Top 13 # Xem Nhiều Nhất Cá Hồng Két Nuôi Chung Với Cá Vàng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Cá Hồng Két Nuôi Chung Với Cá Nào?

Ở khu vực thành thí, hầu như gia đình nào cũng có một bể cá cảnh. Loại cá cảnh được nhiều người nuôi nhất là hồng két. Đây là giống cá phong thủy có ý nghĩa tài lộc. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cá hồng két nuôi chung với cá nào thì phù hợp nhất.

Hồng két nuôi được với cá nào?

Nuôi cá hồng két hay còn gọi là cá huyết đỏ, két đỏ không chỉ giúp không gian nhà thê sinh động mà còn có ý nghĩa phong thủy tốt. Giống cá này hiền lành, dễ nuôi nên có thể nuôi độc lập hoặc ghép đôi với các loại cá như:

Cá rồng bạc: loại cá này sống ở vùng nhiệt đới, có kích thước tương ứng với hồng két. Đặc điểm của chúng là thích sống với cây thủy sinh yên tĩnh, nhanh chóng tấn công khi nhìn thấy con mồi.

Cá tai tượng da beo: cá có thân hình bầu dục, màu đen và có những đốm màu đỏ màu cam bất thường. Kích thước chúng khá lớn nhưng tính ôn hòa, hiền lành. Nếu thấy người đến gần sẽ bơi ra chào đón.

Cá ali: loại cá này có kích thước nhỏ nhưng bản tính săn mồi thì không khác gì hồng két.

Cá hồng két: nuôi chung với chính đồng loại là một lựa chọn hoàn hảo. Nếu nuôi thành từng đàn thì sẽ rất đẹp.

Khi chọn nuôi ghép thì bạn nên chọn những giống cá có cùng đặc điểm, tập tính ăn uống giống nhau để dễ dàng chăm sóc hơn.

Lưu ý khi nuôi hồng két

Cá hồng két có khả năng thích nghi với môi trường mới rất nhanh nhưng đặc điểm của chúng là cần oxy lớn với cái mỏ két của mình. Do vậy bể cá cần thiết kế hệ thống oxy đầy đủ. Nước cần sử dụng nước sạch, vệ sinh 3 ngày thay nước một lần và mỗi lần không vượt quá 1/4 lượng nước trong bể. Sau mỗi lần vệ sinh cá sẽ linh hoạt, màu sắc nổi bật hơn.

Thức ăn của cá đa dạng như thức ăn công nghiệp, thức ăn tươi, giun, tôm…chúng không ăn cây thủy sinh nhưng bản tính hung hăng, thích tìm tòi, đào bới nên dễ làm hỏng cây thủy sinh trong bể. Bạn có thể bỏ qua, không cần trang trí bằng cây thủy sinh.

Khi nuôi cá hồng két chung với các loại cá khác bạn nên để chúng làm quen từ từ, không nên thả quá nhiều loại trong một bể. Việc nuôi ghép với loại cá khác không phải là điều đơn giản nhất là khi chúng đều có khả năng tranh chấp, hung hăng như nhau.

Cá Hồng Két Ăn Gì Lên Màu? Giá Bao Nhiêu Tiền? Nuôi Chung Với Cá Nào

Có lẽ chính vì hình dáng bắt mắt cùng màu sắc sặc sỡ nên chúng được rất nhiều người tìm mua

Cá hồng két vốn là loài cá lai với nhiều dòng cá khác, có hình ovan. Khi còn nhỏ chúng khoác trên thân mình màu da cam đậm, tơi giai đoạn trưởng thành thì chuyển dần sang màu đỏ.

Nhìn giống như mỏ quạ, két, phần đầu và thân tách biệt hoàn toàn , cá hồng két cũng có một đôi mắt rất to đen và tròn.

Bên cạnh màu đỏ thì cá huyết anh vũ lai cũng có thể xuất hiện nhiều màu khác như vàng, tím, đen, xanh…

Có lẽ chính vì chiếc miệng mà loài cá này được gán với cái tên Cá Hồng Két.

Cá huyết anh vũ là loài đẻ trứng, với giống cá hồng két lai thường không thể thụ tinh được. Nhưng với dòng các hồng két trong nước có thể dễ dàng giao phối và sinh sản.

