Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cá Cảnh Bình Mừng Nam Định Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Top 7 Cửa Hàng Bán Cá Cảnh Tại Nam Định

Cách để nuôi cá cảnh trong bể kính để không bị chết?

với các chú cá rực rỡ nhiều màu sắc thì bạn cần phải biết cách nuôi và chăm sóc chúng.

Vấn đề nguồn nước để nuôi cá là một yếu tố quan trọng hàng đầu mà bạn cần lưu ý. Nếu sử dụng nước máy thì bạn cần xử lý chất Clo rồi mới được dùng để nuôi cá. Để hiệu quả cao và nhanh chóng nhất thì có thể đặt các dụng cụ chứa nước này ở một nơi thoáng có nhiều ánh nắng và bật thêm máy xả oxy.

Cần phải lưu ý khi cho ăn với liều lượng vừa đủ, tránh tình trạng dư thừa thức ăn sẽ làm đục nước cũng như tạo thêm mầm bệnh. Cá có tập tính thấy mồi thì sẽ đớp, nên nhiều người cứ tưởng cá còn đói nên cho ăn thật nhiều sẽ làm cá bị đầy bụng mà ra đi. Vì thế cho ăn 2 lần/ngày vào sáng và chiều là hợp lí. Ngoài thức ăn khô thì tùy loại cá mà ta nên bổ sung thêm các loại thức ăn tươi như cá con, cá tram hay cá chép mồi…

Nhiệt độ thích hợp cho bể cá cảnh từ 26 đến 28 độ C. Nếu chênh lệch vài độ thì cá sống vẫn được.

Ánh sáng cho hồ cá: cần đặt tại nơi thoáng mát, cần tránh ánh sáng trực tiếp. Nếu bể cá đặt ngoài trời thì cần tạo bóng mát cũng như hạn chế tác động từ nắng, mưa…

Cần bật oxi cho hồ cá liên tục thường xuyên 24/24h, bể trên 60cm thì cần gắn thêm máy lọc nước, nuôi thời gian lâu sẽ có kinh nghiệm thì áp dụng thêm các biện pháp máy lọc tiên tiến hơn như là chế lọc ván hay lọc tràn…

Bạn không nên hút hết nước cũ 100% và thay nước bằng nước mới mà ta nên hút nước cũ từ 30 cho đến 50% và thêm nước mới vào từ từ nhẹ nhàng để cho cá có thể thích nghi, đừng để tình trạng cá bị sock nước do chênh lệch độ pH và nhiệt độ.

Địa điểm: 23 Phù Nghĩa, Hạ Long, TP. Nam Định, Nam Định

Mong rằng với những chia sẻ và địa điểm cá cảnh Nam Định này sẽ giúp các bạn lựa được những chú cá phù hợp nhất với mình.

Hôm nay Mình chia sẻ cách gắn máy bơm lọc nước cho hồ kiến nuôi cá Vs – 680 và máy Tạo Oxi Boss 9500 Từng chi tiết và kinh nghiệm mình chia sẻ chúc các.

Nghề Nuôi Cá Cảnh Ở Xóm Kim, Xã Mỹ Thắng (Nam Định)

Đánh giá: 0 người đã đánh giá bài báo này.Người viết: khachnonghoc, ngày 6/15/2013, trong mục ” CẢNH QUAN”

Một chiều hè, chúng tôi có dịp thăm khu nuôi thủy sản xóm Kim, xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc – Nam Định), “ngắm” những ao nuôi vuông vắn, rộng rãi được quy hoạch liền kề nhau. Đến giờ cho cá ăn, dưới mỗi ao, hàng vạn cá cảnh, cá thịt “ngửi” thấy mùi cám chen chúc tìm thức ăn. Nguồn lợi thu nhập của trên dưới 40 hộ dân xóm Kim nằm ở đây. Con cá cảnh, vì vậy đang tạo ra sinh kế bền vững cho người dân nơi này.

