Đề Xuất 3/2023 # Những Bí Ẩn Xung Quanh Baikal # Top 7 Like | Nhahangchacangon.com

Đề Xuất 3/2023 # Những Bí Ẩn Xung Quanh Baikal # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Những Bí Ẩn Xung Quanh Baikal mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hồ Bailak ngày nay.

Trước thế kỷ XVII hồ có tên là “Lamu”, theo ngôn ngữ Evenk có nghĩa là “Biển”. Sau này, hồ được người Buryati gọi là “Baigal” và để nghe thuận tai với cách nói của người Nga hơn, chữ “G”được đổi thành chữ “K”. Cái tên Baikal theo ý nghĩa và âm tiết của tiếng Arab còn có nghĩa là “Biển hồ vô vàn giọt nước mắt”.

Hồ Bailak ngày nay.

Hòn Ngọc của nước Nga

Nằm nép mình trong vùng Siberia hoang dã là hồ Baikal rộng lớn, có hình thù giống như một chiếc lưỡi liềm khổng lồ. Vẻ đẹp tĩnh lặng hiếm thấy của Baikal được người ta ví như “Hòn Ngọc của nước Nga”.

Đây là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới. Đáy hồ có điểm nằm ở độ sâu lên tới 1.642m. Đồng thời hồ có trữ lượng nước ngọt lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 20% trữ lượng nước ngọt trên toàn thế giới. Theo tính toán, lượng nước này đủ dùng cho cả nhân loại trong vòng 40 năm.

Rộng 31.722km2 và được coi như chốn thiên đường nghỉ dưỡng, cảnh vật quanh hồ luôn giữ được vẻ nguyên sơ như thuở ban đầu. Mặt hồ giống như chiếc gương khổng lồ soi bóng những núi đá hùng vĩ trùng trùng lớp lớp bạch dương nối đuôi nhau. Làn nước màu xanh ngọc bích trong vắt tới mức ở độ sâu hàng chục mét vẫn có thể nhìn thấy đá cuội và sinh vật dưới lòng hồ.

Lòng hồ Baikal là nơi sâu hơn 1.600m.

Hàng loạt giả thuyết về sự ra đời

Đến tận bây giờ các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác hồ Baikal đã bao nhiêu tuổi. Hầu hết các giả thuyết đều cho rằng tuổi của hồ Baikal khoảng từ 25 đến 30 triệu năm. Nếu giả định này là đúng, hồ Baikal sẽ là hồ lâu đời nhất trong số các hồ cổ xưa. Thông thường các hồ nước không “sống” được quá 10 đến 14 nghìn năm, bởi sau khoảng thời gian này hồ nước thường bị “bùn hóa” và biến thành đầm lầy.

Có rất nhiều bí ẩn được người đời truyền tai nhau ở hồ Baikal, ngay đến sự ra đời của hồ cũng chứa dựng những câu chuyện ly kỳ. Có chuyện kể rằng, thiên thạch đâm vào Trái đất và tạo ra một vết nứt lớn, sau này chính là hồ Baikal.

Một câu chuyện khác về hồ xoay quanh người đàn ông đầy quyền lực tên Baikal. Thuở xưa, Baikal có một cô con gái xinh đẹp tên Angara. Angara đẹp tới mức để bảo vệ nàng, cha Baikal đã nhốt cô trong một tòa tháp cao. Nhưng người con gái xinh đẹp lại đem lòng yêu chàng Yenisey và trốn cha đi theo người yêu. Baikal biết chuyện, nổi giận và nguyền rủa Angara, ném một mảnh núi vỡ chắn đường không cho nàng gặp Yenisey. Angara khát khô cả họng. Cô van nài cha tha lỗi và cầu xin ông ban cho nước uống. Thế nhưng, Baikal trả lời rằng, ông chỉ có thể cho cô nước mắt… Đó là lý do vì sao 2 nhánh sông Angara và Yenisey thuộc hồ Baikal tạo thành hình một giọt nước mắt như ngày nay. Còn về phần Baikal, đau buồn vì chuyện của con gái, ông trở nên lạnh lùng, ủ rũ y như vẻ ảm đạm, lạnh lẽo thường thấy của hồ sau này.

Hay câu chuyện khi con người đặt chân tới vùng này, không có dấu tích của nước. Mọi người tìm kiếm rất lâu nhưng vô ích. Họ chán chường, thất vọng và tức giận. Cho đến khi một người hành hương xuất hiện. Người đó cảm thương số phận của các cư dân sắp chết khát, nên quyết định xé trái tim từ lồng ngực, ném xuống đất. Quả tim phá vỡ tầng đất dày phía dưới chân và nước từ đó tuôn ra xối xả, tinh khiết, tạo thành hồ Baikal như ngày nay.

