Cập nhật nội dung chi tiết về Những Điều Bạn Cần Biết Về Thức Ăn Cá Kiểng mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thức ăn cá kiểng: Trước khi chọn nuôi giống cá kiểng nào, gần như ai cũng có chung một thắc mắc lớn là không biết giống cá đó cần ăn loại mồi nào để sống và khoẻ mạnh.
Thường chúng ta quan sát thấy những giống cá kiểng nào mà thức ăn của nó dễ kiếm, không mấy đắt tiền, nghĩa là nó thuộc vào giống cá dễ nuôi thì dù giá bán có cao hơn, vượt quá khả năng cho phép, nhiều người cũng gắng mua vì thích. Ngược lại, giống cá nào mà thức ăn chỉ … bên Tây mới có, lại còn chăm sóc đến mức cầu kỳ, thì chắc chắn đa số đều chê, dù cá có giá rẻ, lạ và đẹp.
May mắn một điều, sống ngoài thiên nhiên, đa số các giống cá đều có thói quen ăn tạp, nhờ đó mà chúng mới sinh tồn được. Các bạn đừng nghĩ trong thiên nhiên lúc nào cũng có dư thừa đồ ăn để nuôi sống chim muông. Xin hãy nhìn cách kiếm mồi của chú chim sâu: nó cặm cụi lùng sục từng chiếc lá một để tìm một con sâu nhỏ mà lót dạ suốt cả ngày mà chắc gì tìm đủ mồi để được no bụng? Con cá sống dưới nước cũng vậy, thức ăn tuy nhiều, nhưng số cá lại đông nên chúng vẫn gặp cảnh “người khôn của khó” như thường.
Cá nuôi trong chai thuỷ tinh, trong hồ kiếng vẫn sống tốt với nguồn thức ăn mà ta có khả năng cung cấp cho chúng. Có thể thời gian đầu nếu gặp thức ăn không hợp khẩu vị thì cá ăn ít lại, sau đó sẽ quen dần. Nhưng nếu thức ăn dành cho chúng mà không phù hợp thì nên thay đổi kịp thời, nếu không cá sẽ mất sức và dễ dàng bị các loại bệnh tật tấn công. Đây là điều chúng ta nên quan tâm, khi chúng ta chưa biết nhiều về thói quen ăn uống của giống cá mình đang nuôi.
Thức ăn cung cấp cho cá kiểng thường có hai loại là thức ăn có sẵn trong thiên nhiên và thức ăn hỗn hợp. Trong đời sống hoang dã, cá chỉ sống với thức ăn có sẳn trong môi trường sống của chúng. Thức ăn có sẵn trong thiên nhiên thì có nhiều loại, nhưng nhiều hay ít là tuỳ vùng và cũng tuỳ thuộc vào mật độ sinh sống của cá nữa. Có thể mỗi một giống cá đều thích khẩu với một số loại thức ăn nào đó và khi đói chúng cứ tìm loại thức ăn đó để ăn. Trong môi trường hoang dã của cá cảnh, có hai loại thức ăn sau đây:
1. Thức ăn thực vật
Trong đời sống hoang dã tại các ao hồ, sông suốt cá ăn các loại rong rêu, rau cỏ, rễ cây, bèo tấm … Loại thức ăn thực vật này có giống ăn nhiều có giống ăn ít, nhưng chắc chắn giống cá nào cũng biết ăn. Nuôi trong hồ cả cảnh, ta nên cung cấp thức ăn này cho cá, như rau xà lách, rau muống ….
2. Thức ăn động vật
Đây là thức ăn chính của hầu hết các giống cá cảnh. Thức ăn động vật lúc nào cũng có sẵn trong môi trường sống thiên nhiên của cá, có loại bé tí như bo bo, lăng quăng, có loại lớn như giun đất, tôm tép, cua đồng …
Bo bo: còn gọi là trứng nước, là loài sinh vật thật nhỏ sống ở nơi ao tù nước đọng. Chúng có khả năng sinh sản nhnah nên những ao hồ nào có chúng xuất hiện thì cơ hồ lúc nào cũng có sẵn chúng để vớt cho cá ăn. Bo bo thường nổi lên măt ao hồ, mương rãnh thành từng đám dày màu đỏ hoặc xanh. Dùng loại vợt làm bằng vải mùng ni-lông vớt chúng vào lúc sáng sớm. Bo bo vớt về cần phải ngâm vào thau nước sạch trong vài giờ cho lắng hết những chất dơ bẩn mới cho cá kiểng ăn. Đây là thức ăn thích hợp nhất cho các con mới nở chừng vài tuần tuổi trở lại. Nhiều người kỹ tính không cho cá ăn bo bo, vì cho rằng môi trường sống bẩn thỉu của chúng chắc sẽ mang lại nhiều mầm bệnh cho cá cảnh. Chính vì vậy mà nhiều người kinh doanh cá kiểng tự nuôi lấy bo bo trong môi trường tương đối sạch sẽ để cho cá ăn.
Lăng quăng: còn gọi là cung quang hay bọ gậy, sinh sôi nảy nở nhiều trong các lu khạp chứa nước mưa hoặc ở các ao hồ mương rãnh. Đây là ấu trùng của muỗi. Lăng quăng cũng như bo bo thích tụ tập nổi lên từng đám dày trên mặt nước yên tĩnh. Muốn vớt chúng ta phải nhanh tay dùng vợt làm bằng vải mỏng để vớt, nếu không chúng sẽ thấy động là biến xuống tận đáy ngay. Lăng quăng vừa vớt hay vừa mua từ các cửa hàng bán cá kiểng về, ta nên đổ vào thau nước sạch để chờ lắng hết những tạp chất dơ, sau đó mới vớt lên cho cá kiểng ăn.
