Cập nhật nội dung chi tiết về Tiềm Năng Xuất Khẩu Lớn Của Cá Điêu Hồng mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cá điêu hồng được Bộ Thủy sản xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới. Loài cá này có năng suất cao và mau lớn, thịt ngon nên được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.Nhiều địa phương trên cả nước trong đó có nhiều tỉnh ở phía Bắc đầu tư mạnh để khai thác tiềm năng này như Nam Định, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên…
Làng bè ở Đồng bằng sông Cửu Long lãi cao nhờ cá điêu hồng
Hiện nay, giá cá điêu hồng nuôi bè ven sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang được các thương lái mua giá 35.500 – 36.500 đồng/kg, với giá này, nông dân có thể lãi từ 17 – 23 triệu đồng/bè sau 6 tháng nuôi cá.
Đây là mức lãi khá cao, giúp người nuôi yên tâm đầu tư tái sản xuất cho vụ cá điêu hồng nuôi bè sắp tới, sau thời gian giá cá liên tục giảm, khiến người nuôi cá điêu hồng làng bè lo lắng trước nguy cơ thua lỗ.
Theo số liệu thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh thả nuôi mới 975 bè cá trong tổng số 1.336 bè cá đang neo đậu, chủ yếu là nuôi cá điêu hồng.
Số bè cá đã thu hoạch là 972 bè, với sản lượng cá thu hoạch 5.763 tấn. Chi phí nuôi cá điêu hồng trên bè hiện nay ở mức 30.000 – 32.000 đồng/kg, tăng 2.000 – 3.000 đồng/kg so với năm ngoái.
Tuy nhiên, với năng suất nuôi cá điêu hồng lồng bè bình quân trên 5 tấn/ha và giá bán cá hiện nay, người nuôi cá điêu hồng có thể lãi từ 17 – 23 triệu đồng/bè (tùy theo chất lượng cá giống và kỹ thuật nuôi).
Bình quân nông dân có từ ba đến năm bè, thì lợi nhuận đem lại từ nuôi cá điêu hồng trên bè sau 6 – 7 tháng đạt khoảng 100 triệu đồng.
Những năm gần đây, nông dân ươn cá giống và nuôi cá điêu hồng thương phẩm luôn phập phồng do giá cả đầu ra thất thường, có thời gian dài giá cá nằm ở mức thấp.
Do đó, để nghề nuôi cá bè phát triển bền vững hơn, các địa phương nuôi cá bè trong khu vực cần có sự chia sẻ thông tin, liên kết sản xuất và tiêu thụ cá điêu hồng nuôi bè giữa các tỉnh và thị trường TP.HCM.
Chuyển đổi đất lúa sang nuôi thủy sản
Ở phía Bắc, từ năm 2003, xã Hải Châu, Hải Hậu, Nam Định đã chuyển đổi 3ha đất lúa ở xóm 10 sang nuôi cá điêu hồng.
Ban đầu chỉ có 10 hộ tham gia, khi bắt tay vào thực hiện, các hộ dân gặp không ít khó khăn về vốn, kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho cá. Nhưng sau khi được tập huấn chuyển giao kỹ thuật kịp thời, ngay năm đầu tiên thu hoạch đã cho hiệu quả cao hơn 3 – 4 lần so với cây lúa.
Hơn 10 năm triển khai mô hình nuôi cá điêu hồng, hiện nay toàn xã có khoảng 433 hộ nuôi thủy sản mở ra một triển vọng nuôi chuyên canh cá điêu hồng ở các tỉnh lân cận. Các địa phương tiêu thụ cá điêu hồng Hải Châu chủ yếu là Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa.
Hiện nay, nguồn cá giống chủ yếu được nhập từ Trung Quốc do cá giống của các doanh nghiệp Việt Nam ở miền Nam cung cấp không thích nghi được với thời tiết lạnh của miền Bắc nên cá thường không phát triển tốt, màu sắc không đẹp nên giá bán không cao. Đây là một hạn chế trong việc phát triển nghề cá.