Thậm chí người dân địa phương đồn rằng, hồ có năng lực ma thuật siêu nhiên nào đó có thể kéo dài tuổi thọ con người. Đó cũng là lý do vì sao nhiều người sẵn sàng mạo hiểm ngâm mình trong nước hồ ở nhiệt độ -5 độ C để được bất tử.

Khởi nguồn của những bí ẩn

Một trong số đó là sự tồn tại bí ẩn của con quái vật khổng lồ trong hồ. Người bản địa Buryats sinh sống ven hồ kể lại rằng, họ đã từng chứng kiến một con quái vật khổng lồ và gọi nó là Lusud-Khan hay Usan-Lobson Khan, nghĩa là “Rồng nước bọc thép”. Những người thám hiểm Trung Quốc đến đây và kể lại rằng họ cũng nhìn thấy một sinh vật khổng lồ ẩn mình trong làn nước xanh ngắt của Baikal và gọi nó với các tên là “Thần hồ và Cá rồng”.

Bằng chứng cổ xưa về quái vật hồ Baikal được phát hiện trên các hình ảnh chạm khắc ở tấm đá lớn hồ Baikal, có niên đại từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 9 Trước Công nguyên. Trên tấm đá khắc họa hình ảnh quái vật nước bí ẩn, có hình dáng giống như con thằn lằn có lưỡi chẻ đôi, bộ móng vuốt sắc nhọn cùng tấm áo giáp dọc theo lưng của nó.

Tới năm 2009, người ta lại phát hiện ra ở hồ Baikal những vòng tròn kỳ lạ đường kính lên tới 4,4km có thể nhìn thấy từ vệ tinh ngoài Trái đất. Hai năm sau, một chiếc tàu có tên Yamaha đã mất tích ở hồ vì hút vào các xoáy nước lớn. Nhiều người cho rằng, đó là bằng chứng cho sự hiện diện của người ngoài hành tinh và các xoáy nước trên chính là cánh cửa đi tới thế giới địa ngục.

Bản thân người dân sống quanh hồ Baikal cũng kể lại nhiều điều bí ẩn. Rất nhiều người thường xuyên nhìn thấy các khung cảnh lạ trên mặt hồ: từ hình lâu đài cho tới xe lửa, tàu thuyền…Đôi khi, vào ban đêm, từ phía dưới hồ còn phát ra ánh sáng rất đáng sợ. Cho tới nay, hồ Baikal vẫn làm người ta phải hoài nghi về thứ được gọi là “người ngoài hành tinh” và câu trả lời thực sự vẫn còn nằm trong bóng tối.

Theo Pháp luật Việt Nam

Tranh Cá Chép Và Những Điều Bí Ẩn Trong Phong Thủy

Trong phong tục tập quán xa xưa của người Việt, tranh cá chép là biểu tượng vượt vũ môn hóa rồng nghĩa là luôn hướng về phía trước, thể hiện sự bền bỉ dẻo dài trong công việc, luôn thăng tiến.

Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều loại bức họa về cá chép được làm từ chất liệu bền bỉ, công nghệ chế tác hiện đại từ nét vẽ, in đến màu sắc làm cho bức họa sống động như thật, khiến ngôi nhà của bạn trở nên thu hút hơn rất nhiều.

Ý nghĩa của tranh cá chép trong phong thủy

Thông thường đối với những gia đình thường treo tranh cá chép với mong muốn cát tường sẽ lựa chọn tranh có cá chép vàng, với lớp vảy óng ánh, bơi nhẹ nhàng trong làn nước tên gọi của chúng đồng âm với hai chữ cát tường nên miễn nhiên được coi là sinh vật với hàm ý đem lại sự may mắn trong phong thủy.

Cá cảnh vàng là loại cá quý hiếm, được rất nhiều người yêu quý nếu sở hữu một bức tranh cá vàng cát tường này chắc chắn sẽ đem lại hạnh phúc, thịnh vượng cho các thành viên trong gia đình.

– Biểu tượng thăng tiến và may mắn

Bức họa sống động như thật khiến không khí gia đình luôn nhộn nhịp

Nếu như bạn muốn sở hữu một bức tranh với ngụ ý cổ vũ đem đến sự may mắn và thăng tiến trong học tập, công việc của các thành viên trong gia đình nên chú trọng chọn những bức tranh cá chép đang dùng hết sức lực để vượt qua giữa sóng nước mênh mông.

