Top 5 # Xem Nhiều Nhất Cá 7 Màu Hà Lan Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Bí Quyết Để Có Bể Thủy Sinh Hà Lan Đẹp Và Lên Màu Căng

Những nguyên tắc về bố cục trong hồ thủy sinh

Để có một hồ thủy sinh Hà Lan đẹp bạn phải tạo cảm giác mộc mạc, hài hòa. Chính vì vậy trong khoảng 10cm chiều rộng của hồ không nên bố trí quá 4 loại cây bên cạnh đó những bụi cây cũng cần tách bạch.

Làm một hồ thủy sinh theo phong cách này cũng không được để quá nhiều khoảng trống trong hồ. Tối thiểu cây thủy sinh phải chiếm đến 80% nền hồ. Hồ thường được chia làm 3 phần và sẽ có một tiêu điểm chính được đặt tại vị trí ½ hay 2/3 và tiêu điểm này sẽ không bao giờ đặt ngay vào chính giữa.

Hồ thủy sinh thiết kế theo phong cách Hà Lan yêu cầu sự đa dạng về màu sắc, cấu trúc lá cũng như chiều cao. Nếu không thì bạn sẽ có một hồ thủy sinh đơn điệu không có điểm nhấn.

Bể Hà Lan thường dùng các dòng cây thủy sinh cắt cắm là chính và đặc điểm của các dòng cây này chính là có màu sắc sặc sỡ và tốc độ phát triển nhanh. Với tính chất này, các cây thủy sinh này sẽ thường phát triển nhanh và mang đến màu sắc rực rỡ và bát mắt cho phong cách Hà Lan.

Các dòng cây thủy sinh, cắt cắm thường hay sử dụng nhất:

Hồng thái dương

Liễu bông

Tân đế

Trân châu cao ba lá

Các dòng huyết tâm lan

Ngưu mao chiên cao

Đại hồng huyết

Ốc vàng bò

Vẩy ốc siêu đỏ

Và còn khá nhiều dòng cây thủy sinh khác nữa tủy theo yêu cầu của bạn.

Một vài dòng cây chính tạo lên điểm nhấn

Từ rất lâu hồ liễu lá hẹp đã được dùng để làm bố cục trong bể thủy sinh Hà Lan. Đây là những loại cắt cắm lớn sinh trưởng rất nhanh và mang lại hiệu ứng thị giác tốt. Vì chúng mọc rất nhanh và rậm rạp, tốt nhất nên thường xuyên cắt tỉa cành. Với những loài tiêu thảo nhỏ thông thường sẽ được trồng theo bụi và bố trí từ tiền đến trung cảnh. Loại cây thủy sinh này cũng không đòi hỏi cần phải chăm sóc quá cầu kỳ và tỉ mỉ.

Nếu muốn tạo sự nổi bật cho hồ thủy sinh có thể trồng một vài loại cây như huyết tâm lan, vảy ốc Rotala hay Ammannia.

Đèn thủy sinh là một trong số những thành phần rất quan trọng trong bể thủy sinh phong cách Hà Lan mà bạn phải thật sự để ý tới chúng. Dạng cây cắt cắm thường là những cây có khả năng phát triển nhanh, chúng cần một lượng ánh sáng tương đối và thời gian chiếu sáng ít nhất 6h/ngày. Hãy cố gắng sử dụng những đèn thủy sinh WRGB hay đèn thủy sinh RGB để có thể mang đến màu sắc căng và bát mắt nhất cho bể phong cách Hà Lan.

Hạn chế sử dụng những dạng bóng Led trắng, vì những bóng led dạng này thường hay làm cây bị mất màu hoạc khó có thể lên màu đẹp, điều đó có thể khiến toàn bộ bể thủy sinh Hà Lan của bạn thành một màu xanh hoạc cực kỳ nhợt nhạt.

Chăm sóc cho bể Hà Lan

Cung cấp đủ CO2 theo thể tích của bể, hãy thao khảo các anh em trên hội để có thể lấy được thông số CO2 phủ hợp với bể của bạn. Nếu quá khó, hãy mua các bộ test CO2 để có thể đo lường. Đây là một yếu tố quá quan trọng để có thể giúp bể thủy sinh Hà Lan luôn căng màu nhờ cung cấp đủ CO2.

Cung cấp đủ dinh dưỡng là một điều cần thiết đối với bể thủy sinh Hà Lan. Do tính chất các cây cắt cắm thường hút dưỡng khá nhanh, vì vậy bể thủy sinh Hà Lan thường hết dưỡng chất khá nhanh sau một thời gian đầu. Điều này sẽ khiến cho bể thủy sinh ngày một tàn nếu như bạn không để ý cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho nó. Sử dụng phân nước là một trong số những phương án cần thiết cho việc cung cấp dưỡng chất, giúp cây luôn căng và phát triển tốt.

Sử dụng các động vật như cá, tép là một cách tốt nhất để phòng ngừa rêu hại cho bể thủy sin Hà Lan, vì rêu hại luôn là một trong số những nguyên nhân chính tàn phá bể thủy sinh của bạn.