Trùn chỉ: là loại trùn có thân mình nhỏ như sợi chỉ và ngắn độ ba bốn phân, màu đỏ như màu trùn huyết, nên nó còn gọi là trùn đỏ. Trùn chỉ sống thành từng “nùi” tại những nơi ao tù nước đọng, có khi còn gặp chúng sống ở đáy sông, tìm ăn những chất hữu cơ thối rữa tản mạn trong lớp bùn đất. Trùn chỉ là loại thức ăn chứa nhiều chất đạm, hầu như giống cá kiểng nào cũng thích ăn. Các bạn cũng nên ngâm vào nước trước để loại bỏ tạp chất. Với trùn chỉ, những người nuôi cá kinh nghiệm thường chỉ cho cá ăn vào buổi sáng. Mặt khác, mỗi bữa họ chỉ cho cá ăn vừa đủ, số trùn chỉ dư thừa sẽ làm dơ nước gây độc hại cho cá.
Rận nước: là loại sinh vật nhỏ cũng sống nơi ao tù nước đọng, cá kiểng thích ăn.
Trùn đất: là thức ăn khoái khẩu nhất của tất cả các giống cá kiểng. Trùn đất là loài nhuyễn thể, mình có nhiều đốt, do kỵ ánh sáng nên chúng đào hang sống ở dưới đất. Chúng sinh sôi nẩy nở khá nhanh, thức ăn của chúng là các chất hữu cơ vương vãi trong đất. Trùn ăn đất, rồi hấp thụ chất bổ dưỡng để nuôi thân và thải ra ngoài phần đất dư thừa dưới dạng viên nhỏ như hột cát đùn lên miệng hang. Vì vậy, những nơi nào tương đối ẩm thấp mà màu mỡ, như tại những đống phân hoại mục chẳng hạn thì các bạn sẽ gặp vô số trùn đất sinh sống.
Cá con: Người ta còn dùng cá con làm mồi nuôi cá kiểng, nhất là loài cá kiểng lớn như cá rồng, cá tai tượng …
Tôm đồng và ốc sên cũng là thức ăn khoái khẩu của cá kiểng.
3. Thức ăn hỗn hợp
Sống ngoài thiên nhiên, các loài chim, thú, cá đều ăn tạp, vì nếu kén ăn, nghĩa là chỉ thích ăn một loại thức ăn nào đó để sống thì e rằng trong thiên nhiên sẽ không có đủ thức ăn để nuôi sống chúng. Con chim sâu tuy ăn sâu để sống là chính, nhưng khi bụng đói chúng cũng tìm đến những trái cây chín ăn đỡ dạ. Con chim hút mật chỉ chuyên hút mật hoa, nhưng gặp những côn trùng nhỏ như nhện, ruồi muỗn chúng cũng … không tha. Và cá kiểng các bạn nuôi cũng vậy. Chúng ta có thể ép chúng ăn những loại thức ăn tự chế của mình nếu việc tìm kiếm những loại thức ăn tươi quá khó khăn.
Chắc chắn trong những ngày đầu ăn thức ăn mới, do lạ mùi, lạ miệng chúng sẽ chê mồi mà không ăn hoặc ăn rất ít. Điều này quý vị đừng lo, để được sinh tồn, khi đói chúng cũng cố ăn mà sống, lâu ngày thành quen.
Có điều những thức ăn hỗn hợp ta cung cấp cho cá dễ làm bẩn nước, nên cá nuôi trong ao hồ tự nhiên thì tiện, nhưng với hồ kiếng thì … phải chịu khó thay nước thường xuyên hơn:
Cơm nguội: Hầu hết các giống cá kiểng đều thích ăn cơm nguội. Trừ cá tai tượng do miệng rộng dễ dàng nuốt được cơm cục, các giống cá kiểng khác nên cho ăn cơm rời để chúng dễ nhặt.
Bánh mì nguội hoặc khô: Bánh mì dù đã phơi khô, nhưng cho xuống nước sẽ mau mềm. Bánh nổi dập dềnh trên mặt nước kích thích sự thèm ăn của cá nên chúng tranh nhau rỉa ăn.
Thức ăn từ thịt: Thịt bò, tim bò, nhất là gan bò bằm hay xay nhuyễn rải xuống ao hồ cho cá ăn, là thức ăn bổ dưỡng và thích khẩu với nhiều giống cá kiểng. Với cá nuôi trong hồ kiểng, thỉnh thoảng ta cũng nên cho chúng ăn loại thức ăn tươi này, tất nhiên với mức độ vừa đủ để tránh thối nước.
Cám hỗn hợp: Cám hỗn hợp hay thực phẩm hỗn hợp dành cho gia súc, gia cầm cũng là thức ăn rất tốt cho cá kiểng. Trong thức ăn này có cám gạo bột bắp, bánh dầu, bột cá, bột sò, bột xương …
Hiện nay, phong trào nuôi cá kiểng nổi lên rầm rộ ở nhiều nước trên thế giới, nên nguồn thức ăn dành cho cá quý này cũng được cung cấp đầy đủ và đa dạng. Ngoài các loại thức ăn tươi sống, thức ăn khô đóng gói, còn có các loại thức ăn đông lạnh. Đây là loại thức ăn bổ dưỡng chế ra từ nhiều loại giáp xác nhỏ, có tôm đồng, trùn chỉ, thêm số lượng nhỏ thịt bò gan và tim bò … Do thức ăn đã được đông lạnh nên trước khi cho cá ăn, ta phải ngâm thức ăn đó vào nước ấm cho đến khi chúng rã ra thành từng mảnh vụn mới cho cá ăn được.
Được biết tong việc pha chế thức ăn dành cho cá kiểng, các loại vitamin A – D – E được ưu tiên chú ý hàng đầu, mà các loại vitamin này không ít thì nhiều cũng có sẵn ở trong các loại thức ăn có sẵn trong thiên nhiên mà ta dành nuôi cá.