Sở dĩ chọn những bức tranh như vậy vì theo truyền thuyết kể rằng, thông thường những sinh vật sống dưới nước sẽ biến hóa thành rồng nếu vượt qua được cửa ải long môn. Tuy nhiên trong tất cả các loài sinh vật, chỉ có cá chép mới biến hóa thành rồng vì vậy chọn những bức tranh vẽ hình cá chép giữa sóng nước sẽ mang ý nghĩa thăng tiến, may mắn.

– Cầu chúc con cháu đầy đàn

Tranh cá chép còn mang đến hàm ý cầu chúc con đàn cháu đống vì sở dĩ cá chép là loài vật đẻ rất nhiều trứng, đối với bức tranh mang hàm ý này sẽ được khắc dòng chữ “Quân Nghi Tử Tôn” và hình cá chép ở xung quanh.

Đây cũng là bức tranh được nhiều người lựa chọn dùng để tặng cho những gia đình tân gia, với ý nghĩa mang đến lời cầu chúc gia đình hòa thuận con cháu đầy đàn.

Gia chủ thuộc tuổi nào thì hợp với tranh cá chép

Tranh cá tuy mang đến vận may nhưng còn tùy thuộc vào tuổi tác của gia chủ

Giống hầu hết với những vật dụng phong thủy khác, nếu muốn vật phong thủy phát huy được hết tác dụng đem đến tài lộc và vận may cho gia đình thì gia chủ cần phải đảm bảo phù hợp với tuổi và mệnh của mình.

Tranh cá chép là loài vật hợp hành Thủy phù hợp với những người cũng mệnh Thủy và mệnh Mộc đảm bảo sẽ đem đến may mắn tài lộc đến cho gia chủ, đặc biệt là người tuổi Tỵ, Ngọ.

Đối với người tuổi Tỵ nếu muốn tăng thêm thịnh vượng thì nên chọn bức tranh vẽ cá bơi ngược dòng trong ao sen, với hàm ý đem đến sự thuận lợi và may mắn trên con đường lập nghiệp.

Người tuổi Ngọ lưu ý nên chọn những tranh cửu ngư quần hội hoặc tranh cá chép hóa rồng v.v để giúp công việc của người tuổi này được thăng tiến ổn định hơn trong công việc.

Cách treo tranh cá chép thu hút vận may, tài lộc

Sau khi đã đạt được tiêu chí hợp với tuổi, gia chủ cũng cần lưu ý đến vị trí treo, thông thường những bức họa về cá chép sẽ được treo ở những vị trí đẹp trong nhà như phòng khách, phòng làm việc hoặc phòng thờ.

Phòng khách được rất nhiều gia chủ lựa chọn để treo vì treo ở đây sẽ biểu hiện hàm ý mang đến những điều may mắn, tốt lành đến với những thành viên trong gia đình, treo tranh ở phòng làm việc thì sẽ giúp con đường kinh doanh của chủ gia đình càng trở nên thuận lợi.

Ngoài ra bạn có thể lựa chọn treo tranh cá chép trong cả phòng ăn tạo nên sự sinh động cho cả căn phòng, với ý nghĩa mang đến cuộc sống ấm no, sung túc cho cả gia đình.

Trong phong thủy có nêu rõ vì bức tranh cá thuộc hành Thủy, nếu muốn được hỗ trợ, tương sinh chủ nhà nên chọn ở những hướng chính Bắc – chính Đông – Đông Nam – chính Tây – Tây Bắc. Tuyệt đối không nên treo tranh ở hướng Nam.

Tham khảo một vài mẫu tranh cá chép phong thủy

Cá chép hóa rồng là bức họa phổ biến trong dân gian Việt Nam và cũng là câu cửa miệng chúc phúc cho những sĩ tử đang ôn thi bước vào đại học, với hàm ý mang đến tinh thần phấn đấu, nỗ lực không ngừng nghỉ vượt qua mọi khó khăn để chạm tay được đến đỉnh vinh quang.

Hiện nay bức tranh được bán rộng rãi trên thị trường với những loại chất liệu như tranh vẽ bằng tay, tranh thêu thủ công, tranh đá quý, sơn dầu, 3D tùy vào từng chất liệu mẫu mã mà khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm tốt và phù hợp nhất.

– Tranh cá chép trông trăng

Với hàm ý trường tồn bức tranh cá chép trông trăng với hình ảnh trăng khắc họa sự hoàn thiện, tròn đầy của ánh trăng, được thiết kế treo theo cặp hình hai cá chép hướng đầu vào nhau mang đến sức khỏe cho cả gia đình.

Đây có thể nói là bức tranh được rất nhiều người tuổi Tỵ, Ngọ chọn để treo trang trí phòng khách không chỉ mang đến nét đẹp thẩm mỹ cho không gian nhà ở mà trong phong thủy còn mang đến tài lộc, may mắn và thể hiện sự trường tồn.

