Top 10 # Xem Nhiều Nhất Bể Thủy Sinh Hà Lan Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Nhahangchacangon.com

Giới Thiệu Phong Cách Bể Thủy Sinh Hà Lan

Bể thủy sinh Hà Lan truyền thống được coi như là một hoa viên dưới nước nơi mà cây thủy sinh được trồng thành cụm tương hỗ để hình thành một cấu trúc có độ tương phản về màu sắc và hình dạng, cũng như chiều sâu. Trải qua nhiều thập kỷ phong cách bể thủy sinh Hà Lan vẫn được lưu giữ và không lẫn vào đâu được bởi độ tương phản mạnh mẽ, màu sắc dịu dàng, lối mòn khuất dần vào bóng đêm. Đó là những gì được chắt lọc qua nhiều thế hệ người chơi thủy sinh.

1. Các nguyên tắc cơ bản về thiết lập bố cục bể thủy sinh Hà Lan

Phong cách bể thủy sinh Hà Lan bao gồm một số nguyên tắc cơ bản về bố cục như sau:

1.1. Bể thủy sinh Hà Lan nhất định phải tạo ra cảm giác hài hòa và mộc mạc

Người chơi khi tạo bố cục cho bể thủy sinh Hà Lan thường sẽ chia diện tích của bể thành các phần đều nhau (thường thì 10x10cm) sau đó mỗi ô diện tích như vậy người chơi sẽ cắm một loại cây thủy sinh phù hợp, tùy thuộc vào màu sắc và độ cao của cây. Lưu ý trong mỗi đoạn 10cm chiều rộng bể không được có quá một loài cây. Kèm theo điều này, các bụi cây phải tách bạch và không được quá lấn lướt.

Cách phân chia bố cục một bể thủy sinh Hà Lan (ảnh sưu tầm)

1.2. Bể thủy sinh Hà Lan không có nhiều khoảng trống

Tối thiểu 80% nền hồ phải được trồng cây thủy sinh.

1.3. Bể thủy sinh Hà Lan được áp dụng nguyên tắc chia 3

Người Hà Lan chia chiều rộng bể ra làm 3 phần và đặt một tiêu điểm chính (chẳng hạn một cây màu đỏ, một cây to, một ít lũa hay đá) tại vị trí một phần ba hay hai phần ba. Và không bao giờ được đặt tiêu điểm vào ngay điểm chết nằm chính giữa.

Sen Tiger tạo điểm nhấn cho bể thủy sinh Hà Lan (ảnh sưu tầm)

1.4. Bể thủy sinh Hà Lan nhất định phải đa dạng về màu sắc, cấu trúc lá và chiều cao của các loại cây thủy sinh

Nếu bể thủy sinh Hà Lan không đáp ứng được các yêu cầu này, bạn sẽ kết thúc với một bức tường đơn điệu gồm những cây giống hệt nhau chạy dọc theo chiều rộng bể. Để nhấn mạnh đến độ tương phản, hãy tạo không gian trống giữa những bụi cây và hàng cây cao dần lên (chúng được gọi là “con đường” hay “lối mòn”) nhằm gia tăng chiều sâu. Việc tạo ra những “khe hở” (những bụi cây rời rạc, hay bụi cây có khoảng trống giữa các lá cho phép bạn nhìn thấy phần hậu cảnh ở phía sau) cũng tăng cảm giác về chiều sâu. Mặc dù màu sắc và độ tương phản rất quan trọng nhưng nếu áp dụng thái quá thì có thể làm rối mắt và lấy đi cảm giác cân bằng và nhất quán.

Bể thủy sinh Hà Lan đa dạng về màu sắc, cấu trúc lá và chiều cao của cây thủy sinh (ảnh sưu tầm)

2. Cách lựa chọn cây và cá cho bể thủy sinh Hà Lan

2.1. Cách lựa chọn cây phù hợp với bể thủy sinh Hà Lan

Như đã nói ở trên, mỗi 10cm chiều rộng bể thủy sinh Hà Lan không trồng quá một loại cây. Các loại cây thường dùng trong bể thủy sinh Hà Lan bao gồm:

Hồng ba tiêu, Trầu lùn: Những cây thủy sinh này phát triển chậm và thấp. Ngoài ra, chúng còn giúp tạo ra các “con đường” Hà Lan (là mảng cây mọc thấp được bố trí dưới một góc nhìn và cao dần lên về một bên) nhằm tạo ra chiều sâu làm điểm nhấn cho tổng thể.

