Đề Xuất 4/2023 # Tôm Thẻ Chân Trắng Và Cá Chép Ăn Gì Tốt Nhất ? # Top 8 Like | Nhahangchacangon.com

Đề Xuất 4/2023 # Tôm Thẻ Chân Trắng Và Cá Chép Ăn Gì Tốt Nhất ? # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tôm Thẻ Chân Trắng Và Cá Chép Ăn Gì Tốt Nhất ? mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tôm thẻ chân trắng ăn gì tốt nhất để tăng trưởng tốt và thu lợi nhuận cao là câu hỏi được nhiều bà con quan tâm. Mặc dù tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp và yêu thích thức ăn có nguồn gốc động vật, việc lựa chọn thức ăn phù hợp nhất không hề dễ dàng.

Giải đáp thắc mắc Cho tôm thẻ chân trắng ăn gì?

Trong quá trình nuôi tôm hay bất kỳ loài thủy sản nào, nếu không quản lý thức ăn tốt, chi phí nuôi trồng sẽ tăng lên, thức ăn dư thừa khiến nguồi nước trong ao nuôi bị ô nhiễm. Vì vậy, với mỗi mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng cần lựa chọn thức ăn tốt nhất cho tôm thẻ chân trắng.

Cách lựa chọn thức ăn cho tôm thẻ chân trắng tốt nhất, hiệu quả nhất

Các hộ nuôi tôm có thể cho tôm ăn ba loại thức ăn sau: Thức ăn tự nhiên: loại thức ăn này gồm các phiêu sinh vật , động vật và phù du. bùn bã hữu cơ, thực vật sống trong nước,.. Thức ăn Công nghiệp, nguồn gốc từ các nhà chế biến, sản xuất công nghiệp. Thức ăn tự chế bởi hộ nuôi, nguồn nguyên liệu từ ốc, cá tạp, phụ gia, phụ phẩm công nghiệp,..

Quy trình cho tôm thẻ chân trắng ăn thức ăn thủy sản tốt nhất, hiệu quả nhất

Cho tôm ăn theo từng giai đoạn

Đối với tôm mới thẻ, từ 7-10 ngày đầu, bà con nên cho tôm ăn cách bờ 2-4m. Thức ăn của tôm thẻ chân trắng mới thẻ là các loại bột mịn, cần tắt quạt nước và trộn thức ăn bột mịn với nước rồi tạt xuống ao. Sau ngày thả thứ 10, tôm thẻ chân trắng cần được ăn lượng thức ăn ít hơn và cỡ nhỏ để tôm làm quen với thức ăn. Thức ăn nên đặt cách bờ 1,5-2m, không đặt ở góc ao. Sau 15 ngày, bà con nuôi tôm thẻ chân trắng có thể bổ sung cung cấp vitamin và khoáng chất cho tôm theo chỉ dẫn của nhà cung cấp để giúp tôm tăng cường sức khỏe.

Liều lượng cho tôm thẻ chân trắng ăn như thế nào?

Liều lượng cung cấp thức ăn thủy sản cho tôm thẻ chân trắng gồm có ngày đầu tiên với các ngày sau sẽ tăng lên. Vào ngày đầu tiên cho tôm ăn 2,8 -3 kg/ 100.000 giống. Trong đó, liên tục trong 10 ngày, cứ mỗi ngày sẽ tăng 0,4 kg/ 100000 giống. Sau đó, từ ngày 10-20, cứ mỗi ngày tăng lên 0,5 kg thức ăn thủy sản. Số lần cho tôm thẻ chân trắng ăn mỗi ngày Tôm thẻ chân trắng cần ăn 5-6 bữa/ ngày. Sau 30 ngày tuổi, số lần cho ăn là 4 bữa/ ngày.

