Cập nhật nội dung chi tiết về Sản Phẩm : Khô Cá Rô Phi Loại Trung mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hotline:
0903 93 93 96
0973 75 55 58
Mua hàng:
* 0907 91 31 94
* 028.38106144
* 028.22401370
Website:
www.gecosex.com
chúng tôi
Email:
Gecosex@gmail.com
Gecosex_jsc@yahoo.com
CAM KẾT CHẤT LƯỢNG
Tất cả các mặt hàng bán ra của đơn vị đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, không sử dụng bất kỳ hàn the, hóa chất hay chất bảo quản nào…đã được kiểm nghiệm đạt vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trên mỗi bao bì đều có mã quét nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo hàng chính hãng, chất lượng sạch theo tiêu chuẩn, thơm ngon, giá cả cạnh tranh, rẻ nhất trên thị trường…
Giá bán thống nhất toàn quốc, được in trực tiếp trên bao bì sản phẩm đúng giá công bố trên website.
Phương châm kinh doanh của đơn vị là 5 đúng: Đúng chất lượng, đúng số lượng, đúng giá cả, đúng thời gian giao hàng, đúng địa điểm giao hàng.
Cảm ơn Quý khách hàng đã tin dùng sản phẩm trong thời gian qua. Chúng tôi luôn không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa mặt hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Quý khách hàng trong và ngoài nước…
Trân trọng cảm ơn và hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.
THANK YOU SO MUCH
SỬ DỤNG HẢI SẢN KHÔ MỘT NẮNG GECOSEX LABEL MỖI NGÀY SẼ TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE, HẠ MỠ MÁU, ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT…MANG LẠI HẠNH PHÚC CHO CẢ GIA ĐÌNH.
HÃY LÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG MINH…
Hải sản khô một nắng Gecosex Label có:
*Giá bán thống nhất toàn quốc
* Giá bán thấp nhất thị trường
* Chất lượng *** giá cả *…
HỆ THỐNG SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI
* XƯỞNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN
139/1 Ấp Thạnh Hòa, Xã Thạnh Phong, Huyện Thạnh Phú, Bến Tre
* TRUNG TÂM PHÂN PHỐI, BÁN SỈ VÀ LẺ
73/16 Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại
028.38106144
* ĐẠI LÝ QUẬN I
Số 25 Đinh Tiên Hoàng, Quận I, TP.HCM
Điện thoại:
0938 846 843
*ĐẠI LÝ THỦ ĐỨC
Số 22/5 Đường 53, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại
0907 913 194
* ĐẠI LÝ QUẬN 12
114B Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.HCM
Điện thoại
0908 782 024
* ĐẠI LÝ TÂN TRỤ
129A Nguyễn Trung Trực, Thị Trấn Tân Trụ, Long An
Điện thoại
0272.3868 345
* ĐẠI LÝ THỦ THỪA
5/3C Phạm Văn Tình, Huyện Thủ Thừa, Long An
Điện thoại
0775875570
* ĐẠI LÝ QUẬN TÂN BÌNH
185 Bạch Đằng, Phường 2, Tân Bình
Điện thoại
0908 114 674
Và các điểm bán hàng trên toàn quốc với cùng một mức giá thống nhất.
Kỹ Thuật Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm
Ao nuôi cá rô phi tốt nhất có diện tích 1000 – 2000 m2.
1. Điều kiện ao nuôi:
– Ao nuôi cá rô phi tốt nhất có diện tích 1000 – 2000 m 2.
– Nhiệt độ: 25-30 độ C.
– Độ sâu khoảng 1,5-2 m, lớp bùn khoảng 15 – 20 cm.
– pH 6,8 – 8
– Nếu ao nuôi bán thâm canh nhất thiết phải có máy quạt nước, sục khí…
2. Chuẩn bị ao:
– Tháo cạn nước, dọn cây cỏ xung quanh bờ ao, tu sửa và đắp bờ ao chắc chắn, vét bùn ao chỉ chừa một lớp dày từ 10-15 cm.
– Dùng vôi bột (7-10 kg/ 100 m 2) rải khắp ao để diệt địch hại cá, giảm độ phèn. Nếu ao phèn nhiều, tăng lượng vôi lên gấp đôi
– Bón lót: Dùng phân chuồng ủ mục rải khắp đáy ao với liều lượng 10 – 15 kg/100m 2, phân xanh 10 – 15 kg/100m 2.
– Lọc nước:
+ Sau khi phơi ao 3 – 5 ngày sau đó lọc nước vào ao, lọc nước vào ao qua lưới có kích thước mắt lưới 100 mắt/cm 2.
