Top 4 # Xem Nhiều Nhất Cá Bông Lau Hồ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Cá Bông Lau Là Gì? Thu Nhập Tiền Tỷ Từ Cá Bông Lau

Cá bông lau là loài cá nước lợ, thuộc họ cá tra. Địa điểm sông chủ yếu của cá bông lau là Đông Nam Á, khu vực sông Mê Kông.

Cá bông lau có những đặc tính rất thú vị.

Cá bông lau thuộc loài di trú, từ môi trường biển đến môi trường sông. Trong họ cá tra, cá bông lau là loài duy nhất có đặc tính di trú này.

Kích thước của nó rất lớn và mức độ tăng trưởng nhanh. Cá bông lau có lưng và đầu màu xanh lá cây, bụng cá màu trắng, vảy thì trong suốt. vậy có màu hơi vàng. Chiều dài của cá bông lau tối đa là 120cm và cân nặng tối đa là 1kg. Những cái răng múa của nó chia tách ở đường giữa, kết nối với răng vòm miệng, từ đó tạo thành vệt dài hình lưỡi liềm.

Môi trướng nước mà ca bông lau sinh sống là cá nước lợ.

Thức ăn của chúng là những loại tảo, động vật giáp xác và trái cây.

Người ta quan sát và lập luận rằng có ít nhất hai quần thể cá bông lau di trú từ biển vfa sông hồ. Một quần thể cá đã di cư vào tầm tháng 5-9 từ phía Nam thác Khone, đi theo dọc sông Mê Kông để vào Chiang Khong gần biên giới của Lào- Mi – an- ma và Thái Lan.

Quần thể cá bông lau còn lại thì xuôi dòng từ Stungtreng tới vùng nước Camphuchia để đẻ trứng. Qúa trình này diễn ra vào tháng 5 tới tháng 8.

Ở các vùng nước đó, ca bông lau và đàn của nó sôn rất sâu như ao , hồ, sông nước lợ. Tại đồng bằng sông Cửu Long, đánh bắt những chú cá bông lau trên 4 kg là điều quen thuộc, nhưng phải đợi vào mùa,tháng 11 âm lịch, người dân sẽ dùng lưới đi đánh bát nó.

Ở nước ta, đừng đàn cá bông lau từ cửa biển vào, lượn lờ ở Tiểu Cần, Cầu Kè( Trà Vinh) để tới sông Hậu đẻ trứng.

Theo nhà nông , cá bông lau tăng trưởng nhanh, dễ nuôi và mang lại hiệu quả cao.

Cá bông lau dễ nuôi và kháng bệnh khá tốt. Ở độ mặn cao nhưng cá bông lau vẫn phát triển, ca bông lau phù hợp với kiều kiện vùng giáp biển.

Bước đầu tiên khi nuôi cá bông lau trong ao đât là chuẩn bị, lựa chọn giống.

Tiếp đó là quan sát theo dõi nôi trường nước, phải có độ ăn phù hop với. Thức ăn công nghiệp có cá chiếm 85%

Sau hơn 1 năm, cá bông lau sẽ đạt 1,2 – ,13 kg/ con và thu hoạch lên tới 5 tấn/2.000m2.

Giá bán ra là 120.000 đồng/ kg.

Loại cá bông lau đực nuôi dưỡng trong ao đất sẽ có chất lượng thịt ngon hơn bình thường.

Cá bông lau không chỉ có giá trị kinh tế cao, còn có khả năng nấu nướng. Lượng thịt cá gần cá trong tự nhiên, thịt trắng và thơm, ít mỡ.

Tại Việt Nam, các nhà nông sản, nhà nghiên cứ đã tìm ra phương pháp nuôi cá bông lau nhân tạo thành công.

Mục đích của lai giống nhân tạ0 là khôi phục đà cá tự nhiên, hiệu quả kình tế thấp.

Bước thứ hai là chọn giống cá bố mẹ. Những ao nuôi để lâu cần sục khí và mè lại với không khí được sục 3-4 ngày 1 lần . Nuôi cá bông lau thường được kết hợp với các loại cá khác như: cá chép, mè vinh, có mật độ thả là 5-10kg/m3, xa ống nước thải và con đường vận chuyển thuận lợi.

Yêu cầu chọn cá bố mẹ: Các cá thể khỏe mạnh, ngoại hình cân đối, không bị dụ hình.Mỗi mùa vụ nuôi, cá giống bố mẹ được bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 11 năm sau. Thức ăn cho cá giống là loại thức ăn hỗn hợp tự chế biến hoặc là thức ăn công nghiệp như: thức ăn chìm, thức ăn viên.

