Đề Xuất 6/2023 # Những Loại Cá Dễ Nuôi Cho Người Mới Tập Chơi # Top 7 Like | Nhahangchacangon.com

Đề Xuất 6/2023 # Những Loại Cá Dễ Nuôi Cho Người Mới Tập Chơi # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Những Loại Cá Dễ Nuôi Cho Người Mới Tập Chơi mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nuôi cá nghe đơn giản nhưng khi bắt đầu thì không đơn giản xíu nào. Khi chúng ta bắt đầu đam mê một bộ môn nào đó thì sẽ gặp rất nhiều điều khó khăn. Và nuôi cá cảnh cũng vậy. Thế nên, khi mới tập tễnh vào chơi cá bạn nên chọn những loại nào dễ chơi, dễ nuôi để học hỏi kinh nghiệm trước.

Sẽ có vô vàn câu hỏi được đặt ra ví dụ như nuôi cá cảnh có cần lọc hay không. Nuôi cá cảnh có cần sủi oxy hay không. Nguồn nước nuôi cá cần những điểu kiện gì…. Và còn vô vàn những bối rối khi chúng ta bắt đầu niềm đam mê với những chú cá cảnh này. Và ở bài viết chia sẻ này Cá Cảnh Đẹp xin giới thiệu với các bạn một vài loài cá cảnh dễ nuôi mà không cần phải điều kiện phức tạp như sủi oxy, lọc…

Tiêu chí chọn cá cảnh dễ nuôi:

– Những loài cá cảnh có kích thước nhỏ.

– Chọn những loại cá cảnh thông dụng.

– Những loài cá cảnh tự nhiên chưa qua lai tạo.

– Những loài cá cảnh có giá cả rẻ.

Đó là những yếu tố trước khi bạn bắt đầu chọn mua những chú cá cảnh để khởi đầu niềm đam mê.

Một số loài cá cảnh dễ nuôi cho người mới tập chơi:

Cá bảy màu

Có thể nói đây là một trong những loài cá dễ nuôi và dễ tìm ở các cửa hàng cá cảnh. Nếu bạn là một người mới tập chơi thì hãy chọn dòng cá bảy màu để chơi thử. Và hãy chọn những chú cá thông dụng, đã thuần chủng. Ví dụ như cá bảy màu dumbo red tail, cá bảy màu rừng ender…

Cá mún

Cá mún là loài cá được tìm thấy từ rất lâu. Chúng có một mà sắc rất đẹp và đặc biệt là cá mún rất dễ nuôi. Chúng rất dễ thích nghi với môi trường, sinh sản nhanh và nhiều. Cá mún cũng được rất nhiều người chơi thủy sinh tìm, bởi chúng giúp diệt rêu hại rất tốt. Với kích thước nhỏ nhắn và màu sắc sặc sỡ cá mún có mặt tại hầu hết các cửa hàng cá cảnh.

Cá kiếm

Cũng tương tự như cá mún. Cá kiếm có kích thước tương đương với cá mún và chúng là loài ăn tạp rất dễ nuôi. Chúng rất dễ thích nghi với môi trường sống. Bạn có thể nuôi cá kiếm mà không cần tới sủi oxy cũng như là thiết bị lọc.

Neon là loài cá có kích thước nhỏ chúng thường được nuôi trong môi trường hồ thủy sinh bởi tập tính bơi theo đàn rất bắt mắt. Cá neon có thể thích khi với điều kiện môi trường rất nhanh. Đặc biệt chúng có một sức sống mãnh liệt. Bạn có thể bỏ đói chúng cả tháng trời chúng vẫn có thể sống khỏe mạnh.

Những Loại Cá Cảnh Dễ Nuôi Không Cần Oxy Cho Dân Mới Tập Chơi

Nuôi cá cảnh không cần oxy thường rất phù hợp đối với những dân mới bắt đầu chơi cá cảnh. Với những loại cá cảnh dễ nuôi không cần oxy thường vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cũng như không cần quá nhiều thời gian để chăm sóc chúng.

