Top 10 # Xem Nhiều Nhất Cá Bớp Giá Trị Dinh Dưỡng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Giá Trị Dinh Dưỡng Của Cá Hồi

Giá trị dinh dưỡng của cá hồi

Thịt cá hồi là một trong những loại thực phẩm được sử dụng phổ biến và đem lại giá trị dinh dưỡng cao. Trong thịt cá hồi chứa hàm lượng protein, axit béo omega – 3 và vitamin D rất dồi dào. Axit béo omega – 3 là axit béo “thiết yếu” giúp giảm nguy cơ gây nên các bệnh về tim mạch như đau tim, đột quỵ, và các bệnh nguy hiểm khác như ung thư, sa sút trí tuệ,…

Bên cạnh đó, vitamin B12 trong cá hồi góp phần giúp cho các tế bào máu và thần kinh hoạt động tốt, giúp tạo DNA, tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, thịt cá hồi còn là một nguồn gốc của cholesterol tốt, với một loại từ 23 – 214 mg/100g tùy thuộc vào từng loài. Với những thành phần mang giá trị dinh dưỡng cao, cá hồi đang được sử dụng phổ biến trên rất nhiều quốc gia hiện nay.

Gía trị dinh dưỡng của cá hồi mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?

Cung cấp nhiều axit béo Omega – 3 tốt nhất cho cơ thể:

Đây là loại axit “thiết yếu” bởi cơ thể không thể tạo ra chúng mà phải dung nạp từ chế độ ăn uống bên ngoài. Theo một nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng 0,45 – 4,5 gram axit béo omega – 3 mỗi ngày sẽ làm cải thiện đáng kể về chức năng động mạch.

Cung cấp protein:

Cá hồi cung cấp protein giúp cơ thể nhanh chóng phục hội chấn thương, bảo vệ xương và duy trì lượng cơ bắp trong suốt quá trình giảm cân hay lão hóa.

Cung cấp vitamin B cao

Cá hồi cung cấp các loại vitamin B như: Vitamin B1, B2, B3, B4, B5, B6, B9, B12. Đây là các loại vitamin này hỗ trợ các quá trình quan trọng cho cơ thể như biến đổi chất, sửa chữa hoặc tạo DNA

Cung cấp kali

Thịt cá hồi cung cấp kali cho cơ thể, từ đó làm giảm huyết áp, đặc biệt thì kết hợp cùng khẩu phần ăn chứa nhiều kali.

Chống lại quá trình oxy hóa

Giảm nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư, bệnh tim,…

Với hàm lượng Omega – 3 dồi dào, cá hồi giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim.

Ngoài ra, dầu cá còn giúp làm giảm đi các nguy cơ mắc các triệu chứng trầm cảm, bảo vệ sức khỏe não bộ cho thai nhi, giúp đầu óc thư thái, giảm căng thẳng, giảm hiện tượng mất trí nhớ ở tuổi già.

Giá Trị Dinh Dưỡng Của Cá Trắm

Cá trắm có hai loại là cá trắm đen và cá trắm trắng (trắm cỏ). Chúng có tên khoa học Mylopharyngodo piceus richardson (trắm đen), Ctenopharyngodo idellus Cuvier et Valenciennes (trắm cỏ). Cá trắm đen sống ở tầng nước sâu hơn, gần bùn hơn cá trắm cỏ.

Cá trắm thuộc loài cá nuôi cỡ lớn ở nước ta, có con nặng tới 35 – 40kg. Cá lớn rất nhanh, sau 8 tháng đến 1 năm có thể thu hoạch, chúng nặng từ 2,5 – 3,5 kg/con phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của gia đình. Cá trắm thuộc loại ăn tạp, thức ăn của chúng là các loại cỏ, rong và động vật là giun, ấu trùng, côn trùng, đặc biệt thích ăn các loại nhuyễn thể lớn như trai, ốc, hến… Trong điều kiện chăn nuôi tại các gia đình, cá trắm cỏ có thể ăn các loại thức ăn nhân tạo (sản phẩm của việc chế biến các loại ngũ cốc như: cám hay thức ăn chế biến sẵn dạng viên chẳng hạn).

