Cập nhật nội dung chi tiết về Những Bước Tiến Về Dinh Dưỡng Cá Rô Phi – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dinh dưỡng và mục tiêu miễn dịch
Hàng loạt phụ gia thức ăn chức năng hoạt động như chất tăng cường sức khỏe thông qua điều hòa đáp ứng miễn dịch ở cá rô phi và nhiều loại cá nuôi khác. Những hợp chất này kích thích sản sinh protein huyết tương (Glob/Albu); tăng hàm lượng và hoạt tính lysozyme (Lyso); kích thích tổng hợp và tăng số lượng tế bào miễn dịch (eukocytes – leuko); đặc biệt là tế bào lymphocytes (linfo – tổng hợp kháng thể); cũng như tế bào bạch cầu, chịu trách nhiệm cho quá trình thực bào. Các chất tăng cường sức khỏe khác thúc đẩy quá trình hỗ trợ thực bào, bởi vậy cũng quan trọng trong cản trở sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.
Các dinh dưỡng thiết yếu
Nhiều hợp chất cũng cải thiện sức khỏe đường ruột và điều chỉnh thành phần của hệ vi khuẩn đường ruột, giảm số lượng vi khuẩn Gram âm mang mầm bệnh tiềm ẩn (như Aeromonas, Pseudomonas, Plesiomonas, Edwarsiella và Vibrio); tăng số lượng vi khuẩn Gram dương có lợi (như Lactobacillus). Probiotics được bổ sung vào thức ăn nhằm điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột và cải thiện đáp ứng miễn dịch ở cá. Nhiều loại phụ gia thức ăn chính được sử dụng để điều chỉnh các đáp ứng miễn dịch trên cá rô phi và nhiều loài cá khác được chiết xuất từ lúa mạch và chất chuyển hóa lên men (prebiotics), gồm: nucleotides, MOS (mannan-oligosacharides) và B-glucan.
Nucleotides là chất thiết yếu cho quá trình hình thành tế bào (cơ, máu, miễn dịch như tế bào lymphocytes và đại thực bào) và là nền tảng trong sự phát triển, hình thành và hoàn thiện niêm mạc ruột, khiến vi khuẩn gây bệnh khó đi qua hàng rào đường ruột. Khẩu phần ăn bổ sung nucleotides rất quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời của cá do thúc đẩy nhanh quá trình phát triển và tăng trưởng của ấu trùng và cá giống. Các nucleotides cũng tạo thuận lợi cho quá trình phát triển lợi khuẩn như Lactobacillus và Bacillus, chống lại vi khuẩn gây hại.
Mannan-oligosaccharides (MOS) tăng sinh màng nhầy và nâng cao tính toàn vẹn của biểu mô đường ruột, khiến vi khuẩn khó tấn công lớp niêm mạc và gây viêm. Ngoài ra, vi khuẩn Gram âm hấp thu các vi hạt MOS và tống ra khỏi đường ruột cùng phân, điều chỉnh quần thể vi khuẩn trong đường ruột. B-glucans điều hòa rất nhiều cơ chế miễn dịch và tăng cường đáp ứng miễn dịch của cá rô phi. B-glucans bổ sung vào thức ăn chứa độc tố nấm mốc sẽ hút độc tố và điều hòa miễn dịch, giảm bớt tác động có hại của những độc tố nấm mốc đó và cải thiện đáp ứng miễn dịch của cá rô phi.
Nhu cầu Vitamin E tối thiểu (a-tocopherol) của cá rô phi sông Nile dựa theo tăng trưởng được khuyến nghị 20 – 40 mg/kg thức ăn. Tuy nhiên, liều cao (trên 550 mg/kg) có thể cải thiện đặc tính của thịt cá như độ dai, chắc và khả năng kháng ôxy hóa của huyết tương. Vitamin C rất quan trọng trong tổng hợp collagen (hình thành chất nền xương, da và quá trình chữa lành). Những nghiên cứu trước đây cho thấy, liều bổ sung Vitamin C cao (1.000 – 2.000 mg/kg) có thể cải thiện đáp ứng miễn dịch và tăng đề kháng cho cá. Tác dụng này tương tự với selenium theo liều bổ sung gấp 4 – 5 lần liều Vitamin C – mức khuyến nghị tối thiểu để đạt tăng trưởng tối ưu (0,25 mg/kg thức ăn) và tăng đề kháng cho cá.