Một bể thủy sinh Hà Lan đẹp sẽ mang lại cho người thưởng thức những phối cảnh riêng tùy thuộc vào vị trí quan sát. Hãy trang bị và tìm hiểu kỹ về bố cục cũng như cách trang trí hồ thủy sinh theo phong cách này để tự tay tạo nên một kiệt tác nghệ thuật.

Cách Nuôi Cá Hà Lan, Cá Mún

Cá hà lan là loài cá đẹp dễ nuôi

Loài cá trong họ Poeciliidae được nuôi nhiều để làm cảnh. Tính hiền lành, thân thiện, sống thành đàn. Chiều dài cá lớn nhất của chúng là 9 cm. Cá đẻ con, mắn đẻ và dễ sinh sản. Cá thường bị tạp giao vô tình hay cố ý giữa các loài trong giống

Cá hà lan rất dễ nuôi, phải nói là cực kỳ dễ nuôi. Các chuyên gia nuôi cá cảnh thường khuyên những người mới chơi nên xài loài cá này vì 5 đặc điểm sau: Chúng có tuổi thọ dài hơn cá bảy màu (guppy), ít bị bệnh hơn cá bình tích (molly) và không đòi hỏi không gian rộng như cá kiếm (swordtail). Bên cạnh đó, màu sắc của chúng rất đẹp và cũng vô cùng nhanh lớn.

Platy, moon fish, cá hòa lan, cá hà lan là một loài cá cảnh đẹp gắn liền với hồ thủy sinh. Cá hà lan cũng giống cá bảy màu là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người mới nuôi cá cảnh, cá rất dễ nuôi và sinh sản rất tốt.

Cá hà lan là loài cá được cộng đồng chơi thừa nhận là rất mẫn cảm đối với môi trường và các loại bệnh tật. Những người chơi cá hà lan thường gặp phải tình trạng cá chết hàng loạt do bệnh hoặc thay đổi thời tiết đột ngột. Đối với những người mới chơi thì tình trạng cá ra đi mà không kịp nói lời từ biệt ngay từ khi mới mua về là rất phổ biến.

Bài viết này nhằm mục đích giúp mọi người, mà đa số là những người mới chơi cá Hà Lan có thể tránh được tình trạng này với những hướng dẫn cơ bản.

Cá hà lan, cá mún, hột lựu

1. Thông tin chung về cá mún, cá hà lan

Tên khoa học: Xiphophorus spp.

Tên Tiếng Anh: Platy; Moon fish; Variable platy; Sunset platy; Red balloon platy.

Tên Tiếng Việt: Hòa lan; hà lan; hột lựu; hà lan lùn.

Nguồn cá: Sản xuất nội địa

Chi tiết phân loại:

Bộ: Cyprinodontiformes (bộ cá sóc)

Họ: Poeciliidae (họ cá khổng tước)

Thuộc loài: Cá hòa lan trên thị trường rất hiếm gặp dạng thuần chủng, cá có nguồn gốc từ các loài: Xiphophorus maculatus, Xiphophorus variatus, Xiphophorus xiphidium.

Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 70, đến thập niên 90 có thêm hạt lựu và nhiều dạng màu mới, sau năm 2000 có thêm hồng mi. Cá hiện đã sản xuất giống phổ biến trong nước.

Hình dáng: Cá hòa lan có hình dạng tương tự như cá bình tích molly nhưng kích thước và tỷ lệ chiều dài thân so với chiều cao thân nhỏ hơn, đặc biệt là đa dạng về máu sắc (đỏ, vàng, cam trắng, xanh, đen, tím…) và kiểu phối hợp màu sắc. Mức độ phổ biến nhiều, mức độ ưa chuộng trung bình, giá 2-4 ngàn đồng/con.

Cá hà lan lùn: là dạng hà lan với thân rất ngắn, lưng cao, bụng tròn, kích thước nhỏ. Màu phổ biến là màu đỏ hoặc màu đốm đen. Khi lai cá hột lựu với nhau có thể cho ra cá hòa lan nhưng mức độ hiếm ở chiều ngược lại. Mức độ phổ biến nhiều, mức độ ưa chuộng trung bình, giá 2-4 ngàn/con.

Cá hà lan lùn

2. Chi tiết đặc điểm sinh học

Phân bố: Mexico và trung Mỹ Chiều dài cá (cm): 6 – 9

Nhiệt độ nước (C): 18 – 25

Độ cứng nước (dH): 15 – 30

Độ pH: 7 – 8

Tầng nước ở: Mọi tầng nước, đa số bơi tần giữa đến trên mặt nước.

Cách nuôi cá hòa lan, cá hà lan:

Thể tích bể nuôi (L): 100 (L)

Hình thức nuôi: Cá hòa lan rất hiền lành, thích hợp nuôi chung với các loài cá cảnh nhỏ khác trong bể thủy sinh như: cá neon, cá bảy màu, cá bình tích, … Cá rất khỏe nếu được nuôi trong hồ có trồng cây thủy sinh.

Yêu cầu ánh sáng: Vừa

Yêu cầu lọc nước: Trung bình, không cần cũng không sao.

Yêu cầu máy sục khí: Trung bình, nếu nuôi trong hồ rộng không cần máy sục khí, cá hà lan rất khỏe.