Thức ăn của cá mà thiếu vitamin, cá kiểng sẽ bớt năng động, dễ bị nhiệm bệnh, và nhất là màu sách kém tươi tắn.
4. Cách cho cá kiểng ăn
Ai cũng biết, cá kiểng có mạnh khoẻ, năng động, màu sắc tươi tắn phần lớn là do thường xuyên được người nuôi cung cấp các loại thức ăn phù hợp với khẩu vị của chúng. Và thức ăn đó phải bổ dưỡng có nhiều sinh tố cần thiết cho sự sinh trưởng của cá.
Nếu thức ăn mà thành phần dinh dưỡng quá kém thì cá sẽ chậm lớn, kém năng động, màu sắc u tối, nôm na gọi là xuống sắc. Đó là chưa nói đến ăn uống quá kham khổ như vậy, cá dễ nhiễm bệnh và biến dạng phần thể trạng một cách đáng tiếc. Thử tưởng tượng xem con cá kiểng quý hiếm mà bị xuống sắc, bơi lội chậm chạp lờ đờ, một bộ phận nào đó bị biến dạng thì còn giá trị gì nữa?
Khổ nỗi lý do làm cho cá kiểng quý mất giá nhiều khi lại do sự vô tâm của một số chủ nuôi mà ra. Điều này không những chỉ ở nước ta mà dân nuôi cá kiểng ở những nước khác cũng vậy. Có nhiều người khi mua cá kiểng thì bao nhiêu tiền bỏ ra cũng không tiếc, nhưng khi đem về nhà nuôi thì chểnh mảng trong việc chăm sóc. Đến nỗi, thức ăn dành cho cá cũng mua tuỳ hứng, cách cho cá ăn cũng tuỳ hứng. Nhiều người do công việc tất bặt phải lo xa nên tới bữa quên cho cá ăn gần như là chuyện thường xuyên. Có trường hợp cá nuôi trong hồ phải chịu đói vài ba ngày liên tiếp. Cá thiếu ăn đôi ba ngày không chết, nhưng ốm lại và biếng nhác bơi lội.
Nên cho cá ăn vào giờ giấc nào?
Trong đời sống hoang dã, thói quen của các giống cá, trong đó có cá kiểng là thích ăn mồi vào buổi sáng sớm và lúc chiều mát. Cá cũng bạo ăn mồi sau cơn mưa lớn, kéo dài nhiều giờ mới chịu dứt hột. Buổi trưa, dù yên tĩnh cá vẫn biếng ăn mồi. Những ngày khô hạn, nóng bức và những ngày trời giá rét, cá cũng ít ăn mồi.
Nuôi trong hồ kiếng, nếu chất lượng nước ổn định, nhiệt độ nước thích hợp và cường độ ánh sáng đầy đủ cả ngày lẫn đêm thì ta có thể cho cá ăn vào những giờ giấc do mình quy định.
Có thể cho ăn bữa sáng trước giờ đến sở, đến trường, và bữa chiều sau giờ tan trường, tan sở … Đó là ngày cho ăn hai bữa. Nếu mỗi ngày cho ăn một bữa, thì hãy nên cho ăn vào lúc sáng sớm.
Nên tránh cho cá ăn thất thường như vài ngày cho ăn một lần, hoặc rảnh lúc nào cho ăn lúc ấy. Cái hại trước mắt là do ta không kiểm soát (không nhớ) giờ giấc cho ăn, nên nhiều khi cá bị đói mà mình không hay biết.
Giống cá rất ngoan, chúng có thể nhớ được các giờ giấc bữa ăn trong ngày, nhớ người cho chúng ăn hàng ngày. Nếu nuôi lâu ngày và cho cá ăn đúng giờ giấc, các bạn dễ dàng nhận ra điều này: hễ đến giờ ăn cá kiểng thường tụ về một nơi để chờ ban phát thức ăn, chứ không bơi lội tản mát, phân tán khắp nơi. Và khi có bóng dáng người cho ăn quen thuộc lại gần thì trông chúng như mừng rỡ hẳn lên, châu đầu lại đòi ăn. Nếu biết được điều đó và có thất được điều đó thì việc nuôi cá kiểng mới tăng phần thú vị.
Nuôi cá kiểng đại trà hay để kinh doanh, ta cũng nên cho cá ăn đúng giờ giấc quy định mới tốt.
Cách cho cá kiểng ăn
Khi đói mà gặo mồi, cá kiểng cắm cúi ăn liên tục cho đến lúc no nên thì thôi. Thức ăn trong hồ nếu còn thừa, thỉnh thoảng chúng mới ghé ăn thêm chút ít. Vì vậy, nếu cho cá kiểng ăn theo bữa thì chỉ cho chúng ăn đúng khẩu phần, không nên để thừa làm bẩn môi trường sống.
Dù là nuôi trong ao hồ hay nuôi trong hồ kiếng, thức ăn cho cá nên tập trung vào một góc hồ, chứ không nên vung vãi ra khắp, làm cho nước vẩn đục. Trong trường hợp này, thức ăn thừa mứa nếu cần lấy ra chỉ cần dùng ống xi phông rút ra cũng tiện.
Mỗi khi cho cá kiểng ăn ta nên theo dõi xem cách ăn uống của chúng ra sao: ngon miệng hay chê mồi. Nhờ đó mà ta điều chỉnh loại thức ăn phù hợp với cá, giúp chúng mau lớn.
Những Điều Cần Biết Về Cá Ping Pong
Nhắc tới giống cá ping pong chắc hẳn bất cứ ai có thú chơi cá cảnh cũng biết. Bởi giống cá này được rất nhiều dân chơi cá cảnh yêu thích. Tuy nhiên, kinh nghiệm nuôi cá ping pong thì không phải ai cũng hiểu và nắm rõ.
1. Giới thiệu về cá ping pong
Loài cá này còn có một tên gọi khác là cá ngọc trai. Với đặc điểm nhận dạng phổ biến nhất đó chính là giống cá này có cái bụng phình cực to. Chính đặc điểm này đã giúp cho người nuôi dễ nhận biết được giống cá cảnh này.