Việc cá cảnh không cần oxy thì người chơi cá cảnh cũng cần đòi hỏi một số kỹ thuật cơ bản thì cá mới khỏe mạnh và sống lâu. Tiêu chí để lựa chọn nuôi cá cảnh không cần oxy bạn nên lựa chọn những loại cá còn khỏe mạnh, không bị nhiễm bênh và không có dấu hiệu của bệnh. Cá phải có khả năng chống chọi tốt với môi trường nghèo oxy.

Chúng tôi khuyên bạn nên nuôi cá với mật độ thưa từ 1-2 con để đảm bảo cá phát triển khỏe mạnh nhất. Luôn nhớ thay nước 1 tuần vài lần, nhưng tuyệt đối không nên thay nước 100% nước mới, chỉ nên thay khoảng 1/3 lượng nước cũ, điều này sẽ khiến cá không bị sốc nước và dễ chết.

Trong nhiều trường hợp bạn vẫn cần sử dụng máy bơm oxy thì nên để công suất nhỏ và hoạt động từ 1-2 tiếng trong ngày là phù hợp. Việc xục oxy quá nhiều sẽ khiến cá bị mệt và chết.

Có thể bạn sẽ quan tâm: Các loại cá cảnh dễ sinh sản

Các loại cá cảnh dễ nuôi không cần oxy

Nhắc đến top những loài cá cảnh dễ nuôi không cần oxy thì không thể không nhắc đến cá ba đuôi.

Loài cá khá phổ biến trong giới chơi cá vì màu sắc đẹp, kích thước vừa phải. Để có thể lựa chọn cho mình những chú cá khỏe mạnh, các bạn nên quan sát màu sắc, vảy, vây cá.

Bởi khi màu sắc trên thân cá không được tươi, vảy bị tróc, vây cá bị rách thì chứng tỏ chú cá bạn lựa chọn đang có vấn đề về sức khỏe.

Là loài cá cảnh dễ nuôi nổi tiếng bậc nhất trên thế giới trong đó có Việt Nam từ đầu thế kỷ 21 đến nay.

Cá La Hán có chiếc đầu gù rất to và cái xòe đuôi uyển chuyển bơi trong nước. Đây là lý do chính khiến cá la hán luôn nằm trong danh dách những loài cá cảnh dễ nuôi đẹp nhất.

Về mặt phong thủy, loài cá này còn được biết tới là một thú nuôi mang lại nhiều may mắn cho chủ nhân.

Cá chuột cũng đang rất được mọi người tìm mua, với màu sắc đa dạng có thể đáp ứng được sở thích của từng người.

Ngoài ra, cá chuột còn được xem như người lao công cần mẫn quét bể thủy sinh.

Cá bảy màu được xem như là loài cá cảnh dễ nuôi không cần oxy, dễ chăm sóc nhất thế giới. Kích thước của loài cá này không quá lớn nhưng bạn vẫn có thể thấy rõ hình dáng của chúng.

Khi di chuyển , chiếc đuôi nhiều màu sắc xòe ra như những cánh quạt làm cho chúng ta không thể nào rời mắt.

Còn có tên gọi khác là cá ông tiên, là một trong những loài cá đẹp nhất xứ sở thủy cung.

Vì là loài cá cảnh dễ nuôi nên cá thần tiên cũng thường xuyên cháy hàng trong những cửa hàng cá kiểng.

Đã nói đến cá bảy màu thì không thể quên nói đến cá lia thia vì đây là bộ đôi được kết hợp nuôi chung với nhau nhiều nhất.

Ngoài tên cá lia thia chúng còn được biết đến với tên cá xiêm, cá thiên đường,..

Điểm bắt mắt nhất của loài cá cảnh dễ nuôi không cần máy oxy này là chiếc đuôi to khỏe, lộng lẫy. Cùng với đó là bộ vây tuyệt đẹp khiến cho người chơi cá như bị hút hồn mỗi khi chúng uốn lượn trong nước.

Với thân cá hình oval lạ mắt kết hợp cùng những tông màu sáng rạng rỡ đã tạo nên một chủ thể cá sặc kiểng vô cùng đẹp.