Nếu như cách đây khoảng 5 năm trở về trước, thú chơi cá cảnh của người dân chỉ chủ yếu nhắm vào các “đại gia”, bởi những loại cá bày bán trên thị trường thường có giá khá đắt lên đến hàng triệu đồng, thì hiện nay, cá cảnh đã trở nên bình dân, gần gũi với người dân hơn. Có thể thấy ở mỗi lứa tuổi, người ta tìm cho riêng mình một loại cá để chơi. Qua đó, thể hiện được tính cách cũng như điều kiện của người chơi cá. Các em nhỏ có thể tự sắm cho mình một bể cá nhỏ, tầng lớp trung lưu thì trang trí cho ngôi nhà của mình một bể trồng thủy sinh. Người có thu nhập cao hơn thì chơi bể nước mặn như đại dương thu nhỏ trong nhà… Nắm bắt được nhu cầu đó, từ khoảng 5-7 năm nay, người dân xóm Kim tập trung phát triển nghề nuôi cá cảnh. Các loại cá mà họ hay nuôi là chép cảnh, tam dương ngũ sắc, cá vàng bốn đuôi… 1 đến 2 năm trở lại đây, một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư nuôi thêm một số cá cảnh khác, có giá trị kinh tế cao hơn như cá Koi, cá rồng. Nhưng chủ yếu, ao nuôi của người dân xóm Kim đa số vẫn là các loài chép cảnh, cá vàng bốn đuôi. Một số gia đình thả thêm cá thịt như cá trắm cỏ, cá trắm đen… Để nuôi được các giống cá cảnh cũng đòi hỏi lắm công phu. Đối với các loại cá cảnh như cá tam dương ngũ sắc, cá chép cảnh, hộ nuôi có thể tự nhân giống bằng cách bán cho nhau. Riêng đối với cá vàng bốn đuôi, phải mua giống từ Hải Phòng. Cá cảnh nói chung sau khi đẻ trứng 3, 4 ngày thì thành cá con. Lúc này thức ăn của cá là trứng luộc nghiền nát hòa với nước té xuống hồ cho cá ăn. Giai đoạn tiếp theo người nuôi cá nghiền bột gạo nấu loãng pha thêm nước thành thức ăn cho cá. Cá được 1 tuần tuổi thì lấy cám vịt, cám lợn ngâm cho nở hòa với nước làm mồi cho cá. Khi cá được 20 ngày tuổi trở lên thì mua cám hạt to khoảng 1 li làm thức ăn cho cá. Giống cá cảnh, theo những người nuôi ở đây cũng ít khi bị mắc bệnh, có sức chịu đựng, chống chọi với mùa đông rất tốt. Tuy nhiên vào dịp cuối năm do cá ít vận động nên thường bị mắc một số chứng bệnh như thối mang cá. Khi đó, người nuôi phải sục nước trong ao, té nước vôi loãng và cho cá ăn thuốc tỏi “Tiên đắc” để phòng thối mang cá. Khi cá gần đẻ thì phải tách các đôi cá bố mẹ riêng để chủ động việc phối giống cho cá. Đối với loài chép cảnh, người nuôi kỳ công hơn, phải bắt từng cặp bố mẹ lên để tiêm thuốc kích thích cho cá đẻ đồng loạt. Người nuôi cá xóm Kim gọi thời kỳ cá đẻ là “vật cá”. Tháng 2, tháng 3 chính là thời điểm cá cảnh đẻ rộ.

Ông Trần Văn Mạnh chăm sóc cá cảnh trong ao nuôi của gia đình.

Ông Trần Văn Mạnh, tham gia phong trào nuôi cá cảnh của xóm từ những ngày đầu. Hiện ông có 1,5 mẫu ao được chia thành 4 ao nhỏ. Với diện tích như vậy, ông Mạnh chỉ thuộc “hàng trung” nuôi cá của xóm. Ao nuôi của gia đình ông hiện có 1,5 vạn cá cảnh với 2 loại chính là cá chép cảnh và tam dương ngũ sắc. Ngoài ra, ông cũng nuôi thêm một số cá thịt như trắm đen. Cũng như các hộ gia đình nuôi cá khác trong xóm, gia đình ông Mạnh lúc nào cũng có cá bán quanh năm. Ông Mạnh cho biết: “Giá các loại chép cảnh hiện nay là 70-75 nghìn đồng/cân. Cá tam dương ngũ sắc có giá từ 80-90 nghìn đồng/cân. Cá Koi có giá 150-250 nghìn đồng/cân. Cá vàng bốn đuôi giá 15-20 nghìn đồng/đôi đối với loại nhỏ. Loại to đạt 80-90 nghìn đồng/đôi. Dịp cuối năm, nhất là vào mùa Tết ông Công, ông Táo giá các loại cá cảnh có thể nhích lên do nhu cầu của người dân vào dịp này tăng mạnh”. Vụ cá năm 2012, sau khi trừ mọi chi phí, ông thu về 50-70 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2013, do giá cả các loại cá đều giảm, ông cho biết có thể năm nay gia đình có mức thu nhập thấp hơn so với năm ngoái một chút.