Thức ăn thủy sản cho cá chép mang lại năng suất cao, hiệu quả nhất

Thức ăn cho cá chép thường có: cám gạo, bột ngô, đậu tương, bã mắm, khô dầu, bột cá nhạt,.. Ngoài ra, đậu tằm cũng là loại thức ăn thủy sản mang lại lợi nhuận cao khi nuôi cá chép. Đậu tằm giúp cấu trúc thịt cá chép san chắc và ít mỡ thừa hơn. Đậu tằm là nguồn thức ăn hoàn toàn từ thiên nhiên, tăng doanh thu từ nuôi trồng cá chép.

Quy trình cho cá chép ăn tốt nhất

Nên cho cá chép ăn cách đáy ao 10-20cm. Vào tháng thứ 1-2, lượng thức ăn bằng 7-10 % khối lượng cá trong ao. Tháng 3-4: 5% khối lượng cá trong ao. Vào các tháng tiếp theo là 2-5% khối lượng cá trong ao.

Việc lựa chọn và quản lý nguồn thức ăn thủy sản cho tôm thẻ chân trắng lẫn cá chép rất quan trọng, tác động đến chi phí, doanh thu của quá trình nuôi trồng thủy sản. Các hộ nuôi cần cân nhắc kỹ các nguồn thức ăn thủy sản, kết hợp cũng những nguồn thức ăn uy tín, tiết kiệm chi phí nuôi trồng.

【4/2021】Giá Tôm Thẻ Chân Trắng Hôm Nay Bao Nhiêu Tiền【Xem 1,157,607】

Sự biến động giá tôm thẻ chân trắng

Mức giá tôm lên xuống thường rất thất thường. Đối với tôm sú hiện nay, mức giá đang giảm trong suốt 5 tuần qua. Theo Hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Cà Mau, giá tôm sú loại loại 30 con/kg là 180.000 đồng/kg, loại 40 còn/kg là 155.000 đồng/kg, 20 con/kg là 230.000 đồng/kg, . Mức giá này vẫn cao hơn 30.000-40.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Còn đối với tôm thẻ chân trắng, nhiều người nuôi tôm thẻ đang vô cùng phấn khởi và vui mừng trước sự tăng giá mạnh với lãi suất cao. Giá tôm thẻ chân trắng hôm nay đang là 110.000đ loại 100 con/kg; 140.000 đồng/kg loại 60 con/kg; loại 40 con/kg có giá 170.000 đồng/kg, tính ra đã tăng 20.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù giá tôm thẻ đang cao những sản lượng tung ra thị trường lại ít, không đủ đáp ứng cho nhu cầu tôm thẻ hiện nay. Vì vậy, theo như dự đoán của các chuyên gia, giá tôm thẻ sẽ còn tăng mạnh trong thời gian đến. Bây giờ cũng đang là thời thời tiết thuận lợi nên các ao nuôi tôm thẻ đạt năng suất cao.

Tôm sú và tôm thẻ: Loại nào ngon hơn

Đây và vấn đề được khá nhiều người tranh cãi. Thịt tôm sú thường chắc và dai hơn so với tôm thẻ. Nhưng tôm thẻ có vỏ mỏng, dễ ăn hơn. Tùy sở thích từng người cũng như nhu cầu chế biến, mọi người có thể chọn cho mình loại tôm khác nhau.

Vỏ tôm thẻ mỏng nên nó thích hợp để rim bởi dễ bóc. Đặc biệt, gia vị cũng dễ ngấm vào thịt tôm hơn. Ngược lại, tôm sú có vỏ dày nên thích hợp để nướng. Sau khi nướng, thịt tôm vẫn còn rất nhiều cho bạn ăn thoải mái.

Cách phân biệt tôm sú và tôm thẻ đơn giản nhất

Dù có ngoại hình khá giống nhau nhưng hai loại tôm này vẫn có nhiều điểm khác biệt. Nếu chú ý một chút, bạn có thể dễ dàng lựa chọn được loại tôm mình ưng ý mà không sợ bị người bán qua mắt đấy.

Cách nhận biết tôm sú với những đặc điểm cơ bản nhất

Tôm sú là một trong những loại hải sản được nhiều người ưa chuộng nhất. Thịt tôm chắc, rất nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt, nó rất phù hợp với những người ưa món nướng.