Các axit hữu cơ và muối của chúng, gồm axit citric và sodium citrate, axit formic hoặc kali hoặc natri diformate, axit lactic hoặc natri lactate, axit propionic hoặc canxi propionate có thể nâng cao khả năng tiêu hóa protein và khoáng chất, giúp cá tăng trưởng và sử dụng thức ăn hiệu quả. Ngoài ra, axit hữu cơ có thể điều hòa số lượng vi khuẩn trong ruột non của cá bằng cách giết chết vi khuẩn Gram âm gây bệnh; cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột. Tỷ lệ bổ sung 0,2 – 0,5% kali diformate trong thức ăn nâng cao lượng protein giữ lại, cải thiện tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn (Wing-Keong et al 2009; Elala and Raaga, 2015). Ngoài ra, còn làm giảm số lượng vi khuấn Gram âm trong phân cá hoặc biểu mô ruột. Bổ sung kali diformate vào thức ăn của cá rô phi còn làm tăng đáng kể sức đề kháng của cá trước vi khuẩn Vibrio anguillarum, Streptococcus agalactiae và Aeromonas hydrophilla.
Allicin (trong củ tỏi) là một hợp chất chống ung thư với hoạt tính điều hòa miễn dịch. Cá rô phi sông Nile non (25 g/con) ăn khẩu phần chứa 0,5% tỏi có số lượng tế bào leukocyte, hoạt tính lysozyme cao hơn, quá trình thực bào và ứng kích ôxy hóa mạnh mẽ hơn nhóm cá đối chứng.
Chiến lược cho ăn
Người nuôi cá rô phi nên cân bằng hai mục tiêu tăng trưởng và hệ số thức ăn(FCR). Với cá nhỏ dưới 100 – 200 g/con, cần ưu tiên mục tiêu tăng trưởng và cho cá ăn 3 – 4 lần/ngày đến khi no. Cá tăng trưởng nhanh giai đoạn đầu đời sẽ rút ngắn thời gian tổn thương trước động vật ăn thịt.
Cá rô phi có khả năng chọn lọc các loại thức ăn tự nhiên hiệu quả, dù đó là các mảnh thức ăn nhỏ như vi tảo phù du. Thức ăn viên cỡ lớn làm cá khó nuốt hơn. Theo nghiên cứu gần đây bởi Stoneham et al, người nuôi có thể tăng omega-3 FAs, đặc biệt DHA và EPA trong thịt cá bằng cách bổ sung dầu cá hoặc tảo biển Schizochytrium sp (như sản phẩm Algae Rich® của Alltech). Cá rô phi ăn Algae Rich® có lượng axit béo omega-3 đạt 390 mg/100 g fillet so mức cũ 350 mg/100 g fillet khi ăn 5% dầu cá và 130 mg/100 g fillet ở nhóm đối chứng không bổ sung omega-3 FAS. Ngoài ra, tăng hàm lượng selenium (Se) trong thịt cá rô phi bằng cách bổ sung các nguồn khoáng hữu cơ và vô cơ trong thức ăn.
TSFernando Kubitza
Acqua Imagem Services, Aquaculture Jundiaí, SP, Brazil
Ngành Cá Cảnh Việt Nam: Nhiều Lợi Thế Để Tiến Xa – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Nghề kinh doanh và thú chơi cá cảnh đã hình thành từ lâu ở Việt Nam, tuy nhiên nó mới chỉ mang tính tự phát. Qua tìm hiểu, giao lưu tham gia triển lãm cá cảnh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh với một số nước trên thế giới, cá cảnh Việt Nam đã nhận được sự ưa chuộng.