Mặc dù có sức khỏe tốt nhưng Cá Hồng Két cũng có khả năng mắc bệnh Nấm. Căn bệnh mà hầu hết các dòng cá kiểng đều mắc phải. Nếu không phát hiện và chữa trị sớm thì nguy cơ cá chết là 99%

Nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do điều kiện nguồn nước không đảm bảo. Hàm lượng khí NH3 trong nước do phân cá và thức ăn hạt lắng dưới bể khiến môi trường nước bị ô nhiễm

Cách khắc phục cũng rất đơn giản

+ Thay nước trong bể chỉ giữ lại khoảng 1/3 nước cũ, bổ sung thêm nước mới

+ Hòa trộn thêm muối ấm hàng ngày để tiêu diệt vi khuẩn trong bệnh

+ Bổ sung thêm Menthylen vào bể đều đặt mỗi ngày cho đến khi cá khỏi bệnh mới thôi

Nếu không chú ý thì khó có thể biết rằng cá Huyết Anh Vũ được chia thành 3 loại là: Cá hồng két King Kong, cá hồng két đuôi tim và cá huyết anh vũ xăm

Cá hồng két King Kong là loài cá có thân hình to lớn, màu sắc vô cùng đẹp mắt. Chính vì vậy nên giá bán của dòng cá này không hè rẻ nếu không muốn nói là đắt nhất trong dòng cá hồng két.

Cá Hồng Két đuôi tim vẫn là loài cá két đỏ bình thường chỉ khác là từ nhỏ đã được người nuôi can thiệp bằng cách tạo hình trái tim trên đuôi cá.

Nghe hơi bất ngờ phải không nào? Dòng cá này xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc. Với mong muốn nâng cao số lượng cá tiêu thụ, nhiều chủ cửa hàng cá cảnh bên Trung Hoa đã nghĩ ra cách xăm lên mình cá.

Để cá Huyết Anh Vũ có thể sống lâu, khỏe mạnh thì người nuôi cần đặc biệt quan tâm tới các vấn đề về nguồn nước, nhiệt độ, thức ăn và môi trường sống

Cá Hồng Két là dòng cá có sức khỏe tốt nên dễ dàng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau.

Nhưng điểm yếu của chính của chúng là khuôn miệng không thể hé quá to nên khả năng tiếp nhận oxy sẽ kém hơn các loài cá kiểng khác.

Chính vì vậy, điều kiện nước trong bể nuôi cá luôn phải sạch sẽ để giảm thiêu nguy cơ mắc các bệnh về nấm mốc hoặc viêm mang

1 tuần nên thay nước 2 lần, trước khi đổ nước mới vào thì cần vệ sinh sạch bể trước. Theo kinh nghiệm Cá Hồng Két thường trở nên nhanh nhẹn, chịu khó di chuyển hơn sau khi thay nước mới

Cá két đỏ có chiều dài trung bình từ 18 tới 21 cm. Khả năng chịu lạnh kém nên bạn duy trì nhiệt độ bể thích hợp nhất từ 22 tới 27 độ C.

Cá huyết anh vũ là loài cá tương đối lành tính, hầu như bạn sẽ chẳng thấy được chúng xung đột hay cắn nhau với loài cá khác.

Vậy nên, bạn có thể chọn các loài cá có kích thước tương tự chúng như: cá phượng hoàng, cá vàng, cá ông tiên… Chỉ cần lựa chọn giống cá hiền lành thì cá hồng két có thể sống rất hòa thuận

Cá Két đỏ vốn là loài ăn tạp chúng có thể ăn thức ăn hạt, giun, tôm nhỏ hoặc các loại thịt băm nhỏ. Đặc biệt, ngay cả các loại thức ăn thừa do loài cá khác để lại thì cá Hồng Két vẫn có thể ăn được

Nếu quyết định nuôi loài cá này thì bạn không nên trồng quá nhiều tiểu cảnh hay rong rêu, cây nhỏ trong bể. Bởi khi bơi chúng sẽ phá hỏng cây

Bạn cũng nên huấn luyện cá, giúp cá biết khi nào sắp có thức ăn

+ Bước 1: Trước khi chuẩn bị ăn khoảng 3 phút bạn mở đèn chiếu xuống bể để hình thành thói quen. Sau khoảng 1 tháng chúng sẽ biết

+ Bước 2: Mỗi ngày nên cố định 1 khung giờ nhất định để cho cá ăn

Nếu bạn mới mua cá Hồng Két về thả vào bể mà thấy màu đỏ bị nhạt dần thì không cần quá lo lắng.