Bạn có thể nhận thấy tôm sú thông qua đặc điểm là vỏ của nó rất dày. Trên vỏ, bạn có thể nhìn thấy nhiều màu sắc khác biệt như nâu, đỏ, xanh, xám. Lưng tôm là những sọc ngang xen kẽ giữa màu xanh, đen hoặc màu vàng.

Kích thước của tôm sú khá dài, trọng lượng cơ thể tôm cũng lớn hơn khi so với tôm thẻ. Một con tôm sú cỡ lớn có thể dài tới 36 cm.

Nhận biết tôm thẻ thông qua những đặc điểm đơn giản nhất

Tôm thẻ cũng là một loại tôm được ưa thích, phổ biến trong cuộc sống. Các bà nội trợ ưa thích món tôm này bởi giá rẻ và chế biến bằng cách rim tôm rất ngon.

Bạn có thể nhìn thấy ở tôm thẻ những đặc điểm đơn giản nhất như vỏ tôm và kích thước của cơ thể tôm. Vỏ tôm thẻ có cấu tạo mỏng với màu trắng đục. Chân tôm mang màu xanh nhẹ. Thân tôm được chia làm 6 đốt bụng. Tại đốt mang trứng, rãnh bụng của tôm rất hẹp hoặc không có.

Dáng tôm thẻ thon, dài nhỏ hơn khá nhiều so với tôm sú. Trọng lượng của tôm thẻ cũng nhẹ hơn khi so sánh với tôm sú.

Khi nhìn vào tôm thẻ, bạn có thể nhận ra thân tôm có màu trong nhẹ. Dễ dàng nhìn thấy phần thịt tôm của tôm thẻ khi so sánh với thân tôm sú.

Những lưu ý khi phân biệt tôm sú và tôm thẻ

Khi đi mua tôm, việc phân biệt loại tôm là cực kỳ quan trọng. Nhưng đó không phải là tất cả để bạn có được một món ăn thơm ngon.

Tôm tự nhiên có chất lượng tốt, thơm ngon với thịt mềm và ít tanh hơn hẳn so với tôm nuôi. Do đó, đây chính là lựa chọn hoàn hảo nhất cho bữa ăn của cả gia đình.

Lý do khiến giá tôm thẻ chân trắng hôm nay tăng mạnh

Xuất khẩu tăng mạnh làm giá tôm tăng theo. Sản lượng xuất khẩu tôm của Thái Lan giảm mạnh và theo như dự báo của Hiệp hội tôm Thái Lan, sản lượng xuất khẩu tôm thẻ của Thái sẽ giảm đến 50% vào năm nay. Chính vì vậy, các khách hàng bắt đầu chuyển sang thị trường tôm thẻ chân trắng Việt Nam và tiến hành thu mua. Không những thế, bên phía Thái Lan còn có một số công ty có ý định nhập khẩu tôm của Việt Nam để nhằm đáp ứng nhu cầu tôm trong nước.

Đối với các mặt hàng thủy hải sản, giá luôn thay đổi theo từng thời điểm. Chính vì vậy, công ty hải sản Ông Giàu cũng cung cấp hải sản với mức giá thay đổi theo từng thời điểm khác nhau. Nếu bạn cần mua hải sản, hãy đến ngay hải sản Ông Giàu và gọi điện thoại đến số Hotline để được tư vẫn miễn phí về giá bán hiện tại và thông tin các mặt hàng.

Tóm lại, giá tôm thẻ chân trắng thị trường hiện nay đang có nhu cầu dần tăng cao. Nếu bạn cần tham khảo mức giá bán, hãy liên hệ trực tiếp để biết thêm thông tin cụ thể tại thời điểm hiện tại.

Tác Nhân Gây Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Nuôi

Do môi trường

Có thể do khâu cải tạo ao dùng lượng vôi lớn làm pH trong nước cao và kéo dài, pH sáng thường 8,3 – 8,7. Cùng đó là độ cứng (Ca 2+ và Mg 2+) của nước cao, tôm hấp thu quá nhiều Ca 2+ và Mg 2+ làm xuất hiện những đốm trắng (đốm vôi) trên vỏ tôm.