Ngày nay, đất nước phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng, một số doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh đã chủ động đưa cá cảnh Việt Nam thâm nhập vào thị trường quốc tế.
Riêng đối với TP Hồ Chí Minh thì sao, thưa ông?
Nhìn chung, nghề nuôi, sản xuất cá cảnh ở TP Hồ Chí Minh có từ rất lâu và từng có thời kỳ giữ vai trò nhất định ở khu vực Đông Nam Á. Đầu năm 1975, do hậu quả chiến tranh, điều kiện kinh tế nước ta quá khó khăn, mọi tiềm lực dồn cho việc khôi phục đất nước, chú trọng phát triển các ngành công, nông nghiệp nên nghề nuôi, sản xuất, kinh doanh cá cảnh dần dần giảm sút.
Những năm gần đây, mức sống của người dân thành phố ngày càng phát triển, nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc cơ bản đã được giải quyết thì việc vui chơi, sản xuất, kinh doanh cá cảnh bắt đầu nhộn nhịp trở lại và có chiều hướng phát triển. Người dân trong nghề nuôi cá cảnh đã chủ động tìm, cải tạo giống lạ – đẹp và tìm thị trường nước ngoài cho cá cảnh.
Trên địa bàn thành phố có khoảng 200 hộ làm nghề nuôi, sản xuất cá cảnh, tập trung nhiều ở các quận 8, 12, Gò Gấp, Bình Thạnh, huyện Bình Chánh, Củ Chi và rải rác ở quận 9. Gần 100% các hộ sản xuất cá cảnh nước ngọt với diện tích 15 – 20 ha mặt nước ao nuôi, 25.000 – 30.000 m2 bể xi măng và khoảng 3.000 m2 bể kiếng. Hàng năm, số lượng sản xuất và tiêu thụ khoảng 90 triệu con. Doanh số bình quân hằng năm mỗi hộ 80 – 100 triệu, thấp nhất là 20 triệu đồng, cao nhất là 300 triệu đồng.
Đối tượng sản xuất được xếp vào hai loại chính là: Cá đá (xiêm, lia thia, phướn…) và cá làm cảnh (được xếp làm 3 nhóm: Nhóm cá đại trà có nhiều hộ sản xuất: Bảy màu, hồng kim, hắc kim, tỳ bà, ông tiên, ba đuôi, tai tượng Phi Châu; Nhóm cá ít hộ sản xuất: Cá dĩa, cá la hán, chép Nhật…; Nhóm mới khai thác tự nhiên làm cảnh: Cá nàng hai (còm), nâu, long tong, sặc…)
Hiện, trên địa bàn thành phố có khoảng 100 – 120 cửa hàng và địa điểm buôn bán lẻ cá cảnh. Trong đó phải kể đến là chợ cá cảnh Lưu Xuân Tín ở quận 5 và Nguyễn Thông ở quận 3, Cộng Hòa ở Tân Bình. Ngoài ra, rải rác ở các quận, huyện khác trong thành phố như quận Thủ Đức, quận 9, huyện Bình Chánh.
Sản xuất cá cảnh ở Việt Nam chủ yếu do tự phát – Ảnh: CTV
Theo ông, tiềm năng để phát triển ngành cá cảnh Việt Nam nói chung, TP Hồ Chí Minh nói riêng là gì?
Việt Nam là quốc gia nằm trong 3 khu vực (Nam Mỹ, Phi Châu và Đông Nam Á) có nguồn cá cảnh nổi tiếng của thế giới. Khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam thích hợp phát triển nhiều loài cá cảnh nội địa và nhiều loài cá đẹp quý hiếm (cả nước mặn và ngọt). Và, hầu như các loại cá cảnh trên thế giới đều đã có ở Việt Nam.
Riêng đối với thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành cá cảnh. Trước hết phải kể đến là khí hậu nhiệt đới nên có thể sản xuất được nhiều loài cá cảnh và sản xuất được quanh năm. Thức ăn tự nhiên – nguồn thực phẩm thiết yếu của nhiều loài cá cảnh, dồi dào trong các hệ thống sông rạch. Giá thành sản xuất thấp do giá nhân công, thức ăn và chi phí khấu hao trang thiết bị thấp (vì sản xuất được quanh năm).