Hình ảnh cá chép đang quây quần trong đầm sen còn mang đến sự bình an, sung túc cho cả gia đình. Hiện nay tranh cá hoa sen được chế tác đính đá, bằng gỗ v.v rất kỳ ảo và tâm huyết bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn phù hợp hơn với phong cách thiết kế của ngôi nhà.

– Tranh cá chép hoa mẫu đơn

Nếu như bạn đang gặp bấp bênh trong công việc cũng như học tập, bạn có thể lựa chọn bức tranh cá mẫu đơn vì thể hiện hàm ý thăng tiến, thành công, tài lộc trên con đường sự nghiệp, bức tranh còn hóa giải sát khí đem đến vận may, tài lộc cho gia chủ.

Ngoài ra có thể bạn không biết hoa mẫu đơn được thêu trên tranh cá còn mang ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, đối với gia đình có con trai lớn và con gái lớn vẫn đang độc thân khi treo tranh này sẽ gặp được ý chung nhân của cuộc đời, cuộc sống hôn nhân bền vững.

Vì vậy tranh cá chép hoa mẫu đơn không chỉ đem đến tài lộc, vận may cho gia chủ mà còn đem đến hạnh phúc viên mãn cho người thân trong gia đình, dử giả và dài lâu theo thời gian.

– Tranh cá chép và cành trúc

Cành trúc trong tranh cá chép có hàm ý là chúc mừng hoặc chúc tụng vì vậy khi treo tranh phong thủy cá chép và cành trúc trong ngôi nhà, sẽ có hàm ý là luôn tiến tới phía trước và giành được thành công.

Cầu mong năm nay có của để dành hơn những năm trước đó, mặc dù cuộc sống bấp bênh nhưng vẫn có thể vượt qua như loài cá chép để đạt được những thành tựu to lớn.

Những Bí Ẩn Về Cá Sấu Xiêm Ở Vườn Quốc Gia Cát Tiên

Vườn quốc gia Cát Tiên là một trong những món quà tặng của thiên nhiên dành cho miền Đông Nam bộ. Đây là khu bảo tồn đa dạng sinh học đã từng làm thế giới kinh ngạc, một khu du lịch sinh thái tuyệt vời, một lá phổi xanh cho sự phát triển công nghiệp trong vùng kinh tế động lực. Vườn quốc gia Cát Tiên còn khá nhiều bí ẩn.

Chắc hẳn bạn chưa một lần được đặt chân đến khu vực Bàu Sấu của Vườn quốc gia Cát Tiên? Và bạn cũng chưa từng một lần bồng bềnh trên chiếc thuyền Kazac vào buổi sáng, lắng nghe tiếng con chim công đực Pavo muticus gọi bầy, đàn vịt trời Anas poecilorhyncha ngái ngủ bên đám cỏ Lác, bất chợt thức giấc vụt bay lên bầu trời làm náo loạn cả một vùng đầm lầy. Một vùng trời đất, cây cỏ bao la, sơn thủy hữu tình mà mấy ai trong đời dù chỉ một lần lưu dấu chân mình chốn đây. Điều đó cũng dễ hiểu, vì ngay cả những chuyên gia nghiên cứu và đa dạng sinh học còn phải mỏi gối, chồn chân mới tới được nơi đây.

Đã có một thời những đốm mắt các sấu nước ngọt Crocodylus siamensis tồn tại nơi đây nhiều đến nỗi được ví như những đốm sao trời. Chỉ cần một ánh đèn pin quét qua trên mặt nước, hàng ngàn đốm mắt lung linh trong không gian tĩnh lặng và chính sự đông đúc của một quần thể cá sấu mà cái tên Bầu Sấu được ra đời từ đó.

Cá sấu nước ngọt (hay còn gọi cá sấu xiêm) có tên khoa học là Crocodylus siamensis thuộc họ cá sấu Crocodylidae, bộ cá sấu Crocodylia. Hình dạng như kỳ đà song thân dài, mõm dài như cái kẹp, hàm dưới có nhiều răng dài và nhọn. Đuôi cao to, khỏe phía trên đuôi có một gờ. Chân sau có màng ở lưng có dạng hình chữ nhật. Cá sấu nước ngọt màu xám, mặt bụng nhạt hơn so với lưng.

