Cập nhật nội dung chi tiết về Thức Ăn Cho Cá Tra Giống – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhu cầu dinh dưỡng của cá
Sau khi hết noãn hoàng, cá bột bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài. Cá thích ăn mồi tươi sống, có mùi tanh, như cá bột, trứng nước, ấu trùng Artemia. Thậm chí, chúng ăn lẫn nhau khi không kịp thời cung cấp thức ăn, do đó, phải tạo được một lượng thức ăn tự nhiên sẵn có và đầy đủ trong ao ương trước khi thả cá bột, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu ăn của cá.
Cung cấp đầy đủ thức ăn để đàn cá tra phát triển khỏe mạnh – Ảnh: Phan Thanh Cường
Trong quá trình ương nuôi thành cá tra giống trong ao, chúng ăn các loại phù du động vật có kích thước vừa miệng và các thức ăn nhân tạo. Sau khi xuất cá giống, có thể sử dụng các loại thức ăn công nghiệp thích hợp với kích cỡ của cá để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Sử dụng thức ăn
Sau khi chuyển cá từ bể ấp ra ao ương cần lưu ý lượng cho ăn theo khả năng bắt mồi của cá và tình hình thời tiết, chất lượng nước ao. Đối với cá giống cho ăn thức ăn dạng mảnh phù hợp với từng kích cỡ con giống.
Cá giống từ ngày 18 trở đi (kích cỡ cá từ 1 – 5g), sử dụng thức ăn dạng mảnh 01 loại MINI 35 6316, kích cỡ 1 – 1,5 mm/viên, tăng số lần cho ăn trong ngày (3 lần/ngày) với lượng thức ăn từ 7 – 25% so với trọng lượng cơ thể cá. Loại thức ăn này có lượng đạm đạt 35%.
Trong quá trình cho ăn, cần kết hợp cải tạo ao, đảm bảo môi trường để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.
Sản phẩm Max Benthos của Công ty TNHH Tiệp Phát
Sản phẩm thức ăn dạng mảnh 01 loại MINI 40 6306, MINI 35 6316 của Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam.
Cá Tra Dầu – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Đặc điểm
Cá tra dầu có thể coi là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, thuộc họ cá tra, bộ cá da trơn. Kích thước của chúng lớn, chiều dài có thể lên đến 3 m và trọng lượng có thể đến 300 kg. Cá có đầu to và dẹp, miệng rộng với hai râu dài ở hàm trên, vây bụng dài đến vây đuôi, vây lưng nhỏ ở phía trước. Lưng cá có màu nâu thẫm, màu ở bụng và vây nhạt hơn. Mặc dù lớn nhưng cá tra dầu chỉ ăn thực vật thủy sinh. Cá có đôi mắt nằm thấp trên đầu và hướng xuống dưới, có màu trắng sang vàng ở phía dưới. Chúng được phân biệt với các loại cá da trơn khác bởi râu kém phát triển hơn và không có răng.
Cá tra dầu có tập tính di cư sinh sản, chúng thường di chuyển từ tháng 10 đến tháng 12, từ hồ Tonle Sap ở Campuchia vào sông Cửu Long, từ đó nó tiến ngược dòng vào phía Đông Bắc Campuchia, Lào và Thái Lan để đẻ trứng. Chúng sử dụng các thực vật phát triển trong nước làm thức ăn. Đây là loài đặc hữu đối với lưu vực sông Mê kông chảy qua Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc. Cá tra dầu chủ yếu được tìm thấy ở hồ Tonle Sap và sông Mê Kông.