Đến gia đình ông Trần Văn Hiền, chúng tôi gặp con trai lớn của ông là Trần Văn Ngọc. Anh Ngọc tham gia nuôi cá cùng với bố cũng đã được hơn 1 năm nay. Gia đình anh hiện có trên 6 mẫu ao nuôi cá với tổng diện tích hơn 20 nghìn m2 mặt nước, 2-3 tấn cá trắm đen, 3-4 tấn cá chép cảnh. Gia đình anh Ngọc cũng là người có diện tích nuôi thả cá nhiều nhất xóm Kim. Anh Ngọc cho biết, cho đến thời điểm hiện tại, gia đình đã “đổ” xuống ao gần 1 tỷ đồng để xây dựng 10 ao nuôi. Toàn bộ hệ thống ao nuôi của gia đình đều có hệ thống cống bơm tiêu nước liên thông, khép kín, xung quanh ao và đáy được bê tông hóa. Gia đình anh dành 3 ao để ươm cá trắm đen giống, 7 ao còn lại nuôi cá vàng, cá chép đuôi dài, cá chép vàng In-đô-nê-xi-a… Ngoài ra, nhận thấy nhu cầu chơi cá rồng trên thị trường trong mấy năm trở lại đây tăng lên, gia đình anh mạnh dạn đầu tư thêm vốn, tìm hiểu kỹ thuật nuôi. Năm 2012, gia đình anh đầu tư 50 triệu đồng mua 100 đôi cá rồng về thả nuôi. Giống cá này không nuôi đại trà ngoài ao mà phải nuôi trong bể kính, thức ăn hằng ngày là cá con và tép. Cũng như các loại cá cảnh khác, người nuôi cá rồng nuôi trong khoảng thời gian 6 tháng thì xuất bán. Theo anh Ngọc, một đôi cá rồng sau 6 tháng nuôi có giá bán vào khoảng 900 nghìn – 1 triệu đồng/đôi cho lái buôn. Mỗi lần bán, nhà anh xuất khoảng 10 đôi. Có khoảng 10 hộ gia đình nuôi cá rồng trong xóm. Tuy nhiên, người nuôi cá rồng cũng phải đối mặt với nhiều loại bệnh tật như thối mang, cụt râu, mù mắt… đòi hỏi phải có kinh nghiệm và tốn công chăm sóc. Năm 2012, gia đình anh Ngọc xuất bán hơn 2 tấn cá trắm đen giống và gần 8 tấn cá cảnh các loại, lãi trên 300 triệu đồng.

Có thể thấy, nghề nuôi cá cảnh đang góp phần giúp nhiều hộ dân xóm Kim ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu chính đáng. Những người nuôi trung bình như gia đình ông Mạnh đến những người nuôi lớn như gia đình anh Ngọc đều thu được lợi nhuận “kha khá” sau mỗi vụ cá. Từ nguồn thu nhập này, giúp họ có vốn để đầu tư cơ sở vật chất cho các ao nuôi, đầu tư giống cá mới và nhất là ổn định cuộc sống. Nghề nuôi cá cảnh đòi hỏi công chăm sóc nhiều hơn nuôi các loại cá thịt. Tuy nhiên, theo các hộ nuôi cá ở đây, người nuôi chỉ tốn công sức hơn vào giai đoạn cá bố mẹ chuẩn bị phối giống và cá con mới đẻ. Còn lại thì việc nuôi, chăm sóc cũng không quá khắt khe. Hơn nữa, lại có thể tận dụng được nguồn lao động trong thời gian rỗi rãi, hầu như già trẻ đều có thể tham gia nuôi cá được. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, cũng theo người dân xóm Kim, do kinh tế khó khăn, người chơi cá cảnh cũng hạn chế, dẫn đến giá các loại cá bán ra thấp, ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý người nuôi. Hơn nữa, theo quan sát của chúng tôi, không phải ao nuôi nào của các hộ dân cũng được đầu tư kỹ càng hệ thống cống bơm tiêu nước liên thông, dẫn đến nguồn nước trong một số ao bị ô nhiễm, gây mầm bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cá. Để có thể “trụ” với nghề, người nuôi cá cảnh xóm Kim ngoài việc đầu tư thêm cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ao nuôi cần tích cực học hỏi kinh nghiệm, kiến thức khoa học kỹ thuật qua các phương tiện thông tin đại chúng, học từ những người có thâm niên… để chăm sóc cá tốt hơn. Ngoài ra, để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của dân chơi cá cảnh, nên chăng, người nuôi cá ở đây phải tự sáng tạo, lai tạo những giống cá đẹp, độc đáo mang thương hiệu riêng. Bởi theo các nghệ nhân cá cảnh: “Cá cảnh được ưa chuộng không phải được tính bằng trọng lượng, kích thước mà chúng được tính bằng vẻ đẹp hoàn mỹ thông qua màu sắc, hình dáng”.