Cá sấu nước ngọt ở Cát Tiên dài khoảng 2,20 – 2,28m (trên thế giới cá sấu nước ngọt lớn nhất được ghi nhận đạt tới 4m). Cá sấu nước ngọt chủ yếu ăn cá, cua và những thú nhỏ như chuột. Chúng giao phối khoảng tháng 12-3. Chúng đẻ trứng mỗi năm một lần vào đầu mùa mưa với số lượng 15-20 trứng, có khi tới 40 trứng. Một tuần trước khi đẻ, cá sấu đào một hố sâu đến 500mm, rộng 800mm đẻ trứng vào đó. Chúng thường đẻ vào ban đêm. Sau khi đẻ xong, ổ đẻ được lấp bằng các cành lá khô mục làm thành một mô cao đến nửa mét. Cá sấu mẹ có tập tính bảo vệ trứng. Sau khi đẻ 75- 85 ngày thì trứng nở.

Sau hơn một thế kỷ, cá sấu nước ngọt Crocodylus siamensis toàn biến mất khỏi vùng đầm lầy Bầu Sấu bởi bàn tay săn bắt của con người. Hàng ngàn con cá sấu bị bắt, giết để lấy da, thịt phục vụ mục đích xuất khẩu… lậu. Hàng đêm, những ánh đèn săn cá sấu sáng rực cả một vùng rừng và những cá thể cuối cùng đã không còn được tìm thấy tại vùng đầm lầy rộng lớn này nhiều năm về trước.

Cuối cùng, một câu hỏi được đặt ra là: Nếu như quần xã cá sấu nước ngọt Crocodylus siamensis đã thích nghi và tồn tại nơi đây với điều kiện, và môi trường sống phù hợp đến vậy mà sao chúng vẫn bị tuyệt chủng ? Tại sao loài và quần thể không tiếp tục chịu đựng được điều kiện sống nơi đây bị biến đổi theo thời gian. Tại sao một vài cá thể cuối cùng biến mất trước khi con người kịp nhận ra điều đó ? Câu trả lời thật đơn giản và dễ hiểu: CON NGƯỜI chính là tác nhân đã làm thay đổi, làm suy thoái dẫn đến hủy hoại cảnh quan, hệ sinh thái và quần thể cá sấu đông đúc nơi đây trên một diện tích rộng, CON NGƯỜI đã cố tình tuyệt diệt quần thể của chúng, đẩy loài này đến tuyệt chủng.

Sự biến mất của loài cá sấu nước ngọt Crocodylus siamensis đã để lại một hậu quả khó lường cho hệ sinh thái nơi đây. Trước kia phải khó khăn lắm chúng ta mới có thể kiếm được vài kilogram Ophiocephalus micropeltes hay Ophiocephalus striatus thì giờ đây, từng bầy đàn của chúng sinh sôi nảy nở với những số lượng không thể kiểm soát. Với một cây vợt nhỏ bạn dễ dàng kiếm được vài chục đến hàng trăm ký cá Notopterus notopterus hay Botia beauforti … từng đàn cá trắng Puntius binotatus nhởn nhơ bơi lội chúng đã chén sạch hầu hết các loài tảo đặc hữu. Liệu con người có kịp thời sửa chữa những sai lầm của mình hay không ? Liệu loài cá sấu nước ngọt Crocodylus siamensis sẽ biến mất trên bản đồ Vườn quốc gia Cát Tiên? Năm 2000, một dự án trả lại cá sấu nước ngọt cho vùng đầm lầy Bầu Sấu. Những nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu đánh giá hệ sinh thái nơi đây, làm cơ sở cho việc phục hồi loài cá sấu tuyệt chủng vùng này. Với sự hỗ trợ của trường đại học Canberra (Australia), việc phân tích gien di truyền nhằm bảo đảm các cá thể được đem thả vào nơi đây là thuần chủng. Với 5 đợt thả, tổng cộng 60 con cá sấu đã được thả vào Bầu Sấu. Chúng phát triển rất nhanh vì nguồn thức ăn dồi dào, môi trường sống thích hợp. Ngày 23/06, Thủ tướng chính phủ đã đồng ý cho phép Bộ Tài nguyên và Môi trường làm thủ tục với Ban thư ký công ước Ramsar đăng ký khu hệ đất ngập nước Bầu Sấu vào danh sách Ramsar theo lộ trình.

Ngày 10/10/2005, một sự kiện làm xôn xao giới khoa học Việt Nam khi phát hiện một bầy cá sấu con khoảng 20 con đang kiếm ăn ở phía Tây Bầu Sấu. Chúng có chiều dài khoảng 2,7cm, vòng bụng rộng 2,5-3cm và đã khẳng định chắc chắn rằng, chính những con cá sấu nước ngọt được thả vào nơi đây đã có khả năng sinh sản đúng tuổi trong điều kiện môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, quần thể cá sấu con này còn quá ít nên chúng cần được theo dõi, giám sát chặt chẽ để chúng sinh trưởng và phát triển ổn định vì cá sấu con rất dễ bị tiêu diệt bởi kẻ thù tự nhiên như Ophiocephalus micropeltes, Ardea purpurea, Ardea cinerea… và ngay cả loài Homo sapienes là tác nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của quần thể đã được xem là đông đúc nhất nơi đây.

