Đề Xuất 3/2023 # Thức Ăn Thủy Sản Greenfeed Đồng Hành Cùng Mùa Vụ Cá Lóc Thành Công Tại Trà Vinh # Top 11 Like | Nhahangchacangon.com

Đề Xuất 3/2023 # Thức Ăn Thủy Sản Greenfeed Đồng Hành Cùng Mùa Vụ Cá Lóc Thành Công Tại Trà Vinh # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Thức Ăn Thủy Sản Greenfeed Đồng Hành Cùng Mùa Vụ Cá Lóc Thành Công Tại Trà Vinh mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thức ăn Thủy sản GreenFeed đồng hành cùng mùa vụ cá lóc thành công tại Trà Vinh

Theo Thông tấn xã Việt Nam, khoảng 6 tháng nay, người nuôi cá lóc tỉnh Trà Vinh rất phấn khởi do giá cá lóc thương phẩm luôn ổn định ở mức cao, dao động từ 38.000 – 42.000 đồng/kg.

Hiện, cá lóc thương phẩm loại 1 (0,8 – 1kg/con) được thương lái mua tại ao với giá 40.000 – 42.000 đồng/kg, tăng từ 13.000 – 15.000 đồng/kg so với cùng kì năm trước. Với giá bán này, sau khi trừ chi phí, người nuôi đạt lợi nhuận khá ổn định và khẳng định mô hình nuôi cá lóc từ trước đến nay vẫn luôn là một sinh kế quan trọng đối với phát triển kinh tế của tỉnh.

Cô Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Chủ nhiệm HTX Càng Long, huyện Càng Long hiện có 5 ao nuôi cá lóc với diện tích 6.000 m2 , sản lượng 100 tấn cá/vụ, thời gian thu hoạch từ 6 – 6,5 tháng, tùy vào nhu cầu thị trường. Cô vừa xuất bán 2 đợt cá lóc thương phẩm với giá 41.000 – 42.000 đồng, bình quân trọng lượng từ 600 – 700 gr/con, lợi nhuận cô thu về sau khi trừ hết các khoản chi phí dao động ở mức 16.726 đồng – 16.470 đồng/kg.

Trại cô Tuyết đạt chỉ số tiêu tốn thức ăn (FCR) 1,25 khá hiệu quả so với các trại khác trong vùng

Thương lái đánh giá cao chất lượng cá khi thu hoạch

Một hộ khác là chú Sáu Tiến, ngụ xã Phương Thạnh, vốn là nhân viên công tác xã hội tại địa phương. Hứng thú với mô hình nuôi cá lóc của nhiều bà con trong vùng, chú cũng quyết định đầu tư ao chuyên nuôi cá lóc có diện tích hơn 500 m2. Sau khoảng 6 tháng thả nuôi và cho ăn bằng thức ăn thủy sản nhãn hiệu PanaFeed do GreenFeed sản xuất cho đến ngày xuất bán, với diện tích ao nuôi của nhà, chú Sáu Tiến thu hoạch được 9 tấn cá, thương lái đã đến trại thu mua với giá 42.000 đồng/kg”.

Chú Sáu Tiến nhận xét đàn cá trở nên khỏe, mập và phát triển đồng đều sau thời gian dùng thức ăn PanaFeed của GreenFeed

Tổng kết hiệu quả sau lần đầu nuôi cá lóc, sau khi trừ tất cả các chi phí đầu tư thức ăn, thú y (khoảng 26.500 đồng/kg cá), … chú thu về lợi nhuận hơn 150 triệu đồng/vụ.

 

Thành Phần Trong Thức Ăn Thủy Sản Có Gì?

Do vậy, chúng ta cần phải hiểu về các thành phần có trong thức ăn thủy sản, đặc tính của từng loại nguyên liệu sử dụng trong việc chế biến thức ăn thủy sản là việc rất cần thiết. Trong thức ăn thủy sản có các thành phần chính bao gồm: Nhóm cung cấp năng lượng, nhóm cung cấp protein và nhóm chất phụ gia

NHÓM CUNG CẤP PROTEIN

Đối với động vật là gia súc và gia cầm, thì nhu cầu protein của chúng khá thấp, nhưng đối với thủy sản, nhu cầu Protein của chúng cao hơn rất nhiều, khoảng 25 – 55%. Do vậy, trong vấn đề chế biến thức ăn thủy sản, nguồn nguyên liệu cung cấp Protein là vấn đề được nhà nông quan tâm đầu tiên. Nguyên liệu để cung cấp Protein có hàm lượng phải lớn hơn 30%. được chia làm 2 nhóm: Protein Động Vật và Protein Thực Vật.