Hiện trạng
Cá tra dầu đã từng phân bố rộng rãi dọc lưu vực, từ Myanmar cho tới tây nam Trung Quốc. Cho đến đầu những năm 1990, quần thể loài này vẫn còn tương đối dồi dào. Từ đó tới nay, số lượng loài này đã bị giảm mạnh, và chỉ được tìm thấy tại sông Mê Kông và các nhánh của nó tại Lào, Campuchia và Thái Lan. Tính riêng trong thế kỷ qua, sản lượng cá tra dầu trên sông Mê Kông giảm đến 95%, và đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Chúng được phân loại là rất nguy cấp trong Danh sách đỏ IUCN 2004, được liệt kê trong Phụ lục I của Công ước về Bảo tồn di cư loài động vật hoang dã và Phụ lục I của Công ước CITES. Theo nghiên cứu Dự án bảo tồn cá Mê Kông hợp tác với Bộ Thủy sản Campuchia tiến hành nghiên cứu vào năm 2001, đã cung cấp bằng chứng việc nạo vét, xây dựng đập đã phá hủy các bãi đẻ của cá tra dầu, đồng thời cản trở sự di chuyển và không gian sống của chúng.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến quần thể cá tra dầu sông Mê Kông đã bị suy giảm mạnh do việc đánh bắt quá mức. Hiện, để bảo vệ loài cá tra dầu, ở một số nước như Thái Lan, Lào và Campuchia đã ban hành luật cấm khai thác loài cá này. Nhưng, tại nhiều ngôi làng hẻo lánh, dọc theo sông Mê Kông, người dân vẫn không thực thi điều luật này.
Giới khoa học chỉ biết đến loài cá này từ năm 1930 khi nó được “khám phá” tại một chợ cá ở Phnôm Pênh (Campuchia) và cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về loài cá này. Vào năm 2005, một cơ quan thủy sản Thái Lan đã bắt và nuôi giữ được một con cá tra dầu, có chiều dài 3 m và nặng 200 kg để nuôi giữ, và tiến hành sinh sản nhân tạo. Nhưng, cá đã chết trong khi nuôi nhốt và được bán làm thực phẩm cho người dân địa phương.
Cá tra dầu không thể nuôi nhốt mà chỉ đánh bắt được ngoài môi trường tự nhiên. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong cá tra dầu có lượng Omega 3 dồi dào nên rất bổ dưỡng cho não.
Kg – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Hiện giá cá điêu hồng được thương lái tới tận bè thu mua với giá 41.000 – 42.000 đ/kg tùy theo loại cá và hình thức bắt cá. Với giá cá thời điểm này, người nuôi cá điêu hồng lồng bè vẫn còn lãi khoảng 11.000 – 12.000 đ/kg.
Ông Lê Minh Sang, nông dân nuôi cá bè ở xã Thới Sơn, TP Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết, mấy ngày nay các thương lái tới tận bè của nông dân thu mua cá điều hồng với giá 41.000 đ/kg nếu bắt cá bằng ghe đục. Đối với những thương lái bắt cá điêu hồng oxy (cá giữ trong bao ni lông chứa nước có bơm oxy), cá điêu hồng được thu mua với giá 41.500 – 42.000 đ/kg. Tính ra giá cá điêu hồng các loại đã giảm khoảng 2.000 đ/kg so với tuần trước.
Mấy ngày qua, nguồn cung cá điêu hồng tại bè tăng trở lại nên giá cá giảm nhẹ
Theo nhiều nông dân nuôi cá điêu hồng ở xã Thới Sơn, hiện giá thành sản xuất cá điêu hồng trên bè gồm con giống, thức ăn, thuốc thú y, nhân công… trong vòng 6 tháng nuôi cá bình quân khoảng 30.000 đ/kg. Năng suất bình quân mỗi bè nuôi cá điêu hồng thể tích 100 m3 ở địa phương này khoảng 5 tấn cá, nên sau khi trừ mọi chi phí sản xuất nông dân còn lãi từ 55 – 60 triệu đ/bè (tương đương 11.000 – 12.000 đ/kg cá). Thông thường mỗi nông dân nuôi cá bè ở Tiền Giang có từ 4 – 5 bè, thậm chí có tới cả trăm bè, vì vậy nếu chủ bè nào có cá bán trong thời gian gần đây sẽ có lãi hàng trăm triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Thành, một thương lái chuyên thu mua cá điêu hồng cung cấp cho thị trường Tp Hồ Chí Minh cho biết, nguyên nhân khiến giá cá điêu hồng giảm nhẹ trong mấy ngày qua là do nguồn cung cá điêu hồng nuôi bè ở Tiền Giang cũng như ở các tỉnh lân cận có dấu hiệu tăng trở lại. Nhiều chủ bè có cá tới lứa thu hoạch đồng loạt nên giá cá giảm chút đỉnh. Tuy nhiên, giá cá điêu hồng trong thời gian tới sẽ vẫn nằm ở mức cao trên dưới 40.000 đ/kg, do thị trường tiêu thụ cá điêu hồng hiện rất tốt và dịp Quốc Khánh 2/9 cũng đang đến gần.
