Cập nhật nội dung chi tiết về Nghiên Cứu Sinh Sản Nhân Tạo Cá Mương, Cá Diếc mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá mương, cá diếc
Người đăng: Administrator
Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá mương, cá diếc
Cập nhật ngày: 17/01/2017
Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh vừa tổ chức xét tuyển chọn đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và thăm dò sản xuất giống nhân tạo cá mương (Hemicult leucisculus, Basilewsky, 1855) tại Phú Yên”. Đề tài do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III chủ trì thực hiện và ThS Lương Trọng Bích, nghiên cứu viên của viện, làm chủ nhiệm.
Đề tài tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá mương tại huyện Tuy An; thăm dò sinh sản giống nhân tạo cá mương và thử nghiệm sinh sản giống nhân tạo cá mương. Bước đầu, đề tài thu được các thông số kỹ thuật gia hóa, lưu giữ được 200 cặp bố mẹ đạt tỉ lệ sống từ 20%, sản xuất được 10.000 con giống cỡ từ 1-3cm đạt tỉ lệ sống từ 10%. Mục đích của đề tài là chủ động sản xuất giống cá mương, góp phần bảo vệ, tái tạo nguồn lợi và bảo tồn đặc sản của địa phương; đồng thời góp phần tạo sự đa dạng giống loài nuôi, tạo thêm sinh kế mới. Đề tài được Hội đồng KH-CN Phú Yên thống nhất đề nghị UBND tỉnh phê duyệt cho triển khai trong năm 2017. Thời gian thực hiện trong vòng 24 tháng.
* Hội đồng KH-CN tỉnh cũng vừa xét giao trực tiếp đề tài “Nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo và thực hiện các giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển nuôi cá diếc (carassius auratus) tại các thủy vực nước ngọt trong tỉnh Phú Yên”. Đề tài do Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên chủ trì thực hiện, ThS Nguyễn Quốc Tân, nghiên cứu viên của trung tâm, làm chủ nhiệm.
Nội dung đề tài thực hiện nhằm phát triển và bảo tồn nguồn lợi cá diếc tại Phú Yên thông qua các hoạt động nghiên cứu cụ thể, như: thu thập nguồn cá diếc trên địa bàn tỉnh về Trạm Thực nghiệm giống thủy sản nước ngọt thuộc Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên để lưu giữ, phát triển đàn cá thành cá bố mẹ và nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo; sản xuất cá diếc giống, tiến hành thả tái tạo nguồn lợi cá diếc trên các lòng hồ thủy điện, các thủy vực nước ngọt lớn; phát triển mô hình nuôi cá diếc trong các ao hồ tại hộ gia đình. Đề tài dự kiến được thực hiện trong vòng 24 tháng, kể từ tháng 1/2017.Link
THIÊN LÝ Nguồn: chúng tôi ngày 16/01/2017
Sinh Sản Nhân Tạo Cá Chép Nhật
KHPTO – Cá chép Nhật là đối tượng cá cảnh không chỉ được người chơi cá cảnh trong nước quan tâm mà còn được người chơi cá cảnh ở các nước như Mỹ, châu Âu, châu Á… ưa chuộng. Chính sự đa dạng về về màu sắc, hình dạng và kiểu vảy, vây của cá, nhất là vây đuôi đã tạo nên nét độc đáo của loài cá cảnh này. Do đó, việc sản xuất giống nhân tạo cá chép Nhật đã tạo ra hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi cá cảnh.
Nuôi vỗ cá bố mẹ
Ao nuôi vỗ cá bố mẹ có thể đạt diện tích từ 500 – 1.000 m2 hoặc lớn hơn với độ sâu 1,2 – 1,5 m. Ao gần nguồn nước để có thể chủ động thay nước, mặt ao thoáng, không bóng cây che, trên bờ không có bụi rậm. Bờ ao cao hơn mực nước thủy triều cao nhất 0,5 m.
Cá bố mẹ nuôi chung với mật độ 20 – 25 con/100 m2, tỷ lệ đực – cái khi nuôi vỗ là 1 : 2 hoặc 1 : 3. Chọn cá thuần chủng, khỏe mạnh, không bị xây xát, dị hình, dị dạng, trọng lượng cá 200 – 300 g/con, cỡ cá 20 – 30 cm/con. Không lấy cá đực và cái trong cùng một lứa mà chỉ chọn hoặc đực hoặc cái.