Lượng thức ăn khi nuôi cá trong ao đất cần được quan sát và tùy chỉnh cho phù hợp với quà trinh tăng trưởng của cá.

Lưu ý:

Người nuôi cần thường xuyên kiểm tr bè và sửa chữa nó, gỡ bỏ rác bám quanh bè. Thời gian nước chảy bị yêu cần để nguyên máy bơm quạt nước ở đó, nhằm tăng oxy hòa ta. Một nhà chăn nuôi giỏi, nhiều kinh nghiệm sẽ biết sửa chữa và quan sát, xử lý kịp thời các tình huống.

Một phương pháp nữa của chăn nuôi cá bông lau là gieo tinh nhân tạo

Nhìn bên noài, khó nhận ra phân biệt cá đực và cá cái. Đến mùa sinh sản, cá đực có lỗ sinh dọc dạng hơi tròn lồi ra, còn ở cá cái, lỗ sinh dục sẽ nằm lõm vào.

Ương nuôi cá giống

Sau khi nở trứng được 1 ngày, cá đã hết noãn hoàng và bắt đầu ăn thức ăn phù du.

Giai đoạn 1: Nở trứng xong, cá trong giai đợn nằm thở trong bể Composita và có thể tích 1m3, mật độ thả cá bông lau là 300con/ m3. Nó khác với bất kỳ kỹ thuật nuôi cá chép, ếch, cá tra ,…

Giai đoạn 2; Cá có thể ương trứng trong bể Composte vơi thể thích 1m3 nhiều hơn k , mật độ khác không, tỷ lệ sống của cá bông lau là 10,9 % đến 98%.

Loài cá bông lau ở nước ngọt, được ví như một món quà quý giá của vùng sông nước miền Tây. Cá bông lau còn được gọi là ” nhân sâm nước” .Thịt cá bé ngậy, mùi hấp dẫn và thịt của chúng có hương bị đặc trưng, lại an toàn cho sức khỏe.

Bạn có biết: Gía trị dinh dưỡng của cá bông lau

Nhờ những chất dinh dưỡng mà cá bông lau rất tốt cho sức khỏe:

Canxi: bổ xương khớp, căng cường sức khỏe xương

Chất béo: hỗ trợ tăng cân, cải thiện chúng biến ai,.

Sắt: giúp lưu thông khí huyết, duy trì sức khỏe và chống lại mệt mỏi.

Với phụ nữ sau sinh và gười già mệt mỏi, cá bông lai còn là thần dược, an thai và cải thiện sức khỏe.

Với trẻ coi xương, chán ăn , cá bông lau giúp ăn ngon, cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng.

Một số món ngon từ cá bông lau

Một số món ngon từ cá bông lau đã được công nhận và ưa chuộng từ các tỉnh miền Tây.

Cháo cá bông lau

Canh chua cá bông lau

Cá bông lau kho

Các món ăn từ cá bông lau rất dễ làm, không tốn nhiều thời gian. Cá bông lau không chỉ có giá trị kinh tế, ẩm thực mà còn có khả năng xuất khẩu, từ đó tạo thu nhập cho bà con ngư dân.

Trong số những công ty phân phối con giống tại Việt Nam, Navifeed là đơn giản, sáng tạo và tỉ mỉ trong chăn nuôi.

Navifeed là công ty cổ phần về ngành thủy sản luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng. Luôn trung thực là nơi đáng tin cậy cho khách hàng và nhà đầu tư là môi trường sáng tạo và năng động cho nhân viên và là tổ chức có trách nhiệm với xã hội.

NAVIFEED phấn đấu trở thành nhà cung cấp thức ăn thủy sản hàng đầu để góp phần tạo ra thực phẩm an toàn cho cộng đồng. Giữ vững vị trí số 1 trong ngành thủy sản Việt Nam, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị kinh doanh, thu hút nguồn nhân lực có tài, có tâm.

Cá Bông Lau Vàm Nao Ngọt

Thương hiệu: Bakafood

Loại sản phẩm: HÀNG TƯƠI SỐNG

ĐẶC SẢN CÁ BÔNG LAU TƯƠI NGON

Sông Vàm Nao ở An Giang tuy dài chưa đến 7km nhưng là con sông nổi tiếng ở miền Tây, do đặc điểm sông chảy xiết và đáy sông nhiều hang hốc, nên trữ được rất nhiều cá tôm từ Mê Kông đổ về. Cá bông lau cũng như nhiều loại cá khác, càng ở nơi nước chảy, thức ăn tự nhiên nhiều thịt cá càng chắc, ngọt, thơm ngon.