PROTEIN ĐỘNG VẬT

Protein động vật có hàm lượng khoảng từ 50% trở lên và được động vật thủy sản sử dụng hiệu quả hơn là Protein thực vật. Các nguồn Protein động vật thường sử dụng trong thức ăn thủy sản là: Bột đầu tôm, bột cá, bột huyết, bột mực, bột nhuyễn thể…; trong đó, nguồn protein phù hợp nhất cho động vật thủy sản là bột cá.

Tùy theo nhu cầu Protein của các loài cá khác nhau mà mức sử dụng bột cá khác nhau, thông thường giao động từ 25 – 35% (ví dụ đối với tôm sú thì tỷ lệ bột cá khoảng 35% còn đối ới tôm trường thành khoảng 28 – 30%).

Với số lượng thức ăn thủy sản cho tôm hằng năm trong nước khoảng 150.000 – 200.000 tấn thì lượng bột cá tiêu tốn khoảng 40.000 – 45.000 tấn. Hiện tại, do giá bột cá ngày càng tăng cao, người nuôi có khuynh hướng thay thế protein của bột cá bằng các protein của động vật như bột xương, bột phế phẩm từ gia cầm.

PROTEIN THỰC VẬT

Đậu nành, đậu phộng, hạt bông vải… là nguồn cung cấp Protein thực vật chủ yếu và quan trọng. Protein thực vật được sử dụng trong thức ăn thủy sản nhằm để thay thế protein từ bột cá để giảm giá thành của thức ăn thủy sản. Tuy nhiên, khi sử dụng Protein thực vật sẽ gặp một số vấn đề trong nuôi thủy sản như: tiêu hóa không tốt, axit amin không cân đối, thiếu lysin và methionin, bị kháng chất dinh dưỡng và dễ nhiễm độc.

NHÓM CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG

Trong nhóm này, vai trò chủ yếu là cung cấp carbohyrat (chủ yếu là tinh bột và thực vật) và nhóm dầu mỡ (dầu động vật và thực vật)

TINH BỘT

Là thành phần chủ yếu trong các loại khoai củ, ngũ cốc và phụ phẩm nông nghiệp như cám gạo, cám mì…

Tinh bột có hàm lượng Protein thấp (không trên 20%), acid admin không được cân đối và Lipid thấp (2 – 5%). Tuy nhiên, cám gạo lại có được hàm lượng chất xơ cao khoảng 11 – 20% và lipid cao đến khoảng 10 – 15%.

DẦU ĐỘNG, THỰC VẬT

Đây là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho động vật thủy sản. Tuy nhiên dầu động vật và thực vật được sử dụng như là nguồn acid béo không no cho động vật thủy sản. Đối với nhóm động vật thủy sản ăn động vật, khả năng hấp thụ tinh bột kém thì lipid được sử dụng như là một nguồn năng lượng chính.

Thường trong việc chế biến thức ăn thủy sản có sẵn lipid nên trong thức ăn chỉ cần bổ sung thêm từ 2 – 3% dầu. Tùy theo đối tượng nuôi mà lựa chọn dầu thực vật hoặc động vật hoặc cả 2.

NHÓM PHỤ GIA KHÁC

Ngoài nhóm cung cấp Protein và nhóm cung cấp Năng Lượng thì có một số phụ gia thủy sản được bổ sung vào thức ăn nhằm tăng giá trị dinh dưỡng, làm ngon miệng và hạn chế sự biến chất… những chất này được gọi chung là chất phụ gia

CHẤT KẾT DÍNH

Để gia tăng mức độ kết dính thức ăn, ngoài tinh bột người ta còn sử dụng chất kết dính. Chất kết dính có vai trò như đóng góp dinh dưỡng vào thức ăn, giảm thiểu sự thất thoát các chất dinh dưỡng, tăng độ bền thức ăn trong môi trường nước giảm ô nhiễm và giảm bụi trong quá trình chế biến.

Tuy nhiên, một số chất kết dính có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của thủy sản, một vài loài cá không chể hấp thụ được thức ăn quá cứng. Tinh bột được gelatine hóa cũng là một loại chất kết dính tự nhiên tốt cho động vật thủy sản.

CHẤT CHỐNG OXY HÓA

Chất chống oxy hóa cho thức ăn thủy sản phải đảm bảo không độc và giá thành rẻ. Một số chất chống oxy hóa điển hình được sử ụng là BHT 200ppm, BHA 200ppm, Ethoxyquin 150ppm

CHẤT KHÁNG NẤM

Chất kháng nấm được trộn giữa các loại acid hữu cơ. Trong thức ăn thủy sản có một số chống mốc như acid propionic, sodium diacetate, acid sorbc, acid phosphoric.