Loài cá sấu nước ngọt Crocodylus siamensis có thể tồn tại và phát triển trong môi trường tự nhiên ở khu đất ngập nước Bầu Sấu hay không ? Có thể một lần nữa quần thể này lại bị tuyệt chủng bởi bàn tay con người như trước đây hay không? Câu hỏi vẫn còn đang bỏ ngỏ… Câu chuyện về những đốm mắt của loài cá sấu nước ngọt có còn là chuyện hoang đường đối với con cháu chúng ta? Điều đó lệ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi con người chúng ta đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ với loài cá sấu nước ngọt Crocodylus siamensis ở Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Bí Ẩn Cá Huyết Rồng Ở Biển Hồ

Tại Việt Nam, thi thoảng ngư dân ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp thả lưới dính được cá huyết rồng nặng đến hơn nửa tạ. Ít ai biết những con cá huyết rồng ấy có nguồn gốc tại Biển Hồ – Xiêm Riệp trên đất bạn Campuchia.

Vào mùa con nước lên, chúng làm cuộc chu du xuyên quốc gia, rồi “nhập tịch” ở sông nước miền Tây đất Việt.

1. Trước khi đến Xiêm Riệp để từ đó đến cửa ngõ Biển Hồ, rồi lại phải thuê thuyền đi hơn 10km đường sông mới đến được nơi cần đến, chúng tôi có dịp “quá cảnh” thủ đô Phnôm Pênh, ghé chợ Urussey, nơi tập trung đông người Campuchia gốc Việt và Hoa sinh sống. Urussey là một trong những ngôi chợ lớn ở Phnôm Pênh tập kết sản vật sông nước được đánh bắt ở cái hồ rộng như biển Tonle Sap mà người Việt sinh sống ở Campuchia quen gọi “Biển Hồ”.

Dạo một vòng quanh chợ, tôi thấy tôm cá các loại nhiều vô kể, nhưng ấn tượng nhất với tôi là cua, con nào con nấy bự cành cành. Không có kiểu trói bằng lòi tói tổ chảng một ký cua khi loại bỏ dây chỉ còn 6-7 lạng như ở ta, ở đây cua được trói bằng dây ni lông nhẹ tênh. Khi tôi cầm mấy con cua lên chụp hình, các chủ vựa cười rất tươi chứ không lộ vẻ khó chịu. Càng vào sâu trong khuôn viên chợ, thấy rắn nước được đổ thành đống nhìn phát khiếp. Hỏi thăm các chủ vựa được biết hàng có nguồn gốc từ Biển Hồ.

Chỉ trong chưa đầy 2 giờ đồng hồ thăm viếng chợ Urussey đủ để tôi nhận thấy điều ấn tượng nhất là trong vô số sản vật sông nước Biển Hồ được bày bán, chúng tôi không thấy cái cảnh người ta bày bán thứ gọi là cá rô bí, cá trê con và nhất là cá ròng ròng (cá lóc con) như ở xứ mình.

Tôi không rõ anh Tuấn có quá lời hay không, nhưng thấy rõ ràng lời anh nói quả là chí lý và đặc biệt đẫm tính thời sự ở Việt Nam. Ở xứ mình, đâu đâu cũng thấy người ta bày bán những thau cá đồng bé xíu xiu, đặc biệt là cá ròng ròng mà với nhiều người đó là đặc sản. Để bắt ròng ròng, họ bắt luôn cả con lẫn mẹ, hốt nguyên ổ, tận diệt đến thế là cùng.

Thật thú vị khi được anh Tuấn cho biết một điều khác biệt quanh những binh tôm tướng cá có nguồn gốc ở Biển Hồ và ở các tỉnh sông nước miền Tây tại Việt Nam là trong khi ta lơ là, mặc cho người dân đánh bắt bằng các phương pháp hủy diệt như lưới cào (cà sát đáy, bắt tôm cá lớn nhỏ không tha), đổ thuốc, xiệc điện…. thì ở Biển Hồ, đó là chuyện không tưởng: “Tôi từng sống ở Biển Hồ 10 năm trước khi về Phnôm Pênh nên biết chính quyền ở đó bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản kỹ lưỡng lắm. Nhờ vậy mà Biển Hồ còn bảo lưu được nhiều giống cá quý, mà nổi bật nhất là cá huyết rồng”.