Biểu hiện là tôm có đốm trắng ở vỏ đầu ngực hoặc phần vỏ ở sống lưng nhưng vẫn khỏe, không có tôm tấp bờ, tôm vẫn hoạt động và ăn bình thường; song, chu kỳ lột xác dài hơn bình thường và tôm sinh trưởng chậm hơn đàn tôm khác cùng đợt.

Để khắc phục hiện tượng này, người nuôi phải kiểm soát pH buổi sáng ở mức thích hợp (7,5 – 8,0) bằng việc tránh bón vôi quá liều, tiến hành thay nước để giảm độ cứng, cho tôm ăn đủ dinh dưỡng, bổ sung khoáng nhằm kích thích tôm lột xác để tránh việc tôm bị đốm trắng.

Do vi khuẩn

Hội chứng đốm trắng do vi khuẩn gây ra ( Bacteria White Spot Syndrome – BWSS) có thể do vi khuẩn thuộc họ Bacillacae. Ngoài ra, Vibrio Cholerae được coi là nguyên nhân cơ hội của tôm nuôi, tại các ao có pH và độ kiềm cao ở Thái Lan. Ở Việt Nam, theo TS Bùi Quang Tề, năm 2004 vi khuẩn Vibrio spp đã được nuôi cấy từ mẫu tôm sú nuôi.

Khi bị bệnh, tôm lột vỏ bị chậm lại, chậm lớn và chết rải rác; hầu hết tôm bị đóng rong, đen mang. Tôm bệnh có các đốm trắng mờ đục hình tròn trên khắp vỏ cơ thể (Các đốm trắng này có thể mất khi tôm lột vỏ). Soi kính hiển vi, thấy đốm trắng có dạng lan tỏa hình địa y bạc màu ở giữa rỗng khác với đốm trắng do vi rút có đốm đen (melanin) ở giữa. Các đốm trắng thường chỉ ở phía ngoài lớp biểu bì và tổ chức liên kết, ít nguy hiểm với tổ chức phía trong.

Sử dụng kỹ thuật mô học quan sát các tôm bị nhiễm thấy được sự hoại tử và phân hủy mối liên kết giữa biểu mô vỏ và mô liên kết, nhưng không ảnh hưởng đến các mô nằm bên trong như cơ. Mô bệnh của tôm bị đốm trắng do vi khuẩn không phát hiện thấy thể vùi nội nhân đặc trưng ở nội bì và trung bì. Khi kiểm tra PCR cho kết quả âm tính với WSSV.

Biện pháp xử lý trong trường hợp này là kiểm soát mật độ vi khuẩn trong ao nuôi và tích cực tiến hành cải thiện môi trường ao nuôi (xử lý nước, chất thải, giảm tảo…). Song song đó là tăng cường bổ sung Vitamin C, men vi sinh, khoáng chất, thuốc bổ gan vào thức ăn, nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm.

Do virus

Virus gây hội chứng đốm trắng (White Spot Syndrome Virus – WSSV) là do một loại virus có tên Baculovirus thuộc họ Nimaviridae gây ra. Virus này có acid nucleic là DNA, ký sinh trong nhân. Virus có độc lực rất mạnh, tấn công nhiều mô tế bào khác nhau, thường trên tế bào biểu mô da. WSSV gây chết trên mọi giai đoạn phát triển từ ấu trùng đến tôm giống và tôm trưởng thành.

Mầm bệnh có trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài thông qua nguồn nước, các ký chủ trung gian. Khi lượng chất thải nuôi tôm nhiều, môi trường nuôi bị ô nhiễm hay thời tiết thay đổi, tôm bị yếu sẽ tạo điều kiện cho các loại virus bùng phát gây dịch bệnh cho tôm. Bệnh thường phát triển khi giao mùa.