CHẤT TẠO MÙI

Chất tạo mùi cũng đóng vai trò rất quan trọng, quyết định hiệu quả trong việc sử dụng thức ăn của thủy sản, đặc biệt là tôm. Trong các nguồn nguyên liệu sử dụng làm thức ăn cho tôm có các chất dẫn dụ như bột nhuyễn, giun nhiều tơ, nhộng tằm, dịch thủy phân cá… Ngoài ra, thức ăn thủy sản cũng có thể sử dụng dầu mực, dầu nhuyễn thể cũng dùng để tạo chất tạo mùi.

Ngoài các chất tạo mùi tự nhiên kể trên, các chất tạo mùi nhân tạo khác như acid amin tự do hay một số phân tử piptide như betane cũng được bổ sung vào thức ăn thủy sản

Tìm hiểu thêm: Quy trình sản xuất thức ăn thuỷ sản

Sản Xuất Thức Ăn Công Nghiệp Nuôi Cá Chình: Góp Phần Giảm Giá Thành Sản Phẩm

Thạc sĩ Hoàng Văn Duật (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III) và các cộng sự vừa thực hiện thành công dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá chình”. Kết quả của dự án đã bổ sung thêm công nghệ mới, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương để sản xuất thức ăn cho cá chình, góp phần giảm giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy nghề nuôi cá chình phát triển theo hướng bền vững.

Những năm gần đây, nghề nuôi cá chình ở nước ta phát triển nhanh chóng với gần 40 tỉnh, thành có người nuôi cá chình. Tuy nhiên, công nghệ còn lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thức ăn cho cá chình vẫn chủ yếu sử dụng cá tạp, vì vậy khó kiểm soát môi trường, dịch bệnh, năng suất và hiệu quả thấp. Thực tế, đã có một số cơ sở nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp cho cá chình, nhưng còn phụ thuộc vào nhập khẩu nước ngoài, giá thành cao.

Nhằm giúp nghề nuôi cá chình nước ta phát triển bền vững, cuối năm 2015, Bộ Công Thương đã giao cho Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III chủ trì thực hiện dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá chình”. Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, nhóm đã nghiên cứu thành công mô hình thiết bị dây chuyền sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá chình năng suất 500kg/giờ. Thạc sĩ Hoàng Văn Duật cho biết, việc ương giống cá chình cho ăn thức ăn của dự án, tốc độ tăng trưởng đạt 0,68g/ngày, tỷ lệ sống 95,82%; nuôi thương phẩm đạt 3,32g/ngày, tỷ lệ sống 94,73%. Tổng vốn đầu tư mô hình dây chuyền sản xuất hơn 15 tỷ đồng; trong đó vốn đầu tư xây dụng nhà xưởng, mua sắm dây chuyền sản xuất thức ăn 4,5 tỷ đồng, vốn đầu tư sản xuất hơn 10,5 tỷ đồng. Sản phẩm đạt 1.000 tấn/năm (200 tấn cho cá chình giống và 800 tấn cho cá chình thương phẩm); giá thành khoảng 44,2 triệu đồng/tấn thức ăn cho cá giống, 40 triệu đồng/tấn thức ăn cho cá thương phẩm, thấp hơn thức ăn nhập ngoại từ Trung Quốc 25% (55 và 50 triệu đồng/tấn); giá bán sản phẩm thức ăn cá giống khoảng 48,7 triệu đồng/tấn và cá thương phẩm 44 triệu đồng/tấn. Doanh thu đạt hơn 4 tỷ đồng/năm, lợi nhuận đạt 10% trên chi phí, thời gian hoàn vốn khoảng 40 tháng.

Công nghệ của dự án sẽ giúp các doanh nghiệp áp dụng để sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá chình, cung cấp cho người nuôi, giảm sự phụ thuộc vào nguồn thức ăn nhập khẩu. Đồng thời, tận dụng được nguyên liệu sẵn có ở địa phương để sản xuất thức ăn cho cá chình, góp phần giảm giá thành, tăng hiệu quả sản xuất, tạo đà phát triển vững chắc cho nghề nuôi cá chình của nước ta. Đặc biệt, việc sử dụng thức ăn công nghiệp nuôi cá chình sẽ tác động tích cực đến môi trường, hạn chế đánh bắt, khai thác cá nhỏ, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản. Bởi, để có 10.000 tấn cá chình/năm thì cần khoảng 100.000 tấn cá tạp, nhu cầu về lượng cá tạp khai thác để cung cấp rất lớn.

Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân (có trang trại chuyên nuôi cá chình tại xã Suối Cát, huyện Cam Lâm) là đơn vị đầu tiên ứng dụng kết quả nghiên cứu của dự án để sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá chình. Sau khi công ty ứng dụng thành công, hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng trang trại nuôi cá chình, có nhu cầu tiếp nhận công nghệ của dự án để xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn quy mô trang trại như: Công ty Cổ phần Khoáng sản Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa); Công ty TNHH Dịch vụ Kim Long Việt Nam (tỉnh Quảng Bình), Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại thủy sản Phú Yên (tỉnh Phú Yên), Công ty Cổ phần Việt Tam Nông (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Công ty TNHH Thành Công MSM (tỉnh An Giang)… Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã lập tờ khai đăng ký sáng chế gửi Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ để đăng ký quyền sở hữu công nghiệp công thức thức ăn cho cá chình và quy trình sản xuất thức ăn. Hiên nay, sáng chế đã được chấp nhận đơn hợp lệ và đang trong thời gian thẩm định nội dung.

Nguyên liệu sử dụng để sản xuất thức ăn cho cá chình chủ yếu: bột trùn quế, bột cá Kiên Giang, bột phụ phẩm cá đông lạnh sấy khô, bột gluten lúa mì; cám gạo trích ly, bột khoai mì biến tính và bột bắp biến tính; dầu cá ngừ và dầu đậu nành; khoáng, vitamin tổng hợp, chất phụ gia, Enzym Feed… Thức ăn có kích thước nhỏ (độ mịn cao), tương đương với kích thước hạt thức ăn cho cá chình nhập khẩu từ Trung Quốc. Hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn đạt theo yêu cầu của dự án, không làm ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường.

Nguồn: Báo Khánh Hòa

Khuyến Cáo Các Hộ Nuôi Cá Lóc Tạm Ngưng Thả Giống Do Hạn Mặn Tại Trà Vinh

Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang khuyến cáo các hộ nuôi cá lóc tại vùng nuôi trọng điểm của tỉnh tạm ngưng thả giống, chờ mưa xuống mới tiếp tục thả.

To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a web browser that supports HTML5 video

Nguyên nhân, do tình hình mặn xâm nhập nội đồng đang diễn biến phức tạp, thường xuyên có độ mặn ở mức cao hơn 4‰, người nuôi cá lóc rất dễ bị thiệt hại. Tỉnh Trà Vinh có tổng diện tích nuôi cá lóc hơn 400 ha; trong đó, huyện Trà Cú chiếm khoảng 70% diện tích. Ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn huyện có 114 hộ thả nuôi gần 14 triệu con giống cá lóc trên diện tích gần 30 ha, giảm hơn 60 ha so với cùng kỳ năm trước. Do ảnh hưởng hạn, mặn, con giống cá lóc phát triển rất chậm.

Cùng với nguy cơ rủi ro do hạn, mặn, các hộ nuôi cá lóc ở Trà Vinh đang gặp khó vì giá cá lóc nuôi ở Trà Vinh giảm mạnh. Liên tục 3 tuần nay, cá lóc loại I, thương lái chỉ mua với giá 27.000-28.000 đồng/kg, giảm từ 22.000-23.000 đồng/kg so với 2 tháng trước; trong khi bình quân chi phí sản xuất mỗi kg cá lóc nuôi thương phẩm là 31.000 đồng. Như vậy, với sản lượng thu hoạch hơn 2.000 tấn cá lóc trong 3 tuần qua, nông dân huyện Trà Cú thua lỗ hơn 7 tỷ đồng.

Ông Huỳnh Văn Thảo cho biết thêm, trước đó, 2 năm liền, giá cá lóc thường xuyên ở mức cao, trên 35.000 đồng/kg nên các hộ trên địa bàn liên tục mở rộng diện tích nuôi tự phát. Năm 2019, toàn huyện có khoảng 1.200 hộ nuôi cá lóc trên tổng diện tích gần 300 ha, tăng gần 100 ha so với năm 2018. Điều lo ngại là tại các vùng nuôi tự phát, hạ tầng thủy lợi chưa được đầu tư đồng bộ nên về lâu dài sẽ tác động xấu đến môi trường và nguy cơ dịch bệnh. Cùng với đó, việc nuôi cá lóc tự phát còn tiềm ẩn rủi ro về thị trường, do loại thủy sản này hiện chủ yếu tiêu thụ nội địa nên mở rộng diện tích sẽ dẫn đến cung vượt cầu, giá cả xuống thấp. Do vậy, ngành nông nghiệp huyện Trà Cú khuyến khích các hộ nuôi thủy sản đa dạng hóa giống vật nuôi như tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng, cua biển, cá thác lác, cá sặc rằn… Ngành sẽ hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn người dân quy trình nuôi.

Xem Thêm: Mô hình nuôi cá lăng thương phẩm của ‘triệu phú’ cá lăng nha miền Tây

Bạn đang đọc nội dung bài viết Thức Ăn Thủy Sản Greenfeed Đồng Hành Cùng Mùa Vụ Cá Lóc Thành Công Tại Trà Vinh trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!