Loại thức ăn: Thực vật, trùng chỉ, giáp xác, côn trùng, thức ăn viên ….

Tóm lại một câu: dễ ăn, dễ nuôi, dễ đẻ, dễ chăm sóc ngang ngửa cá bảy màu.

Chiều dài bể: 80 cm

Thiết kế bể: Bể trồng nhiều cây thủy sinh và có không gian rộng. Cá cũng thích hợp trong bể nuôi chung.

Chăm sóc: Cá khỏe, dễ nuôi, ưa môi trường nước hơi cứng, kiềm, lợ nhẹ. Cá thích hợp và lên màu đẹp ở nhiệt độ thấp hơn so với các loài trong họ Poeciliidae khác.

Thức ăn cho cá hà lan: Cá ăn thực vật, trùng chỉ, giáp xác, côn trùng, thức ăn viên (thức ăn chính).

Sinh sản: Cá hột lựu mái thường bé hơn cá đực, cá cái bụng rất to, cá đực cá vây lưng và vây hậu môn dài hơn cá mái. Cá đẻ con, mắn đẻ và dễ sinh sản. Cá thường bị tạp giao vô tình hay cố ý giữa các loài trong giống

Cá hà lan con

3. Một số vấn đề thường gặp khi nuôi cá Hà Lan

Trước hết phải khẳng định rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe của cá hà lan, bài chỉ xin đề cập tới một số yếu tố quan trọng và thường gặp ở mức độ kinh nghiệm, không mang yếu tố chuyên sâu, đối với cá Hà Lan ở Việt Nam: môi trường nước, thức ăn, nhiệt độ và tâm lý của cá hà lan.

Môi trường nước:

Đối với đa phần người chơi cá hà lan thì việc xác định độ ph của môi trường nuôi là một việc làm quá cầu kì và mang tính lí thuyết. Nguồn nước như thế nào được coi là phù hợp để có thể nuôi cá Hà Lan phát triển tốt?

Một nguồn nước được cho là phù hợp với cá hà lan sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn: không có màu sắc, mùi vị lạ, nước trong (không đặc, sánh), không bị yếm khí, không có các yếu tố gây bệnh có thể nhìn thấy bằng mắt thường (điển hình là sán…), đạt sự cân bằng về các yếu tố oxy (có thể bơm oxy trực tiếp vào nước trước khi sử dụng hoặc trong quá trình nuôi cá sử dụng máy sủi khí loại nhẹ) và hệ vi sinh.

Trong các yêu cầu về chất lượng nước thì khó khăn nhất với người chơi ở Việt Nam là tạo hệ vi sinh, làm giàu oxy và làm trong nước (thật ngạc nhiên là nhiều người chơi không quan tâm đến việc làm trong nước và tạo hệ vi sinh).

Một số thắc mắc:

Nước cần phải không có váng trên bề mặt: câu trả lời là không cần thiết, vì chỉ cần nước giàu oxy thì quá trình hô hấp của cá được đảm bảo.

Cần cho muối vào nước: không bắt buộc, dù muối có 2 tác dụng cơ bản là diệt khuẩn cho nước và sát trùng vết thương nếu cá bị thương, ngoài ra có thể diệt nấm khi cá bị bệnh nấm trắng. Vấn đề muối với nguồn nước xin được bàn cụ thể ở phần sau của bài viết.

Sử dụng lá bàng khô ngâm trong nước: không bắt buộc, có tác dụng phòng bệnh, nhược điểm có thể tạo ra màu sắc lạ cho nước.

Tranh luận về vấn đề muối và nguồn nước dành cho cá hà lan:

Rất nhiều người chơi cá hà lan ở Việt Nam (và cả các loại cá khác) cho rằng muối giống như 1 loại thần dược đối với cá cảnh. Thực tế nhiều người chơi cá là lan ở Việt Nam đã sử dụng muối rất tốt trong việc nuôi dưỡng cá hà lan. Như tôi đã nói ở trên, tác dụng của muối rất tốt, đặc biệt là tác dụng phòng bệnh. Cách làm rất đơn giản là cho 1 ít muối vào hồ nước sao để diệt mầm bệnh có hại trước khi cho cá vào hồ nước.

Nhiều người chơi cá hà lan ở Việt Nam sẵn sàng chỉ ra nhiều ưu điểm khác và bảo vệ phương pháp này.

Tuy nhiên tôi đã từng thực hiện phương pháp này, nhiều lần nó có tác dụng và cũng từng đó lần tôi phải gánh chịu hậu quả là nhìn những con cá mà mình yêu quý ra đi. Từ đó tôi rút ra những kinh nghiệm cơ bản sau:

Việc sử dụng muối cho nguồn nước nuôi cá hà lan phải hết sức thận trọng: liều lượng muối phải phù hợp, nếu không cá của bạn sẽ thành cá muối.

Những đối tượng cá nào có thể sử dụng muối cho vào môi trường nuôi: nên áp dụng với cá trưởng thành từ 2-3 tháng tuổi trở nên, và phải đang khỏe mạnh. Điều này có nghĩa cá con mới đẻ thì vẫn có thể dùng nước muối với liều lượng thấp. Tôi nhấn mạnh sử dụng với cá đang khỏe mạnh bởi vì với các trường hợp cá đang yếu, bệnh ngoài da hoặc bị thương, nước muối bên cạnh tác dụng diệt khuẩn, diệt nấm trắng còn có 1 tác dụng phụ khủng khiếp đó là làm tụt nhớt trên cơ thể cá.