Triệu chứng thường gặp nhất là tôm ăn nhiều đột ngột, sau giảm dần. Trên tôm xuất hiện nhiều đốm trắng đồng đều kích thước 0,5 – 2,0 mm bên trong vỏ, nhất là ở phần giáp đầu ngực hoặc ở cuối đốt trước và lan toàn thân. Thân tôm đôi khi chuyển màu đỏ, cơ thịt hơi đục. Khi bệnh nặng, các đốm trắng chiếm toàn bộ vỏ giáp, vỏ giáp được bóc ra dễ dàng, ruột tôm không có thức ăn. Bệnh thường xuất hiện 1 – 2 tháng sau khi thả nuôi, giai đoạn này tôm nhỏ nên khó thấy đốm trắng, chỉ thấy đỏ thân. Bệnh có thể bùng phát trong 2 – 3 ngày, tỷ lệ chết rất cao (có thể 100%). Soi dưới kính hiển vi, thấy xuất hiện những điểm nâu dày đặc ở vùng trung tâm, các thể vùi hiện diện bên trong tế bào vỏ của tôm bị nhiễm. Kết quả xét nghiệm dương tính với WSSV.

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh do virus gây ra bệnh đốm trắng. Vì vậy, chỉ có thể phòng bệnh bằng các phương pháp: Áp dụng các công nghệ nuôi như công nghệ Biofloc thân thiện với môi trường để phòng, chống bệnh hiệu quả; Xét nghiệm, chọn tôm bố mẹ, tôm giống chất lượng tốt, không nhiễm WSSV; Chọn mùa vụ nuôi thích hợp, tránh thả vào mùa lạnh; Nguồn nước phải qua lắng lọc trước khi đưa vào ao; Cách ly ao nuôi với các tác nhân có thể lan truyền bệnh (giáp xác); Quản lý và theo dõi chặt chẽ môi trường ao nuôi; Tăng cường bổ sung Vitamin C, men vi sinh, khoáng chất, thuốc bổ gan vào thức ăn.

Với ao tôm bệnh, nên vớt tôm chết ra khỏi ao, đem tiêu hủy; dùng Chlorine liều lượng 30 ppm (30 kg/1.000 m 3) phun xuống toàn bộ ao; giữ nguyên nước trong ao sau 7 – 10 ngày mới được tháo ra ngoài. Khi phát hiện bệnh, tốt nhất là thu hoạch ngay.

Khi phát hiện tôm bị đốm trắng, cần nhanh chóng xác định nguyên nhân để kịp thời xử lý. Nên tiến hành xét nghiệm PCR virus đốm trắng để cho kết quả nhanh, chính xác. Nếu kết quả dương tính với WSSV thì thu hoạch ngay; ngược lại có thể nuôi tiếp và tiến hành các biện pháp xử lý.

Theo Lê Cung, Tạp chí thủy sản Việt Nam,

Nuôi Cá Chép Thịt Ăn Giòn Như Tràng Lợn, Bán Chạy Như Tôm Tươi

Cũng là nuôi cá chép trên sông, nhưng thứ cá chép do ông Nguyễn Văn Tung, xã Xuân Châu, huyện Xuân Trường (Nam Định) nuôi có điểm kỳ lạ là thịt cá ngày càng giòn, chế biến thành món, ăn giòn như tràng lợn. Chính vì điều này mà ông Tung nuôi được con nào lái khuân đi con đó. Bí quyết làm thịt cá giòn là ở chổ ông Tung cho cá ăn một loại đậu tằm.

Thất bại nhưng…không nản

Sinh ra trên vùng đất “quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời” là xóm 1, xã Xuân Châu, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định nên ngay từ nhỏ ông Tung đã gắn bó với việc cấy cày. Cuộc sống cần mẫn quanh năm với mảnh ruộng, cây lúa nhưng cũng chẳng đủ ăn, ông Tung quyết định chuyển hướng sang nuôi trồng thuỷ sản.