Tiêu thảo parva, Sao nhỏ: Những loại cây này mọc chậm, thường được trồng thành bụi và hàng từ tiền cảnh đến trung cảnh. Màu sậm như đất của chúng đem lại sự tương phản thích hợp và một khi được trồng, chúng không đòi hỏi phải chăm sóc quá nhiều trong thời gian dài.

Đại liễu, Đại bảo tháp, Hồ liễu lá hẹp: Là những loại cây thủy sinh mọc nhanh và có thân lớn, chúng tạo ra sự đa dạng về kích thước cho cái nhìn toàn cảnh, tạo hiệu ứng thị giác táo bạo trong bể thủy sinh Hà Lan của bạn. Bằng việc thường xuyên tỉa cành khi chúng mọc quá cao, chúng vẫn mạnh khỏe và luôn duy trì được hình ảnh mong muốn.

Huyết tâm lan, Diệp tài hồng, Vảy ốc: Những loại cây lá lớn và màu sắc nổi bật, thể hiện sự tương phản mạnh mẽ trong bể thủy sinh Hà Lan

Sen tiger, Lan muỗng: Những loại cây thủy sinh lá to đứng riêng rẽ, tạo tiêu điểm cho bể thủy sinh Hà Lan.

Các loại cây cắt cắm được phối hợp hài hòa trong bể thủy sinh Hà Lan (ảnh sưu tầm)

Tiền cảnh bể thủy sinh Hà Lan rất tinh tế, gọn gàng, ngăn nắp và hòa nhập với hậu cảnh. Nó có thể gồm những bụi cây tương phản nhưng phải khác loài và không bao giờ được trồng lẫn lộn trong một bụi.

Đắp bờ là một phần của bể thủy sinh Hà Lan nhưng được thực hiện theo một nguyên tắc đơn giản. Ở đa số vị trí, nền thường được nâng lên chỉ bằng cách sử dụng lũa. Cây cũng được ghép vào lũa chỉ với mục đích tạo ra ảo giác của một nền dốc lên. Trong những bố cục công phu hơn, bức tường cây được trồng dọc theo mặt kiếng trên những tấm gỗ bần hay thậm chí vỏ bần. Bờ được tạo ra với một mục đích đặc biệt là gia tăng chiều sâu và gắn liền với một góc nhìn hay con đường.

Lượng chiếu sáng cũng cần phải được đảm bảo, bộ lọc thùng là hệ thống lọc phổ biến nhất và CO2 được phun ở tầm từ 15 đến 20 ppm. Nền đất sét hay laterite được sử dụng, phân bón chứa sắt và khoáng chất được bổ sung một cách thường xuyên.

Bể thủy sinh Hà Lan cần đảm bảo đủ sáng, có hệ thống lọc và CO2 (ảnh sưu tầm)

2.2. Cách lựa chọn cá phù hợp với bể thủy sinh Hà Lan

Các loài cá nhỏ bơi theo đàn được khuyến khích sử dụng trong bể thủy sinh Hà Lan. Có thể kể tên một số loài cá phổ biến trong bể Hà Lan như: cá neon, cá sóc đầu đỏ, cá tam giác, cá mắt đèn,…

Đàn cá nhỏ khiến bể thủy sinh Hà Lan thêm sinh động (ảnh sưu tầm)

Không giống như bể thuỷ sinh phong cách tự nhiên hay phong cách rừng, bể thủy sinh Hà Lan không mô phỏng khung cảnh thiên nhiên hoặc một hệ sinh thái cụ thể, mà mang dấu ấn của người thiết kế. Vì vậy, để thiết kế được một bể cá phong cách Hà Lan người làm bể phải có khả năng kiến tạo, đánh giá và sự hiểu biết chuyên sâu về đặc tính của các loài thuỷ sinh cũng như cách trồng cây thủy sinh.

Bể thủy sinh Hà Lan sử dụng nhiều loại thực vật khác nhau, chính điều đó giúp phân biệt nó với các phong cách thủy sinh khác tạo ra một bức tranh sặc sỡ đồng thời tạo nên một hệ sinh thái cân bằng cho các loài thực vật thủy sinh và cá. Một người làm bể cần hiểu làm thế nào để trồng và kết hợp các loài thực vật để cho ra một tổng thể thẩm mỹ và cân bằng nhất.