+ Nước lọc vào ao 1,2 – 1,5 m thì thả cá.
3. Thả cá:
– Tiêu chuẩn cá thả: Phải chọn cá khỏe mạnh, vây, vẩy hoàn chỉnh, không bị sây sát, không bị bệnh, cá sáng con, cỡ đồng đều, tỷ lệ đơn tính đực ≥ 95%.
– Mật độ thả: 2 – 3 con/m 2, nếu nuôi thâm canh thả 5 – 7 con/m 2.
– Cỡ cá thả 2g/con.
Cách thả cá giống: Khi vận chuyển cá bằng bao nilon có bơm ôxi, trước khi thả cá ta phải để bao chứa cá xuống ao từ 10-15 phút, cho nước vào từ từ, sau đó mới thả cá ra ao.
4. Mùa vụ thả nuôi
– Đối với vùng nước ngọt có thể thả nuôi quanh năm.
– Đối với vùng nước lợ, mặn thả cá nuôi:
+ Miền Bắc: Tháng 4- 8
+ Miền Nam: Tháng 4-10
5. Chăm sóc, quản lý:
– Thường xuyên duy trì màu nước cho ao nuôi bằng cách bón phân chuồng ủ mục 1 tuần 2 lần với liều lượng 7 – 10 kg/100m 2 và phân xanh 1 tuần 1 lần với liều lượng 10 – 15 kg/100m 2 (lượng phân bón bổ sung phụ thuộc vào màu nước của ao).
– Hàng ngày quan sát bờ ao, cống đáy, cống khơi để khi có sự cố xảy ra thì xử lý kịp thời.
– Thường xuyên quan sát hoạt động của cá. Nếu thấy cá nổi đầu từng đàn trong thời gian dài, ta cần cấp nước mới vào ao.
– Định kỳ 15 ngày chài cá một lần, xem độ lớn và mức độ ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
6. Thức ăn và cách cho ăn
– Thức ăn: Cho cá ăn thức ăn tinh bột như bột ngô, khoai sắn, gạo, cám… và thức ăn xanh như rau muống, bèo trứng cá, bèo tấm, bèo hoa dâu, rau thái nhỏ… các loại động vật như tôm, cá nhỏ, giun, ốc đã xay nhỏ và các phần loại thải của chế biến thực phẩm (bã bia, bã rượu, lòng trâu bò…). Ngoài thức ăn tận dụng trên, để nuôi thâm canh đạt năng suất cao, rút ngắn thời gian nuôi tạo ra hàng hóa xuất khẩu cần phải sử dụng thêm thức ăn công nghiệp.
– Cách cho ăn: Cho cá ăn ngày 2 lần sáng và chiều mát với liều lượng:
+ Tháng thứ nhất: Dùng cám công nghiệp (tháng hao hụt đầu con lớn nhất) cho cá ăn với lượng 5 – 7% trọng lượng quần đàn trong ao.
+ Tháng thứ hai: Khi cá đạt cỡ 100 g/con cho cá ăn bằng thức ăn tự chế biến nhằm giảm giá thành. Ngày cho cá ăn 2 lần, lượng thức ăn cho ăn hàng ngày 3 – 4% trọng lượng cá trong ao.
+ Tháng thứ ba trở đi cho cá ăn 2 – 3% trọng lượng cá trong ao
7. Thu hoạch:
Cá rô phi đơn tính, nuôi 6 – 8 tháng tuổi có thể đạt cỡ trên 0,5 kg/con. Năng suất đạt -10 -15 tấn/ha/vụ nuôi.
– Có hai cách thu hoach:
+ Thu hoạch một lần: Hạ mức nước ao đến còn 40-50 cm, kéo lưới nhiều lần sau đó tát cạn, bắt cá còn sót lại.
+ Thu hoạch nhiều lần: Sau khi nuôi cá 6-7 tháng, hàng tháng ta dùng lưới bắt cá lớn thu hoạch, thả thêm cá nhỏ tiếp tục nuôi sau đó 2-3 năm thu hoạch toàn bộ.