Để chọn cá bố mẹ cho đẻ cần biết cách phân biệt đực – cái. Cá đực có gờ nhám ở vây ngực, lỗ sinh dục lõm khi vuốt nhẹ bụng phía gần lỗ sinh dục thấy có chất dịch màu trắng chảy ra,
có nhiều núm tròn trên vây ngực. Cá cái sờ vây ngực nhẵn, lỗ sinh dục lồi, thân hình tròn hơn cá đực.
Cho cá ăn bằng thức ăn viên có 35 – 40% đạm, đồng thời bón phân gây màu định kỳ tạo nguồn thức ăn tự nhiên, lượng phân bón tùy vào màu nước, phải dùng phân chuồng đã ủ hoai. Lượng thức ăn 5 – 7% tổng trọng lượng đàn, có thể thay đổi tùy vào điều kiện khí hậu môi trường có thuận lợi hay không hoặc tùy vào sức khỏe đàn cá.
Cho cá đẻ
Khi cá được 7 – 8 tháng tuổi là đến giai đoạn thành thục nên có thể tiến hành kiểm tra độ thành thục của cá bố mẹ để chọn cá cho sinh sản. Đối với cá cái, chọn những con bụng to, da bụng mềm đều, lỗ sinh dục sưng và có màu ửng hồng, trứng có độ rời cao, nếu vuốt nhẹ bụng cá từ ngực trở xuống cá tiết ra vài trứng. Cá đực chọn những con có tinh dịch màu trắng sữa, kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ phần bụng gần lỗ sinh dục.
Bể đẻ là hồ xi măng, đáy bằng phẳng và không có vật nhọn. Diện tích 2,5 x 5 x 1,2 m, giăng lưới xung quanh bên trong để dễ thu gom cá bố mẹ sau khi sinh sản và tiện cho việc theo dõi cá sinh sản. Mực nước cấp vào bể đẻ ban đầu khoảng 0,5 m và phải lấy trước 2 ngày.
Cá chép Nhật là loài cá đẻ trứng dính trên cây cỏ thủy sinh nên giá thể là rất cần thiết. Có thể chọn bèo lục bình vệ sinh sạch sẽ, ngắt
bớt phần lá và rễ già để tạo chùm rễ thông thoáng, nên chọn phần rễ 30 cm, phần thân 20 cm là tốt nhất, ngâm vào nước muối 5% để sát trùng, loại bỏ ký sinh trùng khác.
Để cho cá thế hệ sau có màu sắc đẹp và độc đáo nên phối hợp cá bố mẹ đều có màu gấm vàng hay màu gấm bạc cho sinh sản riêng và không phối sinh sản với các màu sắc khác. Cá bố mẹ tương đối có hai màu trên thân là đỏ, đen hay trắng, đen hay đỏ, trắng được cho sinh sản chung với cá có ba màu đỏ, đen, trắng sẽ cho cá con màu sắc phong phú hơn.
Việc lựa chọn cá bố mẹ thường được tiến hành lúc 8 – 9 giờ sáng, khi cá bố mẹ được lựa chọn phù hợp thì cá được đem lên bể đẻ, tiến hành tiêm kích dục tố. Các loại thuốc dùng để kích dục cá: LH-RHa (Lutenizing Hormon- Releasing Hormon analog) + hoạt chất domperidon (DOM) hoặc não thùy thể (tuyến yên của các loài cá mè trắng, chép, trôi).
Liều lượng cá cái 60 – 70 mg LH-RHa + 10 viên DOM/kg cá cái, hoặc 5 – 6 mg não thùy/kg cá cái. Cá đực tiêm với liều bằng 1/3 liều cá cái. Sau khi tiêm xong cho cá vào bể đẻ và cho giá thể vào và tạo dòng nước chảy nhẹ vào hồ, bố trí hệ thống sục khí để tăng cường oxy. Mật độ, tỷ lệ đực – cái tham gia sinh sản trung bình 0,5 – 1 kg cá cái/m2 bể đẻ, tỷ lệ đực – cái tham gia sinh sản là 1,5/1 đến 2/1 để đảm bảo chất lượng trứng thụ tinh.