Hoa Xuân

Nguồn tin: Báo Nam Định

Chia sẻ bài báo này với bạn bè.

Nghề Nuôi Cá Bớp Ở Bình Định

Hơn chục năm nay, gần trăm hộ dân ở Hải Minh đầu tư đóng lồng bè để nuôi các giống cá bớp, cá chẽm, cá mú, cá hồng…, nhiều nhất là cá bớp. Chúng tôi về Hải Minh để tìm hiểu quy trình nuôi cá bớp khá độc đáo của người dân ở đây.

Làng chài Hải Minh nằm trên bán đảo Phương Mai thuộc phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn, Bình Định) nằm quay mặt ra biển, tựa lưng vào núi, kín gió, rất thuận lợi cho nghề nuôi cá lồng bè.  

Ăn ngủ cùng cá

Từ bến Hàm Tử thuộc phường Hải Cảng, chúng tôi thuê 1 chiếc ghe đò đưa đi vòng quanh những lồng bè nuôi cá nằm san sát vây quanh bán đảo Phương Mai. Con đò ghé mạn vào 1 chiếc bè khá lớn, tôi hỏi to: “Bè mình nuôi cá gì vậy anh?”.

Dù tôi hỏi rõ to nhưng tiếng của chiếc ghe đò nổ xoành xoạch, cộng với tiếng máy xay cá làm thức ăn bữa sáng cho lũ cá vang vang khiến đến mấy phút sau người nghe mới hiểu được ý người hỏi. Chủ bè trả lời gọn: “Cá bớp”. Vậy là tôi rời đò bước lên bè.

Cá bớp lên ăn mồi.

Trên bè, 2 người đàn ông trung niên đứng bên máy xay cá đang hoạt động. Những con cá to bằng cổ tay được cho vào cối xay để sau đó biến thành những miếng cá vụn, tươi roi rói. Hỏi ra thì biết, đó là bữa ăn sáng của lũ cá bớp lứa nhỏ. Bên cạnh, 1 thanh niên đang ngồi dùng dao chặt những con cá thành nhiều khúc, đó là bữa ăn cho lũ cá bớp lứa lớn hơn.

Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi và 2 chủ bè diễn ra giữa tiếng gió lộng và tiếng ồn của máy xay cá.

Ông Nguyễn Lại (56 tuổi), 1 trong 2 chủ bè, kể, ông không phải là người dân Hải Giang, ông ở phường Đống Đa (TP Quy Nhơn, Bình Định). Nghe chuyện người dân Hải Minh nuôi cá lồng bè đạt hiệu quả kinh tế, ông cùng 1 người anh là ông Bùi Văn Hướng (59 tuổi) rủ nhau qua Hải Minh đầu tư 200 triệu đồng mua cây ván đóng lồng bè trên 150m2 diện tích mặt nước và mua lưới, chài để mở cuộc làm ăn.

Ông Bùi Văn Hướng xay cá ồ làm thức ăn cho lứa cá bớp nhỏ.

Cá bớp giống cũng khá đắt, 17.000 đồng/con nhỏ như cây bút bi, ông Lại và ông Hướng phải đầu tư thêm hơn 50 triệu đồng để mua 3.000 con cá giống về nuôi. Hết lứa này đến lứa khác, tính đến nay, ông Lại và ông Hướng đã gắn bó với con cá bớp được 6 năm.

“Do nhà ở xa nên 2 anh em tôi phải ở luôn trên bè để chăm lũ cá. Mỗi sáng sớm chúng tôi chạy ghe về bờ đón mua cá mồi làm thức ăn cho cá nuôi, 6 giờ sáng bắt đầu nổ máy xay cá, băm cá mồi. Dù đã xay bằng máy mà phải mất 4 – 5 tiếng đồng hồ mới xong việc cho cá ăn buổi sáng.

Hiện bè của chúng tôi đang nuôi 2 lứa cá bớp, lứa trước 1.000 con nuôi 5 tháng hiện đạt bình quân 5 kg/con; lứa nhỏ 2.000 con mới nuôi đạt 8 lạng/con. Cá lớn thì cho chúng ăn cá giũa, cá nhỏ thì cho ăn cá ồ. Những loại cá biển làm thức ăn cho cá bớp mua của các ghe làm nghề mành đèn, 13.000 đồng/kg cá giũa và 18.000 đồng/kg cá ồ.