Kỹ Thuật Sản Xuất Cá Rô Phi Giống
2. KỸ THUẬT CHO CÁ ĐẺ TỰ NHIÊN 2.1. Cho cá đẻ trong ao
– Ao cho cá đẻ rộng từ 300 -1.000 m2, nền đáy là cát pha sét, ít bùn để cá dễ làm tổ. Trước khi thả cá bỗ mẹ, phải tát vét sạch bùn và tẩy dọn ao bằng vôi bột liều lượng 7-10 kg/100 m2 ao, dọn sạch cỏ rác xung quanh ao. Phơi đáy ao 3 – 5 ngày để diệt mầm bệnh, sau đó lấy nước vào ao. Khi lấy nước vào ao phải lọc qua lưới để tránh cá tạp vào theo. Bón phân gây màu nước từ 5 – 7 ngày trước khi thả cá bố mẹ vào ao với lượng từ 10 – 15 kg phân chuồng đã ủ kỹ, hoai mục, hoặc 3 kg đạm (urê) + 2 kg lân cho 100 m2 ao. Khi bón, hòa đạm vào nước rải khắp mặt ao, sau đó hòa lân và rải sau. Bón phân cho ao từ 8 – 10 giờ sáng khi có mặt trời sẽ hiệu quả nhất.
– Tiến hành tuyển chọn cá khỏe mạnh cỡ 300 – 500 g/con làm cá bố mẹ, không bị xây sát vây, vảy (ở các tỉnh phía Bác, sau khi lưu giữ cá qua mùa đông sẽ tuyển chọn cá bố mẹ). Chọn tỷ lệ đực cái là 1 đực : 1 cái hoặc 1 đực : 2 cái, thả với mật độ 2 con/m2. Thời gian nuôi vỗ trong ao từ 15 – 20 ngày, cho cá ăn bằng thức ăn tổng hợp có hàm lượng đạm 30 – 35%, lượng cho ăn hàng ngày bằng 1,5-2% khối lượng cá nuôi trong ao. Ở nhiệt độ thích hợp từ 24 – 32°C, cá sẽ đẻ sau 10 – 15 ngày kể từ khi thả cá bố mẹ vào ao, sau khi cá đẻ 15 – 17 ngày sẽ thu cá bột. Có 2 cách thu cá bột:
+ Dùng lưới thưa 2 a = 10 -12 cm kéo dồn cá bố mẹ vào một góc ao, bắt cá bố mẹ ra khỏi ao cho đẻ, chuyển sang ao khác nuôi vỗ để cho đẻ lứa tiếp theo và dùng chính ao cho đẻ để ương cá bột.
+ Dùng vợt vớt cá bột để lại cá bố mẹ trong ao để cho đẻ lứa tiếp theo.
Việc cho cá rô phi đẻ trong ao có một số hạn chế như: Khi bắt cá bố mẹ ra khỏi ao sẽ ảnh hường đến cá bột trong ao, còn nếu dùng vợt để thu cá bột sẽ không thu được hết cá bột. Vì vậy, phương pháp áp dụng phổ biến hiện nay là cho cá rô phi đẻ trong giai và ấp trứng cá trong bình vây hoặc trong khay để thu được lượng cá bột cùng cỡ.
– Trong quy trình sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng phương pháp cho ăn hoóc-môn, đã áp dụng rộng rải việc cho cá rô phi đẻ trong giai và ấp trứng cá trong khay.
2.2. Cho cá đẻ trong giai a. Kích thước, cấu tạo của giai
– Giai cho cá đẻ có kích thước 8 x 5 x 1,5 m, hình khối chữ nhật có 4 mặt và một đáy dưới, được làm bằng sợi lưới cước mắt mịn 1 mm.
– Đặt giai trong ao, hồ nơi nước sạch và đặt ngập nước 1 m, cách đáy ao, hồ từ 0,3 – 0,5 m
Giai cho cá đẻ theo gia đình Giai cho cá đẻ
– Ngoài ra, còn có loại giai cho cá đẻ theo gia đình có kích thước nhỏ 3 – 3,5 m2 (kích thước 1,5 x 2 x 1 -1,2 m) làm bằng lướỉ mịn, mềm, được dùng cho từng cặp cá bố mẹ đã được chọn lọc sinh sản,
b. Chuẩn bị ao và cắm giai
– Ao cắm giai phải thoáng, rộng từ 1.000 – 5.000 m2, được làm sạch, tẩy dọn, lấy nước, gây màu thức ăn tự nhỉên như đối với ao cho cá sinh sản, nhưng mức nước sâu từ 1,2 -1,5 m.
– Vị trí cắm giai phải đảm bảo mức nước trong giai từ 0,8 -1 m. Nên cắm gỉaỉ dọc 2 bên bờ ao, khoảng cách giữa 2 giai là 0,5 m. Tổng diện tích giai cắm trong ao nhỏ hơn 60% diện tích ao.
c. Chọn cá bố mẹ đưa vào gỉaỉ cho đẻ
– Từ trung tuần tháng 3 tỉến hành chọn cá bố mẹ đưa vào giai cho đẻ.
