Đề Xuất 3/2023 # Tín Hiệu Vui Từ Xuất Khẩu Thủy Sản # Top 4 Like | Nhahangchacangon.com

Đề Xuất 3/2023 # Tín Hiệu Vui Từ Xuất Khẩu Thủy Sản # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tín Hiệu Vui Từ Xuất Khẩu Thủy Sản mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

(Chinhphu.vn) – Lũy kế cả 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỉ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tôm và cá tra tiếp tục được tin dùng

Theo thống kê của ngành thủy sản, những tháng đầu năm, cá tra và tôm tiếp tục là 2 điểm sáng trong xuất khẩu thủy sản. Theo đó, xuất khẩu cá tra trong tháng 1/2021 đạt 123,5 triệu USD, tăng 22% và tháng 2 đạt 90 triệu USD, giảm 17%. Lũy kế xuất khẩu cá tra 2 tháng đầu năm đạt 214 triệu USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, xuất khẩu tôm tháng 2 ước đạt gần 160 triệu USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 2 tháng đầu năm xuất khẩu tôm đạt trên 380 triệu USD, giảm nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, xuất khẩu tôm chân trắng đạt 304 triệu USD, chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ của thị trường thế giới vẫn nghiêng về các sản phẩm thủy sản có giá vừa phải, dễ chế biến, có thời hạn bảo quản lâu và phù hợp cho chế biến tại nhà như tôm chân trắng cỡ nhỏ đông lạnh, tôm chân trắng chế biến, chả cá, surimi, cá biển phile, cắt khúc, mực khô… Trong khi đó, xuất khẩu tôm nguyên con đông lạnh, nhất là tôm sú, giảm do giá cao và việc kiểm soát chặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Những ngày đầu năm 2021, ngành chế biến, xuất khẩu tôm đón nhận tin tốt khi Mỹ ra thông báo hủy quyết định áp thuế tôm xuất khẩu của Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú, thậm chí doanh nghiệp này còn được hoàn các khoản thuế chống bán phá giá đã tạm nộp trước đó. Tận dụng cơ hội từ các FTAs

Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ngành tôm đang có lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) vừa ký kết và đi vào thực thi. Ví dụ, với thị trường EU, nhờ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), thuế nhập khẩu tôm nguyên liệu sẽ được giảm từ 12 – 20% xuống 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực.

Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 2 ước đạt trên 405 triệu USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lũy kế cả 2 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản vẫn đạt hơn 1 tỉ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, riêng tháng 1/2021, xuất khẩu thủy sản tăng tới 21,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Tháng 1/2021, Nhật Bản trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, đạt 112,2 triệu USD, giảm 13,5% so với tháng 12/2020, nhưng tăng 26,5% so với tháng 1/2020. Tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tính theo trị giá tăng từ mức 17,7% trong tháng 1/2020 lên 18,4% trong tháng 1/2021. Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ tháng 1/2021 đạt 109,8 triệu USD, giảm 17,3% so với tháng 12/2020, nhưng tăng 26,7% so với tháng 1/2020. Năm 2020 Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 7 cho Mỹ, đạt 228.900 tấn, tăng 1,8% so với năm 2019.

Với đà xuất khẩu này, VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản trong tháng 3 sẽ đạt khoảng 640 triệu USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó các sản phẩm sang Mỹ, EU và các nước thành viên Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ duy trì tích cực nhờ nhu cầu cao và đòn bẩy từ các hiệp định thương mại.

Tuy nhiên, VASEP cho rằng, để tận dụng được các ưu đãi từ thị trường EU sau EVFTA và các thị trường khác, cần thiết phải tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm. Bởi sản phẩm không chỉ muốn là bán được mà còn phải cạnh tranh với các quốc gia khác khi họ cũng có khả năng phát triển rất nhanh như Ấn Độ, Indonesia,… Hiện khó có thể giảm giá thành, nên để cạnh tranh, chỉ còn cách tạo sự khác biệt về mặt chất lượng để thuyết phục khách hàng chấp nhận mua sản phẩm của Việt Nam với mức giá cao hơn.

Đỗ Hương

Cá Tra Xuất Khẩu Tăng Giá – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Thống kê của chuyên trang thủy hải sản Undercurrent News cho thấy, từ mức giá tốt 2,75 USD/kg hồi tháng 3/2019, cá tra xuất khẩu của Việt Nam liên tục rớt giá. Quý IV/2019, mức giá FOB chỉ đạt 2,15 – 2,25 USD/kg. Mặc dù có tăng trưởng lên mức 2,25 – 2,35 USD/kg trong tháng 1/2020, nhưng dưới tác động của đại dịch COVID-19, giá cá tra xuất khẩu tiếp tục giảm xuống dưới 2,2 USD/kg và duy trì mức này từ tháng 2 đến hết quý II/2020. Dấu hiệu khả quan được ghi nhận từ đầu quý III, nâng mức giá bình quân cuối tháng 10 đạt 2,65 – 2,7 USD/kg.