Ấp trứng bằng cách thường xuyên cho nước chảy nhẹ nhàng hoặc thay một phần lượng nước trong bể ấp bằng lượng nước đã dự trữ sẵn, sục khí liên tục, nhất là trứng sắp nở và tránh sự chiếu sáng trực tiếp của ánh sáng mặt trời. Thời gian hiệu ứng thuốc 6 – 9 giờ, sau 36 – 48 giờ ở nhiệt độ 28 – 300C thì cá nở và sau khi nở 3 – 5 ngày cá bắt đầu ăn mồi bên ngoài.
Ươm cá giống
Mật độ ươm cá 500 – 700 con/m2. Cá mới nở tự dưỡng bằng noãn hoàng trong vòng 3 ngày. Cá từ 3 ngày tuổi ăn phiêu sinh, bột đậu nành pha loãng trong nước. Sau giai đoạn này, một số cá sẽ trổ màu nhưng chưa rõ nét. Sau 7 – 10 ngày có thể thả cá ra ao.
Ao đã được chuẩn bị sẵn và được gây màu thật tốt bằng cách bón phân gây màu. Nguồn thức ăn tự nhiên trong ao lúc này đóng vai trò vô cùng quan trọng, tỷ lệ sống của cá bột phụ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn tự nhiên này. Ao ươm cá bột cần quản lý khắt khe nguồn cá tạp (diệt tạp trước khi thả cá bột, quản lý chặt chẽ nguồn nước ra vào ao thông qua cống, các hang mội, trời mưa, nước tràn bờ…).
Sau khi thả ra ao vài ngày có thể cho cá tập ăn cám hỗn hợp, tăng dần lượng thức ăn. Việc chăm sóc trong giai đoạn ươm quan trọng nhất là theo dõi và quản lý màu nước, luôn giữ nước có màu xanh lá non, ao luôn được thông thoáng, mặt ao có gió lùa, tùy điều kiện có thể thay nước 2 – 3 lần/tháng. Để phòng bệnh cho cá cần tuân thủ đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật từ quá trình chuẩn bị ao, bể đẻ, nuôi vỗ cá bố mẹ… đến khâu quản lý ao ươm cá con.
Sinh Sản Nhân Tạo Giống Cá Bông Lau
Chọn cá bố mẹ
Cá bố mẹ được chọn ngoài tự nhiên từ các xuồng câu, chọn những cá thể khỏe mạnh, ít xây xát, giữ các cá trong bể có sục khí liên tục 3 – 4 ngày cho cá khỏe hoàn toàn rồi vận chuyển đi nuôi thuần dưỡng. Cá được nuôi chung với một số loài cá háu ăn như chép, mè vinh với mật độ 5 – 10 kg/m3. Dùng thức ăn viên với hàm lượng đạm 28 – 30%, khẩu phần ăn hàng ngày 2 – 3%.
Sau đó nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ trong bè đặt trên sông, kích thước (8x4x3)m= 96 m3, bè được đặt nổi và neo trên sông cố định, nơi có dòng chảy thẳng và liên tục. Nơi đặt bè không ảnh hưởng đến giao thông, nước sông nơi đặt bè không bị phèn, mặn, xa cống nước thải và thuận lợi trong giao thông, vận chuyển thức ăn.
Cá bố mẹ chọn nuôi được đánh số thứ tự cho cá bố mẹ bằng que nhọn đầu đánh số lên đầu của cá (dùng số thường đánh cho cá cái, số la mã đánh cho cá đực). Mùa vụ nuôi vỗ cá bố mẹ từ tháng 12 năm trước đến giữa tháng 11 năm sau. Cá thành thục và bước vào sinh sản từ tháng 8. Mùa cá đẻ kéo dài đến đầu tháng 11.
Thụ tinh nhân tạo
Ở cá bông lau nhìn bên ngoài rất khó phân biệt đực cái. Khi đến mùa sinh sản mới có sự biểu hiện ra bên ngoài, cụ thể cá đực có lỗ sinh dục dạng hơi tròn lồi ra, còn cá cái lỗ sinh dục hơi lõm vào hơn so với cá đực.
Chọn cá đực là những cá thể khỏe mạnh, vuốt ở mặt bụng gần lỗ sinh dục có tinh màu trắng sữa chảy ra. Chọn cá cái là những cá thể có bụng to, dùng que thu trứng quan sát tế bào trứng khi thấy hạt trứng to, tương đối đồng đều, dễ tách rời nhau, đo kích thước tế bào trứng phải đạt trung bình từ 1,3 mm trở lên, không có trứng non. Những năm qua, do cá đực thành thục chưa tốt nên tỷ lệ đực cái nên chọn là 2:1 hoặc 3:1.