Khi đến mùa sinh sản thì con trống sẽ thay đổi màu sắc vảy của mình để theo đuổi con mái và giao phối.

Chắc hẳn đây là loài cá được nhiều người lựa chọn vì ngoài là giống cá cảnh dễ nuôi không cần thay nước thì loài cá này còn có chức năng đặc biệt đó là dọn bể.

Cá tỳ bà còn có một cái tên rất dân dã là cá lau kính, chúng có thể sống chung với bất kì loài cá nào dù to hay nhỏ.

Màu sắc của chúng không quá bắt mắt thường sẽ là những gam màu hoặc hoa văn tối.

Cũng như cá la hán thì cá phát tài cũng là loài mang giá trị tinh thần cao và có ý nghĩa về mặt phong thủy nên được người mua săn đón rất nồng nhiệt.

Thêm vào đó, đây cũng là loài cá cảnh dễ nuôi, tông màu của vảy cá đa số là những màu sáng toát lên vẻ sang trọng.

Đối với loại cá này nếu chăm sóc chu đáo thì khối lượng cơ thể của chúng có thể lên đến 10kg.

Ngoại hình của loài cá này khá đơn giản nổi bật nhất chính là chiêc đuôi cùng với vây cá có màu đỏ rực. Kích thước tuy nhỏ nhưng mắt của cá heo đuôi đỏ rất to.

Loài cá này thương phát ra tiếng kêu éc éc tương tự những con heo nên cái tên này được bắt nguồn từ đó.

Chúng được mệnh danh là loài cá kiểng nước ngọt có chiều dài cơ thể lớn nhất thế giới. Dù mang thân hình khổng lồ nhưng chúng vẫn nằm trong top những loài cá cảnh dễ nuôi nhất hiện nay.

Để sở hữu cá hải tượng cũng không phải điều dễ dàng vì loài cá này rất ít nơi bán.

Đối với những bạn yêu thích sự phá cách, tươi mới thì đây là lựa chọn dành cho các bạn.

Dù không có vẻ ngoài xinh đẹp hay cuốn hút như những loài cá trên nhưng cá sấu hỏa tiễn vẫn có sức hút riêng của mình.

Hãy chọn bể lớn để cho những chú cá của bạn có không gian sống thoải mái nhất.

Nên xem xét kĩ số lượng cá nuôi chung một bể. Mặc dù là cá cảnh dễ nuôi không cần oxy nhưng khi nuôi với mật độ quá dày đặc sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cá.

Thức ăn cho cá không khó tìm nhưng phải cho ăn đúng liều lượng.

Thường xuyên thay nước trong bể cá để giữ môi trường sạch sẽ cũng như giúp cá loại bỏ những thành phần độc hại trong nước cũ.

Cá cảnh dễ nuôi không cần oxy nhưng vẫn cần máy lọc nước để cung cấp các khoáng cần thiết cho cá giúp chúng phát triển tốt nhất.

Có thể bạn sẽ quan tâm: Cách tạo oxy cho bể cá nhỏ

Bán Các Loại Cá Cảnh Thủy Sinh Dễ Nuôi Cho Người Mới Chơi

1. Cá vàng

Cá vàng có nhiều kích thước và màu sắc khác nhau. Trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều loại cá vàng để khách hàng lựa chọn như: Bạch đỉnh hồng, gù Ryukin, Ranchu, Oranda…

Phong trào chơi cá vàng hiện nay cũng vô cùng phát triển ở Hà Nội nói riêng và các tỉnh thành trong cả nước nói chung.

Cá vàng thực sự là một lựa chọn tuyệt vời cho người mới bắt đầu chơi với nhiệt độ thích hợp từ 62 tới 74 độ F. Chúng là loài ăn tạp và mỗi tuần nên thay 10% nước bể cá là được.

2. Cá ngựa vằn

Những con cá ngựa vằn nhỏ nhắn này thực sự là một ý tưởng tuyệt vời cho người bắt đầu chơi. Nó còn được dùng để thử nước khi hệ thống lọc bể cá chưa ổn định.

