Top 5 # Xem Nhiều Nhất Cá Cảnh Biển Màu Vàng Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Cá Cảnh Biển Dù Vàng Yellow Tang

Tên tiếng Anh: Yellow Tang

Tên tiến Việt: Dù vàng ( Xì bích vàng )

Yellow Tang là một trong những loài cá nước mặn phổ biến nhất. Chúng có một màu vàng sặc sỡ với những chiếc ngạnh màu trắng được ví như là những thanh kiếm ở đầu vây đuôi. Yellow Hawaiian Tang bơi lội khá năng động, chúng bơi lội hầu như liên tục trong như một hướng dẫn viên du lịch.

Mặc dù, loài Tang này đến từ quần đảo Hawaii nhưng chúng còn thực sự phổ biên ở khắp Indonesia và rạn san hô Great Barier. Yellow Hawaiian Tang còn được gọi la Yellow Sailfin Tang hoặc Yellow Surgeonfish. Loài Tang này yêu cầu kích thước bể ít nhất 100 gallon (378 lít) với nhiều không gian để bơi lội.

Giống như các loài Tang khác, bạn sẽ đạt được kết quả tốt hơn nếu bạn chỉ nuôi một con Tang trong bể của mình bởi nếu không chúng sẽ dễ cạnh tranh nhau.

Nếu bạn chuẩn bị nuôi Yellow Tang, chúng sẽ ăn tảo khô hoặc rong biển với một cái kẹp rau diếp. Điều này sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm sự hung hăng của chúng. Ngoài ra, Salad rong biển, Ocean Nutrition là thức ăn lý tưởng và rất dễ sử dụng.

Loài Tang tốt nhất dành cho người mới chơi và bất kì bể rạn san hô nào.

Trung bình nhỏ: 6,3 đến 7,6cm

Trung bình lớn: 8,9 đến 11,4cm

Hệ Thống Cá Cảnh, Thủy Sinh Hoàng Lam

Chi Nhánh 1: 1015/11 Huỳnh Tấn Phát Q7 0975880333

Chi Nhánh 2: C20 CMT8, P.Bùi Hữu Nghĩa, Tp.Cần Thơ 0859880333

Nuôi Cá Biển Làm Cảnh

KHPTO – Nhiều loài cá biển có màu sắc tuyệt đẹp, hình thể đa dạng thu hút người chơi cá cảnh. Nhiều người sẵn sàng bỏ tiền ra mang cá biển, nước biển về thành phố thỏa niềm đam mê. Hiện có nhiều cửa hàng chuyên cá cảnh biển, cung cấp các loại cá, nước biển tự nhiên và nhân tạo, rong tảo biển trang trí cho hồ cá.

Nơi nào có cá cảnh biển đẹp nhất Việt Nam?

Giới chơi cá biển hay tìm về Nha Trang sưu tầm cá kiểng, nơi đây được mệnh danh là vựa cá cảnh biển lớn nhất Việt Nam, hội tụ nhiều loài cá cảnh biển đẹp nhất nước và những loài cá được thế giới xếp vào nhóm “quý hiếm”. Các loại cá biển được tập trung làm cá cảnh chủ yếu là họ cá lia thia, cá cánh bướm, cá mó, cá hề (cá khoang cổ), cá bàng chài với hơn 400 loài. Vùng biển này có hàng trăm loại hải quỳ rực rỡ sắc màu và nhiều loài san hô tuyệt đẹp (hai loại này bổ sung làm đẹp hồ cá cảnh biển). Chính sự phong phú này mà giới chơi cá cảnh biển hay tìm về Nha Trang “săn” cá đẹp. Loài cá được ưa chuộng nhất hiện nay là cá hoàng đế, hoàng hậu, cá nàng đào, mao tiên, cá hề, cá ngựa…

Viện hải dương học Nha Trang nghiên cứu sinh sản nhân tạo và nuôi thành công trong hồ kiếng loài cá biển đang được ưa chuộng trong nước cũng như xuất khẩu, đó là cá hề và cá ngựa (hải mã). Có 5 loài cá hề ở biển Nha Trang được yêu thích, nhất là cá hề đỏ màu sặc sỡ, dễ thích nghi trong điều kiện nuôi trong hồ kiếng. Đặc biệt, cá hề rất thích sống “cộng sinh” với loài hải quỳ nhiều màu sắc nên thị trường trong nước và thế giới rất chuộng.