Lớp nhớt bao quanh cơ thể có tác dụng hết sức quan trọng đối với cá hà lan, mất đi nó thì cá của bạn cầm chắc cái chết. Một vấn đề khác đối với cá đang bệnh ngoài da, bị thương hoặc nấm đó là muối quá liều sẽ khiến cá bị xót, dẫn tới shock và chết thê thảm (biểu hiện là cụp đuôi, lắc, cháy đuôi vây và ra đi).

Cá hà lan mới lớn

Cách sử dụng nước muối hợp lý cho cá hà lan: khi cá của bạn bị bệnh nấm trắng hoặc bị thương, bị bệnh ngoài da. Bạn có thể pha một dung dịch nước muối với nồng độ thấp (cá hà lan nhỏ và yếu nên không bao giờ dùng nồng độ cao), nguồn nước sử dụng cùng chất lượng và điều kiện như nước trong bể (không nên dùng nước bể nuôi nếu bể có mầm bệnh, có thể dùng nếu cá bị thương do đánh nhau).

Tiến hành vớt cá nhẹ nhàng để không làm shock cá, ngâm trong dung dịch muối từ 5 đến 10 phút sau đó trả lại cá vào bể. Với các trường hợp bị nấm trắng hoặc bệnh ngoài da nếu có điều kiện nên cách ly cá bệnh, kết hợp sử dụng máy sưởi (mua từ vài chục đến hơn 100K/1 cái) để nhiệt độ 30-32 độ liên tục cho đến khi cá hết bệnh. Nếu không có điều kiện tách riêng thì bạn vẫn nên sử dụng sưởi cho cả đàn cá, như vậy thì cá sẽ sớm khỏi bệnh. Nếu đàn cá của bạn không có thói quen sống với nước có pha muối, khi chúng bị bệnh thì việc cân nhắc sử dụng muối nên thận trọng.

Trong một số trường hợp cá biệt nước mối có tác dụng ổn định tâm lý, dưỡng cá.

Thực tế việc nuôi cá hà lan không bắt buộc phải sử dụng máy lọc nước bể cá mới có thể tạo ra được nguồn nước tốt. Nhiều người chơi cá vẫn lựa chọn cách nuôi cá không sử dụng hệ thống lọc mà chỉ dùng các nguyên liệu tạo vi sinh hoặc làm nơi trú ẩn cho vi sinh, thả trực tiếp vào bể (các loại rong, bèo, cây thủy sinh, nham thạch, gốm, sứ lọc…), kết hợp sủi không khí và thay nước theo ngày hoặc tuần, chế độ thay nước thường áp dụng tùy vào tuổi và số lượng của đàn cá. Tuy nhiên thường không thay quá 50% lượng nước trong bể.

Nhiều trường hợp không sử dụng bất cứ nguyên liệu nào nhưng trong nguồn nước có sẵn hệ vi sinh tốt thì vẫn có thể nuôi cá hà lan tốt , ví dụ bể nước để lâu ngày…

Nhiệt độ:

Có lẽ bất cứ ai chơi cá hà lan thì đều ít nhất một lần thấy cá của mình bị bệnh nấm trắng. Bệnh nấm trắng có 3 nguyên nhân gây ra là nhiệt độ thay đổi đột ngột (thường là giảm đột ngột từ 4-5 độ trở lên) và thứ 2 là do môi trường nước quá ô nhiễm, thứ 3 là do lây nhiễm từ cá bị bệnh. Bệnh này được cho là dễ chữa vì chỉ cần duy trì nhiệt độ nước ở mức 30-32 độ và giữ nước sạch, thay nước đều là có thể chữa khỏi.

Chơi cá hà lan thì cần hết sức chú ý đến vấn đề nhiệt độ của môi trường nuôi. Cá hà lan có thể sống mà không bị bệnh tật gì trong điều kiện nhiệt độ từ 20 đến 32 độ. Thực tế trong điều kiện mùa đông tại Hà Nội, tôi đã nuôi những chú cá RREA red lace với nhiệt độ sưởi là 22 độ, cá vẫn sinh trưởng và sinh sản tốt. Mùa hè thì cá hà lan không nên để ngoài sân mà không che chắn gì, vì bạn sẽ có 1 nồi cá luộc.

Điều tối quan trọng là giữ cho mức độ biến thiên nhiệt độ trong môi trường nuôi cá chỉ ở mức dưới 5 độ. Tôi từng chứng kiến những bạn nuôi cá hà lan tại Sài Gòn vào mùa mưa, khi nhiệt độ trời nắng ban ngày là 33-35 độ, trải qua một vài cơn mưa lớn kéo dài ban đêm nhiệt độ có thể xuống dưới 30 độ, đàn cá ngay lập tức bị bệnh nấm trắng.