Mặc dù, giá cá điêu hồng có xu hướng giảm nhưng nhiều nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè có kinh nhiệm cũng nhận định giá khó có thể giảm xuống thấp hơn 40.000 đ/kg.
Ông Phan Thế Nhân, nông dân có 5 bè nuôi cá điêu hồng ở xã Thới Sơn, TP Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết, thời gian gần đây giá cá điêu hồng nằm ở mức cao, thậm chí giá cá lúc đỉnh điểm lên tới 44.000 đ/kg, nhưng người nuôi bè chưa dám khôi phục hoàn toàn sản xuất nên sản lượng cá cung cấp cho thị trường không dồi dào như những năm trước.
“Nếu trước đây bình quân mỗi chủ bè có 5 – 6 bè thả nuôi cá thì hiện nay họ chỉ dám thả nuôi 3 – 4 bè, mặc dù giá cá đang ở mức cao. Nguyên nhân là do đợt giá cá điêu hồng thấp dưới giá thành sản xuất năm ngoái (thua lỗ) trong thời gian dài đã làm cho người nuôi cụt vốn, trong khi đó hiện các đại lý kinh doanh thức ăn cá không còn bán thức ăn theo kiểu gối đầu như trước đây. Hiện nay, bình quân nuôi một bè nuôi cá điêu hồng thể tích 100 m3 giai đoạn từ 3 – 6 tháng cần phải có 5 – 7 bao thức ăn cá với giá trị gần 2 triệu đồng/ngày, do đó người nuôi cá không đủ vốn để thả nuôi hết các bè hiện có. Mặt khác, giá cá điêu hồng thời gian gần đây quá bấp bênh, nhiều lúc phải chịu lỗ nặng trong thời gian dài nên người nuôi cá cũng không yên tâm đầu tư vụ nuôi mới”, ông Nhân tâm tư.
Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, tuần qua có 26 bè thu hoạch với sản lượng 150 tấn. Từ đầu năm đến nay đã có 856 bè với 16,748 triệu cá giống thả nuôi mới (chủ yếu thả trong quý II/2013), sản lượng thu hoạch 4.297 tấn. Hiện nay, toàn tỉnh có 1.004 bè đang thả nuôi trong tổng số 1.279 bè đang neo đậu (chiếm 78%).
Trung Quốc: Thị Trường Hưng Thịnh Cho Cá Tra Fillet Việt Nam – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Nhà máy chế biến cá tra của NTSF Seafoods tại Cần Thơ
Sự chấp nhận của người tiêu dùng Trung Quốc đòi hỏi một bước thay đổi trong thói quen mua sắm của họ. Trung Quốc, trước đây là một quốc gia có nguồn lao động rẻ hơn, có truyền thống tái chế cá nguyên con để bán cho các nước khác. Vì vậy, miễn cưỡng lắm Trung Quốc mới mua cá fillet ở các nước khác.
Đang có sự thay đổi
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: “Cá tra thực sự là lựa chọn tuyệt vời cho người tiêu dùng Trung Quốc. Trước đây, Việt Nam chỉ xuất khẩu cá tra nguyên con tới một số tỉnh biên giới phía Nam nước này, nhưng hiện nay sản phẩm cá tra fillet Việt Nam đã có mặt tại những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và hiện đang tiến vào Đại Liên. Nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc sẽ còn cao hơn nữa”.