– Chọn cá khỏe cỡ từ 200 – 300 g/con, không bị xây sát vây, vảy. Cá cái có bụng to đều, cá đực có vây đuôỉ, vây lưng, vây bụng màu sắc sặc sở. Tỷ lệ đực cáỉ là 1 đực : 1 cái hoặc 1 đực : 2 cái, thả vào giaỉ với mật độ 3 – 7 con/m2.
– Sau khi thả 5 – 7 ngày, kiểm tra trứng từ miệng cá cái để phát hiện cá đẻ và thu trứng đỉ ấp. Chu kỳ giữa 2 lấn thu trứng khoảng 5 ngày ở nhỉệt độ 26 – 30°C. Cho trứng vào khay hoặc bình vảy đế ấp. Sau khi cá bột tiêu hết noãn hoàng, đem cá bột đi ương.
Ngoàỉ ra, nên có thêm 1 giai để nuôi riêng cá cái. Nuôi rỉêng cá cáỉ, cho ăn tốt, buồng trứng sẽ phát triển đều trong cùng một thời gian nên khi bổ sung vào giai sinh sản sẽ thu đuợc nhỉều trứng hơn trong 1 lần thu ở 1 giai,
3. KỶ THUẬT SẢN XUẤT CÁ RÔ PHI ĐƠN TÍNH ĐỰC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HOÓC-MÔN Sản xuất cá rô phi đơn tính đực bằng phương pháp cho ăn ho óc môn là phương pháp phổ biến, rẽ tiền và dễ áp dụng
Sơ đồ tóm tắt quy trình:
3.1. Tuyển chọn và nuôì vổ béo cá bố mẹ
a. Tuyển chọn cá bố mẹ
Cá bố mẹ được tuyển chọn là gỉống cá rô phi có khả năng sinh trưởng nhanh, ngoại hình đẹp, tốt nhất là cá rô phi vằn dòng GIFT hoặc dòng Thái. Cá bố mẹ được tuyển chọn phải khỏe mạnh, không xây sát cỡ trung binh 0,3 0,4 kg/con. Không chọn cá bố mẹ cỡ quá lớn vì khó thao tác khi thu trứng, nuôi tốn nhiều thức ăn và năng suất sinh sản không cao
– Chọn cá đực có ngoại hình cân đối, thân màu sáng, hồng nhạt, hầu cá và các vây chẵn, vây đuôi màu đỏ tươi
– Chọn cá cái có phần phụ sinh dục hình báu dụt dẹt, có 3 lỗ thân màu xám nhạt, hầu và bụng màu vàng nhạt
b. Kỹ thuật nuôi vỗ
– Ao nuôi vỗ rộng từ 300 – 1,000 m2, mực mước từ 1,2 m, pH 6,5 – 8,5, ôxy hòa tan luôn trên 3 mg/lít, gần nguồn nước sạch để chủ động thay nước
– Chuẩn bị kỹ ao bằng cách làm cạn nước, vét bùn đổ ra xa ao, lượng bùn còn trong ao càng ít càng tốt. Rải vôi bột khắp đáy ao với liều lượng 7-10 kg/100 m2, sau đó phơi đáy ao 2 – 3 ngày rồi lấy nước lọc qua lưới mịn vào ao cho đủ mức nước theo quy định.
– Sau khi tuyển chọn, tách cá đực và cá cái nuôi trong các ao nuôi vỗ riêng biệt với mật độ 2 – 3 con/m2 ao nuôi vỗ, cho ăn bằng thức ăn tổng hợp có hàm lượng đạm cao 30 – 35%, lượng cho ăn bằng 1,5 – 2% khối lượng cá nuôi trong ao. Thức ăn cho cá bố mẹ có thể tự phối trộn theo 2 công thức sau, được chế biến và đùn thành viên để tránh thất thoát khi cho cá ăn:
+ Công thức 1: Bột cá 30%, đậu tương 15%, cám gạo 37%, ngô 12%, bột sắn 5%, vi khoáng 1%.
+ Công thức 2: Bột cá 20%, khô đậu 25%, cám gạo 40%, ngô 10%, bột sắn 4%, vi khoáng 1%.
– Thời gian nuôi vỗ là 1,5 tháng trước khi cho cá sinh sản. Cần kiểm tra độ thành thục và độ béo của cá sau 1 tháng nuôi vỗ để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Nếu cá quá béo (mổ cá thấy trong bụng có nhiều dải mỡ màu trắng) nên giảm lượng cho ăn xuống 1% trong nửa tháng còn lại.