So với các loài cá cảnh khác thì cá ping pong có sự đột biến về phần bụng cá. Rất nhiều người muốn nuôi giống cá này. Bởi với ngoại hình mũm mĩm, đáng yêu của mình, cá ping pong sẽ giúp cho bể cá cảnh của bạn trở nên đẹp và cuốn hút hơn.
Đặc điểm của cá ngọc trai ping pong:
Giống cá này có 2 đuôi và kích thước đuôi thường ngắn. Phần đầu nhỏ nhỏ xinh xinh và phần bụng thì to phình dạng hình tròn. Trên thân phần vảy cá màu trắng sáng lấp lánh. Chính vì đặc điểm này mà giống cá dễ thương này còn có tên gọi khác là cá ngọc trai. Sở dĩ như vậy bởi sự đột biến gen do cá ping pong có nhiều lượng canxi trong cơ thể, nó đã tạo nên sự biến đổi gen và tạo nên điểm khác biệt so với các giống cá khác.
2. Kinh nghiệm nuôi cá ping pong
Cá ping pong ăn gì?
Giống cá này là một trong những giống cá cảnh rất ham ăn. Do đó, cá ping pong ăn gì sẽ không quá khó đối với người mới nuôi nó lần đầu? Bạn có thể dùng các loại thức ăn đóng hộp được bán sẵn tại các cửa hàng để cá ăn.
Thời gian cho ăn sẽ từ 1-2 lần/ngày. Tuyệt đối không cho cá ăn quá nhiều sẽ vừa ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cá vừa khiến cho nguồn nước trong bể cá bị ô nhiễm do thức ăn ứ đọng xảy ra.
Ngoài ra, dùng các loại thức ăn khác như giun chỉ sợi đỏ. Đây cũng là loại thức ăn mà cá ngọc trai rất thích.
Cá ping pong giá bao nhiêu?
Về cơ bản, giống cá này không quá đắt. Tùy thuộc vào kích cỡ cũng như màu sắc của cá sẽ có mức giá bán cá khác nhau. Vậy giá cá vàng ping pong giá bao nhiêu? Về vấn đề này, bạn nên có sự tham khảo các trại cá bán cá cảnh. Bởi tùy từng nơi bán mà giá cá ping pong sẽ khác nhau.
Thường những con cá bing bong có kích thước to, màu sắc đẹp và nổi bật sẽ có mức giá đắt hơn.
Cá ping pong đẻ trứng hay con
Đây cũng là vấn đề nhiều người chơi cá cảnh quan tâm. Đối với giống cá pingpong, loài cá này đẻ trứng với tốc độ được đánh giá là rất nhanh. Do đó, chỉ cần cung cấp môi trường sống tốt và chăm sóc cá đúng cách, người nuôi sẽ thu hoạch được cả một đàn cá ping pong đẹp màu chuẩn.
Cá ping pong có cần oxy không?
Có bởi vậy khi chọn bể nuôi cá ping pong người nuôi cần đảm bảo kích thước bể cá rộng. Không nên chọn bể quá nhỏ bởi giống cá này tăng trưởng rất nhanh và nếu bể quá nhỏ sẽ dẫn tới hiện tượng cá bị thiếu oxy.
Tuổi thọ cá ping pong
Đây là giống cá có tuổi thọ tốt. Trung bình nếu được chăm sóc tốt thì giống cá ngọc trai này có thể sống được trên 15 năm. Với từng đó năm sinh sống cho thấy đây là giống cá có tuổi thọ cao.
Cá ping pong nuôi chung với cá gì?
Vì là giống cá khỏe nên việc nuôi chung cá ping pong với các giống cá vàng khác cũng không có quá nhiều vấn đề. Do đó, người nuôi có thể kết hợp nuôi cùng các giống cá cảnh khác. Tuy nhiên, cần phải chú ý bởi khả năng tranh đồ ăn của giống cá này rất thấp. Bởi khả năng bơi lội của nó không cố định nên khi nuôi chung cần chú ý một chút.
Cá ping pong mua ở đâu tốt và đảm bảo chất lượng?
Hiện nay, giống cá cảnh này có rất nhiều trại cá bán. Nếu bạn đang băn khoăn không biết cá ping pong mua ở đâu tphcm đẹp và giống cá tốt? Hãy liên hệ với chợ cá Mekong. Đây là đơn vị chuyên cung cấp các giống cá cảnh khỏe và màu sắc đạt chuẩn để phục vụ nhu cầu của người chơi cá cảnh.
Hồ Nuôi Cá Rồng: Những Điều Bạn Cần Biết
Hồ nuôi cá rồng
Hồ (bể) dùng để nuôi cá rồng là loại hồ kiếng. Chỉ có hồ kiếng mới giúp ta quan sát rõ được hình dáng và màu sắc đặc trưng của cá, đồng thời theo dõi sát sao được mọi sinh hoạt cũng như sức khỏe hàng ngày của con cá quý ra sao.
Hồ nuôi cá rồng cần sắm có độ lớn nhỏ bao nhiêu là còn tùy thuộc vào kích thước con cá rồng mình nuôi.
Nói rõ hơn, kích thước của hồ phải tùy thuộc vào độ tuổi của cá, vào chiều dài thân cá. Và, thêm một điều nữa, nếu không đề cập đến e thiếu sót đó là việc kiểu hồ còn hợp với ý thích của người nuôi cá rồng nữa.
Điều này thì mỗi người mỗi ý, ít ai giống ai.
Yêu cầu phải đạt của hồ là chiều ngang phải dài hơn gấp đôi, gấp ba chiều dài thân cá mới tốt.
Nói cách khác, kích thước của hồ kiếng càng lớn, càng rộng mới tích chứa được nhiều nước bên trong, nhờ đó cá mới có môi trường sống tốt, ít bị vướng tật bệnh.