Nguyên nhân là do cá chưa quen với môi trường mới, chỉ sau khoảng 90 ngày là tình trạng cá phai màu sẽ không còn.

Bên cạnh ý nghĩa trang trí thì cá Hồng Két còn là loài cá phong thủy rước tài lộc, xua đuổi vận rủi, sát khí trong căn phòng.

Màu đỏ trong văn hóa tâm linh thường đem lại ý nghĩa cát tường, may mắn. Dễ nhìn thấy nhất là trong các sự kiện đặc biệt như đám cưới, lễ tết thì sắc đỏ luôn ngập tràn mọi nơi

Đặc biệt theo ngũ hành phong thủy những người tuổi Chuột, Trâu, Mèo là thích hợp nhất để nuôi dòng cá này.

Két đỏ là dòng cá phổ biến không quá quý hiếm nên bạn có thể tìm mua tại bất kỳ cửa hàng cá cảnh nào trên địa bàn Hà Nội hoặc Tp Hồ Chí Minh

“Chìa Khóa Vàng” Giúp Nuôi Cá Hồng Két Thường Thành Công

01:25:10 – 16/12/2014 –

Sở hữu một thân hình bầu bĩnh dễ thương với nhiều màu sắc và chủng loại khác nhau, cá hồng két thường rất nhanh có thể làm xiêu lòng bao dân chơi cá cảnh. Không những vậy, chúng còn được xếp vào Top loài cá may mắn và tài lộc nhất hiện nay.

Mỗi loài cá cảnh có một đặc điểm sinh học cũng như kỹ thuật nuôi riêng và cá hồng két thường cũng không ngoại lệ. Cẩm nang “Chìa khóa vàng” sau đây không chỉ giúp bạn nắm rõ thông tin cơ bản của chúng mà còn một số lưu ý quan trọng khác để bạn có thể nuôi cá hồng két một cách dễ dàng hơn.

“Chìa khóa vàng” giúp nuôi cá hồng két thường thành công

1. Những điều cần biết về cá hồng két thường

Cá hồng két thường có tên tiếng Việt là Két đỏ hoặc được gọi với cái tên mỹ miều khác là Huyết anh vũ. Tên tiếng Anh là “Bloody Parrot” hoặc “Blood Parrotfish”.

Cá hồng két thường thuộc: Bộ Perciformes (bộ cá vược), Họ: Cichlidae (họ cá rô phi). Chúng được lai tạo ở Đài Loan vào những năm 1986 và được nhập nội vào nước ta từ những năm 90.

Đặc điểm nổi bật của cá hồng két thường là cơ thể hình tròn rất xinh xắn với một mõm mũi nhỏ, lưng công dốc, đầu vồ về phía trước với chiếc mỏ không khép kín và quặp xuống như mỏ két. Mắt to tròn trông như đang mơ màng. Dáng bơi la mắt do bóng hơi to khác thường. Cá chuyển từ màu vàng sang màu đỏ khi trưởng thành. Chính nhờ màu đỏ rực vô cùng bắt mắt nên cá hồng két thường được cho là có thể đem lại may mắn cho gia chủ và theo nghiên cứu thì chúng còn là tổ tiên của loài cá la hán hiện nay.

2. Kĩ thuật nuôi cá hồng két thường

– Thiết kế bể nuôi: Vì cá hồng két thường khi trưởng thành có thể đạt kích thước khoảng trên 20cm nên chiều dài tối thiểu của bể là khoảng 60cm, tuy nhiên bạn nên chọn bể dài hơn, vào khoảng 90- 100cm để cá được thỏa sức bơi lội. Thể tích bể khoảng 300- 400L. Nên trang trí thêm đá, lũa, cây thủy sinh trong bể làm nơi trú ẩn cho cá.