Cá ngựa vằn có nhiều màu sắc khác nhau, ưa sống ở tầng mặt nước, rất hiếu động có thể thả ở bể thủy sinh.

Cá ngựa vằn là loài ằn tạp, chúng ăn hầu hết tất cả các loại thức ăn vừa miệng chúng, từ thức ăn tươi tới đồ đông lạnh và đồ khô.

3. Cá Hắc Molly

Cá Hắc Molly là loài cá ôn hòa, nếu bạn định nuôi một bể cá cộng đồng gồm nhiều loại cá khác nhau thì sẽ không thể thiếu chúng được.

Một trong những điều tuyệt vời nhất của cá Hắc Molly là chúng có thể thích nghi với nhiều loại nước khác nhau từ nước ngọt tới nước lợ và thậm chí là nước pha muối ở nồng độ cao.

Cá Hắc Molly sinh trưởng phát triển tốt ở nhiệt độ 70 tới 80 độ F. Khả năng sinh sản trong bể cá của chúng rất tốt, từ một cặp đực cái trong bể cá, sau một khoảng thời gian nhất định, chúng sẽ sinh sản cho bạn rất nhiều cá con.

4. Cá Hắc Quần ( Cá Váy)

Cá Hắc Quần hay thường gọi là cá Váy sống khá ôn hòa, nên nuôi chúng thành cặp hoặc thành đàn nhỏ sẽ tốt hơn rất nhiều.

Cá Hắc Quần là một loài cá khỏe mạnh, ít bệnh thật, ăn khỏe và ăn được hầu hết các loại thức ăn.

Chúng thích được thả trong bể thủy sinh, bể cây, đá có nhiều nơi trú ẩn.

5. Cá mún

Cá Mún là một loài cá tuyệt vời cho những người mới bắt đầu chơi. Chúng thường được người chơi thủy sinh lựa chọn để ăn rêu mốc trong giai đoạn đầu setup bể cá.

Cá Mún cũng có rất nhiều loại và màu sắc khác nhau để người chơi lựa chọn. Cũng như cá Hắc Molly, cá Mún có khả năng sinh sản tốt, nhưng cần lưu ý cá con sinh ra rất dễ bị các cá thể khác trong cùng bể ăn thịt.

Chúng dễ ăn uống và nếu thả trong bể thủy sinh, có nhiều cây thủy sinh thì bạn không cần phải cho chúng ăn.

6. Cá Kiếm

Cá Kiếm có hình dạng khá giống với cá Mún, tuy nhiên cá Đực có vây hậu môn dài ra phía sau như một lưỡi kiếm. Đó là lý do tại sao chúng lại có tên là cá Kiếm.

Cá Kiếm sống khỏe mạnh, ít bệnh tật, màu sắc rực rỡ của chúng một thời rất được người chơi cá cảnh ưa chuộng. Do đó, chúng là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo cho những người mới chơi.

7. cá Betta (cá Chọi )

Nếu bạn đang tìm kiếm một loài cá rực rỡ và dễ nuôi thì có lẽ cá Betta là sự lựa chọn số một. Vẻ đẹp của cá Betta đực là không có gì phải bàn cãi. Nhất là khi hiện nay trên thị trường, các trại cá đã lai tạo ra những cá thể đẹp tới mê hoặc.

Cá Betta có hai loại, loại dùng để đánh nhau và loại làm cảnh. Cá dùng làm cảnh thường chăm chút vào màu sắc và độ dài của Vây. Cá để PK thường là cá to khỏe và hung hăng trong chiến đấu.

Cá Betta là loài cá khỏe mạnh, ăn uống tốt dễ dàng thích nghi với bể cá mới

Quý khách có nhu mua các loại , hãy liên lạc ngay với chúng tôi: 0962356399 để được báo giá và tư vấn cụ thể nhất.