Nhận thức được việc nuôi thủy sản đơn lẻ thường gặp khó khăn do bị tác động bởi yếu tố thời tiết, dịch bệnh, thị trường, thức ăn…, từ 10 năm nay, câu lạc bộ (CLB) nuôi trồng thủy sản đã hình thành, liên kết các hộ nuôi thủy sản, hỗ trợ nhau trong việc ứng dụng công nghệ nuôi cá điêu hồng công nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, cung ứng con giống, thức ăn, thuốc thú y, đối phó dịch bệnh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm… Riêng ở Hải Châu đã thu hút 33 hộ nuôi cá điêu hồng tham gia CLB.
Mô hình liên kết nuôi cá điêu hồng
Đồng Tháp có lợi thế tự nhiên rất lớn để phát triển cá điêu hồng, diện tích nuôi trong lồng, bè không ngừng tăng theo từng năm. Năm 2006, toàn tỉnh có trên 800 bè đến năm 2014 tăng lên trên 1.000 bè.
Cũng như các tỉnh khác, cá điêu hồng chủ yếu tiêu thụ thị trường nội địa thông qua chợ đầu mối ở chúng tôi và hệ thống các chợ truyền thống trong nước. Từ năm 2011 đến nay, Doanh nghiệp Hoàng Long (Đồng Tháp) đã xuất khẩu cá rô phi và cá điêu hồng vào thị trường của gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Năm 2014, công ty này xuất được 500 tấn, trị giá gần 100.000 USD. Nhu cầu thị trường thế giới đối với cá rô phi và điêu hồng theo đánh giá có thể cao hơn cả cá tra.
Theo ông Nguyễn Văn Dương – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh đã phê duyệt mô hình thí điểm liên kết tiêu thụ cá điêu hồng.
Mục tiêu chính của dự án này là nhằm xây dựng cơ chế liên kết giữa các thành viên trong chuỗi và kế hoạch sản xuất, nguyên tắc giao nhận sản phẩm, hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro, nâng cao uy tín thương hiệu. Đặc biệt là khâu tiêu thụ hàng hóa trong chuỗi liên kết, đảm bảo ổn định việc tiêu thụ hàng thủy sản và cung ứng vật tư phục vụ sản xuất thủy sản.
Năm 2014, mô hình thí điểm liên kết sản xuất – tiêu thụ cá điêu hồng được thực hiện giữa Hợp tác xã sản xuất – tiêu thụ cá điêu hồng Bình Thạnh (xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh) và Công ty TNHH MTV chế biến thủy sản Hoàng Long với quy mô 50 lồng bè của 21 hộ nông dân.
Chuỗi liên kết dọc giữa công ty và hợp tác xã sản xuất – tiêu thụ cá điêu hồng thực hiện theo phương thức liên kết căn cứ vào công suất cấp đông, kim ngạch và sản lượng xuất khẩu của doanh nghiệp mà thành viên tham gia trong chuỗi ở công đoạn trước đáp ứng 80% sản lượng “đầu vào” của công đoạn sau.
Phó giám đốc Sở Công thương Đồng Tháp Phan Kim Sa cho biết: “Mô hình liên kết sản xuất – tiêu thụ cá điêu hồng giữa doanh nghiệp và nông dân hướng tới loại bỏ dần khâu trung gian để tiến tới việc doanh nghiệp trực tiếp thu mua nông sản trong dân theo hợp đồng. Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ lo cả “đầu vào” cho nông dân, xây dựng thương hiệu nông sản. Mục tiêu chính mô hình hướng đến là tránh tình trạng “được mùa mất giá” từng diễn ra đối với hàng hóa nông sản. Thêm nữa, thông qua mô hình, chúng tôi muốn thực hiện những bước đi đầu tiên trong việc củng cố và tổ chức lại sản xuất hợp tác xã, sao cho hợp tác xã đủ mạnh để có đủ năng lực tự đứng ra ký kết hợp đồng với doanh nghiệp trong sản xuất”.