Theo VASEP, giá cá tra nguyên liệu tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL cũng bắt đầu tăng khoảng 5.000 – 6.000 đồng/kg so với hai tuần trước. Cụ thể, cá tra giống loại 30 – 35 con/kg tại Cần Thơ và các tỉnh lân cận hiện có giá 20.000 – 22.000 đồng/kg, trong khi trước đây chỉ 15.000 – 17.000 đồng/kg. Đồng thời, giá cá tra loại 0,7 – 0,8 kg/con tại Đồng Tháp đạt mức 21.800 – 22.500 đồng/kg, tăng 500 – 700 đồng/kg so với tuần trước. Giá cá tra bột cỡ 28 – 35 con/kg và 50 – 60 con/kg cũng tăng lên mức 22.000 – 24.000 đồng/kg, tăng 1.000 – 1.500 đồng/kg so với giữa tháng 10.

Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến hết tháng 9, diện tích thả nuôi cá tra tại ĐBSCL đạt 4.968 ha, bằng 91% so cùng kỳ năm 2019, tổng sản lượng 9 tháng ước đạt trên 1 triệu tấn, bằng 93,6% cùng kỳ. Trong đó, diện tích nuôi và sản lượng thu hoạch tập trung ở 5 tỉnh trọng điểm là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre và Vĩnh Long.

Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Hồng Mỹ – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Cá hồng mỹ nhanh chóng trở thành đối tượng nuôi mang lại giá trị kinh tế

Đặc điểm sinh học

Cá hồng mỹ (hay còn gọi là cá đù đỏ) có tên khoa học là Sciaenops ocellatus. Đây là loại cá có kích thước lớn, sinh trưởng nhanh, kích thước cơ thể lớn nhất bắt gặp ngoài tự nhiên là 155 cm, nặng 45 kg. Trong nuôi thương phẩm bằng lồng trên biển, sau 1 năm cá đạt trọng lượng 0,9 – 1,2 kg. Đây là loài cá rộng muối, rộng nhiệt, có thể sống được ở độ mặn 0 – 35 ppt, nhiệt độ 10 – 300C, phạm vi phân bố rộng, khi trưởng thành thường di cư đến vùng cửa sông và vùng biển nông để sinh sản. Cá có thể sống trong nước ngọt, lợ, mặn, nhưng thích hợp nhất vẫn là nước lợ và nước mặn. Cá hồng mỹ là loài cá dữ, ăn thịt, thức ăn ưa thích của chúng ngoài tự nhiên như cá nhỏ, mực và giáp xác. Trong điều kiện nuôi, thức ăn cho cá con là các sinh vật phù du và các loại thức ăn tổng hợp khi cá đạt 15 mm trở lên, giai đoạn thương phẩm có thể cho cá sử dụng các loại thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein cao 40 – 45% hoặc cá tạp.

Cá hồng mỹ phân bố nhiều ở vịnh Mexico và vùng duyên hải Tây Nam nước Mỹ thuộc vùng biển Đại Tây Dương, hay ở vùng biển ôn đới và nhiệt đới. Những năm gần đây, cá hồng mỹ được di nhập vào nuôi ở một số nước châu Á như Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam… và nhanh chóng trở thành đối tượng nuôi quan trọng.

Hiệu quả kinh tế

Cá hồng mỹ có tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ nuôi, giá trị kinh tế cao nên đã trở thành đối tượng nuôi hấp dẫn ở nhiều nước thuộc châu Á – Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, cá hồng mỹ còn được coi như một đối tượng nuôi phù hợp trong các ao nuôi tôm bị dịch bệnh phải bỏ trống. Hơn nữa, cá hồng mỹ trong quá trình nuôi ít bị hao hụt nên năng suất rất cao. Sau một thời gian di nhập giống, Việt Nam đã cho sinh sản thành công đối tượng này và đáp ứng được nhu cầu con giống phục vụ nuôi thương phẩm. Theo đó, chúng được nuôi phổ biến bằng lồng bè ở vùng biển các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An.

Từ những lợi ích mà nó mang lại, trên cơ sở kế thừa những thành tựu về kỹ thuật sản xuất giống cá hồng Mỹ tại các tỉnh phía Bắc, Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang đã thử nghiệm cho sinh sản và sản xuất giống cá hồng mỹ thành công trong điều kiện khí hậu, thời tiết tại Khánh Hòa. Qua kết quả nuôi thử nghiệm tại Vũng Ngán (thành phố Nha Trang) cho thấy, cá sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao. Sau 10 tháng nuôi bằng thức ăn công nghiệp cá đạt trọng lượng 1,3 – 2,2 kg/con, tỷ lệ sống gần 72%. Giá bán cá thương phẩm trên thị trường 100.000 – 120.000 đồng/kg, người nuôi có mức lãi khá và nhân rộng con giống ra nhiều tỉnh khác như Bình Định, Phú Yên, Sóc Trăng, Bà Rịa – Vũng Tàu . Hiện, với hình thức nuôi thâm canh trong ao sau một năm, cá có thể đạt 1 – 1,3 kg/con, năng suất 9 – 24 tấn/ha. Với nuôi thương phẩm bằng lồng trên biển, lợi nhuận bình quân 1 tấn cá thương phẩm khoảng 25 – 30 triệu đồng.