Cho cá đẻ trong bể xi măng có thể tích (3x5x1)m=15 m3, mực nước sâu 0,8 -1m chứa 6 – 10 con cá bố mẹ có khối lượng trung bình 3,5 kg/con. Cá bông lau không đẻ tự nhiên trong bè do đó phải tiêm kích dục tố để kích thích cho cá rụng trứng. Sử dụng kích dục tố HCG kích thích cá sinh sản nhân tạo như cá tra, basa. Sử dụng phép tiêm nhiều lần cho cá cái để kích thích tế bào trứng hấp thu được chất kích thích làm tăng kích thước đường kính trứng đến mức tối đa vì đây là loài cá của sông Mêkông có đường di cư dài nên chúng cần được tiêm nhiều lần dẫn với thời gian dài để cho tế bào trứng được chín đồng đều hơn.
Trong 3 – 5 liều dẫn đầu tiên sử dụng kích dục tố HCG ở mức bằng nhau 500 UI/kg, khoảng cách giữa các lần tiêm là 24 giờ. Khi trứng đã đạt mức tối đa thì tiêm liều sơ bộ với liều lượng 1.000 – 1.500 UI/kg, khoảng cách từ liều dẫn đến liều sơ bộ cũng 24 giờ. Cuối cùng là liều quyết định với mức sử dụng 5.000 UI, khoảng cách từ liều sơ bộ đến liều quyết định 8 – 10 giờ. Liều tiêm cho cá đực 2.000 – 3.000 UI/kg cùng thời gian tiêm liều quyết định của cá cái. Thời gian hiệu ứng kích thích tố từ lúc tiêm liều quyết định đến khi rụng trứng 9 – 12 giờ.
Kiểm tra cá, dùng khăn sạch lau khô toàn thân, nhất là vùng bụng cá, dùng tay vuốt từ phía sau đầu cá chạy dọc theo 2 lườn bụng đến điểm cuối là lỗ sinh dục thì thấy trứng chảy thành dòng từ lỗ sinh dục cá cái. Ở cá đực, tinh cũng thoát ra từ lỗ sinh dục có màu trắng sữa. Trước khi thấy dấu hiệu rụng trứng thì tiến hành thu tinh cá đực trước; tinh được giữ trong nước muối sinh lý 0,9%. Dùng xilanh hút 2 ml nước muối sinh lý, sau đó hút 0,5 ml tinh bảo quản ở nhiệt độ thấp để kéo dài thời gian sống của tinh trùng.
Sau đó tiến hành vuốt trứng, bằng phương pháp thụ tinh khô, dùng lông gà quấy đều trứng và sẹ (tinh dịch), trong lúc quấy đều hỗn hợp trứng và sẹ cho thêm nước sạch vào từ từ và tạo điều kiện cho tinh trùng hoạt động, tăng xác suất thụ tinh cho trứng. Cá bông lau là loài cá rất yếu. Vì thế quá trình kiểm tra sự thành thục cũng như chọn lựa cá bố mẹ cho sinh sản thì thao tác phải nhanh, nhẹ nhàng. Chỉ được phép đưa cá vào băng ca kiểm tra và tiêm kích dục tố ngay dưới nước. Đối với cá cái, thời gian hiệu ứng kích thích tố là 12 giờ tính từ khi tiêm liều quyết định.
Ương cá
Cá bột bông lau sau khi nở 24 giờ thì tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài, chủ yếu là động vật phù du. Ương cá bông lau chia thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1, sau khi nở 24 giờ, cá bột được ương trong bể composite, mỗi bể thể tích là 1m3, mật độ từ 300 con/m3. Thay nước trong quá trình ương mỗi ngày một lần, mỗi lần 20 – 30% lượng nước trong bể. Trong 10 ngày đầu cho ăn Moina hoặc Moina kết hợp với Nauplius của Artemia. Từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 20 cho ăn Moina kết hợp với thức ăn dạng bột mịn 40% đạm. Từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 30 cho ăn thức ăn mảnh 40% đạm. Sau 30 ngày tuổi cá đạt 0,21 – 0,7 g và dài 28 – 45 mm. Tỷ lệ sống của cá sau 30 ngày tuổi đạt 30,8 – 90,8%.
