các đốm trắng mờ đục hình tròn nhỏ trên vỏ khắp cơ thể.

Cách phòng và điều trị Đối với ao chưa bị bệnh

Người nuôi cần thường xuyên nắm bắt các thông tin về diễn biến dịch bệnh tại địa phương để có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Khi vùng nuôi đã xuất hiện dịch bệnh mà ao nuôi nhà mình chưa có biểu hiện dịch bệnh, các hộ nuôi nên xử lý bằng các biện pháp sau:

Không nên đến nơi phát dịch, hạn chế người qua lại các ao tôm, trường hợp phải vào ao thì cần thay quần áo và lội qua bể nước khử trùng (Chlorine, formol 5%).

Sử dụng vôi bột (CaO) rải xung quanh bờ ao, đắp chặt cống cấp và thoát nước. Quây lưới quanh bờ ao để ngăn chặn xâm nhập của cua, còng, cá… vào ao, căng dây và lắp hình nộm để chống chim cò vào ao.

Hạn chế thay nước ao, kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi để điều chỉnh kịp thời như tăng cường quạt khí, xiphông đáy ao, ổn định pH, độ kiềm. Đồng thời tăng cường bổ sung Vitamin C, men vi sinh, khoáng chất, thuốc bổ gan, vi lượng vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm. Nếu nước ao có màu trà đậm, kiểm tra thấy lượng Vibrio trong nước tăng vượt ngưỡng thì nên khử trùng nước ao bằng Chlorine, BKC, Vicato… Sau đó, phải bón ngay chế phẩm vi sinh để phục hồi lượng vi khuẩn có lợi trong ao. Thường xuyên kiểm tra sức ăn của tôm trong nhá, vó để điều chỉnh thức ăn phù hợp.

Đối với ao bị bệnh

Đối với những ao nuôi phát hiện tôm có dấu hiệu bị bệnh cần báo ngay với cán bộ thú y để lấy mẫu xét nghiệm, nhằm xác định chính xác bệnh và có biện pháp xử lý.

Ao nuôi bị bệnh có tôm chết ít, nên giảm 70 – 100% lượng thức ăn, xử lý nước ao bằng Vicato ( 5 – 10 ppm); sau đó, bón lại chế phẩm vi sinh để tiếp tục nuôi, đồng thời tăng cường quạt khí. Những ao nuôi tôm chết nhiều (80 – 100%), thì nên vớt hết tôm chết đem tiêu hủy, sử dụng Chlorine (30 ppm) phun xuống toàn bộ ao; giữ nguyên nước ao sau 7 – 10 ngày mới được tháo nước ra ngoài tránh bệnh dịch lây lan ra xung quanh. Lưu ý, mực nước ao tôm xử lý Chlorine nên thấp hơn các ao xung quanh để ngăn ngừa nước mang mầm bệnh rò rỉ sang các ao khác.

Sau khi tiêu hủy ao tôm bệnh cần tháo cạn nước, vét sạch bùn đáy và lật hết bạt lót đáy ao (nếu có) rải vôi phun thuốc khử trùng bạt, đáy ao, bờ ao. Phơi nắng đáy ao 5 – 7 ngày. Sau đó, có thể lấy nước vào ao và thả cá rô phi (3 – 4 con/m2) nuôi ít nhất 1,5 – 2 tháng rồi mới tháo nước cải tạo ao, lót bạt và nuôi tôm vụ mới.

Đối với những ao tôm bị bệnh đốm trắng, người nuôi không nên vội vàng cải tạo để thả nuôi ngay, mà nên cho ao nghỉ 1,5 – 2 tháng để dứt nguồn bệnh và tái tạo lại môi trường nền đáy. Thời gian ao nghỉ nên thả cá rô phi để cá tiêu diệt hết những loài ký chủ trung gian mang mầm bệnh còn sót lại.