Trân trọng VŨ GREEN Website: chúng tôi chúng tôi Hotline : 0962356399-0989223318 Add: 706 Hoàng Hoa Thám – Tây Hồ – Hà Nội

Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Cảnh Cho Người Mới Tập Chơi

Cá cảnh đã và đang được rất nhiều người dân từ thành thị đến nông thôn , từ người già đến trẻ nhỏ đam mê yêu thích. Tuy nhiên không phải ai cũng có các kiến thức cơ bản về cách chăm sóc cá cảnh cũng như kỹ thuật nuôi cá cảnh đúng cách dẫn đến cá mua về bị chết hoặc có thể một thời gian sau khi mua về cá bị còi cọc không lớn rồi chết dần chết mòn.

Cá cảnh đã và đang được rất nhiều người dân từ thành thị đến nông thôn , từ người già đến trẻ nhỏ đam mê yêu thích.  Tuy nhiên không phải ai cũng có các kiến thức cơ bản về cách chăm sóc cá cảnh cũng như kỹ thuật nuôi cá cảnh đúng cách dẫn đến cá mua về bị chết hoặc có thể một thời gian sau khi mua về cá bị còi cọc không lớn rồi chết dần chết mòn. Đã có rất nhiều người khi đến cửa hàng chúng tôi than vãn rằng ” cá nhà tôi cứ nuôi một thời gian lại chết dần rồi chết hết ” . Do cá chết rất nhiều lần nên nhiều người đã chán nản hoặc bỏ bể không nuôi cá nữa dù vẫn rất đam mê. Bài viết của chúng tôi sẽ giúp các bạn có những kinh nghiệm trong nuôi và chăm sóc cá cảnh đúng cách.

 

 

 

Khi nuôi cá cảnh bạn cần chú ý đến các phần sau :

 

+ Nguồn nước nuôi cá cảnh

Nguồn nước nuôi cá phải là nước sạch không chứa các các hóa chất độc hại, chất sát khuẩn . Đa số người nuôi cá cảnh ngày nay dùng nước máy để làm nguồn nước nuôi cá cảnh tuy nhiên nguồn nước máy có chứa rất nhiều chất sát khuẩn đặc biệt là clo gây hại cho cá. Nếu bạn dùng trực tiếp cá có thể chết ngay do lượng clo trong nước quá lớn, vì thế khi dùng nước máy bạn cần phải khử clo cho nước bằng các cách sau :

 

–  Cho nước ra một chiếc thau để nước sau khoảng 24 tiếng cho clo bay đi hết rồi với cho vào bể cá hoặc sau khi nước bơm lên bồn chứa sau 24 tiếng với được sử dụng

 

– Dúng dung dịch khử nước mới có bán tại cửa hàng có tác dụng khử clo để khử nước

 

PH của nước cũng cần phải chú ý nếu PH của nguồn nước nhà bạn quá cao hoặc quá thấp bạn nên sử dụng dung dịch điều chỉnh PH. việc xác định PH bạn có thể dùng bút thử PH hoặc Giấy quỳ . Nhưng đa số các nguồn nước ở nước máy đều có PH ổn định phù hợp với việc nuôi cá

 

+  Chất lượng nước trong bể cá

Chất lượng nước trong bể cá là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cách nuôi cá cảnh vì thế khi chăm sóc cá bạn cần phải chú ý đến các  yếu tố kỹ thuật sau :

 

Khi chăm sóc cá bạn cần chú ý đến chất lượng nước trong bể nuôi cá cảnh  vì nó  ảnh hưởng đến sức khỏe , sự phát triển , khả năng miễn dịch của cá, sự hô hấp và trao đổi chất của cá đến môi trường xung quanh

 

Để có chất lượng nước tốt bạn cần phải có hệ thống lọc nước hiệu quả, bạn nên sử dụng các loại lọc có hiệu quả lọc cao như lọc ngoài , lọc tràn …. với các loại vật liệu lọc hiệu quả sẽ mang đến cho bể của bạn luôn trong suốt. Thay nước theo định kỳ túy theo loại cá , số lượng cá và chất  lượg bể lọc của bạn để  xắp xếp thời gian phải thay nước cho bể cá.