Giai đoạn 2, có thể ương cá bột trong bể composite thể tích 1 m3 với nhiều mật độ khác nhau như: 50, 100 hay 200 con/m3. Dùng một loại thức ăn viên có hàm lượng đạm 40%, sau 60 ngày tuổi cá đạt trọng lượng 3,2 – 3,5 gam/con, tương đương chiều dài 72,2 – 73,3 mm, tỷ lệ sống 10,9 – 98%.
Việc xác định thời gian hiệu ứng nhằm theo dõi chính xác thời điểm rụng trứng để tiến hành sinh sản nhân tạo được kịp thời. Trứng cá bông lau thuộc loại trứng dính nên sau khi cá đẻ, trứng được khử dính bằng dung dịch Tanin, sau đó được rửa lại bằng nước sạch và đem ấp trong bình Weiss sau 24 – 25 giờ thì trứng nở ở nhiệt độ 28 – 300C.
Theo Thành Công, Thủy sản Việt Nam
Nguồn
Tại hội thảo, các đại biểu được hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống và ương cá bông lau. Qua đó, các đại biểu cũng trao đổi và chia sẻ một số kỹ thuật nuôi cá bông lau như: cải tạo ao, chọn giống, phòng và trị bệnh trên cá và cách quản lý môi trường ao nuôi cá.
Tiến sĩ Nguyễn Quang Trung – Chủ nhiệm dự án cho biết: “Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng thành công mô hình nuôi cá bông lau trong ao đất, góp phần tăng thu nhập cho các hộ nuôi thủy sản, phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng; đồng thời, đa dạng hóa các đối tượng nuôi cho người dân, góp phần bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh”.
Tuyết Xuân Nguồn
Ông Nguyễn Văn Kiệt, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng đã thành công với mô hình nuôi cá bông lau, mỗi ông Kiệt thu khoảng 1 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Kiệt, 56 tuổi ngụ ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng nhiều năm nay thành công với mô hình nuôi cá bông lau-loài cá đặc sản có cái miệng rộng. Năm 2018 này, gia đình ông Kiệt thu khoảng 1 tỷ đồng tiền lãi từ nuôi cá bông lau.
Chúng tôi đã vượt trên 40 km đường giao thông nông thôn tương đối khó khăn trên huyện Cù Lao Dung để tìm hiểu về mô hình nuôi cá bông lau duy nhất, rất thành công của ông Nguyễn Văn Kiệt, 56 tuổi ngụ ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam-xã cuối cùng trên cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Hậu.
Anh Dương Thanh Tràng, cán bộ nông nghiệp xã An Thạnh Nam cho biết : ” Ông Kiệt là người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi cá đặc sản bông lau trên địa bàn huyện. Sau này, có nhiều người cùng làm theo nhưng không thành công nên chán, bỏ nghề, chỉ còn ông Kiệt vẫn duy trì và phát triển tốt, nên năm nào nuôi cũng trúng lớn, vậy mới ngon… “.
Biết được đặc điểm trên, từ năm 2011, trên diện tích 8.000m2 mặt nước ( 8 công), ông Kiệt thả nuôi 12.000 con cá giống bông lau với giá mua 5.000 đồng/con từ các ghe tàu đánh bắt ngoài sông lớn. Sau 2 tháng nuôi, ông xuất bán khoảng 5.000 cá con giống với giá từ 12.000 đến 15.000 đồng/con; số còn lại ông nuôi thêm 10 tháng nữa và xuất bán được 8 tấn với giá 100.000 đồng/ký. Ở vụ nuôi đầu tiên này, sau khi trừ hết chi phí, ông Kiệt đã lãi được 800 triệu đồng từ tiền bán cá bông lau giống và cá bông lau thịt.
Ông Kiệt cho biết một số kinh nghiệm nuôi cá bông lau đặc sản: ” Mùa cá bông lau sinh sản thường từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Thời điểm này nguồn cá giống trên các sông khá nhiều. Vì vậy, muốn nuôi cá bông lau, lúc này người nuôi thu mua nguồn cá giống từ những người làm nghề đăng lưới, đẩy xiệp ven sông lớn, trên các bãi bồi dưới chân rừng ngâp mặn. Nguồn con giống các bông lau ngoài tự nhiên khá nhiều, người nuôi chỉ tốn công ương dưỡng. Thức ăn cho cá bông lau chủ yếu từ nguồn cá vụn nên cũng dễ tìm và chi phí thấp… “.