Tại chúng tôi cá hề rất được yêu thích vì chúng sở hữu vẻ ngoài đẹp với màu cam đỏ khoang trắng, nhanh nhẹn, dáng bơi vui nhộn, pha trò như những chú hề. Đây là một trong số những loại cá cảnh biển phổ thông có giá rẻ nhất, lại dễ nuôi, giá bán lẻ tại các cửa hàng từ 80.000 – 220.000 đồng/con tùy loại, kích cỡ và màu sắc. Giá thị trường thế giới 30 – 40 USD/con, thấp nhất 15 USD/con. Cá hề được xếp vào 5 loại cá cảnh biển trong chương trình phát triển cá cảnh quốc gia (gồm cá chép, cá dĩa, cá neon, cá ngựa, cá hề).

Giới chơi cá cảnh biển gần đây chọn cá ngựa nuôi làm kiểng vì chúng tạo nên vẻ đẹp quý phái nhờ hình dáng độc đáo. Người ta còn thích nuôi cá ngựa vì đặc tính của chúng, đó là tính chung thủy, sống theo đôi theo cặp quấn quýt bên nhau. Đây cũng là loài cá duy nhất có con đực đóng vai trò làm bố đồng thời làm mẹ. Cá ngựa cũng dễ thích nghi trong hồ kiếng nên rất được người nuôi cá ưa chuộng, nhất là châu Âu. Giá một con cá ngựa nuôi cảnh ở Mỹ từ 70 – 300 USD, tại Việt Nam, giá từ 400.000 – 800.000 đồng/con.

Cáhoàng đế(Imperator hay Imperial Angelfish) được xem là vua của các loài cá cảnh biển vì diện mạo độc lạ của chúng. Loài này có cơ thểmàu xanh đậm, được bao phủ bởi các sọc ngang màu vàng sáng lên đến đỉnh đầu với cái vây đuôi màu vàng nhạt đến màu cam. Một mặt nạ màu xanh đen nổi bật với đôi mắt và dọc màu tương tự kéo dài từ vây ngực đến hai phần ba cơ thể. Khi nhỏ chúng có màu đen với các sọc trắng và xanh lam tròn bắt đầu từ đuôi. Trong điều kiện nuôi nhốt, màu sắc của cátrưởng thành có thể không nổi bật hay rực rỡ nhưng chúng vẫn có phong thái và mang “bộ áo” khác lạ tuyệt vời.

Việt Nam có sẵn những loài cá biển tuyệt đẹp, giá cả “tuyệt mềm” thì lẽ nào chúng ta không tận hưởng cái đẹp mà tạo hóa ban cho. Hiện một con cá hoàng đế tại Nha Trang giá từ 50 USD trong khi ra thị trường thế giới đến 300 – 500 USD, cá hề tại Nha Trang cũng chỉ 2 – 3 USD/con, còn cá mao tiên cũng chỉ 5 – 10 USD/con.

Lưu ý khi chơi cá cảnh biển

Hiện Nha Trang có nhiều nơi cung cấp cá cảnh biển, nếu muốn mua “tận gốc”, bạn đến đây và tìm hiểu, dạo quanh khu vực ngư dân lặn biển đem về sẽ có giá thấp hơn so với cá vựa. Mua số nhiều có thể đặt hàng ngư dân hoặc có thể liên hệ với Viện hải dương học Nha Trang, nơi đây nuôi sinh sản nhiều giống cá biển làm cảnh.