– Mùa vụ cho cá rô phi sinh sản tập trung ở các tỉnh phía Bắc từ tháng 4-7 và tháng 9-10, ở các tỉnh phía Nam có thể sản xuất giống cá rô phi quanh năm.
– Trong khi nuôi vỗ, cần tránh hiện tượng cá nổi đầu do thiếu ôxy bằng cách bơm thêm nước mới, sử dụng máy quạt khi hoặc thay nước cho ao, đặc biệt vào những ngày thời tiết thay đổi, không có nắng.
3.2 Chăm sóc cá bố mẹ sinh sản và thu trứng a. Bố trí giai và ao cho cá sinh sản
Tỷ lệ ghép cá đực: cá cái là 1 đực: 1,5 cái hoặc 1 đực: 2 cái khi cho chúng tham gia sinh sản
– Ao sinh sản có diện tích rộng 300 – 1.000 m2, sâu 1 – 1,2 m nước, đáy cứng ít bùn và phẳng để thuận tiện khi thu trứng. Quá trình tẩy dọn ao sinh sản giống như với ao nuôi vỗ. Sau khi lấy đủ nước 1 – 2 ngày, thả cá bố mẹ vào ao với mật độ 2 -3 con/m2
– Giai sinh sản rộng 20 -40 m2, đáy giai làm bằng lưới mắt mịn 1 mm, thành giai làm bằng lưới A10 hoặc A12. Giai có độ sâu 1 – 1,2 m, phần ngập nước 0,8 – 1 m và cao hơn mức nước ao từ 0,2 – 0,4 m. Giai được cắm trong ao cho đẻ có mức nước sâu 1,2 – 1,5 m. Giai được cắm trong ao không nên quá 60% diện tích mặt nước nhằm đảm bảo độ thoáng cho cá bố mẹ nuôi trong giai. Mật độ cá bố mẹ sinh sản trong giai 6 – 8 con /m2
b. Chăm sóc cá bố mẹ sinh sản
Sau khi thả ghép cá đực, cái, cho cá ăn bằng thức ăn có hàm lượng đạm 20 – 30%, khẩu phần cho ăn là 1 – 1,5% khối lượng cá/ ngày. Quản lý chất lượng nước sạch, thay nước khi nước ao quá bẩn. Trong quá trình cho cá đẻ, hạn chế tối đa khả năng cá bị thiếu ôxy và cá nổi đầu bằng cách quạt khí hoặc bơm thêm nước mới.
c. Thu trứng
Thu trứng trong giai: Tiến hành khi trời mát vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Khoảng cách giữa hai đợt thu trứng tùy theo nhiệt độ nước: Ở nhiệt độ 25 – 30°C thì 7 – 10 ngày thu trứng 1 lần, ở nhiệt độ nước 22 – 25°C thì 10 – 12 ngày thu trứng 1 lần. Với thời gian như vậy, thường thu được trứng cá ở giai đoạn 3 hoặc cá bột chưa tiêu hết noãn hoàng, tỷ lệ ấp nở rất cao. Nếu thu quá mau sẽ thu được trứng ở giai đoạn 1 và 2, có tỷ lệ nở thấp.
Khi thu trứng, bố trí 2 người dùng 1 sào tre dài, nhẵn, luồn dưới đáy giai để dồn cá vào một góc giai, sau đó thu trứng ở những cá sinh sản. Mỗi người phảỉ sử dụng 2 vợt, 1 vợt lưới mau và 1 vợt lưới thưa. Vợt thưa dùng để xúc cá bố mẹ, kiểm tra miệng cá cái có trứng hay không. Nếu cá cái có trứng, đặt ngay cá và vợt thưa vào trong vợt mau, sau đó rũ trứng từ miệng cá cái vào vợt. Trứng cá được giữ tại trong vợt mau. Cá cái sau khi rũ hết trứng được thả lại vào giai. Trứng của mỗi cá thể được để riêng trong từng bát to, sau đó sẽ phân chia giai đoạn. Trứng cùng một giai đoạn có thể đổ chung vào 1 bát.
– Thu trứng trong ao: Dùng lưới thưa kéo gom cá bố mẹ vào một góc, dùng cọc tre cắm để giữ cá trong lưới. Tránh dồn cá quá dày vì khi quẫy mạnh, cá mẹ sẽ nhả hết trứng. Dùng sào tre ngăn từng phần lưới để bắt cá mẹ kiểm tra và thu trứng. Cá bố mẹ sau khi thu trứng được giữ lại trong giai. Kéo một mẻ tiếp theo để thu trứng ở những cá còn lại ngoài ao. Sau khi thu hết trứng, thả toàn bộ cá trong giai trở lại ao.