Từ năm 2014 đến nay, ông Kiệt đã chuyển hoàn toàn sang phương án nuôi và bán cá bông lau thịt. Ông lý giải: ” Hiện nay nguồn cá giống bông lau bị săn bắt ráo riết ngoài tự nhiên với đủ loại dụng cụ đánh bắt. Cá này thường rất yếu và độ rủi ro cao dễ dẫn đến hao hụt cho người nuôi. Cạnh đó, tôi chỉ mua loại cá bông lau đạt chuẩn để nuôi bán cá thịt. Làm vậy để cho ” chắc ăn” lại vừa góp phần không để cá con bị tận diệt rất oan uổng”.
Ông Kiệt chia sẻ thêm: ” Nuôi cá bông lau phải hết sức chú ý đến các loại dịch bệnh dễ phát sinh như đầy ruột, trắng chúng tôi nuôi cá bông lau phải sạch sẽ, thông thoáng…Mỗi ngày cá bông lau ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Nếu nuôi nhiều thì dùng thức ăn là cám viên công nghiệp cho cá bông lau. Nếu nuôi đúng chuẩn thì sau 12 tháng, cá bông lau sẽ đạt trọng lượng từ 1-1,2 ký/ con… “.
Năm 2017, ông Kiệt đã xuất bán được 11 tấn cá bông lau với giá 110.000 đồng/ký, trừ hết chi phí, ông đã lãi ròng trên 800 triệu đồng. Năm 2018, ông Kiệt thu hoạch ước đạt 12 tấn cá bông lâu, với giá thương lái thu mua đặt cọc là 135.000 đồng/ký, ông Kiệt thu lãi 1 tỷ đồng.
Thừa thắng xông lên, trong năm 2018, từ nguồn lãi nuôi cá bông lau tích cóp các năm trước, ông Kiệt đã thuê thêm 40.000m2 mặt nước cạnh sông Tiền để thả nuôi 300.000 con tôm càng xanh và trăm ngàn con cá tra. Tôm càng xanh, cá tra càng về cuối năm 2018 giá bán càng tốt, ông Kiệt lãi ròng 1 tỷ đồng từ 2 loài thủy sản này.
Tựa bài do enternews đặt Theo Dân Việt Nguồn
Ông Lâm Văn Bình, ấp Giồng Bàng, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) vừa thu hoạch hơn 2 tấn cá bông lau thương phẩm được nuôi trong diện tích gần 2 ha ao nuôi tôm sú, đạt lợi nhuận trên 500 triệu đồng. Đây là mô hình nuôi thủy sản mới, có nhiều ưu thế để nhân rộng, tăng thu nhập cho nông dân.
Ông Lâm Văn Bình cho biết, xuất phát từ nghề nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng bán thâm canh gặp nhiều rủi ro, qua tìm hiểu, năm 2017, ông mạnh dạn chuyển sang nuôi cá bông lau. Với diện tích 3 ao, tổng diện tích gần 2ha mặt nước, ông thả nuôi 20.000 con cá giống, sau 1 năm nuôi, cá đạt trọng lượng từ 1,2 – 1,5 kg, giá bán 130.000 đồng/kg, trừ chi phí, lãi ròng trên 500 triệu đồng.
Theo ông Bình, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, là mùa cá bông lau sinh sản nên nguồn cá giống trên các sông khá nhiều. Vì vậy, muốn nuôi cá bông lau, người nuôi phải “đặt hàng” nguồn con giống từ những người làm nghề đăng lưới, đẩy xiệp ven sông, trên các bãi bồi dưới chân rừng đem về ương dưỡng đạt kích cỡ như cá tra giống mới thả nuôi. Nguồn con giống tự nhiên khá nhiều, người nuôi chỉ tốn công ương dưỡng. Cá bông lau dễ nuôi, ít bệnh nên không tốn nhiều công chăm sóc. Thức ăn cho cá bông lau chủ yếu từ nguồn cá vụn nên cũng dễ tìm và chi phí thấp.
Hiện nay, ngoài việc tiếp tục nuôi cá bông lau, ông Bình còn ương dưỡng hơn 20.000 con cá bông lau để bán cá giống cho các hộ tại địa phương chuyển đổi nghề nuôi tôm. Cá bông lau giống được ông bình bán với giá 20.000 đồng/con.