Tản mạn về lược sử hồ nuôi cá rồng
Nói đến hồ nuôi cá rồng, gợi chúng tôi nhớ lại chuyện cách đây khoảng bốn năm mươi năm (khoảng năm 1970), thưở giống cá kiểng lớn con và tuyệt đẹp này lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường cá kiểng nước ta.
Còn nhớ trước đó, vào những năm đầu hậu bán thế kỷ 20, số người nuôi cá kiểng ở các tỉnh thành rất đông.
Nhưng các loại cá kiểng thời đó vừa nhỏ con lại vừa ít ỏi, quanh đi quẩn lại cũng chỉ bốn năm loài mà thôi.
Cho nên lần đầu con cá Ngân Long mới được nhập về trưng bày trong hồ kiểng lớn trong vài cửa hàng bán cá kiểng, thì mọi người đều trầm trồ khen ngợi và ai cũng ao ước muốn mua nuôi.
Vì rằng, từ năm 1950 trở về trước, trong giới chơi cá kiểng ở Sài Gòn này cũng chưa ai hình dung ra được hình thù cái hồ ghép bằng kiếng để nuôi cá kiểng (dù là loại nhỏ) ra sao!
Thời đó, dân chơi cá kiểng chưa có hồ kiểng để nuôi như bây giờ.
Cái gọi là hồ kiểng lúc đó là thứ hồ lớn đúc bằng xi măng cốt sắt theo hình khối vuông hay chữ nhật, chỉ phía mặt tiền của hồ được gắn một tấm kiếng dày 5 li, lớn bằng viên gạch bông bề cạnh độ 20cm hoặc 30cm. Hồ này thường đặt trước sân nhà để nuôi cá tai tượng.
Nhờ vào tấm kiếng nhỏ này mà mọi người nhìn được hình sáng con cá tai tượng bơi lội qua lại bên trong.
Người nuôi cá kiểng thời đó, do chỉ nuôi các loại cá kiểng nhỏ con như cá lia thia, cá ông tiên, cá chép hay cá tàu ba đuôi thì chỉ sử dụng những chai keo mà thôi.
Ai ép cá thì nuôi trong chậu, trong tỉn nước mắm và trong các lu khạp …
Cũng vào thời cách đây hơn nửa thế kỷ, chưa có phố xá nào mở gian hàng bán cá kiểng cả. Ai muốn mua cá kiểng về nuôi, chỉ có cách tìm đến khắp các chợ Sài Gòn, Chợ Lớn.
Cứ đến trước lối đi dẫn vào cổng chợ thì gặp gian hàng bán cá kiểng, mà người bán toàn là … các thím xẩm, chứ không nơi nào có người Việt mình đứng bán.
Người Việt mình thưở đó chỉ biết bỏ tiền túi ra mua cá kiểng về nuôi, chứ không ai nghĩ đến việc kinh doanh cá kiểng cả!
Nói là gian hàng cho oai chứ thật ra nơi bán cá chỉ choán một khoảng đường đi bằng nửa chiếc chiếu. Tại đó, người bán đặt cái kệ nhỏ, trên đó sắp vài hàng chai keo (dung tích khoảng non nửa lít) bên trong thả cá lia thia ta, lia thia Xiêm, cá phướng …
Thau nào không chứa cá thì đựng lăng quăng (bọ gậy), bo bo là thức ăn bán kèm với cá kiểng.
Vào thời đó cũng chưa có bao ny lông để đựng cá (tất nhiên cũng chưa có khí oxy để bơm vào túi ny lông để cá khỏi chết ngộp khi di chuyển đường xa) như ngày nay.
Vì vậy, ai đến chợ mua cá kiểng cũng phải nhớ đem theo chai keo để đựng. Người bán họ dùng tấm lá môn để túm con cá kiểng vào trong với chút nước trao cho người mua mang về.
Mãi đến năm 1950 trở về sau, người Việt mình mới dần dần thế chân người Tàu trong việc sản xuất và kinh doanh cá kiểng ở các chợ.
Hồ kiếng nhỏ này được gắn bằng xi măng trắng.
Loại hồ kiếng có kích thước lớn thì mãi đến đầu thập niên 70, khi cá rồng mới ựược nhập về, ai cũng thích nuôi, nên giới chuyên môn làm hồ kiếng mới bắt tay vào làm loại hồ lớn để đáp ứng kịp nhu cầu của người nuôi.
Điều không tránh khỏi là thời gian đầu, hồ cá nuôi cá rồng tuy đáp ứng được kích thước đủ lớn, nhưng mẫu mã không đẹp lại không bền vì ghép mối bằng xi măng trắng. Dần dần về sau, mẫu mã được cải thiện hơn nên nhìn bắt mắt hơn và bền hơn nhờ ghép mối bằng chất silicon.
Như Farmvina đã trình bày, cá rồng có nhiều loài. Có loài chỉ có kích thước tối đa là 60cm như Huyết Long, Rồng Trân Châu … Nhưng, cũng có loài thân dài cả mét như cá Ngân Long, Kim Long Hồng Vĩ …
Thân mình cá đã to mà đa số tính lại hung dữ, lại có tật giật mình. Cho nên khi cá bị sợ hãi thì sự … nổi loạn của nó phải nói là đáng sợ! Khi sự sợ hãi đến tột độ, cá rồng sẽ quẫy mạnh như điên, tạo nên những cú va đập có thể làm nứt hay bể kính ở thành hồ.
Do đó, ta nên đặt làm những hồ kiếng đủ rộng và có chất liệu thật chắc bền mới sử dụng được lâu.
Đó là tiêu chuẩn cần đặt lên hàng đầu khi sắm đồ để nuôi cá rồng. Còn việc chọn mẫu mã của hồ nhằm mục đích trang hoàng nội thất như nhiều người từng ước muốn, dù sao cũng nên coi là điều thứ yếu.