Thêm vào đó, với vị trí là trung tâm kinh tế năng động, TP Hồ Chí Minh có lợi thế trong việc xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại. Ngoài ra, đây cũng là nơi tập trung đông nghệ nhân nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh và yêu nghề…
Với những tiềm năng này, liệu ngành cá cảnh Việt Nam có thể phát triển như các quốc gia khác, chẳng hạn như Singapore, Malaysia… không, thưa ông?
Ngành cá cảnh Việt Nam có thể phát triển mạnh như Singapore, Malaysia nếu chúng ta thực sự quan tâm và xác định đúng hướng, vì Việt Nam hội đủ các yếu tố về điều kiện tự nhiên, vùng phân bố của các loài cá cảnh.
Đồng thời cũng cần phải có sự đầu tư thích đáng về chính sách, hoạch định, phải có chiến lược phát triển cho nghề cá cảnh. Trong đó cần chú ý đến các yếu tố về giống, bảo tồn gen, lai tạo và chủ động hội nhập thị trường.
Vậy còn những khó khăn, thách thức thì sao?
Bên cạnh những thuận lợi, ngành cá cảnh Việt Nam vẫn còn gặp phải một số khó khăn như: Chưa nắm bắt và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của các thị trường châu Âu và Mỹ. Sản xuất không ổn định do phát triển tự phát. Thiếu thông tin về khoa học kỹ thuật, nhất là thông tin về thị trường đối với các nhà sản xuất mới. Sản xuất quy mô nhỏ, riêng lẻ, nhất là sản xuất thiếu kế hoạch sẽ không đáp ứng được nhu cầu thị trường cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước, đô thị hóa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển. Việc xuất khẩu qua trung gian gây nhiều thiệt hại, rủi ro cho nhà sản xuất, kinh doanh. Các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ luôn có các hàng rào kỹ thuật nhằm hạn chế việc xuất khẩu của các nước khác.
Để đưa ngành cá cảnh Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng, theo ông cần phải làm gì?
Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nước nên có trách nhiệm quản lý, kiểm soát, định hướng, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nhập các giống mới phục vụ nghiên cứu sản xuất con giống…
Thứ hai, phổ biến, xúc tiến thương mại thị trường trong nước và xuất khẩu. Công tác nghiên cứu thị trường, đặc biệt là thị hiếu người tiêu dùng cần được quan tâm. Thường xuyên tổ chức tham gia các hội thi về cá cảnh trong và ngoài nước nhằm quảng bá sản phẩm, tạo đầu ra cho người nuôi cá cảnh, giới thiệu sản phẩm cá cảnh cho các thị trường xuất khẩu.
Thứ ba, tăng cường nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, chuyên thực hiện việc nghiên cứu, lai tạo giống cá cảnh mới.
Thứ tư, có chính sách cho phép các trung tâm nghiên cứu, khu nông nghiệp công nghệ cao chủ động nhập các giống mới về lai tạo và xuất khẩu các giống cá cảnh ngoại lai nhưng không được tiêu thụ thị trường trong nước do ngại ảnh hưởng cân bằng sinh thái.
Thứ năm, xây dựng kho tư liệu về dịch tễ nhằm kiểm soát và khống chế dịch bệnh từng vùng, từng loài khi xảy ra dịch bệnh; Phát triển các kỹ thuật chuẩn đoán, điều trị và kiểm soát dịch bệnh trên cá cảnh, đảm bảo các vấn đề an ninh sinh học trong việc nuôi cá cảnh.
Thứ sáu, Nhà nước phải có chính sách thỏa đáng để khuyến khích phát triển, có chiến lược phát triển và tích cực tạo nên các yếu tố pháp lý kỹ thuật để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá cảnh có điều kiện tiếp cận thị trường mới.