 

Khi thay nước bạn nên nên sát khuẩn bể cá bằng muối ,  xanh methynel , ……..  để diệt các mầm bệnh.

 

Định kỳ giặt bông lọc cho bể cá để tránh ô nhiễm nguồn nước

 

+ Chế độ thức ăn

Bạn nên cho cá ăn vừa đủ không nên để thức ăn dư thừa tránh làm thừa nhiều thức ăn gây ảnh hưởng đến chất lượng nước bể cá của bạn

 

Cá có tập tính thấy mồi là đớp, nên nhiều người tưởng cá còn đói nên cho ăn nhiều sẽ làm cá bị đầy bụng mà chết. Vì thế cho ăn 2 lần/ngày. (Sáng và chiều) Nếu lỡ để cá đói vài ngày cá không chết, chứ cho ăn no quá cá chết là bình thường.

 

 

– Ngoài thức ăn khô, tùy loại cá mà ta nên bổ sung thêm thức ăn tươi như cá con, cá trâm, cá chép mồi…

 

+ Nhiệt độ

Cá cảnh sống và phát triển tốt trong nhiệt độ từ 26 – 30 độ nếu nhiệt độ xuống thấp quá đặc biệt là vào mùa đông khi nhiệt độ môi trường xuống thấp bạn nên dùng sưởi để tăng nhiệt độ bể cá. Ngoài ra ánh sáng cũng cần thiết cho sự phát triển của cá. Bể cá đặt trong phòng phải có đèn riêng để cung cấp đủ ánh sáng cho cá

 

 + Chọn các loại cá có thể nuôi chung được với nhau

Các loài cá có cùng tập tính dễ nuôi chung với nhau . Cá sống trong cùng một bể tránh để cá lớn ăn thịt cá bé hoặc cá to như cá chép , cá vàng …. nuôi chung với cá nhỏ như : neon , bảy màu, thần tiên …

 

 

 

 

Số lượng cá nuôi cũng như kích thước bể nuôi cũng phải tương đồng nhau không nên để bể nhỏ quá mà nuôi quá nhiều cá cũng dẫn đến cá thiếu oxy chất lượng nước kém

 

+ Thay nước cho bể cá

Khi thay nước cho bể cá bạn cần phải chú ý một số điều sau

 

Nhiệt độ nước bên ngoài và nước bể nuôi phải tương đồng nhau tránh cá bị sốc nhiệt dẫn đến chết

 

Thay 2/3 nước bể cá để lại khoảng 1/3 nước để cá không bị thay đổi nguồn nước đột ngột dẫn đến cá bị sốc nước

 

+ Cách thả cá mới mua vào bể

Cá mới mua về khi chưa biết rõ cá có mầm bệnh gì không thì không nên thả trực tiếp vào bể cá mà nên thả riêng ra một bể cá nhỏ để theo dõi và diệt mầm bệnh bằng thuốc sau đó mới cho vào bể để tránh lây bệnh sang cá khác

 

Nếu không có bể dưỡng cá thì sau khi thả cá vào bể chính bạn nên cho thuốc phòng một số bệnh như nấm , ký sinh trùng , bệnh lở loét ….

 

Cho cá vào bể cá:

 

Để tránh tình trạng cá bị sock nước dẫn đến chết thì cá mới mua về cần ngâm bịch cá trong bể khoảng 15 phút. sau đó mới mở miệng túi  múc 1 ca nước từ trong bể cho vào túi cá.

Sau đó hạ miệng túi xuống, tay mở miệng túi to ra, tay kia kéo từ từ đáy túi lên, để cá trôi ra khỏi túi. Tuyệt đối ko đổ thẳng cá vào trong bể để tránh cá bị chết do sock vì thay đổi môi trường đột ngột.

 

Với các phương pháp chăm sóc cá cảnh trên hi vọng rằng các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm chăm sóc cá cảnh cho riêng mình và có những chú cá khỏe mạnh.

 

 

Nguồn: sưu tầm

 

 

 

 

Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Loại Cá Dễ Nuôi Cho Người Mới Tập Chơi trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!