Giám đốc Hợp tác xã Bình Thạnh Võ Tuấn Kiệt chia sẻ: “Tham gia mô hình, xã viên rất phấn khởi, mong muốn có mối liên kết “đầu vào”, “đầu ra” ổn định, chắc chắn để người dân yên tâm sản xuất đảm bảo có lãi”.
Để hỗ trợ, ngoài cơ chế đặc biệt để “hút” doanh nghiệp “bắt tay” với nông dân, tỉnh Đồng Tháp sẽ tạo cơ chế thu hút nông dân tham gia mô hình liên kết này như ngân hàng sẽ tăng định mức cho hợp tác xã vay với lãi suất ưu đãi; hợp tác xã thực hiện bảo hiểm sản xuất và tiêu thụ cá điêu hồng; liên minh hợp tác xã đầu tư hỗ trợ các dịch vụ công cho vùng nuôi trồng thủy sản và triển khai các khóa đào tạo cho các thành viên tham gia mô hình.
Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, để tạo mối liên kết trong tiêu thụ và nuôi trồng, giữa doanh nghiệp với nông dân trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, cùng tồn tại phát triển bền vững.
Trong bối cảnh hàng hóa nông sản bấp bênh như hiện nay, đề án thí điểm liên kết, tiêu thụ cá điêu hồng có thể coi là một giải pháp mang tính tổng thể, giải quyết những khó khăn, tháo gỡ vòng luẩn quẩn của quá trình phát triển nông thôn, thúc đẩy sự tăng trưởng về chất cho ngành nông nghiệp.
Tiềm Năng Cá Tráp Vây Vàng
Trên thế giới, cá tráp vây vàng phân bố rộng rãi ở nhiều vùng biển: Hồng Hải, ven biển Ả Rập, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Triều Tiên, Philippines, Trung Quốc. Ở Việt Nam, cá tráp vây vàng phân bố nhiều tại các đầm phá cửa sông ven biển.
Cá tráp vây vàng ít di cư, thường sống ở tầng đáy ở các vùng biển cạn, bãi triều và thích hợp nhiệt độ 17 – 27 0 C. Cá là loài rộng muối (chịu đựng được từ 0 đến 35‰), có thể thích ứng với sự thay đổi đột ngột độ mặn, sinh trưởng tốt ở vùng nước lợ cửa sông ven biển. Ngoài tự nhiên sau 1 năm tuổi cá đạt trọng lượng trung bình 0,3kg, dài 20cm; sau 2 năm cá đạt 0,5kg dài 30cm. Thức ăn của cá thường là động vật không xương sống và giáp xác cỡ nhỏ, ấu trùng, côn trùng và một số loại rong tảo.
Cá tráp vây vàng có tập tính đực cái sinh sản đồng thể, cá đực thành thục sau 1 – 2 năm tuổi; từ 2 đến 3 tuổi cá đực chuyển thành cá cái. Cá sinh sản từ tháng 2 đến tháng 3 dương lịch, nhiệt độ thích hợp cho cá sinh sản là 17 – 23 0 C; độ mặn 25 – 33‰; trứng cá thuộc dạng trôi nổi.
Tiềm năng trong nuôi trồng
Cá tráp vây vàng có giá trị kinh tế bởi thịt thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, được người tiêu dùng ưa chuộng. Cá có tốc độ sinh trưởng nhanh, có thể nuôi mật độ cao trong ao đất và lồng bè. Sau 8 tháng nuôi có thể đạt trọng lượng 0,5 – 0,8 kg/con. Hiện nay, giá bán trên thị trường 120 – 140 nghìn đồng/kg.