Sự phổ biến ngày càng tăng của cá tra fillet Việt Nam tại Trung Quốc đến vào thời điểm thích hợp. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam vào tháng trước đã phải chịu mức thuế chống bán phá giá cao hơn so với kết quả sơ bộ được Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố trước đó. DOC dự kiến sẽ áp thuế đối với các công ty riêng lẻ 0 – 1,37 USD/kg. Tuy nhiên trong phán quyết ngày 27/4/2019 doanh nghiệp bị áp mức thuế thấp nhất là 1,37 USD/ kg và cao nhất lên tới 3,87 USD/kg.
Phán quyết này tạo ra một kịch bản phức tạp cho các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam – những người đang cố gắng dự đoán kết quả lần thứ hai Mỹ sẽ tăng thuế đối với xuất khẩu cá rô phi Trung Quốc như thế nào trong cuộc chiến thương mại giữa hai nước. Các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam đang được hưởng lợi từ sự rạn nứt thương mại Mỹ – Trung năm ngoái, với việc các nhà nhập khẩu lớn chuyển sang cá tra Việt Nam. Cá tra Việt Nam đã được người tiêu dùng Mỹ chấp nhận.
“Trong khi đó, các công ty thủy sản ở ĐBSCL đã chuyển sang nuôi cá tra trong thời gian gần đây do sự sụt giảm nhập khẩu trên thị trường tôm toàn cầu”, ông Hòe nói.
Còn theo ông Ngô Văn Ích, Chủ tịch NTSF Seafoods: “Các trang trại nuôi cá tra phát triển mạnh ở gần các con sông với độ sâu ít nhất 4 m”.
Thị trường Trung Quốc báo trước một cơ hội lớn nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì vấn đề xử lý cá ở biên giới Trung Quốc – Việt Nam”, ông Ích cho biết trong một chuyến tham quan các hoạt động của công ty trên đường ở Cần Thơ. Cơ sở chế biến rộng lớn của NTSF sản xuất cá tra fillet được chứng nhận và phê duyệt để bán tại thị trường Mỹ.
Đối mặt với khó khăn
Theo số liệu từ Hiệp hội Nuôi trồng Thủy sản Brazil, PeixeBR, Việt Nam là nhà sản xuất cá tra lớn nhất thế giới, đạt sản lượng 1,33 triệu tấn trong năm 2018, tăng hơn so với 1,25 triệu trong năm 2017. Ấn Độ đứng thứ 2 với sản lượng 540.000 tấn năm 2018, theo sau là Bangladesh với 455.000 tấn và Indonesia 110.000 tấn.
“Thị trường Mỹ khó khăn hơn trong việc chinh phục nhưng điều này cũng đã có kết quả nhờ vào sự tin tưởng và xây dựng mối quan hệ. Ngược lại, thị trường Trung Quốc không yêu cầu chứng nhận và việc kinh doanh thường qua thư điện tử chứ ít khi tiến hành trực tiếp”, ông Ích cho biết.
Một số nhà kinh doanh cá tra Việt Nam đã bị từ chối cấp thị thực nhập cảnh Mỹ để tham hội chợ tại Boston, Mỹ năm 2019 khiến cho việc tiếp cận thị trường trọng điểm này càng trở nên khó khăn hơn.
Theo Rabobank, Trung Quốc đang nhanh chóng bắt kịp EU với tư cách là nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, khi nhập khẩu gần 5 triệu tấn thủy sản năm 2018. “Cá tra là một lựa chọn thực sự tốt dành cho khách hàng Trung Quốc, những người đang tìm kiếm các sản phẩm cá thịt trắng fillet”, ông Hòe cho biết.
Ông Hòe nói thêm, một trong những thách thức cuối cùng phải vượt qua là thuyết phục khách hàng Trung Quốc nhập khẩu cá tra fillet, thay vì nguyên con như trước. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng từ 3.471 USD năm 2008 lên 8.827 USD năm 2017. Ngược lại, GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng từ 1.143 USD lên 2.342 USD so với cùng kỳ, nghĩa là chi phí lao động của Việt Nam hiện rẻ hơn nhiều so với Trung Quốc. Điều này nghĩa là việc bán cá tra fillet sản xuất ở ĐBSCL đến thị trường Trung Quốc có tính cạnh tranh cao.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Thức Ăn Cho Cá Tra Giống – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!