Còn chiều rộng của hồ để nuôi con cá này cũng phải hơn 60cm. Nếu con cá rồng có kích thước 90cm thì chiều ngang của hồ kiếng phải hơn hai mét, chiều rộng hơi một mét, chiều cao của hồ cũng phải 80cm trở lên mới vừa.
Do hồ nuôi cá rồng có kích thước lớn như vậy nên trước khi sắm hồ, ta cũng nên chọn một địa điểm thích hợp nhất trong nhà (thường là ở phòng khách) để đặt hồ cá.
Vị trí hồ đắc địa nhất là nằm đúng vào tầm nhìn của mọi người.
Nắp đậy: Bên trên hồ nuôi cá rồng cần có nắp đậy. Chính nhờ cái nắp đậy này mới ngăn cản được những cú phóng mạnh bất thần của cá văng ra khỏi hồ khi nó bị hoảng sợ, hoặc phóng mình lên cao bắt những con côn trùng theo thói quen quăn mồi trên cao của các loài cá này như dế, gián, thằn lằn mà nó thấy bám trên thành nắp hồ. Cá mà phóng ra khỏi hồ nuôi thì chỉ đâm đầu xuống đất và nó khó thoát khỏi cái chết.
Lót sỏi nền hồ: Bên trong hồ nuôi cá rồng không cần thiết phải tạo cảnh trí như trang trí cây thủy sinh, san hô … như nuôi các giống cá kiếng khác. Hồ nuôi cá rồng cần được thông thoáng, trống trải để đủ chỗ cho cá bơi lượn qua lại thoải mái. Kinh nghiệm cho thấy chỉ cần trải đều một lớ sỏi làm nền đáy hồ là đủ.
Lớp sỏi này không nhằm mục đích trang trí cho hồ cá mà để ngăn ngừa một chứng bệnh cho cá rồng. Kinh nghiệm cho những người nuôi cá rồng lâu năm thấy rằng, nếu đáy hồ cứ để trống trơn thì lâu ngày cá rồng sẽ bị chứng xệ mắt, giảm giá trị. Tật xệ mắt này là do cá tự gây ra do thường xuyên nhìn thấy bóng của nó phản chiếu xuống đáu nước lâu ngày mắt mới bị xệ. Ngoài việc chăm chú mình phải chiếu phía dưới, nó cũng ưa xăm xoi số thức ăn rơi rớt rải rác dưới đáy hồ, khiến cá cũng bị xệ mắt.
Khi đáy hồ được trải lớp sỏi loại viên lớn khỏa lấp hết thì bóng của nó không còn phản chiếu nữa, mà thức ăn còn thừa cũng chìm sâu trong các kẽ hở của sỏi nên cá không còn lý do gì để nhìn xuống. Và thế là nó không bị xệ mắt.
Loại sỏi phủ đáy hồ nên chọn loại sỏi màu đen tối và viên to.
Ánh sáng: Trong đời sống hoang dã, cá rồng chỉ thích sống ở những đoạn sông tối tăm hoặc nơi thường xuyên có bóng cây che rợp bên trên. Thế nhưng, nuôi cá rồng ở trong hồ kiếng, dù là lúc cá còn nhỏ cũng không thể thiếu yếu tố ánh sáng chiếu vào hồ. Nhưng ánh sáng ở đây không phải là ánh sáng tự nhiên của mặt trời thường xuyên trực chiếu vào hồ, mà là ánh sáng đèn, như đèn Azoo hoặc đèn Halogen, có tác dụng hỗ trợ cho sắc tố của cá rồng phát triển mạnh hơn, đẹp rực rỡ hơn. Và, trước hết, nhờ vào ánh sáng đèn chiếu rọi vào hồ mà ta mới có cơ hội thưởng túức được vẻ đẹp của con cá quý mình nuôi.
Mỗi loài cá rồng cần được cung cấp loại đèn có màu phù hợp chiếu vào hồ để giúp tăng trưởng sắc tố của chúng mạnh hơn. Như cá Hồng Long, Huyết Long thì đèn màu hồng. Như cá Kim ong quá bối thì hợp với đèn màu xanh lam.
Thức Ăn Cho Cá Lóc Bạn Cần Biết
A. Thức ăn có trong tự nhiên
Bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn các loại thức ăn tự nhiên và nhân tạo để nuôi cá lóc, ngoài ra các cần thủ câu cá lóc cũng có thể nghiên cứu để chọn lựa loại mồi câu lóc bén nhất cho mình.
Trong ao hồ, bàu đìa … nước lưu cữu tù đọng lâu ngày, lại có nhiều cây cỏ thực vật thuỷ sinh là nơi sinh sôi nảy nở hằng hà sa số các loại động vật phù du, tuy nhỏ nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng. Đó là chưa nói đến nhiều loại cá nước ngọt nhỏ con khác, hình như trời sinh chúng ra là để làm mồi cho cá lóc.
1. Thức ăn dành cho rồng rồng
Cá lóc vốn là giống lớn con, tạp ăn và phàm ăn, nó hung hăng tàn sát các loại cá khác, nếu đó là con mồi vừa với độ rộng của miếng chúng. Trừ giai đoạn cá lóc còn là rồng rồng, thân chỉ bé bằng hạt tấm, hạt gạo.