Ngoài ra cũng nên miễn thuế nhập giống cá cảnh. Và cuối cùng cũng cần rà soát các văn bản quản lý động vật ngoại lại cho phù hợp với việc kinh doanh cá cảnh.
Cá Tra Dầu – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Đặc điểm
Cá tra dầu có thể coi là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, thuộc họ cá tra, bộ cá da trơn. Kích thước của chúng lớn, chiều dài có thể lên đến 3 m và trọng lượng có thể đến 300 kg. Cá có đầu to và dẹp, miệng rộng với hai râu dài ở hàm trên, vây bụng dài đến vây đuôi, vây lưng nhỏ ở phía trước. Lưng cá có màu nâu thẫm, màu ở bụng và vây nhạt hơn. Mặc dù lớn nhưng cá tra dầu chỉ ăn thực vật thủy sinh. Cá có đôi mắt nằm thấp trên đầu và hướng xuống dưới, có màu trắng sang vàng ở phía dưới. Chúng được phân biệt với các loại cá da trơn khác bởi râu kém phát triển hơn và không có răng.
Cá tra dầu có tập tính di cư sinh sản, chúng thường di chuyển từ tháng 10 đến tháng 12, từ hồ Tonle Sap ở Campuchia vào sông Cửu Long, từ đó nó tiến ngược dòng vào phía Đông Bắc Campuchia, Lào và Thái Lan để đẻ trứng. Chúng sử dụng các thực vật phát triển trong nước làm thức ăn. Đây là loài đặc hữu đối với lưu vực sông Mê kông chảy qua Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc. Cá tra dầu chủ yếu được tìm thấy ở hồ Tonle Sap và sông Mê Kông.
Hiện trạng
Cá tra dầu đã từng phân bố rộng rãi dọc lưu vực, từ Myanmar cho tới tây nam Trung Quốc. Cho đến đầu những năm 1990, quần thể loài này vẫn còn tương đối dồi dào. Từ đó tới nay, số lượng loài này đã bị giảm mạnh, và chỉ được tìm thấy tại sông Mê Kông và các nhánh của nó tại Lào, Campuchia và Thái Lan. Tính riêng trong thế kỷ qua, sản lượng cá tra dầu trên sông Mê Kông giảm đến 95%, và đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Chúng được phân loại là rất nguy cấp trong Danh sách đỏ IUCN 2004, được liệt kê trong Phụ lục I của Công ước về Bảo tồn di cư loài động vật hoang dã và Phụ lục I của Công ước CITES. Theo nghiên cứu Dự án bảo tồn cá Mê Kông hợp tác với Bộ Thủy sản Campuchia tiến hành nghiên cứu vào năm 2001, đã cung cấp bằng chứng việc nạo vét, xây dựng đập đã phá hủy các bãi đẻ của cá tra dầu, đồng thời cản trở sự di chuyển và không gian sống của chúng.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến quần thể cá tra dầu sông Mê Kông đã bị suy giảm mạnh do việc đánh bắt quá mức. Hiện, để bảo vệ loài cá tra dầu, ở một số nước như Thái Lan, Lào và Campuchia đã ban hành luật cấm khai thác loài cá này. Nhưng, tại nhiều ngôi làng hẻo lánh, dọc theo sông Mê Kông, người dân vẫn không thực thi điều luật này.
Giới khoa học chỉ biết đến loài cá này từ năm 1930 khi nó được “khám phá” tại một chợ cá ở Phnôm Pênh (Campuchia) và cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về loài cá này. Vào năm 2005, một cơ quan thủy sản Thái Lan đã bắt và nuôi giữ được một con cá tra dầu, có chiều dài 3 m và nặng 200 kg để nuôi giữ, và tiến hành sinh sản nhân tạo. Nhưng, cá đã chết trong khi nuôi nhốt và được bán làm thực phẩm cho người dân địa phương.
Cá tra dầu không thể nuôi nhốt mà chỉ đánh bắt được ngoài môi trường tự nhiên. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong cá tra dầu có lượng Omega 3 dồi dào nên rất bổ dưỡng cho não.