Nhu cầu nuôi cá cảnh biển tăng cao nên dụng cụ và thiết bị phụ trợ nuôi cá biển đều có bán ở khu cá cảnh đường Nguyễn Thông, Lưu Xuân Tính (TP.HCM). Nuôi cá cảnh biển chú ý hệ thống lọc tuần hoàn, lọc vi sinh để hạn chế việc thay nước, chuyển hóa các khí độc có trong nước. Theo kinh nghiệm những người từng nuôi cá biển thì nhiệt độ nuôi cá cảnh biển cao hơn cá nước ngọt, nhiệt độ cần thiết 26 – 280C, cá biển rất nhạy cảm khi thay đổi nhiệt độ, vì vậy giữ ổn định nhiệt độ là rất cần thiết. Cá nước mặn thường thích hợp độ pH khoảng 8 – 8,5, khi pH giảm dưới 8 cần bổ sung CO2.

Nuôi cá cảnh biển ít thay nước và vệ sinh, thông thường khoảng 3 – 6 tháng vệ sinh hồ nuôi/lần, khoảng hai tuần thay 30% nước biển qua xử lý (nếu hệ thống lọc tốt thì lâu hơn). Nguồn nước rất quan trọng trong nuôi cá biển, các thành phần trong nước biển rất phức tạp. Do nước biển tự nhiên vận chuyển khó khăn, chưa kể nguồn nước lấy bị ô nhiễm nên có thể nuôi bằng nước biển nhân tạo. Hiện ở những nơi bán cá cảnh có bán muối làm nước biển nhân tạo (thành phần chủ yếu là NaCl, MgSO4, KCl tỷ lệ 3:2:1). Nước biển nhân tạo nếu pha chế thích hợp, cá thích nghi dễ dàng như nước tự nhiên.

10 Con Cá Màu Vàng Lộng Lẫy

10 con cá màu vàng lộng lẫy – Một bữa tiệc thịnh soạn bằng hình ảnh.

Cá màu vàng – Bữa tiệc cho đôi mắt.

Nhiều người trong chúng ta muốn có một bể cá ở nhà. Cá có thể là một con thú cưng cho trẻ em, chúng rất thích thú khi có mặt một sinh vật nhiều màu sắc ở trong nhà. Những người khác đi đến những bể cá công cộng và ngắm nhìn rất nhiều loài cá trong bể ngoài việc thưởng thức sự yên tĩnh và bình uên mà sự chuyển động của những con cá này mang lại. Một chuyến phiêu lưu hơn nữa và lặn ống hơi để xem thế giới thực của những con cá trong môi trường tự nhiên của nó bên dưới mặt biển và thưởng thức những chuyển động thực của những con cá đầy màu sắc như một hoạt động giải trí.

1.Cá nóc hòm sừng đuôi dài.

Longhorn Cowfish – Lactoria cornuta

Con cá này có tên như vậy vì nó giống một con bò có gai dài nhô ra trên đầu. Chiếc gai này có thể mọc lại khi bị gãy. Chúng có thể có màu khác và thường có những chấm trắng trên thân. Thịt nó có độc và biến chúng trở thành một loài cá không hấp dẫn mấy với những kẻ đi săn. Chúng là những tay bơi chậm và dễ dàng bị bắt và nổi tiếng là tạo ra âm thanh.

2. Cá kèn Trung Hoa

Yellow trumpet fish – Aulostomus chinensis

Không giống như những con cá khác, cá kèn Trung Hoa có thân rất dài với hàm nhỏ ở một đầu. Những con cá này có thể bơi thẳng đứng và cũng có thể tự xếp chúng với những vật thể khác giả vờ là một phần của vật thể đó và khả năng này được chúng sử dụng như một chiếc bẫy để săn mồi. Chúng có thể trông giống một khúc gỗ bất động với những sinh vật biển bơi khác trong biển. Chúng có thể lặn sâu 30 mét dưới mặt nước biển và dài 31 inch. Chúng dùng hành động hút để bắt mồi.

3. Cá bướm má xanh.

Bluecheek Butterfly Fish – Chaetodon semilarvatus.