Nghĩ là làm, ông lặn lội đi các tỉnh tham khảo cách nuôi cá lăng chấm, cá diêu hồng. Thời gian đầu, kinh nghiệm ít cộng với khí hậu không thuận lợi khiến nhiều giống cá nuôi trong ao liên tục bị chết khiến kinh tế gia đình ông lâm vào tình cảnh khốn khó.

“Nhiều đêm thao thức không ngủ được, tôi lại một mình ra ao cá ngồi suy ngẫm. Vợ thấy thế thì cho là tôi dở người. Nhưng những lúc như thế tôi lại càng quyết tâm bám nghề nuôi cá. Nghĩ chắc chắn mình chưa nắm vững kinh nghiệm nuôi cá, kỹ thuật nuôi cá nên tôi lại khăn gói lên đường tìm học hỏi các mô hình nuôi cá lớn ở trong và ngoài tỉnh…:”, ông Tung kể với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.

Đi một ngày đàng học một sàng khôn, ông bà nói cấm có sai. Chuyến đi đó, ông Tung thấy nhiều nơi nuôi cá lồng trên sông mang lại hiệu quả kinh tế cao liền học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật. Sau đó, ông liền quyết định chuyển từ nuôi cá ao sang thả cá lồng trên sông Hồng.

“Nuôi cá trên sông Hồng có nhiều điểm thuận lợi. Người nuôi không phải lo nguồn nước, cá sống ở môi trường nước tự nhiên nên sức đề kháng cao, ít dịch bệnh…”, ông Tung chia sẻ.

Để làm được lồng nuôi cá, ông Tung phải “chạy đôn chạy đáo” khắp nơi hoàn thiện thủ tục. “Lên ý tưởng rồi, nhưng để vận dụng vào thì lại càng khó. Lúc bấy giờ, tôi rủ thêm người bạn ở huyện Hải Hậu cùng nuôi cá lồng. Phải mất rất nhiều lần tính toán, nghiên cứu thực địa, tìm kiếm, chúng tôi mới chọn được địa điểm xây dựng lồng nuôi cá. Nơi đặt lồng phải đáp ứng được các tiêu chí như: nước yên, cách xa dòng chảy, không bị đọng bèo, rác thải…”, ông Tung nói.

Những năm đầu nuôi cá lồng trên sông Hồng ông Tung thu được lợi nhuận lớn. Cá của ông thường thơm, ngon hơn các loại cá được nuôi thả trong ao, nên lớn con nào bán hết con đó…”.

Thế nhưng, “người tính không bằng trời tính”, khi công việc làm ăn đang thuận lợi thì trận bão năm 2016 cuốn qua đã “quét trôi” toàn bộ số cá lồng của ông. Cơ ngơi, sản nghiệp bao năm chắt bóp, tích lũy, đầu tư với tổng trị giá gần 10 tỷ đồng bị “Hà Bá” cướp sạch. Tưởng chừng trận bão sẽ làm ông nhụt ý chí, nhưng rồi ông lại gắng gượng vay mượn tiền của xây dựng lại lồng cá.

Trúng mánh nhờ cho cá ăn đậu tằm

Không ngừng học hỏi, mở rộng mô hình nuôi cá lồng, năm 2014, nghe bạn giới thiệu cách nuôi cá chép giòn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Hải Dương, ông Tung đã tìm đến để học hỏi kinh nghiệm nuôi cá chép giòn, kỹ thuật nuôi cá chép giòn. Thấy mô hình nuôi cá chép giòn giúp nhiều gia đình đổi đời ở sông Kinh Thầy (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương), ông đã quyết định đưa về áp dụng trên sông Hồng. Thời gian đầu, ông nuôi thử nghiệm 1 lồng cá chép giòn bằng đậu tằm. Chỉ ít tháng sau, ông đã thu hoạch xuất bán 2 tấn cá, thu lãi 30 triệu đồng, gấp 1,5 lần nuôi cá chép thông thường.