Cá hà lan nuôi trong bể thủy sinh

Thực tế việc nhiệt độ tăng không làm ảnh hưởng nhiều tới cá hà lan bằng nhiệt độ giảm, trừ trường hợp tăng quá nhiều và quá đột ngột, tăng trên 35 độ hoặc tăng kết hợp giảm liên tục.

Thức ăn:

Cá hà lan là loài ăn tạp nên chế độ ăn tốt nhất cho cá là chế độ ăn hỗn hợp. Các loại thức ăn được ưa chuộng sử dụng tại Việt Nam là: artemia, trùn chỉ (giun), sâu đông lạnh, artemia khô, trứng tôm, trứng tép, bobo (hồng trần)…. Thức ăn khô tổng hợp: aquafin, thức ăn khô dùng để nuôi tép, cám công nghiệp, tomboy, tảo sprirulina…

Điều cần lưu ý khi cho cá ăn đó là không dùng thức ăn đã hỏng, không để thức ăn thừa làm ô nhiễm nước. Khắc phục vấn đề này bằng cách cho ăn từng phần, sau khi ăn tiến hành hút thức ăn thừa ra ngoài hoặc sử dụng lọc chất lượng tốt để hạn chế ô nhiễm, thay nước…

Trong trùn chỉ và bobo đôi khi có lẫn các nguồn bệnh như sán nên nếu có điều kiện nên tiến hành lọc, khử trùng thức ăn trước khi cho ăn (một số bạn sử dụng tetra để khử trùn chỉ, bobo thì tiến hành lọc).

4. Thị trường mua bán, giá bán cá hà lan và lưu ý

Giá trung bình (VND/con): 2500

Giá bán min – max (VND/con): 2000 – 10000

Mức độ ưa chuộng: Trung bình

Mức độ phổ biến: Nhiều

Cá hà lan rất khỏe trong hồ thủy sinh, khi cá đã khỏe thì sống rất dai

Cá hà lan là loài ăn rêu hại, rất háo ăn nếu bỏ đói thường xuyên sẽ ăn luôn cả rêu có lợi

Hồ Thủy Sinh Theo Phong Cách Hà Lan

Hồ thủy sinh theo phong cách Hà Lan Những dấu ấn của phong cách này là sự chặt chẽ và cắt tỉa gọn gẽ của các bụi cây. Cây thủy sinh được tổ chức thành hàng ngay ngắn và gia tăng chiều cao từ trước ra sau. Lý tưởng , nhiều nhất khoảng ba loại cây được sử dụng cho mỗi feet của bể cá, như vậy một bể 4 foot (48 inches) lý tưởng nên có không quá mười hai loài. Cây thân dài được chọn lựa cẩn thận với tỷ lệ tăng trưởng của chúng cũng như hình dạng cành cần bảo dưỡng ít nhất có thể – do đó các loài Lobelia và Saururus cernuus được sử dụng phổ biến.

Cây cần được tổ chức để cung cấp độ tương phản tối đa màu sắc và hình dạng lá/ kích cỡ với cây lân cận. Màu sắc có thể bao gồm màu xanh lá cây nhạt, xanh lá cây đậm, nâu, đỏ, hồng, và màu tía. Cây lá nhỏ Hemianthus micranthemoides tương phản với cây lá hình kiếm lớn, cây lá tròn Bacopa caroliniana tương phản với cây lá mảnh Ammania gracilis,… Các cây gọn gàng này được nên được sắp xếp và trồng xung quanh tâm điểm của bể. Bể cá nên không có nhiều hơn hai tâm điểm, thường được đặt 1/3 hoặc 2/3 chiều dài của bể (quy tắc của một phần ba).

Các loại cây điển hình cho phóng cách Hà Lan:Rotala indicaLobelia cardinalisLimnophila aquaticaBacopa carolinianaAlternanthera reineckiiJava rêuAmmania gracilisHygrophila corymbosa v strictaHygrophila difformisSaururus cernuusHydrocotyle leucocephalaDidiplis DiandraRotala macrandraVallisneria spEchinodorus “Ozelot”

Cá đóng một phần rất quan trọng trong phong cách này. Khu vực phía dưới, giữa, và phía trên đầu của một chiếc bể nên được lấp đầy với cá để làm cho mỗi khu vực thú vị cho người xem. Tất cả các loài cá phải khác trong hình dạng, màu sắc và kích thước, nhưng ít nhất số loài cá có thể (như vậy không có màu xanh rams trong hồ có kribensis, hoặc hatchetfish bạc với hatchetfish cẩm thạch, vv.). Một nhóm các loài cá lớn như cá nhám dẹp hoặc congo tetras luôn luôn đánh giá cao. Các đàn cá phải càng lớn càng tốt.

Sự xuất hiện của hồ cá trong một phòng khách được cũng rất quan trọng, thường có những hồ cá như là phần chính của trang trí. Các bệ kết hợp với các hồ cá đặt vào tường là rất phổ biến do kích thước trong phòng nhỏ.