Cá bông lau nấu được nhiều món ngon cho bữa cơm gia đình: nấu lẩu, nấu canh chua hoặc đơn giản là kho tộ, vừa bổ dưỡng vừa thơm lành.

Cá bông lau Vàm Nao về đến cửa hàng đã được làm sạch, cắt khoanh, cấp đông thành từng vỉ 0,5kg tiện dụng và vệ sinh.

CÁCH PHÂN BIỆT CÁ BÔNG LAU – CÁ TRA SÔNG

1. Phân biệt dựa trên màu sắc: Cá bông lau có da bụng trắng mịn, nổi bông phấn, đem ra sáng ánh lên như bông lau nên có tên là cá bông lau. Bụng cá tra màu sậm hơn. Vây đuôi cá bông lau màu vàng sáng, vây đuôi cá tra màu đỏ đậm.

2. Phân biệt dựa trên hình dáng: Cá bông lau có 2 râu, cá tra 4 râu. Hình dáng đầu, miệng, mang cá cũng khác biệt rõ nét.

Cá bông lau tự nhiên ở sông Vàm Nao ngon nổi tiếng, thịt thơm và dai rất khác cá bông lau nuôi, càng khác biệt với cá tra sông thịt cá bở rẹt, hôi cỏ.

BAKAFOOD CAM KẾT TRUNG THỰC, CHỈ BÁN HÀNG ĐÚNG, SẠCH VÀ NGON!

CÁ BÔNG LAU KHO TỘ, MÓN NGON NHỚ MÃI

Cá bông lau mà đem kho tộ, thì ngon thôi rồi! Sớ thịt dai, thơm ngọt, tuyệt hảo nhất là phần mỡ cá béo thật béo, vị béo độc quyền chỉ cá bông lau mới có, không hề ngậy, ngán.

BaKa xin mách bạn vài chiêu kho cá thật dễ làm, nhanh gọn, cá thấm ngon mà không bị vỡ nát:

1- Ướp cá: 500g cá + 1 muỗng canh lưng muối + 2 muỗng canh lưng đường + ít tiêu xay, ướp 10p

2- Nước kho: 2 củ hành tím băm, cho lên chảo với 2 muỗng dầu ăn (mỡ heo sẽ ngon hơn). Phi hành tái cạnh có màu vàng nhẹ, cho 3 muỗng canh nước mắm cá linh + 50g đường thốt nốt, đun sôi cho đường với nước mắm tan vào nhau. 1/2 chén nước lọc + 1 muỗng cà phê bột ngọt. Để chảo nước nguội.

3- Cho cá đã ướp vào chảo nước kho, chờ thêm 15p. Bật lửa nhỏ đến khi nước sôi. Trở nhẹ cá 1 lần cho thấm đều, giảm lửa tầm 10p nước sền sệt, vớt bỏ bọt. Cho thêm ớt khô + tiêu, thích béo cho tép mỡ vào. Rắc ít đầu hành lá lên trên rồi tắt lửa.

=================================

Cá bông lau giá bao nhiêu? Mua cá bông lau ở đâu tại Hà Nội, chúng tôi

Cá bông lau nuôi chính hiệu cá tự nhiên sông Vàm Nao, Baka đã làm sạch cắt khoanh, cấp đông ngay khi vừa đánh bắt, giữ nguyên vị tươi ngon.

Phần thân + đuôi đang được bán với mức giá: 480.000/kg Mua đầu rời: 200.000/kg

===============================

Mua tại cửa hàng BaKafood 21 Trần Khắc Chân, p. Tân Định quận 1 – gần chợ Tân Định.

Hoặc inbox fanpage/ website Bakafood

☎️Hotline 0911.620007

Từ khóa tìm kiếm google:

giá cá bông lau 2020

giá cá bông lau hiện tại

mua cá bông lau ở đâu

Cá Bông Lau Kho Tộ

Cá bông lâu kho tộ là một món ăn rất hợp khẩu vị của hầu hết tấc cả mọi người .

ẨM THỰC MIỀN NAM, MÓN NGON TỪ CÁ

Cách chế biến món cá bông lau kho tộ :

Nguyên liệu :

3 lát cá bông lau , 3 cây hành lá , 3 tép tỏi , 3 trái ớt , ½ củ hành tím .