Hồ Thủy Sinh Theo Phong Cách Hà Lan

Hồ thủy sinh theo phong cách Hà Lan Những dấu ấn của phong cách này là sự chặt chẽ và cắt tỉa gọn gẽ của các bụi cây. Cây thủy sinh được tổ chức thành hàng ngay ngắn và gia tăng chiều cao từ trước ra sau. Lý tưởng , nhiều nhất khoảng ba loại cây được sử dụng cho mỗi feet của bể cá, như vậy một bể 4 foot (48 inches) lý tưởng nên có không quá mười hai loài. Cây thân dài được chọn lựa cẩn thận với tỷ lệ tăng trưởng của chúng cũng như hình dạng cành cần bảo dưỡng ít nhất có thể – do đó các loài Lobelia và Saururus cernuus được sử dụng phổ biến.

Cây cần được tổ chức để cung cấp độ tương phản tối đa màu sắc và hình dạng lá/ kích cỡ với cây lân cận. Màu sắc có thể bao gồm màu xanh lá cây nhạt, xanh lá cây đậm, nâu, đỏ, hồng, và màu tía. Cây lá nhỏ Hemianthus micranthemoides tương phản với cây lá hình kiếm lớn, cây lá tròn Bacopa caroliniana tương phản với cây lá mảnh Ammania gracilis,… Các cây gọn gàng này được nên được sắp xếp và trồng xung quanh tâm điểm của bể. Bể cá nên không có nhiều hơn hai tâm điểm, thường được đặt 1/3 hoặc 2/3 chiều dài của bể (quy tắc của một phần ba).

Các loại cây điển hình cho phóng cách Hà Lan:Rotala indicaLobelia cardinalisLimnophila aquaticaBacopa carolinianaAlternanthera reineckiiJava rêuAmmania gracilisHygrophila corymbosa v strictaHygrophila difformisSaururus cernuusHydrocotyle leucocephalaDidiplis DiandraRotala macrandraVallisneria spEchinodorus “Ozelot”

Cá đóng một phần rất quan trọng trong phong cách này. Khu vực phía dưới, giữa, và phía trên đầu của một chiếc bể nên được lấp đầy với cá để làm cho mỗi khu vực thú vị cho người xem. Tất cả các loài cá phải khác trong hình dạng, màu sắc và kích thước, nhưng ít nhất số loài cá có thể (như vậy không có màu xanh rams trong hồ có kribensis, hoặc hatchetfish bạc với hatchetfish cẩm thạch, vv.). Một nhóm các loài cá lớn như cá nhám dẹp hoặc congo tetras luôn luôn đánh giá cao. Các đàn cá phải càng lớn càng tốt.

Sự xuất hiện của hồ cá trong một phòng khách được cũng rất quan trọng, thường có những hồ cá như là phần chính của trang trí. Các bệ kết hợp với các hồ cá đặt vào tường là rất phổ biến do kích thước trong phòng nhỏ.

Thông số kỹ thuật cơ bản của một hồ phong cách Hà Lan

Hồ nhiều kích cỡ từ 90 lít đến 300 lítÁnh sáng: 1,8 WPG đến 2,0 WPG, xếp hạng kenvin là rất thấp (5000k có vẻ như là chuẩn)Nitrate có xu hướng được trên 10 ppmPhosphates có xu hướng thấp (gần bằng không)Lựa chọn các loài cây trồng khoảng 12-19Loài cá lựa chọn phạm vi 5-7

Hướng Dẫn Setup Và Chăm Sóc Bể Thủy Sinh Theo Phong Cách Hà Lan Từ A

Thế nào là một BỂ THỦY SINH theo phong cách Hà Lan? Chắc vẫn có nhiều anh em mới chơi hiểu một bể cứ cắm nhiều cây là được gọi là một bể theo phong cách Hà Lan. Điều này hoàn toàn không đúng.

Một bể thủy sinh theo phong cách Hà Lan là 1 bể được tác giả dùng cây thủy sinh (chủ yếu là dòng cây cắt cắm) để tạo ra các mảng màu tương phản hài hòa, giúp ta có một bố cục phù hợp với ý tưởng của người trồng.