Thông số kỹ thuật cơ bản của một hồ phong cách Hà Lan

Hồ nhiều kích cỡ từ 90 lít đến 300 lítÁnh sáng: 1,8 WPG đến 2,0 WPG, xếp hạng kenvin là rất thấp (5000k có vẻ như là chuẩn)Nitrate có xu hướng được trên 10 ppmPhosphates có xu hướng thấp (gần bằng không)Lựa chọn các loài cây trồng khoảng 12-19Loài cá lựa chọn phạm vi 5-7

Cá Bảy Màu Ăn Gì? Gía Bao Nhiêu? Mua Cá 7 Màu Ở Đâu Hà Nội, Tp Hcm

Cá bảy màu, những chú cá có màu sắc sặc sỡ và đẹp nhất trên thế giới. Chỉ với thân hình nhỏ bé, màu sắc sặc sỡ cùng chiếc đuôi xòe rộng những chú cá bảy màu đã thu hút ánh nhìn của rất nhiều người chơi cá cảnh. Để biết thêm thông tin về dòng cá bảy màu như Cá bảy màu ăn gì? Cách chăm sóc cá bảy màu như thế nào? Mua cá 7 màu ở đâu? Giá bao nhiêu?… Bài viết này của chúng tôi sẽ giải đáp hết các thắc mắc của bạn đọc về cá bảy màu.

Cá bảy màu là dòng cá nhỏ khá dễ nuôi, sinh sản khá nhiều. Chính vì vậy, chúng là sự lựa chọn hàng đầu của những người chơi cá cảnh phong thủy.

Cá bảy màu còn có tên gọi khác là cá công, cá mây chiều, cá hồ lan, cá hà lan. Cá bảy màu là một chi nhánh nhỏ thuộc dòng cá khổng tước có tên khoa học tiếng anh là cá Poecilia reticulata.

Cá bảy màu có nguồn gốc đến từ các khu vực vịnh, eo biển thuộc Jamaica. Năm 1859, loài cá bảy màu chính thức được công nhận và được nhân giống phổ biến rộng rãi tại khu vực Nam Mỹ.

Năm 1866, loài cá này được đem đi nghiên cứu và đặt tên là Guppy. Năm 1913, cá bảy màu chính thức được đổi tên thành Poecilia reticulata và được sử dụng cho đến ngày nay.

Cá bảy màu là dòng cá khá nhỏ bé, thân hình của chúng khi trưởng thành chiều dài chỉ đạt từ 2 – 3 cm, đối với những chú cá bảy màu đực.

Đối với cá bảy màu cái thì có chiều dài nhỉnh hơn, dao động trong khoảng 2.5 – 4cm.

Đối với mỗi chú cá bảy màu, điểm thu hút nhất trên cơ thể chúng chính là ở phần đuôi và vây. Đuôi và vây của cá bảy màu khá lớn, xòe rộng cùng màu sắc sặc sỡ vô cùng thu hút.

Cá bảy màu rất đa dạng về màu sắc, một số màu sắc phổ biến: màu đơn sắc (màu rồng tím, màu rồng xanh, màu rồng đỏ, màu rồng mái…), màu viền anh, dumbo red tail, dumbo mosaic, endler, cá bảy màu ribbon, violet cobra, da báo, hạt cỏ, gạch khảm, màu đồng, bạch tạng, ánh kim (màu metalic, coral, micariff, platinum…).

3. Cá bẩy màu sinh sản thế nào? Bao lâu mới đẻ?

Cá bảy màu mang thai bao lâu? Cá bảy màu là dòng cá có quá trình sinh sản và giao phối tương đối nhiều. Một chu kỳ sinh sản của cá bảy màu mất khoảng 1 tháng.

Ngay sau khi kết thúc chu kỳ, chúng có thể tiếp tục một chu kỳ sinh sản mới ngay lập tức.

Thông thường, thời gian mang thai của cá bảy màu cái dao động trong khoảng 22 – 28 ngày.

Ngay sau khi giao phối cùng cá đực, trứng được thụ tinh thì phần gần hậu môn của cá cái sẽ có một vùng màu sẫm.

Đây được gọi là đốm thai, càng gần đến ngày sinh đẻ phần đốm này sẽ càng đậm.

Nhưng chỉ có khoảng 30 cá con là nở và có khả năng sinh tồn cao. Một chú cá con cần khoảng 2 tháng để phát triển và trưởng thành.

Một chú cá bảy màu cái sau khi đẻ trứng, cá cái có thể tiếp tục giao phối luôn hoặc sử dụng phần tinh trùng lưu trữ sẵn có để thụ tinh.

Cá bảy màu là dòng cá có khả năng lưu trữ tinh trùng, cá cái chỉ cần giao phối với cá đực một lần và có thể sinh sản nhiều lần).

4. Hướng dẫn cách ép cá 7 màu đẻ đúng kỹ thuật

Để cá 7 màu con khỏe mạnh ít bệnh tật sau sinh thì cá đực và mái phải lựa chọn thật cẩn thận.

Cá đực bạn nên tìm nhưng con có thân hình nhỏ nhắn, đuôi bành to, dày tương tự như hình tam giác và nhanh nhẹn.

Cá 7 màu đực thích hợp nhất để phối giống là những con có thân hình bình hành, vây lưng và đuôi có màu sắc tương tự nhau

Đâu tiên bạn nên để riêng cặp cá đã chọn lựa vào một bể xi măng riêng, bể không cần quá to. Nên nuôi 1 đực 2 cái một bể để dễ dàng giao phối hợp.