Rồng rồng trong ba ngày tuổi đầu đời không ăn thức ăn bên ngoài, vì còn chờ tiêu hết phần noãn hoàng còn nằm trong bụng. Đây là chất bổ dưỡng lại có nhiều kháng sinh giúp cá sơ sinh sống mà không cần ăn uống trong mấy ngày đầu. Từ ngày tuổi thứ tư trở đi, rồng rồng mới trồi lên mặt nước, và từ đó tự túc kiếm mồi tự nhiên để ăn. Chúng không phải vất vả tìm đâu xa, vì trong môi trường sống tự nhiên của chúng, dù đó là kênh rạch, ruộng ao … cũng có vô số loại thức ăn cho chúng như:
Lăng quăng: Còn gọi là cung quăng hay bọ gậy. Đây là ấu trùng của muỗi, chúng nổi lên từng đám lớn trên mặt nước ao hồ, mương rãnh, nơi có nước tù đọng và yên tĩnh. Chỉ khi nào bị động chúng mới lặn nhanh xuống đáy, nhưng sau đó lại trồi lên ngay. Đây là thức ăn vừa miệng và không bao giờ thiếu mà rồng rồng rất thích ăn. Vớt lăng quăng nên vớt vào lúc sáng sớm, lúc mặt trời chưa ló dạng mới được nhiều
Bo bo: Bo bo còn có tên là con đỏ hay hồng trần. Giống này sinh sôi nảy nở rất nhanh. Chúng nổi lên thành từng đám dày đặc trên mặt nước ao hồ, mương rãnh vào buổi sáng tinh mơ. Rồng rồng rất thích ăn loại động vật phù du có thân còn nhỏ hơn con lăng quăng này. Đời sống của bo bo tối đa chỉ có hai tuần, nhưng chúng sinh sản nhanh lắm. Một cặp bo bo nếu nuôi một năm, sẽ sản sinh ra cả một đàn con cháu, chắt chít lên đến cả trăm tỉ con. Chúng có thể sinh sản bằng hai cách đơn tính và lưỡng tính.
Sinh sản đơn tính là bo bo cái không cần giao phối với bo bo đực mà vẫn đẻ trứng bình thường. Có điều nó đẻ ra mười trứng một lứa thì cả mười trứng đó đều nở ra bo bo cái cả. Những con bo bo cái con này, mỗi con cũng đẻ ra mười trứng, và trứng đó cũng chỉ nở ra toàn bo bo cái mà thôi.
Còn cách sinh sản lưỡng tính là bo bo đực cái giao phối với nhau, cũng sinh ra mười trứng nhưng trứng có thụ tinh. Và những trứng này khi nở ra sẽ có cả đực lẫn cái.
Được biết, trong điều kiện thuận lợi về khí hậu, và môi trường sống tốt (thường là vào mùa mưa), bo bo cái sẽ sinh sản đơn tính. Ngược lại, trong điều kiện khô hạn, thiếu thốn thức ăn (thường vào mùa nắng) bo bo mới sinh sản lưỡng tính. Trứng được thụ tinh có vỏ bọc bên ngoài, có chứa chất dinh dưỡng bên trong, có thể lây lất như vậy trong nắng gió lâu ngày, chỉ chờ có mưa mới chịu nở.
Lăng quăng và bo bo đều dễ nuôi. Nhưng lăng quăng sẽ sinh ra muỗi hại người nên nuôi có hại. Nếu nuôi cá bột hay rồng rồng thì các bạn nên chịu khó tìm đến các mương rãnh vớt lăng quăng về cho chúng ăn. Riêng bo bo thì nên nuôi. Chỉ cần sắm một vài cái xô hay thau cũ (nuôi nhiều thì dùng lu, khạp), vớt bo bo bên ngoài về gây giống. Thức ăn nuôi chúng chỉ là một miếng chuối chín nhỏ bằng lóng tay, hay một chút lòng đỏ trứng luộc cũng đủ cho cả vạn con bo bo ăn được khoảng nửa tháng rồi! Khi nuôi, chúng sinh sản đến đâu ta cứ vớt lên cho cá ăn dần.
Bọ độc nhãn: Còn gọi là bọ một mắt, thuộc bộ chân kiếm, lớp giáp xác, ngành chân khớp, mình màu xanh xám và nhỏ gần như mắt thường không nhìn thấy được. Đây là động vật phù du có nhiều trong tất cả mọi môi trường sống của cá lóc, chúng là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho cá bột.
Trùng Artemia: Thuộc lớp giáp xác, ngành chân khớp, sống được ở môi trường nước mặn, nước lợ và cả nước ngọt. Loại này sinh sản vô tính và sinh sản quanh năm. Cá bột và rồng rồng thích ăn loại trùng này.
Trùn chỉ: Còn gọi là giun ống. Thân trùn chỉ rất nhỏ, có chiều dài khoảng 3cm, thân màu đỏ bầm như huyết. Loại trùn này sống ở ao hồ sông rạch, cuộn lại với nhau thành từng nùi lớn, trong đó có cả trăn cả ngàn con. Rồng rồng và cả cá tràu, cá lóc khi lặn xuống sát đáy ao hồ thường “trúng” loại mồi này, vốn là món mà chúng rất khoái khẩu. Trùn chỉ sống bằng thức ăn hữu cơ đã thối rữa, nên khi bắt hay mua về, trước khi cho rồng rồng ăn ta nên ngâm vào thau nước sạch một vài giờ, sau đó mới vớt ra cho rồng rồng ăn dần.
Daphnia: Rận nước Daphnia thuộc bộ râu chỉ, lớp giáp xác, thân nhỏ sống nhiều ở ao hồ và mương rãnh tù đọng, là thức ăn thích khẩu của cá bột và cả rồng rồng.
Ngoài những loại động vật phù du vừa kể, rồng rồng còn tìm được những loại thức ăn béo bổ khác như thuỷ trần, trứng nước, trùng cỏ, trùn bánh xe, giun đốt, giun bùn …
Những loại động vật nhỏ này, có loại mắt thường không trông thấy, vì thân chúng chỉ dài khoảng 0,1 mm mà thôi, nhưng đa số lại chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của rồng rồng. Vả lại đây lại là thứ thực phẩm mà cá bột cũng như rồng rồng thích ăn.