Cá trắm là loại thứ căn quen thuộc và được yêu thích trong các bữa cơm gia đình của người Việt Nam. Thịt cá trắm chắc, thơm ngon và được chế biến thành rất nhiều các món ngon như: cá trắm đen hấp, sốt, rán, làm lẩu, cá trắm nấu canh chua hay sốt cà chua, cá trắm kho riềng… Ngày nay, trong dịp tết Nguyên đán bên cạnh “bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành…” thì cá kho đã trở thành một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ Tết. Có rất nhiều kiểu cá kho khác nhau, nhưng ngày Tết, người Bắc thường chọn loại cá kho mặn với riềng truyền thống – đó là kho khô, nhừ xương mà không tanh, rất hợp để ăn nguội. Cách thức chế biến các món ngon từ cá trắm thường khá đơn giản, mà ai học qua cũng có thể làm được.

Cá trắm là một loại thức ăn bổ dưỡng, ngon, quý, rất có giá trị dinh dưỡng. Theo quan điểm của người tiêu dùng, cá trắm đen quý hơn cá trắm trắng. Theo Đông y, cá trắm đen bổ tỳ vị, khí huyết, thích hợp với các chứng tỳ vị hư hàn, biếng ăn, gầy yếu mệt mỏi, đuối sức. Về giá trị dinh dưỡng trong 100g ăn được có: 91kcal, 17g protein, 2,6g lipid, 57mg canxi, 145mg phospho, 0,1mg sắt. Cá là thức ăn dễ tiêu hóa, mỡ cá là một loại axít béo không no có tác dụng chống não hóa với người lớn tuổi và phát triển trí não với trẻ em. Cá là thức ăn bổ dưỡng, vì vậy nhiều phụ nữ khi mang thai thường ăn cháo cá để cung cấp các chất dinh dưỡng thiếu yếu cho thai nhi phát triển.

Theo người dân truyền miệng, người ta lấy cả cái mật cá sống nuốt để chữa bệnh. Người ta có thể nuốt sống cả túi mật với nước, rượu, hoặc trộn với rượu, mật ong. Mật của cá trắm từ 3kg trở nên chắc chắn gây ngộ độc, và có thể gây tử vong sau 2 ngày. Độc tố chính là do alcol steroid có 27C gọi là 5a. cyprinol. Tổn thương chủ yếu là viêm gan thận và nguyên nhân gây tử vong thường do phù phổi cấp, do viêm nhiễm độc hoặc suy thận cấp, phù não do vô niệu, ứ nước.

Cá trắm là một loại thực phẩm quý, rất có giá trị về mặt dinh dưỡng, là món ăn ngon, bổ dưỡng trong mỗi bữa ăn gia đình. Nhưng sức khỏe của mỗi con người là vô cùng quý giá, mọi người không nên sử dụng, hoặc tự tiện uống mật cá có thể nguy hại đến tính mạng của bản thân, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

BS. NGUYỄN VĂN TIẾN chúng tôi

Giá Trị Dinh Dưỡng Của Cá Chép Giòn

Có thể xếp giá trị dinh dưỡng của cá chép giòn rất cao, ngang ngửa với cá Hồi và Lươn.

Cá chép giòn là loài cá có nguồn gốc từ việc lai ghép giữa giống cá giòn của Nga và cá chép ta để tạo ra một giống cá mới, đó cũng chính là nguồn gốc tên gọi của nó.

Để nuôi cá chép giòn ngoài các loại thức ăn tự nhiên thì riêng cá chép giòn còn có một loại thức ăn khác vô cùng đặc biệt đó chính là đậu tằm, một loại hạt đậu có màu đỏ.

Thịt cá chép giòn có độ dai, săn và giòn đúng nghĩa với tên gọi của cá. Đặc biệt, thịt cá rất chịu lửa, khi chiên thịt cá chép giòn không teo như các loại cá khác mà vẫn chắc, đặc, giữ được hương vị đặc trưng ngọt thanh, đậm và béo. Thực khách khi thưởng thức món cá chép giòn thường rất thích thú, rất lạ miệng vì cá dễ ăn và không có mùi tanh.

Cá chép giòn ăn lượng lớn đậu tằm, vậy nên cũng được bổ sung các loại vitamin, vi chất ở đậu tằm bổ dưỡng và thuần thiên nhiên.

Hàm lượng dinh dưỡng trong đậu tằm chứa lượng protein thô chiếm 31%; lipid thô (tạo mỡ) chỉ chiếm chưa tới 0,5% rất ít so với các loại thực phẩm khác; 49% hàm lượng tinh bột; 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể…

Thành phần collagen trong cơ thịt cá chép giòn (colla 2 và colla 1) cao hơn sơ với cá chép thường lần lượt là 2,8 lần và 5 lần.