Gia vị : 1 muỗng canh đường nâu , 1 muỗng cà phê mì chính , 1 muỗng cà phê bột canh , 3 muỗng canh xì dầu , 2 muỗng canh nước mắm , dầu ăn , 1 muỗng cà phê tiêu bột .

Cách làm cá bông lau kho tộ:

Cá bông lau kho tộ sẽ ngon hơn khi chúng ta ướp trước cho cá ngắm gia vị.

1 . Ướp cá :

Hành tím, tỏi, và đầu hành trắng chúng ta đập dập, băm nhỏ. Sau đó cho hết vào bát để ướp cá. Chúng ta cho thêm: 1 muỗng cà phê mì chính, 1 muỗng cà phê bột canh, 3 muỗng canh xì dầu, 2 muỗng canh nước mắm. 1 muỗng cà phê tiêu bột và trộn đều, để cá ngắm 30 phút .

Cá kho tộ sẽ ngon hơn khi chúng ta kho với lửa nhỏ.

2 . Kho cá bông lau:

Trước khi bắt đầu kho cá chúng ta dùng đường nâu làm nước hàn. Ta lấy nồi dùng để kho cá cho vào một ít dầu và đun nóng lên. Sau đó cho vào 1 muỗng canh đường nâu vào và nấu cho đến khi đường tan và chuyển sang màu nâu giống như nước hàn. Và chúng ta bắt đầu thả cá vào kho. Các bạn nhớ là đỗ cả phần nước ướp cá và ớt đập dập vào kho cùng nhé. Chúng ta chờ cho nồi cá kho sôi bùng lên và cho thêm một ít nước đun sôi cho ngập cá sau đó vặn nhỏ lửa và kho cho đến khi cạn nước sền sệt là được .

Cho cá kho tộ ra đĩa, dùng hành lá thái nhỏ và ớt thái lát rắc lên trên cho đẹp và thêm phần hấp dẫn. Cá Bông Lau Kho Tộ có vị mặn, ngọt vừa phải, và mùi thơm của các loại gia vị. Cá kho tộ rất thích hợp dùng với cơm trắng rất ngon .

Xem video cách làm món CÁ BÔNG LAU KHÔ TỘ.

Trắng Đêm “Săn” Cá Bông Lau

Một ngày như mọi ngày, chuẩn bị lưới xong thì trời chạng vạng, chiếc ghe máy đưa anh Bảy nhanh đến nơi xếp tài để chờ con nước. Con nước cuối tháng làm cho dòng sông Hậu càng thêm mênh mông. Hôm nay, tài nhất là cơ hội để anh chọn nơi tốt nhất thả lưới. Cùng xếp tài với anh còn có những “thợ săn” cá bông lau nổi tiếng cùng xóm như ông Đặng Văn Hên, anh Huỳnh Văn Hữu. Tại chỗ xếp tài, người thì tranh thủ vá lại đoạn lưới rách, người kiểm tra hệ thống đèn. Con nước bắt đầu nhửng ròng- cũng là thời điểm thả lưới. Anh Bảy vững tay chèo điều khiển chiếc ghe từ từ tiến ra giữa dòng sông, còn chị Phương tay thoăn thoắt thả lưới, cứ thế sau khoảng 30 phút, tấm lưới dài 420m đã buông dạo sâu đến tận đáy sông. Vài phút sau, ông Hên, anh Hữu cũng bắt đầu thả lưới. Lúc này mặt sông tối đen, phía xa chỉ leo lét ánh đèn của những nhà dân sống ven sông. Giờ chỉ còn thấy những chiếc đèn xanh, đỏ nổi phía trên miệng lưới làm đèn hiệu. Thỉnh thoảng, một vài chiếc tàu hàng chạy ngang, chiếc ghe nhỏ giữa sông càng thêm chòng chành như tâm trạng hồi hộp của những người giăng lưới.

Ông Hên rất vui vì mẻ cá đầu hôm đã dính cá khủng. Ảnh: BÌNH NGUYÊN

Những “thợ săn” cứ ngồi trên ghe, đợi gần một giờ sau mới bắt đầu kéo lưới. Anh Bảy là người kéo lưới đầu tiên, sau đó ông Hên, anh Hữu cũng lần lượt kéo lưới. Hơn 30 phút, đoạn lưới cuối cùng kéo xong, mệt lả mà không có cá, lòng nặng trĩu buồn, anh Bảy nói: “Nghề này là thế, đâu phải mẻ lưới nào cũng có cá. Con nước này không có thì đợi con nước vài giờ nữa”.