Nuôi Cá Cảnh Xuất Khẩu

Vài năm trở lại đây, nghề nuôi cá cảnh phát triển mạnh về sản xuất lẫn xuất khẩu.

Điển hình là Trang trại cá cảnh Tống Hữu Châu (khu phố 1, phường Thạnh Xuân, quận 12), với diện tích 4.000m2, khoảng 500 hồ nuôi cá cảnh các loại. Dẫn chúng tôi tham quan từng hồ cá cảnh, anh Châu tâm sự: Những năm thập kỷ 90 của thế kỷ trước, với niềm đam mê, từ một kỹ sư thủy sản, anh bỏ công việc cơ quan nhà nước, bàn với gia đình mua đất mở trại nuôi cá cảnh. Hồi đó giữa cánh đồng vùng trũng, xung quanh ao hồ, cây cỏ, anh cải tạo thành những ao sản xuất cá trê lai, rồi chuyển thành những hồ nuôi cá cảnh khang trang. Anh tự mày mò, học tập kinh nghiệm nuôi cá của những người bạn đi trước, sau đó nuôi thử, khi thành công mới mạnh dạn đầu tư sản xuất, cung cấp thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu.

Hơn 20 năm trong nghề, đến nay trang trại của anh có khoảng 50 loài cá được anh yêu thích, sưu tầm và nhân giống, bao gồm cá dĩa, La Hán, chép Nhật, Hoàng kim, Bảy màu, xiêm…. Đặc biệt, năm 2005, anh thành lập website chúng tôi để tiện giao dịch và xuất bán cá cảnh, kể cả trong nước và xuất khẩu. Bình quân hàng năm, sản lượng cá cảnh của trại anh sản xuất đạt  khoảng 1,5 triệu con; trong đó xuất khẩu khoảng 150.000 con (cá dĩa, cá Koi, La Hán…), chủ yếu xuất sang thị trường Mỹ, Canada.

Trao đổi kinh nghiệm nghề nuôi cá cảnh, anh Châu cho biết ngoài tính cần cù chịu khó, còn phải có niềm đam mê. Nguồn nước, độ pH, ánh sáng và thức ăn là yếu tố quan trọng để cá phát triển, cho màu đẹp. Chẳng hạn như nuôi cá Koi (chép Nhật), trước hết phải xác định là nuôi cá ở hồ kiếng hay hồ xi măng. Nếu là hồ kiếng thì nên chọn giống cá Butterfly Koi (chép đuôi dài) vì chúng đẹp ở dáng thướt tha. Chọn cá nhỏ hoặc lớn đều được, khoảng từ 5cm – 40cm/con, tùy từng hồ, vì nuôi hồ kiếng cá bột lớn rất nhanh, nhưng khi phát triển đến 20cm thì khựng lại và chậm lớn… Nếu nuôi hồ xi măng (nhỏ nhất là 6m3) thì nên có hòn non bộ, một vài cây sen và súng, vừa trang trí cho đẹp vừa tạo bóng mát cho cá. Để nuôi hồ xi măng, nên chọn cá đã phát triển từ 20cm trở lên, vì hồ xi măng sẽ có rất nhiều vi sinh vật vừa có lợi vừa có hại cho cá, cá nhỏ sẽ khó chống chọi được. Theo kinh nghiệm, cá bột tỷ lệ sống là 50%, trong khi cá trên 20cm có tỷ lệ sống từ 90% – 99%. Cá nuôi trong hồ xi măng nên chọn loại cá Standard Koi (giống cá đuôi ngắn) vì sức khỏe và sức đề kháng gần gấp đôi loại Butterfly. Do chỉ nhìn từ phía trên nên màu cá là quan trọng nhất. Nên chọn cá có những mảng màu lớn và cân đối đều 2 bên, luôn có màu chủ đạo là trắng và đỏ. Một điểm đáng chú ý nữa và cũng rất quan trọng khi chọn cá Koi là hình dáng của chúng. Nên xem xét kỹ, dáng bơi phải thẳng và uyển chuyển, không có dị tật như phần cuối thân bị cong lên, hở mang, râu không đều (do bị cụt, mọc lại không được như cũ) và dị tật xấu nhất của cá là “méo miệng”.

Từ năm 2008 đến nay, ngoài việc làm giàu bằng nghề nuôi cá cảnh, anh còn là người đi đầu trong công tác truyền nghề cho các nông dân khác. Anh đã đi đến các phường, xã ngoại thành của các quận, huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Đức… để truyền đạt kinh nghiệm nuôi cá cảnh cho khoảng 1.000 nông dân.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tín Hiệu Vui Từ Xuất Khẩu Thủy Sản trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!