“Lợi nhuận cao, tôi quyết định mở rộng quy mô lên thành 6 lồng cá chép giòn. Trong số này có 3 lồng ương cá giống, còn 3 lồng nuôi thương phẩm cho ăn loại đậu tằm làm giòn thịt cá. Đến nay, khu nuôi cá lồng của gia đình tôi có khoảng 30 lồng cá bao gồm nhiều loại cá ngon từ cá lăng chấm, cá diêu hồng, đến cá chép giòn…”, ông Tung tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.

Theo ông Tung, cá chép giòn mà ông nuôi là giống cá chép V1 được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I lai tạo từ 3 giống cá chép trắng Việt Nam, cá chép vẩy của Hungary và cá chép vàng của Indonesia. Giống cá chép lai 3 máu này có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh, lớn nhanh, thịt thơm, ngon hơn các loại cá chép khác.

Bật mí về kinh nghiệm nuôi cá chép giòn, ông Tung cho biết, cũng như loại cá khác, cá chép giòn sẽ được nuôi khoảng 8 tháng bằng thức ăn công nghiệp. Sau đó, người nuôi chọn lọc những con cá đạt trọng lượng khoảng 2,5kg kg trở lên để tiến hành vỗ béo bằng cách cho ăn loại đậu tằm đặc biệt. Cứ nuôi được 1 tấn cá chép giòn lại tiêu tốn khoảng 1,5 tấn đậu tằm. Sau khoảng 14 tháng nuôi (kể cả thời gian vỗ béo cho giòn thịt), cá chép đạt trọng lượng 2,5-3 kg/con.

“Thức ăn đậu tằm dễ kiếm, vùng trồng nhiều đậu tằm có thể kể đến là miền Trung. Gần đây, chúng tôi đã chuyển đổi sang nhập khẩu đậu tằm từ Úc, sản phẩm này không biến đổi gen, giàu chất dinh dưỡng, giàu đạm, tinh bột, do đó chất lượng của cá cũng được nâng cao. Đặc biệt, đậu tằm có hàm lượng protein 31%, gồm đủ 8 loại axit amin thiết yếu, hàm lượng tinh bột 49%… là yếu tố quyết định thay đổi chất lượng thịt của cá, tăng độ dai cơ thịt nên cá chắc giòn”, ông Tung nói.

Theo ông Tung, người nuôi phải chú ý đến khâu cho cá ăn, đậu tằm trước khi cho cá ăn phải được ngâm trong nước từ 12-24 giờ, những hạt to phải cắt ra làm đôi. Vào những năm “mưa thuận gió hoà”, cá không bị dịch bệnh, mỗi lồng nuôi cá chép giòn bằng đậu tằm có thể thu lãi gần 70 triệu đồng.

Cá nuôi trên sông Hồng nước chảy tuần hoàn liên tục nên cá có môi trường sống sạch, cá vận động nhiều hơn so với nuôi trong ao, nên chất lượng thịt cá dai, giòn, ít có mùi tanh như các loại cá nuôi thông thường. Với phương thức nuôi 3 lồng gối lứa, một năm ông Tung xuất bán ra thị trường các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… hơn 20 tấn cá chép giòn…

“Ngoài ra, tôi còn xen canh các lồng cá lăng chấm, diêu hồng để thu hoạch ở các thời điểm khác nhau nhằm quay vòng vốn mua thức ăn cho cá, phù hợp với điều kiện của gia đình. Doanh thu từ gần 30 lồng cá của gia đình mỗi năm đạt trên 5 tỷ đồng, trừ các khoản chi phí về giống, thức ăn, khâu chăm sóc… thu lãi khoảng 1 tỷ đồng”, ông Tung cho phóng viên Báo điện tử chúng tôi biết.

Nguồn. Dân Việt

Tiện ích thông tin

Nguồn tin

Dân Việt

QR Code

Chúng tôi trên Mạng Xã hội

Fanpage Facebook

Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng

QR Code Fanpage

Tin khác

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tôm Thẻ Chân Trắng Và Cá Chép Ăn Gì Tốt Nhất ? trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!