Cá tráp vây vàng có thể phát triển tốt khi nuôi trong lồng bè và ao đầm nước lợ nên chúng được xem như đối tượng nuôi mới thay thế tôm nuôi ở nơi thường xảy ra dịch bệnh. Cá có thể nuôi trong lồng bè với mật độ 5 – 6 con/m 2 hoặc nuôi trong ao đất với mật độ 3 – 4 con/m 2. Cá có tốc độ sinh trưởng nhanh, hệ số chuyển đổi thức ăn không cao, với thức ăn công nghiệp 35 – 40% đạm, hệ số chuyển đổi từ 1,6 – 1,8 kg cám/kg cá tăng trưởng, thức ăn tự chế 4 – 6 kg).
Cá tráp vây vàng là loài cá ăn tạp nghiêng về động vật nên thức ăn cho chúng có thể tận dụng được nguồn cá tạp ngoài tự nhiên hoặc sử dụng thức ăn công nghiệp. Cá tráp vây vàng ít bị dịch bệnh và thường là các bệnh ngoài da nên việc chữa trị không tốn nhiều công sức và tiền bạc. Cá tráp vây vàng phân bố rộng và sinh sống nhiều trong các đầm phá nên nguồn giống được đánh bắt ngoài tự nhiên rất dồi dào và giá thành không cao (3 – 5 nghìn đồng/con cỡ 5 – 6cm).
Năm 2007, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trường Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh đã nhập công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm thành công cá tráp vây vàng và đã được Trại thực nghiệm Trường Cao đẳng Thủy sản Bắc Ninh (đóng tại xã Minh Thành, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh) hoàn thiện và đưa vào sản xuất, với công suất hàng chục vạn con giống chất lượng cao mỗi năm.
Khai Thác Tiềm Năng Ngành Cá Cảnh
Theo ông Lê Hữu Thiện, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sinh vật cảnh Thiên Đức, tiềm năng tiêu thụ cá cảnh tại thị trường nội địa ngày càng tăng song song với thị trường xuất khẩu. Bởi mức sống người dân đang tăng nhanh cùng với việc nhiều cá nhân sở hữu nhà ở rộng, kéo theo nhu cầu nuôi cá cảnh, trồng hoa kiểng ở các đô thị tăng.
Tuy nhiên, muốn có cá cảnh đẹp, quý hiếm phần lớn người mua tìm chọn giống cá ngoại, nhập khẩu, giá rất đắt đỏ. Bởi ngành nuôi, sản xuất cá cảnh trong nước còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa nhiều giống cá mới và trước nay chỉ tập trung cho xuất khẩu là chính.
Tiến sĩ Vũ Cẩm Lương, Khoa Thủy sản Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh nhận xét, thành phố đã chọn cá cảnh trở thành vật nuôi trong nền nông nghiệp đô thị. Và mặc dù thành phố đã có các chính sách phát triển cá cảnh, hỗ trợ kỹ thuật, vốn vay cho hộ gia đình và doanh nghiệp sản xuất, nhưng mức độ phát triển nghề nuôi cá cảnh, tỷ trọng xuất khẩu còn thấp so với khả năng và tiềm lực của thành phố.
Trong đó, phần lớn cơ sở sản xuất, nuôi cá cảnh chỉ sản xuất giống thuần túy từ những giống loài có sẵn, nhập một số cá cảnh từ nước ngoài về bán và làm giống. Những năm gần đây có các công ty như Saigon Cá cảnh, công ty Hải Thanh chuyên về cá chép Koi, công ty CP Sinh vật cảnh Thiên Đức… và một số hộ sản xuất gia đình mua cá từ nước ngoài về để sản xuất giống mới.
Đa phần con giống mới sản xuất cung cấp nhu cầu thị trường trong nước, song vẫn còn quá ít. Các chủng loài cá cảnh có mặt ở Việt Nam hiện đang bị suy thoái về chất lượng giống. Một số loài cá cảnh tự nhiên gần như tuyệt chủng như cá Thái Hổ.