2. Thức ăn cho cá lóc
Do thức ăn của các loài động vật phù du này chủ yếu là các chất động thực vật thối rữa nên rất dễ nuôi. Chúng lại sinh trưởng rất nhanh, nên nếu có sẵn phương tiện để nuôi như ao hồ mương rãnh, ta có thể nuôi để tạo nguồn thức ăn cho cá.
Thức ăn có sẵn trong môi trường sống của cá lóc rất đa dạng như cá trê, rô, chép, giếc, sặc bướm, rô phi, lươn, lệch, cua đồng, tôm tép và nhất là ếch nhái … Hễ con mồi nào vừa miệng là làm mồi cho cá lóc cả.
Có thể nói từ ruộng cạn đến ruộng sâu, bất kể những động vật lớn nhỏ gì sống chung với cá lóc đểu là mồi ngon của cá lóc. Ngay đồng loại của nó như cá tràu, rồng rồng, cá lóc lớn cũng không tha.
Nhờ có hàm răng sắc bén, nhờ vào tính háu ăn, vồ mồi mạnh bạo, nên cá lóc được mệnh danh là giống cá đồng dữ nhất. Do cách ăn mạnh như vậy nên cá lóc rất mau lớn.
B. Thức ăn nhân tạo
Trong ao nuôi cá lóc, người ta thường thả cá rô phi, cá sặc, cá mè trắng và nuôi chung. Nhưng giống cá này sinh sản rất nhanh, sẽ cung cấp mồi sống nuôi cá lóc.
Trước đây ba bốn mươi năm, không mấy ai nghĩ được rằng, cá lóc có thể ăn thức ăn do con người chế biến ra mà sống được. Vì vậy, thời trước thức ăn cho cá lóc trong ao hồ ông bà ta chỉ biết trông cậy vào nguồn thức ăn có sẵn trong môi trường sống của cá lóc mà thôi. Nuôi theo cách đó không ai thả nuôi với mật độ dày. Và cũng vì lẽ đó mà ngành nghề nuôi cá nói chung, cá lóc và ếch nói riêng suốt một thời gian quá dài cứ dậm chân tại chỗ, không sao phát triển mạnh được.
Ngày nay, bắt tay vào việc nuôi cá lóc công nghiệp ta phải tập cho chúng ăn thức ăn tự mình chế biến mới có thể nuôi được số lượng nhiều, nuôi với mật độ dày, trong đó xem thức ăn có sẵn trong môi trường tự nhiên của cá là phụ, còn thức ăn nhân tạo dành nuôi cá lóc hàng ngày mới là thức ăn chính.
Do cá lóc và cá lóc bông chỉ ăn loại mồi tươi sống, mà loại mồi này không phải vùng nào cũng có sẵn quanh năm. Mà dù có ở cận kề các bến cảng, các vựa cá tôm ở chợ đầu mối đi nữa thì giá cả cũng quá đắt. Vì vậy, nếu không đủ điều kiện để nuôi các loại cá mồi thì ta chi còn cách tập cho cá lóc ăn thức ăn chế biến, vừa hạ được giá thành thức ăn, vừa tránh được nạn khan hiếm.
Thức ăn chế biến dành nuôi cá lóc đa phần vẫn là đạm động vật và phần ít đạm thực vật.
Nguồn thức ăn đạm động vật gồm có các loại cá tạp, tôm tép, cua đồng, ốc ma, ốc bươu vàng, đầu tôm, phế phẩm lấy ra từ các lò mổ … tất cả được chế biến thành bột hay xay nhuyễn rồi nấu chín, hoặc có thể cho cá ăn tươi sống.
Nguồn thức ăn đạm thực vật cũng phong phú, như bột bắp, bột gạo, cám tấm tạo, các loại đậu, khoai, sắn và các loại củ quả.
Thức ăn chế biến thường pha trộn theo công thức 70 phần trăm thức ăn đạm động vật và 30 phần trăm thức ăn đạm thực vật. Sau đó nấu chín, để nguội rồi cho cá ăn.
Xin được lưu ý các bạn là không chỉ riêng cá lóc không thôi mà các loài chim thú và cá khác cũng vậy, chúng không thể thích nghi ngay được với thức ăn mới lạ có mùi vị lạ. Vì vậy, khi cho cá ăn thức ăn chế biến ta phải có cách tập từ từ để cho vật nuôi quen dần cho đến một lúc nào đó chúng mới chấp nhận thức ăn mới.
Để tập luyện, tuần đầu ta nên tăng lượng thức ăn đạm động vật nhiều hơn, đến tuần kế tiếp bớt dần lại. Tốt nhất là nên tập cho cá ăn từ lúc còn là cá bột, là rồng rồng. Tuy vậy, cũng cần theo dõi thường xuyên đến sức ăn của cá để tuỳ chỉnh gia giảm lượng thức ăn cho hợp lý vào những bữa ăn kế tiếp.
Cá lóc tuy lớn con, tính háu ăn, nhưng tiêu tốn một lượng thức ăn không nhiều. Lượng thức ăn trong ngày của cá lóc cũng từ 8 đến 10 phần trăm so với trọng lượng cá trong ao.
Để tăng một ký thịt, cá lóc tiêu tốn một lượng thức ăn từ 4kg đến 5kg cá rô phi, hoặc từ 5kg đến 6kg thức ăn chế biến mà thôi. Do lẽ đó, ta nên dành cho cá thức ăn có phẩm chất tốt, còn mới, như vậy mới có nhiều chất bổ dưỡng cho cá mau lớn. Và, dứt khoát đổ bỏ những thức ăn đó có mùi ôi thiu mốc hỏng.
Câu Hỏi Thường Gặp
Để đỡ một phần chi phí, ta nên tận dụng các nguồn thức ăn cho cá nuôi có sẵn tại địa phương để không bị khan hiếm, giá cả lại rẻ, đỡ tốn hao công của khi di chuyển.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Điều Bạn Cần Biết Về Thức Ăn Cá Kiểng trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!