Loài Nuôi Mới – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Đặc điểm sinh học
Chày mắt đỏ sống hoang dã ngoài tự nhiên, tại các thủy vực nước chảy: sông, suối và hồ chứa từ Trung Quốc đến phía Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cá thường sống ở tầng nước giữa và tầng mặt, phân bố trong các sông hồ từ Bắc vào Nam, được người dân vớt giống tự nhiên và nuôi trong các ao, đìa…
Thân cá dày, tương đối tròn, vẩy phủ đều toàn thân, thân và bụng có màu trắng và vàng nhạt, viền mắt màu đỏ tươi. Cá có tính ăn tạp, thiên về thực vật, mùn bã hữu cơ và có khả năng tăng trưởng trọng lượng tối đa 4 kg sau 4 năm. Ngoài tự nhiên, cá thành thục và tham gia sinh sản sau một năm tuổi, kích cỡ từ 0,2 kg trở lên. Vào mùa sinh sản (tháng 4 – 6), cá ngược dòng lên thượng lưu các con sông, suối để tham gia sinh sản và đẻ trứng trôi nổi như các loài khác (cá mè, trôi, trắm…). Trứng cá sau khi thụ tinh, theo nước xuôi xuống hạ lưu, nở ra cá bột, dạt vào kênh mương, ao hồ; Cá sử dụng thức ăn là động, thực vật phù du, ấu trùng côn trùng, giun chỉ… Khi lớn ăn thêm mùn bã hữu cơ, rong bèo, rau xanh…
Tình hình nuôi
Trong tự nhiên, chày mắt đỏ được xếp vào hạng cá ngon, đặc sản, trong bữa cơm gia đình được ưu tiên cho người già và trẻ em. Hiện nay trên thị trường vẫn đang hiếm loài cá này, do vậy nuôi cá chày mắt đỏ thương phẩm vẫn có tiềm năng lớn. Năm 2008, cá chày mắt đỏ đã được sinh sản nhân tạo thành công tại Trung tâm Tư vấn Thiết kế và Chuyển giao công nghệ thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (tỉnh Bắc Ninh). Việc sản xuất giống nhân tạo thành công loài cá này vừa đáp ứng được nhu cầu con giống cho người nuôi vừa góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản. Đến nay, giống cá này đã được nhân rộng ra nhiều tỉnh phía Bắc.
Chày mắt đỏ nuôi đơn hoặc nuôi ghép với các loài cá khác trong ao đều mang lại hiệu quả. Nếu nuôi đơn cá trong ao đất với mật độ 2 con/m2 sử dụng thức ăn công nghiệp, sau 6 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt 80%, cỡ cá trung bình 0,7 kg/con, hệ số thức ăn 2,5; năng suất ước đạt 8 – 10 tấn/ha. Với giá bán 35.000 đồng/kg, trừ chi phí sẽ mang lại lợi nhuận 90 – 120 triệu đồng/ha. Ngoài ra, cá còn có thể thả ghép trong ao cùng các loài khác (mè, trôi, trắm, chép, rô phi…) với tỷ lệ thả ghép chiếm 40 – 50% tổng lượng cá trong ao, sau một năm nuôi, cá đạt trọng lượng 0,8 – 0,9 kg/con và tỷ lệ sống đạt trên 80%.
Hiện, nguồn giống cá được bán nhiều ở các đại lý và cơ sở sản xuất giống tại miền Bắc, với giá 300 – 500 đồng/con (cỡ 6 – 8 cm).
Địa chỉ cung cấp giống:
1.Trung tâm Tư vấn Thiết kế và Chuyển giao công nghệ thủy sản, Viện Nghiên cứu NTTS I, tỉnh Bắc Ninh. Ông Đặng. Điện thoại: 0904 113 037
2. Trung tâm Phát triển công nghệ thủy sản Việt Nam, số 180 Tân Lập, P. Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Ông Lương. Điện thoại: 0913 528 826
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Bước Tiến Về Dinh Dưỡng Cá Rô Phi – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!