Dựa vào hình thái ngoài của trứng để phân chia trứng thành 4 giai đoạn:
Các giai đoạn phát triển của trứng cá rô phi
+ Giai đoạn I: Trứng vừa mới đẻ, hình quả lê màu vàng nhạt.
+ Giai đoạn II: Trứng đã chuyển sang màu vàng sẫm.
+ Giai đoạn III: Phôi đã phát triển nhưng chưa nở, có 2 điểm mắt màu đen.
+ Giai đoạn IV: Cá bột vừa mới nở ra, bơi vòng tròn, dưới bụng còn khối noãn hoàng to.
Trứng sau khi phân loại được rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch, lọc qua vợt để loại bỏ vảy cá và tạp chất, sau đó chuyển vào bình ấp hoặc khay ấp.
3.3. Ấp trứng
– Ấp trứng từ giai đoạn I đến giai đoạn III trong bình ấp, trứng giai đoạn IV được đưa vào khay ấp.
– Bình ấp hình trụ, có đáy hình cầu lõm trơn bóng, đường kính 16-20 cm, chiều cao 35 – 50 cm. Mật độ ấp trứng tối đa là 90.000 trứng/lít. Điều chỉnh lưu tốc nước bằng van sao cho trứng được đảo đều nhẹ nhàng. Trong quá trình ấp trứng, thường xuyên theo dõi trứng trong bình, ngay sau khi trứng nở thành cá bột chuyển toàn bộ cá bột mới nở ra ấp trong khay.
– Khay ấp có chiều rộng 25 cm, dài 30 – 40 cm, cao 7 – 9 cm. Hai thành khay mỗi bên có 3 dãy lổ đường kính 1 cm và được bịt bằng lưới mịn có cỡ mắt lưới 1 mm. Mật độ trứng ấp trong 1 khay tối đa là 15.000 trứng. Lượng nước được điều chỉnh bằng van điều tốc sao cho trứng được đảo đều nhẹ nhàng.
Bình ấp trứng cá rô phi Khay ấp trứng cá rô phi
– Trứng hỏng trong bình tự động nổi lên và trôi ra ngoài, trứng hỏng trong khay sẽ vỡ và bám vào lưới lọc nên cứ 2 – 3 giờ một lần dùng bàn chải đánh răng chải nhẹ trên lưới lọc làm sạch lưới. Tránh để nước dâng cao làm tràn khay, trứng không được đảo đều sẽ bị hỏng.
-Trong điều kiện nhiệt độ ổn định từ 28 – 30°C, sau 5 – 7 ngày sẽ thành cá bột tiêu hết noãn hoàng. Cá bột tiêu hết noãn hoàng được cân mẫu, định lượng và chuyển ra giai ương. Nếu chưa chuyển kịp, có thể giữ cá bột trên khay từ 1 – 2 ngày, cho ăn bằng bột cá mịn. Trứng ấp nở theo phương pháp này rất thích hợp để xử lý chuyển gịớỉ tính thành cá đực bằng hoóc-môn.
Hệ thống khay ấp trứng cá rô phi
3.4. Xử lỷ cá bột
– Ao cắm giai xử lý cá bột rộng từ 200 – 1.000 m2, độ sâu 1,2 -1,5 m, được tát cạn, tẩy dọn như ao nuôi vỗ cá bố mẹ nhưng không bón phân hữu cơ hoặc vô cơ.
– Giai xử lý cá bột là giai có cỡ mắt lưới mau 1 mm, diện tích giai 1 – 4 m2, độ sâu của giai 1 m. có thể nuôi với mật độ 10.000 – 15.000 cá bột/giai 1 m, hoặc 30.000 – 45.000 cá bột/giai 4 m2
– Thời gian xử lý, chăm sóc và quản lý: Thời gian cho cá ăn thức ăn đã trộn hoóc-môn là 21 ngày để chuyển thành cá đực. Thành phẩn thức ăn gồm bột cá nhạt, Vitamin C và 17a Metyỉtestosterone, được phối trộn như sau: Trộn đều 10 g Vitamin C vào 1.000 g bột cá nhạt đã nghiền mịn. Hòa tan 60 mg 17a Metyltestosterone vào 0,5 lít cồn Etanol 96% và lắc cho hoóc-môn tan đều trong cồn. Trộn đều lượng cồn đã hòa tan hoóc-môn vào hỗn hợp cá, hong khô ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp hoặc sấy khô ở nhiệt độ 45 – 50°C. Sau khi khô, bảo quản thức ăn trong túi ni-lông và sử dụng trong 2 tuần.