Thiết bị cơ bản cho 1 bể thủy sinh phong cách Hà Lan cũng giống như các bể thủy sinh thông thường khác. Chỉ có một vài điểm chúng ta cần chú ý hơn như:

– Setup bộ nền: Bể hà lan cần một bộ nền giàu dinh dưỡng cả về đa lượng và vi lượng. Vì các loại cây trong bể này thường là các loại cây cắt cắm, hút dinh dưỡng nhiều. Nên khi setup nền chúng ta cần phải dùng thêm cốt nền để đảm bảo bộ nền đủ dinh dưỡng cho cây phát triển đẹp và lâu dài. Hiện tại ngoài thị trường có rất nhiều loại cốt nền của nhiều hãng khá nhau, ví dụ ADA power sand, JBL florapol, JBL aquabasic plus. Or cốt nền trộn Vũ Aqua, Nền trộn Lý Vũ… Bên trên chúng ta phủ các loại nền cơ bản như Oliver Knott, Gex, ADA amaronia, control soid, akadama…. Tùy vào tài chính và thói quen chúng ta sẽ có những lựa chọn cho phù hợp với mình. Vì mỗi bộ nền đều có ưu nhược điểm riêng.

Hiện nay ở việc dùng cốt nền trộn phủ nền công nghiệp or sỏi 3 mầu lên trên vẫn được nhiều người dung nhất vì hiệu quả sử dụng và kinh tế của nền này mang lại so với sử dụng các loại cốt nền khác.

Clip setup bể bên dưới Mình dùng cốt nền Vũ Aqua và phủ 5-6cm nền Oliver Knott bên trên.

– Lựa chọn đèn: Hiện này việc sử dụng đèn cho bể Hà Lan là việc đau đầu nhất J. Tại sao mình lại nói là đau đầu vì với công nghệ thời 4.0 hiện nay thì chất lượng đèn sẽ tỉ lệ thuận với giá cả của nó. Không còn như 2 năm về trước, nhà nhà dùng đèn huỳnh quang T5, Metal… lên không có sự lựa chọn và so sánh. Nhưng hiện nay, thị trường đã cho ra rất nhiều loại đèn Led của rất nhiều hãng khác nhau giúp người chơi có nhiều lựa chọn hơn và cũng làm người mới chơi bị rối khi lựa chọn. Thường các đèn led RGB sẽ được dùng trong bể hà lan vì nó giúp cây lên màu tốt hơn các loại đèn huỳnh quang và led trắng.

Clip bên dưới Mình dùng đèn Chihiros Rgb Vivid

– Lọc cho Cho bể Hà Lan: Thường bể theo phong cách Hà Lan không đòi hỏi quá nhiều về hệ thống lọc, lọc chỉ cần đảm bảo đủ dòng cùng với vật liệu đơn giản nhất cũng có thể duy trì được môi trường trong sạch cho bể. Vì khi cây cối phát triển tốt, thì đây chính là hệ thống lọc nước tốt nhất của bể.

2. Setup bố cục và chăm sóc bể thủy sinh phong cách hà lan những ngày đầu.

Để setup được bố cục bể thủy sinh hà lan, chúng ta cần phải hiểu được đặc tính của các loại cây thủy sinh như hình thái, màu sắc, tốc độ phát triển… lúc đó chúng ta mới biết được vị trí của từng loại cây sao cho phù hợp với bố cục định set.

– Vẽ sơ đồ bố trí cây trước khi trồng, tính toán số lượng phù hợp các loại cây cần trồng.

– Khi trải nền xong, chúng ta sẽ sắp xếp cây theo sơ đồ đã vẽ trước khi cắm.

– Bể hà lan mới trồng cây chúng ta thường để đèn 6-7 tiếng trong 3 ngày đầu sau đó tăng dần lên 8-10 tiếng cho những ngày tiếp theo. Mùa đông chúng ta sẽ để nhiều đèn hơn với mùa hè.

– Trong 2 tuần đầu chúng ta duy trì thay nước đều đặt 2-3 ngày/ lần và giảm dần khi cây phát triển tốt

– Co2 để nhiều nhất có thể tùy vào kích thước bể setup.