Nếu sau khoảng 2 tháng giao phối, cá 7 màu không có hiện tượng mang bầu thì bạn nên thay có đực khác.

Trong trường hợp cá mái đã mang thai và bụng trương phình lên thì nên nuôi chúng riêng ở beer khác. Thông thường sau khi đẻ cá 7 màu cái rất mất sức và thường tự ăn thịt con. Vậy nên, bạn cần tách riêng cá con khỏi mẹ sau khi để

Thời điểm này cá con chri có thể ăn được các loại mùn, cặn thức ăn, rong rêu. Chri sau 1 tháng là chúng có thể ăn các loại loăng quăng, bọ gậy, bo bo, chùn chỉ..

Cùng với sự phát triển của xã hội, việc buôn bán, kinh doanh giao thương giữa các quốc gia đã trở nên đơn giản hơn trước rất nhiều.

Bên cạnh các mặt hàng thực phẩm, gia dụng thì cá 7 màu Thái Lan đã du nhập vào Việt Nam trong khoảng 4 năm trở lại đây

Với nhiều màu sắc bắt mắt như đỏ toàn thân, đen toàn thân, hay 7 màu đen mắt đỏ… Nổi tiếng nhất có lẻ phải dể đến Full Platinum, Blue Grass, full black Metal Blue, dark night, cá 7 màu hb white,…

Với lợi nhận SIÊU TO, SIÊU KHỔNG LỒ như vậy mà nhiều chủ tiệm cá kiểng tại Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Quy Nhơn đã nghiên cứu phối giống để cá sinh sản ngay trong môi trường nhân tạo.

Điều này sẽ giúp giảm giá bán hơn rất nhiều khi nhập trực tiếp Cá bảy màu Thái thuần chủng. Đồng thời, giá bán từ đó cũng sẽ nhẹ hơn rất nhiều

Cũng tương tự như cá bảy màu Thái Lan. Cá bảy màu Nhật Bản được du nhập vào nước ta theo nhu cầu thiết yếu của người chơi.

Tuy không được đa dạng về màu sắc, kiểu dáng đuôi nhưng dòng cá này có nguồn gốc từ Nhật Bản này lại mang một sự tinh tế riêng.

Mặc dù sự đa dạng về màu sắc không được như cá 7 màu Thái nhưng giống cá này lại ẩn chứa sự linh thiêng riêng

Một số dòng cá 7 màu Koi phổ biến: cá 7 màu koi red ear, king koi, koi short, cá bảy màu koi đen…

Có thể bạn không biết tên nhưng chỉ cần nhìn hình ảnh là bạn cũng có thể xác định được đây là giống cá có mặt nhiều nhất trong các của hàng cá kiểng tại Việt Nam.

Bạn có thể bắt gặp chúng ở mọi nơi, màu sắc sặc sỡ, thân hình uyển chuyển, dáng bơi khoan thai đã khiến cá 7 màu rồng là tâm điểm của mọi sự chú ý.

Có thể nói, với những anh chị em lần đầu chơi cá cảnh thì nên nuôi cá 7 màu rồng là chuẩn bài. Vừa rẻ, vừa đẹp lại còn sang nữa.

Cá bảy màu có kích thước nhỏ, chính vì thế bể nuôi cá cũng không cần quá lớn, chỉ cần một chậu thủy tinh nhỏ là có thể nuôi được 2 – 3 chú cá 7 màu rực rỡ sắc màu.

Môi trường sống của chúng cũng không cần quá cầu kỳ, bởi chúng có thể sống được ngay cả trong môi trường ao tù, cống rãnh, hồ xi măng …

Tuy nhiên, nếu đã xác định nuôi cá 7 màu làm cảnh, phong thủy thì các bạn nên chú ý hơn đến môi trường sống để cá phát triển khỏe mạnh và đẹp.

Thông thường, nhiệt độ bể nuôi phải đạt từ 20 – 30 độ C, độ pH luôn dao động trong khoảng 5.5 – 8.

Trong quá trình nuôi bạn nên lên kế hoạch thay nước định kỳ để đảm bảo nguồn nước luôn được sạch sẽ nhất. Ngoài ra, tránh sử dụng các nguồn nước máy trực tiếp xả thẳng vào bể.

Bởi trong nước máy sinh hoạt hàng ngày có hàm lượng clo rất cao, nếu sử dụng trực tiếp sẽ khiến cá 7 màu gặp khó khăn trong quá trình hô hấp.

Lâu dần có thể gây ngộp thở,đây là lý do vì sao cá 7 màu hay chết. Để đảm bảo an toàn bạn nên để nước ở ngoài không khí khoảng 2- 3 ngày để khí clo bay hết rồi mới sử dụng.

Vào mùa đông thì bạn nên lắp thêm hệ thống nhiệt. Hàng tuần, bạn nên thay nước cho cá khoảng 2 lần (mỗi lần chỉ nên thay 2/3 lượng nước trong bể)

Cá 7 màu nuôi chung với cá gì là thích hợp nhất

Cá bảy màu là giống cá cảnh vô cùng nhạy cảm với điều kiện môi trường sống. Mặc dù là giống cá phổ thông, dễ nuôi dễ mua.