Năm 2016, địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 285 cơ sở sản xuất và nuôi cá cảnh tại 9 quận huyện, với sản lượng 135 triệu con và 17 loài cá cảnh thông dụng (cá dĩa, ông tiên, chép, la hán, phượng hoàng, neon…). Về quy mô thì các trang trại nuôi của Việt Nam hiện nay còn manh mún, nhỏ lẻ và quá ít sản phẩm để chào hàng (cá cả thị trường xuất khẩu và nội địa). Công nghệ nuôi theo phương thức truyền thống, thiếu đầu tư dẫn tới giá thành cao, cơ hội cạnh tranh thấp ở thị trường xuất khẩu.
Nguồn giống thiếu đa dạng và chỉ tập trung mấy loại đã có thương hiệu tốt như cá dĩa, còn rất nhiều dòng sản phẩm có thể sinh sản tốt nhưng việc nhập giống lại bị hạn chế. Đặc biệt, hiện nay nhiều doanh nghiệp nuôi cá cảnh chỉ chú trọng nuôi xuất khẩu, theo yêu cầu của khách quốc tế.
Còn lại, việc kinh doanh ở thị trường trong nước cũng nhỏ lẻ, gần như không thấy các chiến lược truyền thông, quảng bá loại hình cá cảnh ra rộng rãi đến thị trường với nhiều đối tượng khách hàng. Người kinh doanh cá cảnh tại Việt Nam gần như chỉ cung cấp cá cho một số ít khách hàng nhất định, am hiểu về cá cảnh.
Trong khi nếu mở rộng đối tượng khách hàng (là trẻ em, hộ gia đình, người già..) bằng các hình thức truyền thông như tờ rơi hướng dẫn nuôi cá cảnh từ loại cá phổ thông, dễ nuôi đến cá cao cấp. Hay tổ chức hội chợ, liên kết với các Nhà văn hóa, doanh nghiệp du lịch giới thiệu cá cảnh bằng hình thức thi đá cá, tìm hiểu về nuôi cá cảnh tại gia… thì ngành cá cảnh phát triển mạnh hơn.
Kỹ sư Tống Hữu Châu, đại diện Trái cá cảnh Châu Tống cho rằng, ngành cá cảnh có tiềm năng rất lớn nếu được đầu tư đúng mức. Cụ thể, từ ban ngành chức năng, các viện nghiên cứu có thể hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ trong nuôi cá cảnh. Quy họach vùng nuôi diện tích lớn, kiểm soát bệnh dịch tốt hơn. Khuyến khích và phát triển nuôi những loại cá bản địa có giá trị đang có nguy cơ tuyệt chủng
. Về quảng bá sản phẩm cá cảnh với thị trường, có thể kết nối tour du lịch của khách nước ngoài đến tham quan tại những doanh nghiệp có trang trại cá cảnh lớn, có tiềm năng xuất khẩu nhằm giới thiệu sản phẩm trực tiếp. Hay duy trì việc triển lãm hội thi về cá cảnh và các dụng cụ, thức ăn cho cá cảnh. Thiết lập các câu lạc bộ, hội nghề cá của các quốc gia trong khu vực (Châu Á, Châu Âu…) cùng tham gia.
Với số lượng xuất khẩu 16 triệu con cá cảnh/năm, kim ngạch đạt trên 16,53 triệu USD, ngành cá cảnh Việt Nam là ngành có tiềm năng lớn, nhưng chưa được khai thác xứng tầm.
Tiềm Năng Cá Rô Phi Trong Thị Trường Thủy Sản
Triển vọng của cá rô phi
Ngày nay, rô phi là loài cá nuôi quan trọng thứ hai trên thế giới sau cá chép với sản lượng toàn thế giới của cá rô phi đã vượt qua sản lượng của cá hồi và các loài cá da trơn. Với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và có thị trường rộng khắp thế giới, ngành công nghiệp nuôi cá rô phi sẽ tiếp tục mở rộng đáng kể trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm khi dân số thế giới ngày càng tăng.