(Góc Người Mới) Hướng Dẫn Set Hồ Thủy Sinh Phong Cách Hà Lan Từng Bước

I. Thông tin và thông số hồ

Hồ 1m2 x 50cm x50cm (dài – rộng – cao), full 12 li, kính thường, dán dấu keo, mài vi tính Đèn led Haquila 1m2 200w x 2 100% công suất, bật 10 tiếng / ngày (liên tục) Lọc TRU (chế) phi 168 bơm atman 306s x 2, 50% bông lọc và 50% sứ lỗ TQ Co2 25-30 ppm, bình khí nén, trộn bằng ista cánh quạt, bật tắt co2 bằng van điện trước đèn 1 tiếng. Cốt nền và phân trộn nuphar, phủ nền aquafor topsoil Hồ set vội trước tết 4 tuần nên chủ yếu là trồng cây, không bố cục, không lũa đá. Thay nước hằng ngày 2 tuần đầu (50%) Châm phân nước từ tuần 2 (chủ yếu là All ine One. Fe+ và NPK) Sau 3 tuần giữ mức No3 2-4 ppm, P 0.5 ppm, Kali 2-4 ppm, Fe < 0.01 ppm, gH 3, kH 1, thay nước 1 lần / tuần 30% nước Nguồn N từ Kno3 và Nh4No3 như trong chai All in One và NPK+ Nhiệt độ hồ 27-28 độ. Danh sách cây: Ngưu đốn thảo, vảy ốc xanh, cam, vàng, colorata, wallichii, thanh hồ điệp, mini butterfly, h’ra, ngoài ngưu đốn thảo ra thì hồ này có thể nói là full họ Rotalas

II. Cảm nhận cá nhân về 1 số sản phẩm thủy sinh VN

2. Cảm nhận về cốt nền và nền trộn Nuphar: – Giá thành quá tốt, dinh dưỡng nhã đều và không quá khó quản lý – Đầy đủ dinh dưỡng cho hầu hết những loại cây thông thường, nhưng khi cây mới cắm chưa bắt rễ kịp để hút dinh dưỡng từ nền thì cần châm thêm phân nước nuôi cây. Và khi thay nước quá nhiều cũng cần châm phân nước sau khi thay. Tuy nhiên, nguời ít kinh nghiệm, mới chơi thì có thể chưa cần quan tâm nhiều đến phân nước cũng đã quá đủ cho nhu cầu trồng cây thông dụng – Dễ set hồ, không quá dơ, KHÓ XÌ NỀN – Điều mình thích nhất ở cốt và nền Nuphar là KHÔNG gây độc như nhiều loại nền trộn thông thường, cây hầu như không bị dị dạng hay tịt ngọn nếu thay nước định kì, rêu hại cũng không dễ bùng phát nếu làm đúng hướng dẫn, khuyến cáo của nhà sx. – Đây là 1 trong những nền trộn và cốt nền VN kinh tế và đáng tiền mua nhất ở VN ở hiện tại.

3. Cảm nhận về Aquafor Topsoil của Thủy Mộc: – Giá thành tốt, hạt phân nền màu đen đẹp và kích cỡ rất tự nhiên – Dinh dưỡng dễ quản lý – Nước cực trong và trong nhanh – Tuy nhiên, nếu kĩ thì trước khi cho vào hồ nên lấy rổ đãi sơ cho hết bụi đen

4. Cảm nhận về lọc TRU: – Thiết kế cực đẹp, hầu như hoàn thiện tối đa ở lĩnh vực lọc chế, hầu như không lỗi vặt hay xì nước, có cả bộ chế Co2 vào máy bơm, có thể tiết kiệm được bộ trộn Co2. – Giá có cao hơn lọc chế thông thường, nhưng nói chung là đáng mua

5. Cảm nhận về cây cối của Trại Thủy Sinh Thùng Xốp và Huỳnh Tài (Cần Thơ) – Cây cối cực khỏe, dù để ra ngoài 2 ngày trước khi cắm hoặc gửi ở Cần Thơ vào HCM, khi cắm vào hồ cũng thích nghi cực nhanh

Hải Nguyễn (đèn haquila)

Trần Minh Hiếu (đèn led 5 kênh, hồ dùng đèn này mình sẽ review và up thông tin chi tiết sau)

Phương Nuphar (cốt nền và nền trộn)

Tiến Tstx và Huỳnh Tài (Cây cối trong hồ)