Cá này thường có màu vàng sáng với những vạch vàng trên cả hai bên thân. Cũng có một mảng màu đậm phía sau mắt. Đa số được nuôi thành cặp trong các bể cá, loài cá có hình dáng chiếc đĩa này là một sinh vật rất yên bình nữa. Môi trường sống của nó là ở Biển Đỏ và vịnh Aden và có thể thấy chúng tập trung thành đàn tới 20 con và thường ăn san hô sống. Trong thực tế, sự có mặt của cá này với số lượng nhiều là một chỉ thị về sức khỏe của rạn san hô trong một khu vực cụ thể.

4. Cá vàng điện.

Electric Yellow Fish – Labidochromis caeruleus

Màu của cá vàng điện rất đẹp mắt, môi dày và phái trước đầu hơi cong. vây lưng có một vạch đen tại đỉnh của thân dài. Chúng được xem là những chú lùn thường không quá 4 – 5 inch và là con cá tương đối yên lặng. Con cái ấp trứng, cho nở và phát triển trong miệng. Đông Phi và hồ Malawi là nơi sinh sống của chúng.

5. Cá ngựa mũi dài.

Longsnout Seahorse – Hippocampus reidi.

Cá ngựa mũi dài có thể có màu khác khác nhau, gồm cả màu vàng mù tạc. Thường có nhiều chấm màu đậm trên thân trông giống như trang trí. Con đực có túi ở bụng. Cá ngựa rất đẹp, thường được nuôi ở các bể cá. Chúng rất thích sống trong các rạn san hô và các đáy cỏ biển.

(Còn nữa)

Theo Hubpages

Tỳ Bà Vàng, Cá Lau Kiếng Màu Vàng Có Râu (8

Tỳ bà vàng, cá lau kiếng màu vàng có râu với cặp mắt màu xanh lơ rất dễ thương để nuôi trong hồ thủy sinh, cá có kích thước nhỏ (8 – 10cm)

Hình dáng: Thân màu vàng với mắt đen hoặc mắt màu xanh lơ

Độ thích nghi: Không phải là một loại tỳ bà râu dữ dằn, chúng rất hiền và thích hợp nuôi ở các điều kiện môi trường khác nhau. Chúng không cần có lãnh địa riêng nhưng thường có dấu hiệu cạnh tranh và cà khịa cùng loài.

Giới tính và sinh sản: Phân biệt giới tính giống các loài tỳ bà khác: Con đực mọc râu mềm xung quanh mõm và mọc ở chính giữa mũi (thường thành một dải), con cái có thể hoặc không thể mọc râu mềm nhú xung quanh mõm nhưng không bao giờ mọc thành râu dài. Con cái trưởng thành thường to hơn khi nhìn từ phía trên xuống. Cá sinh đẻ rất dễ, chúng sẽ tìm hang để đẻ trứng, nhưng nếu không có thì cũng có thể tìm ở chỗ khác để đẻ (theo kinh nghiệm Cá Xinh). Chúng không quá nhạy cảm với các thông số nước nhưng cần có môi trường nước sạch khi sinh sản và để cá con sống khỏe mạnh.

Thức ăn: Nên tập trung cho chúng ăn các loại rau củ quả, thỉnh thoảng hẵn cho ăn thịt. Dưa chuột là món ăn khoái khẩu của chúng, vừa rẻ và vừa đầy đủ dưỡng chất. Khi ăn dưa chuột chúng liên tục phải vận động và sẽ giúp cá khỏe hơn. Trong bể cũng nên có lũa hoặc đá bám rêu để chúng có thể đi ăn rêu tự nhiên mọc trên các giá thể này. Môi trường các giống tự nhiên thì việc nuôi L144 càng trở nên dễ dàng.

Môi trường nước: Chúng có thể thích nghi hầu hết môi trường nước nhưng nên giữ độ ổn định PH, độ cứng và nhiệt độ. Trong bể nên có nhiều lũa và hang ổ cho chúng trốn.

Hình ảnh cá đực: Hình ảnh con mái:

Kích thước tối đa: 15cm

Theo Ca xinh