– Lượng thức ăn trong thời gian xử lý như sau: 5 ngày đầu cho ăn 25% trọng lượng cá; 5 ngày tiếp theo cho ăn 20% trọng lượng cá; 5 ngày kế tiếp cho ăn 15% trọng lượng cá; 6 ngày cuối cùng cho ăn 10% trọng lượng cá.
– Chia đều lượng thức ăn trong ngày thành 4 phần, cho ăn 4 lần vào lúc 8 giờ, 11 giờ, 14 giờ và 16 giờ.
– Để biết chính xác lượng cá trong giai, có thể cân mẫu hoặc cân toàn bộ lượng cá sau 5 ngày bằng cân điện tử.
– Trong thời gian xử lý, 10 ngày thay giai 1 lần để đảm bảo độ thoáng, tránh tảo bám vào giai làm hạn chế lưu thông nước bên trong và bên ngoài giai. Khi thiếu ôxy, cá sẽ kém ăn và hao hụt nhiều, tỷ lệ chuyển giới tính sẽ không cao.
– Thường xuyên theo dõi bệnh cá để có biện pháp phòng trị kịp thời vì cá nuôi ở mật độ cao thường hay mắc bệnh ký sinh trùng.
3.5. Kết quả
Áp dụng quy trình công nghệ này, tỷ lệ cá 21 ngày tuổi thu được là 70 – 75% với cỡ 15.000 – 10.000 cá thể/kg. Tỷ lệ cá đực trong quần đàn từ 95% trở lên.
Đầu Ra Của Cá Rô Phi Đơn Tính Thương Phẩm Gặp Khó
Những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản ở Đăk Lăk phát triển khá mạnh, tuy nhiên do quy mô nhỏ lẻ, phân tán lại thiếu sự liên kết, chất lượng sản phẩm chưa cao… nên người nuôi trồng thủy sản gặp khó trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.
Với diện tích mặt nước ao, hồ trên 70 ha, xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột) lâu nay được xem là vùng nuôi cá thương phẩm trọng điểm của thành phố với các loại cá truyền thống như trắm, chép, mè, rô phi đơn tính, hằng năm cung cấp cho thị trường Đăk Lăk gần 500 tấn cá.
Tuy nhiên, theo các hộ nông dân ở đây thì nghề nuôi cá ở Ea Kao đang đối mặt với nhiều khó khăn đang nảy sinh từ thực tế nuôi trồng và tiêu thụ, nhất là sản phẩm cá rô phi đơn tính.
Theo ông Lê Thế Linh, Chủ tịch Hội Nông dân xã, từ nửa đầu năm 2014 trở về trước thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, tuy nhiên từ đó đến nay nhiều hộ nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm lao đao vì giá, có đến 80% hộ nuôi bị lỗ vốn, còn 20% là huề vốn.
Nguyên nhân là do sản lượng tăng nhanh nhưng chất lượng không đáp ứng được yêu cầu của thị trường ngoài tỉnh (do thịt mỏng) nên khó mở rộng thị trường. Mặt khác, việc có mặt ngày càng nhiều sản phẩm cá nước mặn cũng khiến thị trường cá nước ngọt bị thu hẹp… Trong khi đó, giá thức ăn thì tăng liên tục, nhưng giá cá xuống thấp chỉ còn 28-30 nghìn đồng/kg (mua tại hồ).
Ngay ở gia đình ông Linh có 6 sào, chủ yếu nuôi cá rô phi đơn tính, mỗi năm xuất trên 20 tấn, có năm đến 30 tấn cá, sau khi trừ chi phí, có đợt lỗ đến 30-50 triệu. Chỉ tính riêng thôn 4 có khoảng 80 hộ sống bằng nghề nuôi cá, theo các hộ, giá cá xuống thấp, thì khó bán nhưng không bán để nuôi thì càng lỗ vì lượng thức ăn cho cá mỗi ngày không phải ít. Bán hay không bán, đằng nào nông dân cũng chịu thiệt.
Hộ ông Hoàng Tiến Thẩm, ở thôn 4 cho hay, gia đình có 7 sào nuôi cá rô phi đơn tính, năng suất đạt trên 3 tấn/sào/vụ, mặc dù giá bán thời điểm này đã tăng lên 31 nghìn đồng/kg nhưng tính ra không lời bao nhiêu do thời gian nuôi dài. Nếu trước đây một năm xuất 2 đợt thì thời gian gần đây nuôi gần cả năm vẫn không có thương lái vào mua, nếu có thì chỉ mua vài tạ, dẫn đến chi phí tăng, có đợt xuất cá xong tính ra gia đình lỗ cả trăm triệu đồng nhưng cũng đành cầm cự bởi hệ thống ao đã được xây dựng kiên cố, không nuôi cá thì không thể chuyển sang làm ruộng hoặc trồng trọt.