Tuy nhiên để chúng sống dai, sống khỏe, ít bệnh tật thì bạn cũng nên lựa chọn cho chúng những người hàng xóm lý tưởng

Cần tránh nuôi chung cá 7 màu với các loài cá hung dữ như xe can, cá rồng, huyết lông, ngân long… sẽ hạn chế tối đa nguy hiểm cho những chú cá bảy màu bé nhỏ

Dòng cá lý tưởng nhất để nuôi chung với cá bảy màu chính là cá Neon, cá hồng két, cá ngựa vằn…

Cá bảy màu là dòng cá ăn tạp, thức ăn của chúng khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, khi nuôi các bạn cũng nên chia rõ chế độ ăn dành cho cá lớn và cá con cũng như số lượng bữa ăn trong ngày của cá.

Cá 7 màu trưởng thành ăn gì? Cá bảy màu trưởng thành là lúc cá được khoảng 6 tuần tuổi, lúc này cơ thể của cá đã phát triển hoàn thiện có thể ăn đa dạng các loại thức ăn.

Lúc này các bạn có thể cho cá ăn thức ăn khô dạng hạt, tôm nhỏ, loăng quăng…

Lưu ý: cá bảy màu có kích thước nhỏ nên lượng thức ăn tiêu thụ của chúng khá ít, một ngày chỉ nên cho chúng ăn 1 -2 bữa và cho lượng thức ăn vừa đủ.

Cá bảy màu con ăn gì? Cá 7 màu từ lúc đẻ cho đến gần 6 tuần tuổi các bạn nên cho chúng ăn những thức ăn nhỏ.

Một vài loại thức ăn phù hợp với cá 7 màu con: tôm con mới nở, những ăn khô dạng bột, loăng quăng, tảo và trùn chỉ.

Hầu hết các trường hợp cá bảy màu chết nguyên nhân chính là do môi trường nước quá ô nhiễm và không phù hợp.

Để khắc phục tình trạng này, các bạn nên thường xuyên vệ sinh bể nuôi cá, cho cá ăn vừa phải tránh để dư thừa quá nhiều thức ăn, khi thay nước nên cho một chút muối vào bể để sát khuẩn.

Một số những chứng bệnh thường gặp ở cá bảy màu: cá 7 màu đẻ xong chết, cá bị xù vảy xuất huyết, rách đuôi, teo đuôi, tưa , túm đuôi …

Nguyên nhân chính là do nguồn nước hoặc do nuôi quá nhiều cá ở trong một bể. Để khắc phục tình hình này, các bạn nên giảm số lượng cá ở trong bể nuôi, tiếp theo là cải thiện môi trường nước.

Môi trường nước không nên để quá ô nhiễm, quá mặn hoặc quá sạch sẽ.

Khi chú cá 7 màu của các bạn xuất hiện tình trạng thối đuôi, cháy đuôi thì nên cho vào trong bể nuôi một chút thuốc Tetra Nhật (loại này được bán rất phổ biến tại các cửa hàng thú kiểng).

Loại thuốc này sẽ giúp cho phần đuôi của cá không bị thối và mau lành vết thương. Bên cạnh đó, khi thay nước các bạn nên cho chút nước muối vào bể để sát khuẩn.

Cách bảy màu rất đa dạng về chủng loại về màu sắc, tùy vào mục đích sử dụng của người nuôi thì sẽ có cách chọn cá khác nhau.

Nếu như nuôi cá 7 màu phong thủy thì nên quan tâm đến yếu tố màu sắc, nuôi cá để làm cảnh thì nên quan tâm đến kiểu dáng đuôi của cá bảy màu.

Về hình dáng đuôi của cá, nếu như bạn có nhiều thời gian để chăm sóc cá thì nên chọn dòng cá bảy màu đuôi quạt – đuôi cờ, ít thời gian chăm sóc thì có thể chọn nuôi những dòng cá bảy màu có đuôi ngắn và ít xòe.

7. Mua, Bán cá bẩy màu ở đâu tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh?

Cá bày màu là dòng cá khá phổ biến trên thị trường cá cảnh của Việt Nam. Chính vì vậy, ở hầu hết các cửa hàng hay các trại cá thuộc các tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ, Tây Ninh Hải Phòng, Nha Trang… C ác bạn đều có thể mua loài cá này.

Ngoài ra các bạn còn có thể mua cá 7 màu online thông qua các trang mạng buôn bán, các hội nhóm yêu thích cá cảnh.

Chính vì vậy, mức giá để sở hữu 1 chú cá 7 màu cũng có sự chênh lệch rất lớn.

Thông thường, một chú cá 7 màu được phối giống và sinh sản tại Việt Nam có mức giá khá rẻ chỉ khoảng 5000 – 20.000 đồng/con nhỏ (mức giá này tương đối rẻ). Nếu mua sỉ thì mức giá có thể rẻ hơn nữa

Dòng cá 7 màu thuần chủng nhập khẩu trực tiếp từ các nước như Thái, Nhật, Mỹ thì có giá tương đối cao dao động từ 200.000 đồng cho đến 1 triệu đồng một con cá con.