Năm 2020, diện tích nuôi cá rô phi Việt Nam dự kiến đạt 33.000 ha, thể tích nuôi lồng bè trên sông và hồ chứa 1,5 triệu m3; sản lượng 300.000 tấn, trong dó 30 – 35% phục vụ xuât khẩu. Phân đâu đên năm 2030, vùng nuôi cá rô phi đạt 40.000 ha, 1,8 triệu m3 lồng, sản lượng 400.000 tấn.
Bên cạnh đó, chúng ta đã chủ động được phần lớn nguồn cá rô phi giống chất lượng. Cả nước hiện có 255 cơ sờ sản xuất, ương dưỡng giống cá rô phi, trong đó có 65 cơ sở nuôi giữ đàn cá bố mẹ với khoảng 950.000 cá thể, sản xuất được khoảng trên 1,1 tỷ cá rô phi bột, trên 600 triệu cá rô phi giống, số lượng giống này đáp ứng được 75% nhu cầu nuôi trồng hiện nay, phần còn lại được nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan…
Các tỉnh phía Bắc có khoảng 105 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá rô phi, sản xuất được 250 triệu con giống. Những năm trước đây, ở các tỉnh phía bắc thường bị thiếu cá giống vào đầu vụ nuôi. Tuy nhiên, từ năm 2014 trở lại đây với việc hoàn thành công nghệ sản xuất là lưu giữ giống cá rô phi qua đông kết hợp với vận chuyển cá bột từ các tỉnh phía Nam như Quảng Nam, Tiền Giang… ra các tỉnh phía Bắc ương đã góp phần chủ động con giống, giảm thiều việc thiếu hụt cá giống vào đầu vụ nuôi.
Thức ăn và cách thức nuôi cá rô phi
Có nhiều loài cũng như nhiều dòng rô phi khác nhau có thể phát triển tốt ở các vùng nước, từ nước ngọt đến nước mặn. Chúng có tiềm năng cho năng suất cao và nhiều loài có thể được nuôi bằng thức ăn cho cá chủ yếu dựa trên protein có nguồn gốc thực vật. Trong nhiều lĩnh vực, nuôi cá rô phi là một hoạt động quan trọng, tạo ra nguồn protein cần thiết, tạo ra việc làm và ngoại tệ, đem đến cơ hội để đa dạng hóa sản phẩm trong nước.
Sản xuất cá rô phi đi từ hệ thống rất đơn giản (ao đất nhỏ) cho đến những hệ thống có kỹ thuật rất phức tạp (trong đó có hệ thống tuần hoàn). Những hệ thống sản xuất đơn giản có các đặc trưng là ít kiểm soát chất lượng nước và giá trị dinh dưỡng của nguồn cung cấp thực phẩm, sản lượng cá đạt được thấp. Khi những kỹ thuật kiểm soát tốt được phát triển và áp dụng trong quản lý chất lượng nước cũng như trong dinh dưỡng thủy sản thì chi phí và năng suất trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích cũng tăng thêm.
Trong quá trình phát triển từ thấp đến cao, những hệ thống sản xuất cá rô phi có thể được mô tả bằng các hệ thống nuôi: quảng canh, bán thâm canh và thâm canh. Các hình thức nuôi này được đặc trưng bởi sự thay đổi rõ rệt về mức độ đầu tư, chi phí vận hành, mức độ quản lý, rủi ro, năng suất …
De Heus hiện nay đang có dòng sản phẩm thức ăn dành cho cá rô phi với nguồn nguyên liệu cao cấp, ổn định, không chứa độc tố nấm mốc, vi khuấn gây bệnh, các loại kháng sinh và hóa chất bị cấm sử dụng theo quyết định hiện hành của Bộ NN & PTNT. Sản phẩm thức ăn cho cá rô phi với thành phần dinh dưỡng được cân đối hợp lý đáp ứng tốt nhất yêu cầu của cá cũng như thành phần acid amin được cân đối, kích thích tính thèm ăn giúp màu cá tươi tắn, thịt dày. Viên cám có độ nối cao và bền trong nước và giảm chất thải ra môi trường.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tiềm Năng Xuất Khẩu Lớn Của Cá Điêu Hồng trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!