Nông dân xã Ea Kao thu hoạch cá rô phi bán cho thương lái.
Do những khó khăn trong vấn đề đầu ra, nên hiện nay trên địa bàn xã Ea Kao tỷ lệ số hộ nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm đã giảm hơn 50%, nhiều hộ chỉ nuôi cầm chừng, thả cá chứ không đầu tư, chăm sóc nuôi cá.
Không chỉ ở xã Ea Kao, mà hầu hết các địa phương có nuôi cá rô phi đơn tính đều vướng phải tình trạng tương tự. Theo Chi cục Thủy sản, do loại cá này dễ nuôi, năng suất đạt cao nên bà con tập trung nuôi nhiều mà chưa tính đến thị trường tiêu thụ dẫn đến bị dội hàng. Tuy nhiên, ở các địa phương khác người dân nuôi nhiều loại, không chuyên canh như xã Ea Kao nên mức độ thiệt hại không thấy rõ hoặc được bù đắp bởi các loại cá khác.
Trước thực trạng đầu ra bấp bênh, nhiều hộ chuyển sang nuôi một số đối tượng cá thương phẩm khác có giá trị kinh tế cao hơn như cá lăng đuôi đỏ, ba ba… nhưng cũng không tìm được thị trường tiêu thụ ổn định nên cũng bỏ hết lại chuyển sang nuôi các loại cá truyền thống.
Trong khi đó, tháng 3 – 2012, Liên minh nuôi trồng thủy sản Ea Kao (thuộc Dự án cạnh tranh nông nghiệp Đăk Lăk) đã được thành lập. Đây là sự liên kết giữa Công ty TNHH MTV Đại Dũng với 90 hộ dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã để sản xuất cá lăng đuôi đỏ và rô phi đơn tính, góp phần nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh; tăng cường sự liên kết, gắn bó giữa doanh nghiệp và nông dân.
Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ về giống, kỹ thuật, đầu ra sản phẩm cũng được Công ty Đại Dũng bao tiêu hoặc đứng ra liên hệ với thương lái đầu mối để kết nối với người nuôi và hai bên tự thỏa thuận giá bán. Tuy nhiên, do việc bao tiêu sản phẩm cho nông dân không được bảo đảm nên liên minh không duy trì được lâu dài, người dân vẫn mạnh ai người nấy tìm đầu ra cho con cá của mình.
Theo ông Lê Thế Linh, khó khăn về đầu ra cho sản phẩm cá rô phi đơn tính không hoàn toàn do nhu cầu thị trường mà còn do chất lượng sản phẩm chưa tốt trước đây thương lái ở miền Tây đã lên tìm hiểu nguồn cung nhưng do chất lượng cá không đáp ứng được yêu cầu (thịt cá mỏng) nên họ không thu mua nữa. Do vậy, trong điều kiện diện tích ao nuôi nhỏ, bố trí chưa tập trung, người nuôi cần phải có sự liên kết để bảo đảm đáp ứng đủ sản lượng theo yêu cầu của khách hàng.
Mới đây, Cơ sở Cá giống Hoa Sơn (thuộc Công ty TNHH Thủy sản Hải Long Nha Trang) lên khảo sát và đặt vấn đề liên kết sản xuất với các hộ nuôi cá ở xã Ea Kao, với điều kiện người nuôi phải mua con giống (rô phi đơn tính), thức ăn của công ty và bù lại công ty sẽ bao tiêu sản phẩm với giá 33 nghìn đồng/kg để phi lê xuất khẩu. Theo tính toán của công ty, sau khi trừ chi phí, người dân thu về khoản lợi nhuận tầm 5 triệu đồng/sào.
Đây là một cơ hội rất tốt để các hộ nuôi thủy sản của xã cải tạo nguồn giống và có thị trường ổn định để khai thác tốt tiềm năng phát triển thủy sản của xã. Hiện Hội Nông dân đang chuẩn bị tổ chức đoàn xuống công ty tìm hiểu và tiến hành ký hợp tác liên kết, hy vọng sẽ mở ra thị trường mới cho sản phẩm cá rô phi đơn tính trên địa bàn xã.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sản Phẩm : Khô Cá Rô Phi Loại Trung trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!