Cá huyết rồng như thế nào? Nó quý ra sao? Khi tôi hỏi những điều này, thầy Tuấn cho biết đã có không ít lần chứng kiến cảnh một số ngư dân bắt được cá huyết rồng: “Nó đẹp lắm, nó có thân mình uyển chuyển, toàn thân có vảy đỏ như máu, gọi là huyết. Còn phần đầu của nó với đặc trưng có hai sợi râu dài rất giống con long mà người miền Nam thường gọi là “rồng”. Gọi nó là huyết rồng là vì vậy” – thầy Tuấn, giải thích.

Theo thầy Tuấn, anh đã từng bắt gặp con cá huyết rồng nặng đến hơn 50kg, ngư dân bắt được những con huyết rồng đại lão như thế thì thả chứ không bao giờ ăn thịt… Cũng theo thầy Tuấn, cá huyết rồng rất được dân chơi cá cảnh, đặc biệt là giới kinh doanh nặng về tâm linh ưa chuộng, có người sẵn sàng trả hàng ngàn đôla để có được con cá huyết rồng ưng ý…

Những thông tin trên đã thôi thúc chúng tôi đến vùng Tonle Sap với hy vọng được nhìn tận mắt loài cá huyết rồng.

Nhóm ngư phủ từng nhiều lần giáp mặt với cá huyết rồng.

2. Tìm hiểu về cá huyết rồng, mới biết nhờ vẻ đẹp lộng lẫy biểu hiện qua sắc đỏ lóng lánh kiêu kỳ đến huyền bí tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, cá huyết rồng không chỉ đẹp nhất mà còn là loài cá có giá trị khủng nhất châu Á. Cách đây 2 tháng, dân chơi cá cảnh ở Sài thành xôn xao câu chuyện có đại gia ở quận 1 đến gặp ông Tám Thọ ở quận 9 ngỏ lời trả 300 triệu đồng để đổi lấy con cá hồng long (hay huyết rồng) dài chưa đầy 1m nhưng ông Tám không thèm gật đầu.

Huyết rồng là loài cá tâm linh, hàng trăm năm qua người ta, nhất là giới đại gia ở Trung Quốc tin là nó có thể xua đuổi được tà ma quỷ mạo, giúp gia chủ luôn được gặp may, đường gia đạo, tiền tài luôn rộng mở. Bán nó là bán đi sự may mắn của mình nên ông Tám quyết để nuôi chứ không bán.

Dân chơi cá huyết rồng như ông Tám Thọ cho biết thị trường cá cảnh có bán nhiều loại cá huyết rồng nhưng đa phần đều là cá lai, nhập từ Thái Lan. Cá như thế về màu sắc, kích cỡ, sức sống, giá trị đều kém xa so với cá huyết rồng thuần chủng. Nói về kích cỡ cá huyết rồng, anh Mười Đé, chuyên kinh doanh cá cảnh ở quận 8 kể chuyện vào tháng 1/2013, anh đã đích thân xuống An Giang để được tận mắt chiêm ngưỡng con cá huyết rồng nặng hơn nửa tạ.

Trở ngược khoảng thời gian ấy, mới biết ngày 29/1/2013, trong lúc buông lưới ở kênh Thần Nông (xã Phú Thành, huyện Phú Tân), một ngư dân đã bắt được con cá huyết rồng dài 1,8m. Dù được rọng ôxy nhưng không bao lâu kể từ lúc được đưa lên bờ thì con cá huyết rồng khủng kia chết, sau đó nó được chuyển đến Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang để các chuyên gia thủy sản nghiên cứu. Từ đó cơ quan chức năng mới xác định đó là cá huyết rồng, có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Về hình dáng, cá huyết rồng tựa cá thác lác (được ngư dân ở các tỉnh miền Tây gọi là cá nàng hai). Có điều cá nàng hai thân trắng có đốm đen, con khủng nhất chiều dài cỡ 2 gang tay, nặng không quá 2kg/con. Riêng với cá huyết rồng có con thân mình dài hơn hai tay người dang thẳng, toàn thân có màu đỏ như máu, trọng lượng có khi đến cả trăm ký lô.

Tuy có trọng lượng khủng như thế nhưng khi tôi tìm gặp các ngư dân vùng sông nước Biển Hồ Tonle Sap thì được họ cho biết cá huyết rồng rất lành tính, chẳng bao giờ tấn công người: “Huyết rồng sống ở độ sâu tối đa khoảng 5m, thường ẩn trong các lùm cây ngập nước, ăn rong rêu, cá nhỏ và sò, ốc… Nó là loài sống đơn độc và chỉ tung tăng vào mùa con nước lên. Khi nước lên, từ các rốn bảo tồn bất khả xâm nhập, cá huyết rồng nương theo dòng chảy, đi khắp nơi. Có khi người ta gặp nó ở Kopong Chàm cách Biển Hồ hơn 200km, và gặp nhiều nhất ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long”.