Ông Trần Quốc Đoàn, Quyền Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Duyên Hải cho biết, hiện nay mô hình nuôi cá bông lau đã được nhân rộng thêm 7 hộ dân trong xã Long Vĩnh, với diện tích 3,2 ha, số lượng cá giống hơn 49.000 con. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã có kế hoạch hỗ trợ cho nông dân về mặt kỹ thuật từ việc dưỡng con giống đến quá trình nuôi nhằm đảm bảo tính hiệu hiệu quả.
Cá bông lau có giá trị kinh tế cao trên thị trường hiện hiện nay. Vì vậy, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện có kế hoạch đưa đưa cá bông lau vào danh sách vật nuôi trong chương trình đa dạng hóa con nuôi cho nghề thủy sản của huyện. Đơn vị cũng đang đề Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tỉnh, Sở Công Thương hỗ trợ thêm về mặt xây dựng qui trình kỹ thuật, tìm đầu ra cho cá bông lau thương phẩm để khuyến khích các hộ dân nhân rộng mô hình thay thế diện tích nuôi tôm quảng canh, bán thâm canh vùng nước ngọt trong mùa mưa và nước lợ trong mùa nắng không đảm bảo hiệu quả.
Theo Dân tộc & Miền núi Nguồn
Sinh Sản Nhân Tạo Thành Công Cá Anh Vũ
Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Bộ thủy sản) đã nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công giống cá sông quý hiếm nổi tiếng, từng là sản vật tiến vua: cá anh vũ. Giá cá anh vũ hiện rất cao, tùy loại lớn nhỏ lên đến vài trăm ngàn đồng một ký, tại các nhà hàng lớn giá lên đến 1 triệu đồng/kg. Cá anh vũ từng là huyền thoại đối với các ngư dân phía Bắc.
SẮP CÓ CÁ GIỐNG
TS. Tuấn cho biết, kết quả thành công này đã khôi phục loài cá quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, đa dạng hóa loài cá nuôi bản địa. Các nhà khoa học đang nghiên cứu nguồn thức ăn phù hợp để cá tăng trưởng nhanh hơn, phù hợp với điều kiện nuôi thương phẩm trong ao, hồ. Chính tập quán còn ăn rêu đá của cá anh vũ nên chúng chậm lớn, đạt trọng lượng 500 – 600 g sau 18 tháng nuôi.
HUYỀN THOẠI CÁ ANH VŨ
Cá anh vũ là loài cá đặc hữu của vùng Hoa Nam (Trung Quốc) và phía bắc Việt Nam. Cùng với sâm cầm (Cá rô Đầm Sét/Sâm cầm Hồ Tây), cá anh vũ xếp vào những món ăn dành cho vua chúa, ngày trước chúng xuất hiện ở vùng đất tổ Phú Thọ. Thịt cá thơm ngon nhưng cả những lão ngư dày kinh nghiệm cũng khó bắt được cá anh vũ. Chúng chỉ sống nơi nước trong, có những hang đá sâu khiến người ta không dám liều mình lặn vào vì sợ mất mạng. Như thử thách tay nghề ngư dân, cá anh vũ chỉ xuất hiện vào những ngày giá lạnh căm căm, sương mù dày đặc. Người săn cá phải uống nước mắm sống mà cắn răng lặn tìm cá anh vũ. Cũng phải là người thạo vây lưới mới bắt được. Chính sự gian khó trong quá trình săn tìm và vây bắt, những ai bắt được cá anh vũ coi như kỳ công hay trời cho. Nhưng không phải mấy ai cũng có cơ may bắt được cá anh vũ.
Cá anh vũ ăn uống cũng khó khăn, chỉ ăn mỗi rêu đá chứ không hề ăn tạp. Thịt cá có màu trắng, mềm, ít xương, giàu dinh dưỡng. Đầu cá anh vũ rất khác thường, miệng cá là lớp sụn dày giống như miệng heo, vì thế người dân còn gọi là cá heo. Do là loài cá cúng, dâng vua chúa, thần thánh nên mỗi khi bắt được cá người dân không dám cho dân làng biết. Cá anh vũ rất mau chết, nhất là khi thả chúng vào nguồn nước không sạch sẽ. ó
ĐẶC ĐIỂM CÁ ANH VŨ
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nghiên Cứu Sinh Sản Nhân Tạo Cá Mương, Cá Diếc trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!