Nỗi buồn của người này đôi khi lại là niềm vui của người khác. Xa phía hạ nguồn, ghe của ông Hên, anh Hữu đèn sáng trưng. 2 con cá bông lau “khủng” mắc lưới. Gỡ cá bỏ lên ghe, tay thoăn thoắt kéo những đoạn lưới cuối cùng, ông Hên nói: “Vậy là có sống. Bây giờ cá ít nên không cần nhiều, chỉ cần mỗi lần bủa lưới kiếm được một con như vầy là sống khỏe”. Ông Hên dính con cá bông lau nặng gần 5kg, anh Hữu dính cá gần 8kg. Như vậy là quá đủ cho một mẻ lưới kéo dài khoảng 4 giờ giữa đêm tối. Anh Hữu vui nhất bởi chỉ với mẻ lưới đầu hôm, anh đã thu được gần 2 triệu đồng. Còn vợ chồng anh Bảy, sau chuyến ra khơi từ đầu hôm, giờ phải về tay trắng nhưng với những cư dân Xóm Câu, cả đời gắn với nghiệp lưới cá bông lau, đâu dễ bỏ cuộc. Vợ chồng anh Bảy chuẩn bị làm lại từ đầu với con nước sau, lúc trời bắt đầu chuyển sang ngày mới.

Màn đêm thêm tĩnh mịt, chiếc ghe lưới của anh Bảy tiếp tục neo chờ tài và con nước. Mẻ lưới đầu không có cá, lần này lại tài nhất, vợ chồng anh rất quyết tâm. Hai vợ chồng cứ trằn trọc chờ con nước nhửng lớn. Anh Bảy nhớ lại hơn 18 năm trước, khi về làm rể nhà bà Đoàn Thị Pha (phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) anh có nghề thợ mộc, thợ hồ giúp gia đình kiếm cơm qua ngày. Hai đứa con lần lượt chào đời thì chuyện “cơm, áo, gạo, tiền” thêm nặng gánh. Thấy cha vợ có nghề giăng lưới cá bông lau nên anh tập tành làm theo rồi “dính” luôn cho đến nay. Giờ đây, cái nghề chính của anh bỗng thành nghề tay trái, còn nghề tay trái lại nuôi sống gia đình với 2 đứa con, một học lớp 6 và một học lớp 8.

“Nghề này nó vậy, nằm trên ghe chứ đâu ai ngủ được vì phải canh con nước, nếu trễ vài phút coi như qua “thời gian vàng”. Cá không dính, buồn không chợp mắt được; dính cá, vui quá cũng thức trắng đêm luôn!”- anh Bảy tâm sự. Chiếc ghe chòng chành, vợ chồng anh Bảy chỉ kịp ngả lưng tí xíu lại đến giờ thả lưới. Tay lưới cứ thế thả xuống dòng sông, mang theo bao nhiêu là hy vọng. Và lần này, vợ chồng anh đã được đền đáp. Khi tay lưới vừa thả xong thì đầu kia bỗng sáng nước. Một con cá bông lau đâm viền lưới trên đang cố vùng vẫy thoát thân. Chị Phương mừng rỡ: “Vậy là không uổng công một đêm thức trắng. Con cá này hơn triệu bạc”. Anh Bảy tiếp lời: “Dính lưới phía trên mình bắt khi cá còn sống sẽ để lâu hơn. Còn đâm lưới phía dưới đến lúc mình kéo lên, hầu hết cá đều chết. Tuy nhiên có điều lạ là cá chết nhưng cứ để thế, đừng động chạm nhiều thì chúng vẫn tươi lâu, không bị ươn”.

Qua rồi thời cá bán không hết

Ở miền Tây, nghề săn cá bông lau nổi tiếng ở Vàm Nao (An Giang) nhưng ít ai biết được trên sông Hậu đoạn cù lao Tân Lộc cũng có Xóm Câu nổi tiếng với cái nghề “bà cậu” này. Bà Đoàn Thị Pha kể, hàng chục năm trước, cùng sống ven sông Hậu nhưng nhiều người ở An Giang bắt cá bông lau nên cư dân trong xóm của bà đi học để về bắt cá. Rồi cứ thế, ngư dân tại xứ cù lao Tân Lộc dần thành thạo từ thả câu cho đến giăng lưới và xem đây là nghề chính của gia đình. Đất đai ít, bà Pha cùng chồng hàng chục năm trời lênh đênh theo con nước, cứ thế nuôi các con khôn lớn. Những người con của bà như chị Phương, anh Tân khi còn rất nhỏ đã theo cha mẹ rong ruổi trên sông. Tuổi thơ lớn lên với ghe làm nhà và lưới làm bạn nên cha mất, bà Pha lớn tuổi, anh Tân, chị Phương và chồng lại nối nghiệp cha.