 “Cá bớp thường bị những con bọ nhỏ bằng nửa hạt gạo bâu vào mắt, cá không thấy đường để ăn, ốm dần. Muốn chữa chúng khỏi bị bọ bâu mình phải vớt chúng lên, cho vào thúng chai chừng 100 – 150 con, sau đó xả nước ngọt vào cho chúng bơi lội khoảng 2 phút thì vớt ra sau đó cho chúng xuống lồng trở lại. Muốn phòng bọ cho cá mỗi tuần phải cho chúng tắm nước ngọt 1 lần, vì vậy cứ 5 ngày chúng tôi phải chạy ghe về bờ, mua 1.000 lít nước ngọt để vừa cho người nuôi sinh hoạt, vừa tắm cá”, ông Lại chia sẻ.

Cá bớp ăn ngày 2 lần, sáng và chiều. Hôm nào cá biển vào nhiều chúng tôi cho chúng ăn 5 tạ thức ăn, hôm nào biển động cá ít, cho chúng ăn giảm lại còn 3 – 4 tạ. Cá bớp ăn khỏe nhưng bù lại chúng lớn nhanh như thổi.

Trung bình cứ tiêu tốn 1,5kg thức ăn thì cá tăng trưởng được thêm 1kg. Đầu tư lớn nên anh em tôi phải ăn ngủ cùng cá để chăm sóc chúng”, ông Lại nói.  

Thị trường mênh mông

Ông Bùi Văn Hướng cho biết, nếu vùng nước nuôi sạch, trong, thì tỷ lệ hao hụt của cá giống rất thấp, thả 3.000 con giống chỉ hao hụt khoảng 300 – 400 con.

“Chúng không chịu được nước bẩn nên mình phải thường xuyên vệ sinh những tấm lưới vây quanh lồng, lưới nằm dưới nước lâu ngày bị bùn các chất dơ dưới nước bám vào sẽ gây ô nhiễm vùng nước nuôi khiến cá chết”.

Theo những hộ chuyên nuôi cá bớp ở Hải Minh, nếu cho ăn đủ lực thì nuôi 6 tháng cá đã đạt được trọng lượng 10kg/con. Thị trường không tiêu thụ cá bớp nhỏ, nên hộ nuôi nào bán sớm nhất cá cũng phải đạt trọng lượng 5 kg/con.

Đầu ra của cá bớp thì mênh mông, tại cảng cá Quy Nhơn luôn có những chủ nậu sẵn sáng mở hầu bao thu mua để cung ứng cho các nhà hàng và các công ty chuyên xuất khẩu thủy sản.

“Mấy năm nay giá cá bớp dao động từ 110.000 – 140.000 đồng/kg, hiện nay cá bớp đang có giá 130.000 đồng/kg. Cá bớp không bao giờ bị ế, có bao nhiêu các chủ nậu thu mua hết bấy nhiêu.

Không chỉ có chủ nậu Bình Định thu mua, mà các chủ nậu ở Khánh Hòa cũng thường xuyên túc trực tại Cảng cá Quy Nhơn để đón mua cá bớp lồng bè nuôi ở Hải Minh. Cứ giữ được vùng nước nuôi không bị ô nhiễm, mỗi vụ anh em chúng tôi kiếm mấy trăm triệu dễ như trở bàn tay”, ông Lại cho biết.

Cửa Hàng Cá Cảnh Thanh Trúc Ở Lê Quang Định, Quận Bình Thạnh, Tp.hcm

Địa chỉ

Cửa Hàng Cá Cảnh Thanh Trúc

170, Lê Quang Định

Phường 14, Quận Bình Thạnh

Thành phố Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0903694304

Nông – Lâm – Ngư Nghiệp › Vật Nuôi – Cá Cảnh và Cửa Hàng Cá Cảnh Thanh Trúc nằm ở khu vực Quận Bình Thạnh, chúng tôi Ngoài ra bạn cũng có thể tìm kiếm thông tin của doanh nghiệp trong khu vực từ các liên kết TP.HCM › Quận Bình Thạnh › Phường 14 › Lê Quang Định. Đây là một trang web rất hữu ích giúp bạn tìm kiếm thông tin chi tiết của một địa điểm và chỉ dẫn đường đi đến Cửa Hàng Cá Cảnh Thanh Trúc.

Gửi lời bình