– Nhiệt độ nước (C): 21- 28

– Độ cứng nước (dH): 2- 25

– Độ pH: 6.0- 8.0

– Hình thức nuôi: Ghép

– Yêu cầu ánh sáng: Vừa

– Yêu cầu lọc nước: Nhiều

– Yêu cầu sục khí: Nhiều

– Tầng nước ở: Mọi tầng nước

– Loại thức ăn: Tép bò, trùng chỉ, thức ăn thừa trong bể, thức ăn đông lạnh và thức ăn viên

– Sinh sản: Cá hồng két lai thường bị bất thụ do con đực không thể thụ tinh cho trứng. Một số ít cá hồng két nhập nội có thể sinh sản được ở Việt Nam nếu cá thể đực ở dạng thuần chủng hoặc tạp giao gần. Hiện nguồn cá đẹp và “đúng chất” hồng két chủ yếu được nhập khẩu từ các nước khác.

3. Lưu ý khi nuôi cá hồng két thường

Cá thích hợp trong bể có ánh sáng vừa đến yếu, nhiều nơi ẩn nấp (đá, gỗ …). Cá không ăn cây thủy sinh nhưng có thể sục nền đáy. Cá hồng két thường rất ưa sạch sẽ nên cần thường xuyên sục khí và có bộ lọc ổn định.

Vì cá không ăn cây thủy sinh nên có thể cho chúng ăn các con vật từ nhỏ đến lớn. Đặc biệt chúng có thể ăn cá nhỏ vừa cỡ miệng

Kỹ Thuật Nuôi Cá Cảnh Hồng Két

Cá hồng két là một loài lai giữa hai loài cá, hiện có hai giả thuyết lai tạo ra cá hồng két: (1) Amphilophus labiatus lai với loài Heros severus, (2) Amphilophus citrinellum lai với Cichlasoma synspilum. Đây là loài cá nhập nội từ thập niên 90, trung bình nhập 1 – 2 ngàn con/năm, cao điểm gần 5 ngàn con/năm vào năm 2003 được lai tạo ở Đài Loan vào khoảng năm 1986.

Cá hồng két lai thường bị bất thụ do con đực không thể thụ tinh cho trứng. Một số ít cá hồng két nhập nội có thể sinh sản được ở Việt Nam nếu cá thể đực ở dạng thuần chủng hoặc tạp giao gần. Hiện nguồn cá đẹp và đúng nghĩa” hồng két chủ yếu từ nhập khẩu.

Cách nuôi cá hồng két

Chiều dài cá khi trưởng thành đạt 17 – 20 cm, cá sống ở mọi tầng nước trong bể cá cảnh, có nhiều loại cá hồng két lai tạo nhiều màu rất đẹp: từ vàng, hồng, tím, xanh lá cây… Bạn có thể nuôi ghép chúng với nhau tạo thành một đàn cá h ồng két nhiều màu rất đẹp.

Cá thích hợp trong bể có ánh sáng vừa đến yếu, nhiều nơi ẩn nấp (đá, gỗ …). Cá không ăn cây thủy sinh nhưng có thể sục nền đáy làm tung cây thủy sinh lên. Cá thân thiện và đáng yêu, thường nuôi chung với cá rồng hoặc các loài cá hiền lành khác. Lưu ý cá có thể ăn cá nhỏ vừa cỡ miệng, nên nuôi chung với những loài có kích thước tương đương hoặc loài cá bơi nhanh.

Bể nuôi cá hồng két nên có kích thước lớn từ 220 lít, chiều dài 100 cm trở lên, nguồn nước nuôi nên được lọc sạch và sục khí thường xuyên, cần đảm bảo: 21 – 28 o C, độ cứng nước (dH): 2 – 25, độ pH: 6,0 – 8,0. Cá không thích hợp nuôi trong hồ có trồng cây thủy sinh.

Cá ăn tạp, thức ăn động vật là chính, chúng ăn các loại tép bò, trùng chỉ, thức ăn thừa trong bể khi nuôi chung với cá rồng hoặc các loài cá khác, thức ăn đông lạnh (trùng vỉ đông lạnh, thịt bò, heo băm nhỏ, tôm đông) và thức ăn viên.