Theo bà Pha, khúc sông Hậu đoạn qua cù lao Tân Lộc trước đây cá bông lau nhiều không thua trên Vàm Nao. Nhờ đó, nhiều gia đình làm nghề săn cá bông lau có cuộc sống khá sung túc. “Nói đâu xa, chỉ hơn 20 năm trước thôi, cá nhiều lắm. Có hôm vợ chồng tôi bắt được hàng chục con cá bông lau, đội đi bán không xuể. Nhưng bây giờ giảm nhiều rồi, bắt được con cỡ 5 – 7kg là mừng lắm”- bà Pha tiếc nuối kể.

Giờ đây, với người giăng lưới ở Xóm Câu, dính cá đã vui chứ không mong dính hàng chục con mỗi mẻ lưới như nhiều năm trước. Cá vơi dần, người theo nghề cũng giảm, số thì tìm thêm nghề khác sinh nhai, số bỏ hẳn nghề kiếm việc khác làm để có cuộc sống ổn định. Anh Bảy nói: “Trước đây, chỉ xóm nhỏ này có gần 20 hộ với hơn 20 ghe làm nghề lưới cá bông lau. Mỗi lần đợi tài có khi trễ luôn con nước. Giờ đây chỉ còn gần chục hộ, mỗi hộ chỉ 1 chiếc ghe nhỏ”. Còn ông Hên chia sẻ: “Đất đai ít, chỉ có nghề này. Hết mùa bông lau chúng tôi chuyển sang đặt lú, giăng lưới cá mè vinh… sống qua ngày và đợi mùa cá bông lau mới chứ nhất quyết không bỏ nghề”.

Hầu hết những người tại Xóm Câu đều ít đất hoặc không có đất. Nghiệp “săn” cá bông lau là cuộc mưu sinh chính của gia đình họ. “Lúc đầu chỉ vài hộ sau đó nhiều hơn đến mức phải sắp tài như cánh xe ôm. Hầu hết ở những đoạn sông có cá, các chủ ghe tự giác đậu phân tài xem ai xuất bến giăng lưới trước, ai giăng sau. Người đến trước được ra bủa lưới, như luật “bất thành văn” để khỏi tranh giành”- anh Bảy nói.

Với người giăng cá bông lau như vợ chồng anh Bảy, chi phí đầu đầu tư ghe, lưới, máy hơn 80 triệu đồng là cả một tài sản. Trong khi lại giăng ngang sông nên rủi ro rất cao, nếu chẳng may bị tàu, ghe lớn đi qua, dễ mất cả gia sản. Vì thế, nếu giăng lưới ban đêm, họ gắn giàn đèn xanh đỏ hỗ trợ; ban ngày thì các cây cờ đỏ như cột tín hiệu giữa dòng sông. Giăng lưới xong, họ thả chiếc ghe trôi theo tấm lưới bồng bềnh trên mặt sông để canh chừng và theo dõi con nước, chờ đến giờ thu lưới. Trong thời buổi cá bông lau trở thành hàng hiếm, giá cá mua tại chỗ cũng được đẩy lên cao từ 220.000 – 250.000 đồng/kg. Mỗi mùa một ghe giăng lưới như anh Bảy, ông Hên, anh Hữu cũng kiếm từ 70 – 80 triệu đồng, có năm trúng thì hơn 100 triệu đồng. ​

Vài năm gần đây lượng cá bông lau giảm nhiều như báo hiệu sự lụi tàn của cái nghề kiếm cơm trên sông. Tuy vậy, vẫn còn phấn khởi với con cá lớn vừa dính lưới, anh Bảy giọng chắc nịch: “Không bao giờ bỏ nghề. Mình chỉ đánh lưới theo mùa nên cá giảm chứ không thể tuyệt chủng. Thêm vào đó, hết mùa bông lau thì đặt lú, giăng cá mè vinh, vẫn theo nghề “bà cậu” này vì nó đã nuôi sống gia đình hàng chục năm qua”.

Theo BÌNH NGUYÊN (Báo Cần Thơ)