Hàm lượng can xi trong cá chép thường thấp hơn 17,5% so với cá chép giòn.

Axit amin trong cá chép giòn rất phong phú. Hàm lượng các axit amin thơm và axit amin thiết yếu trong 100g thị cá lần lượt là 6,61g và 6,70g chiếm tỷ lệ lần lượt là 39,7% và 39,88 % tổng hàm lượng axit amin.

Đặc biệt cá chép giòn chỉ thấp hơn cá Hồi và cao hơn cả Lươn về lượng axit amin trong 100g. Có thể xếp giá trị dinh dưỡng của cá chép giòn rất cao, ngang ngửa với cá Hồi và Lươn.

Tác dụng của cá chép giòn

Về tác dụng của cá chép giòn cũng giống như cá chép thường.

Cá chép trong dân gian còn được gọi là “ích mẫu hà tiêu” (thuốc tiên chữa bệnh phụ khoa) cho phái yếu.

Cá chép bổ tỳ vị, tiêu phù, chữa ho, lợi tiểu, thông sữa, lở loét, bài tiết và trừ khử được tả độc sung tấy… là một trong những thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng cho thai phụ.

Giá Trị Dinh Dưỡng Của Cá Rô Phi

Cá dài từ 8 – 25cm, trung bình thường gặp là 10 – 15cm. Thân màu nâu, thuôn và gần như hình ống về phía đầu. Đầu cứng, mắt to, miệng trung bình, hơi tù. Vi hậu môn và vi lưỡng màu sậm.

Cá rô tạo ổ cho cá mái đẻ trứng, mỗi lần có thể đẻ đến 5000 trứng, cá đực canh giữ trứng đến khi trứng nở (1 – 2 ngày sau đó).

Cá thuộc loại ăn tạp và sinh sống tại những vùng nước chảy chậm như ao hồ, ruộng nước, phân bố rộng từ Ấn Độ, Đông Nam Á sang đến Philippines.

Cá rô chịu được những điều kiện thổ nhưỡng khó khăn, sống được trong nước đục, ao tù. Trong mùa khô, cá có thể vùi mình dưới bùn, ăn cây cỏ, tép và cá bột. Tại vùng châu thổ sông Cửu Long, cá được cho là khả năng di chuyển vào các nhánh sông nhỏ khi nước lên và sau đó trở về lại nơi đã sinh sống khi nước xuống. Cá có thêm một cơ quan thở phụ có thể thở bằng không khí ngoài trời, nên có thể sống được cả tuần nơi khô cạn, không nước miễn là cơ quan thở có đủ độ ẩm cần thiết. Cá cũng được cho là có khả năng đi bằng bụng (trườn bằng cách quẫy đuôi giống cá lóc) và trong điều kiện môi trường vừa đủ ẩm ướt, cá có thể đi xa cả trăm thước.

Cá rô tuy nhiều xương, nhưng được xem là một loại cá cung cấp thịt ngon, nấu canh rất ngọt và là nguồn thực phẩm quan trọng cho nông dân Đông Nam Á.

Thành phần dinh dưỡng:

100 gam phần ăn được (bỏ xương) chứaCalori: 103, chất béo 1,5g (bão hoà 0,3g; chưa bão hoà 1,2g), cholesterol, 45mg, chất đạm 20,3g, có đủ các loại vitamin B1, B2, B6, B12, PP và các chất khoáng: sắt, magnesium, natri, rất giàu kali (297,5 mg/100g tốt cho tim mạch), nhiều canxi, nên có thể được xem là giúp bổ xương.

Cá rô trong dược học cổ truyền

Dược học cổ truyền Trung Hoa gọi cá rô là Quyết ngư, Kế ngư, hay Thạch quế ngư.

Thịt cá rô được xem là có tính bình, vị ngọt, không độc; có các tác dụng bổ, ích cho tỳ vị, chữa được các chứng tràng phong hạ huyết, ích khí lực, làm người dùng có cảm giác khoẻ khoắn.

Mật cá rô hay quyết ngư đảm được dùng để điều trị hóc xương, trị dằm gai hay các loại gai hóc trong cổ (dùng mật khô hoà với rượu, hớp rồi nhổ ra).

Nguồn Thuốc & Sức khoẻ, số 357, 1 – 6 – 2008, tr 26