Dứt lời, ngư dân Trần Tam, người Đồng Tháp, sang sinh sống bằng nghề đánh bắt cá ở Biển Hồ, gần 10 năm qua, cho biết vùng đồng bằng đất Chín Rồng (sông Cửu Long) tiếng là sông nước mênh mông như so với dòng sông mẹ Mê-kông hay vùng thượng nguồn Biển Hồ-Tonle Sap thì chỉ là… em út.

Trần Tam bảo rằng ở đồng bằng sông Cửu Long, các vùng sông nước đều chi chít dấu chân người cùng cánh thợ thuyền, nên không có cá khủng: “Mấy con cá nặng hàng chục, trăm ký lô mà lâu lâu người ta bắt được ở miền Tây thực ra là cá trôi dạt từ Biển Hồ sang Việt Nam mình đấy” – Trần Tam quả quyết.

3. Những ngày lang bạt trên Biển Hồ, tôi không có cơ may gặp được cá huyết rồng, loài cá quý có tên không chỉ trong Sách đỏ Việt Nam mà ngay cả Sách đỏ thế giới cũng ghi nhận. Dù vậy, tôi được bội thu những chuyện đời thực về loài cá quý này từ các cư dân miền sông nước nơi đây.

Người bảo cá huyết rồng thịt rất ngon, nhưng khi bắt được chẳng ai ăn vì nó bán được nhiều tiền, mỗi ký lô có giá 300.000 rieal, tương đương 1,5 triệu đồng hay còn hơn thế nữa nên khi săn được nó, họ chỉ để bán: “Nhưng thú nhất là bắt được cá huyết rồng còn sống, bán được giá vô cùng. Người ta mua sẽ về thuần dưỡng rồi xuất ngược bán cho các chủ trại cá để lấy làm giống” – anh Tam nói vậy.

Có ai câu được cá huyết rồng không, thưa chú?

– Có, thi thoảng vẫn có. Có người câu được con 2kg, con 5kg.. Cá câu được họ dưỡng dữ lắm vì giá trị cao… Nhưng lâu lâu mới có người câu được một con, giống cá này giờ hiếm lắm.

Có lang thang khắp Biển Hồ, mới biết cùng với dân bản xứ, vào mùa con nước lên, có những nhóm ngư phủ chuyên săn lùng các loài cá đặc biệt quý hiếm để bán lại cho các đại gia có nhu cầu chơi cá phong thủy, nhất là cá huyết rồng. Tiếng là săn nhưng kỳ thực những lái cá này chỉ ngồi chờ ngư dân săn được cá độc, cá khủng đến tìm mình giao hàng.

“Có bao nhiêu cá thì mấy người đó (lái cá) sẵn sàng thu mua hết với giá rất cao. So với nhiều loại cá khổng lồ ở Biển Hồ có chiều dài hơn 2m, nặng đến gần 300kg như cá tra dầu, cá trê, cá đuối… thì cá huyết rồng nhỏ hơn rất nhiều nhưng nó là con cá được săn lùng nhiều nhất. Ngư phủ ước bắt được huyết rồng, các tay câu mơ câu được huyết rồng, dân buôn cá cảnh mong mua được cá huyết rồng, vì nó có giá trị” – ngư dân Trần Luông, 56 tuổi, từng săn được con cá huyết rồng nặng hơn 30kg còn sống, tiết lộ.

Người ta đi săn cá huyết rồng như thế nào chẳng biết, chứ như tôi đi săn loài cá này đến lả người nhưng chẳng gặp con huyết rồng nào cả. May nhờ một ngư dân tên Lĩnh cho xem một số hình ảnh và đoạn phim qua điện thoại mà anh này chụp được trong những lần giáp mặt cá huyết rồng, từ đó tôi mới biết loài cá này có hình dáng, sự dịch chuyển như rồng hiện thân.

Chợt nghĩ huyết rồng từng có mặt ở miền Tây sông nước Việt Nam, nếu được nhân giống và nuôi đại trà hẳn sẽ là nguồn lợi lớn cho nông dân đồng bằng sông Cửu Long bao lâu nay oằn mình trên những cánh đồng nhưng khổ vẫn hoàn khổ!

Theo Bích Khê (CAND)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Bí Ẩn Xung Quanh Baikal trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!