Đề Xuất 5/2023 # Năm Căn: Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Mú Trân Châu # Top 5 Like | Nhahangchacangon.com

Đề Xuất 5/2023 # Năm Căn: Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Mú Trân Châu # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Năm Căn: Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Mú Trân Châu mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Năm Căn cho biết, thực hiện thí điểm mô hình nuôi cá mú trân châu trong ao đất, từ nguồn vốn khoa học công nghệ năm 2014, huyện đã đầu tư 1.300 con giống cho 4 hộ nông dân ở các xã Hàm Rồng, Đất Mới và Tam Giang Đông. Hiện nay, loại cá này đang phát triển tốt, hứa hẹn triển vọng rất cao từ mô hình này.

Mặc dù, đây là đối tượng nuôi mới nhưng gia đình ông Thái Văn Vĩnh ở ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới đã tuân thủ đúng quy trình nuôi từ việc cải tạo ao đến khâu chăm sóc, cho ăn nên cá của gia đình đang phát triển tốt. Với 300m2 diện tích ao, độ sâu trung bình khoảng 1,5m, ngày 16/8 vừa qua, ông Vĩnh được nhận 300 con giống về thả, hàng ngày ông cho ăn hai đợt, thức ăn chủ yếu bằng cá vụn từ xổ vuông của gia đình. Đến nay, trọng lượng của cá trên 25 gam, tăng từ 4 đến 5 lần so với ban đầu. Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Năm Căn cho biết, ở giai đoạn 2 tháng đầu cá phát triển chậm, vì vậy trong thời gian tới nếu gia đình xử lý tốt môi trường nước, cho ăn hợp lý theo từng giai đoạn nuôi thì khả năng cá tăng trưởng là rất cao, dự tính thời gian nuôi khoảng 8 đến 9 tháng thì cho thu hoạch.

Đây là một trong những giải pháp để huyện Năm Căn từng bước đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và phát triển mô hình nuôi các loài thủy sản mới phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương.

Theo Văn Tưởng, CTV Cà Mau,

Gia Lai: Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Chình Thương Phẩm

Mô hình nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng hiện còn rất mới mẻ ở Gia Lai. Tuy nhiên, những thành công bước đầu của ông Đặng Phùng Minh (tổ 6,…

Mô hình nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng hiện còn rất mới mẻ ở Gia Lai. Tuy nhiên, những thành công bước đầu của ông Đặng Phùng Minh (tổ 6, phường Ngô Mây, thị xã An Khê) đã mở ra nhiều triển vọng cho việc phát triển mô hình này.

Nói về cơ duyên với nghề nuôi cá chình, ông Đặng Phùng Minh cho biết: “Trước đây, tôi là tài xế xe chở mía. Một lần xem chương trình “Nhà nông làm giàu” trên ti vi, tôi thấy mô hình nuôi cá chình rất có hiệu quả. Vì vậy, tôi quyết định khăn gói vào Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản Nha Trang tham gia khóa tập huấn về kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng. Sau khóa tập huấn, tôi mạnh dạn đầu tư hơn 1 tỷ đồng khoan giếng lấy nước sạch, xây 400 m2 bể xi măng và đào 200 m2 ao để nuôi cá chình và cá lóc”.

Đáng chú ý, ở thời điểm đó, mô hình nuôi cá chình trong bể xi măng còn quá mới mẻ tại Gia Lai và tỷ lệ người nuôi thành công khá thấp. Thế nhưng, ông Minh vẫn mạnh dạn đầu tư nuôi và quyết tâm làm giàu từ con cá chình. Lần nuôi thí điểm, ông thả 1,2 kg giống, mỗi con có trọng lượng 1 gram (giá mua là 130.000 đồng/con) trong bể chính có diện tích 100 m2, xung quanh là các bể dự bị nuôi cá lóc bông Ấn Độ và cá lóc thường. Sau hơn 1 tháng, nhờ tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, điều kiện vệ sinh môi trường, đàn cá chình đã có trọng lượng trung bình 2 gram/con. “Do mới nuôi thử nghiệm, để tránh rủi ro, cán bộ ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản Nha Trang khuyên tôi chọn mua cá giống có trọng lượng ổn định, khoảng 1 gram/con để dễ chăm sóc, giảm tỷ lệ hao hụt. Sau 6 tháng, cá lớn dần phải tách đàn, phân loại để dễ chăm sóc, đảm bảo cho cá phát triển tốt”-ông Minh nói.

Được biết, cá chình là loài dễ nuôi, ít bệnh hơn các loại cá da trơn khác. Loại giống 10 con/kg có thể đạt trọng lượng 1-1,5 kg/con sau 1 năm nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, cá chình đòi hỏi phải được chăm sóc theo một quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Cụ thể, nguồn nước phải được lọc kỹ các tạp chất, lắng trong trước khi cho vào bể nuôi; bể nuôi phải đảm bảo không được thiếu nước hay thừa nước, oxy trong bể xi măng cũng không được thừa hoặc thiếu. Cứ 3 ngày phải tiến hành thay nước bể một lần để hạn chế tảo sinh sôi nảy nở với mật độ lớn gây thiếu hụt nguồn oxy cho cá. Mỗi ngày cho cá ăn vào tầm 7 giờ tối, sau đó phải rửa sạch giá thức ăn để loại bỏ cặn bã, thức ăn dư thừa làm bẩn nước, gây độc tố. Tuy nhiên, ông Minh cũng cho biết, muốn đưa chế độ dinh dưỡng cao cho cá, cần áp dụng các biện pháp tổng thể khác như sử dụng máy quạt khí và tuân thủ chặt chẽ việc quản lý môi trường nước trong bể nuôi. Vì thế, máy quạt khí cũng tự tay ông sáng chế nên lượng oxy trong bể lúc nào cũng ổn định cho cá.

Trong nuôi trồng thủy sản, chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ khá cao. Vì vậy, việc nắm bắt giá trị dinh dưỡng của từng nguồn nguyên liệu và phương thức phối chế thức ăn là cần thiết nhằm sử dụng có hiệu quả và kinh tế nhất trong nuôi cá. Để đạt hiệu quả cao nhất, ông Minh tự tay chế biến thức ăn cho cá. Hàng ngày, ông mua cá rô phi từ các lòng hồ thủy điện ở huyện Kông Chro đem về ướp muối, sau đó cho vào tủ lạnh để với nhiệt độ từ -5 tới 0 độ C. Ông lấy lúa xay thành bột rồi trộn với cá xay nhuyễn làm thức ăn cho cá. Khi được hỏi về cách chế biến thức ăn này, ông Minh cho biết: “Tôi chế biến nguồn thức ăn này là giảm được một nửa chi phí so với thức ăn công nghiệp hiện có. Thức ăn do mình tự sáng chế đã tích hợp sẵn thuốc ngừa bệnh nên cá không mắc các bệnh đường ruột, bệnh gan. Tỷ lệ cá sống đạt cao”.

Sau 1 năm nuôi cá, ông Minh đã mở công ty bán sản phẩm của mình. Tất cả sản phẩm đều được kiểm định tại Chi cục Quản lý Chất lượng Nông-Lâm sản và Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) và hoàn toàn không phát hiện các hàm lượng kim loại nặng như: chì, cadimi, asen hoặc thủy ngân. Trước đó, tháng 12-2017, cá chình thương phẩm của ông Minh đã có mặt tại Chợ phiên nông sản an toàn tổ chức tại TP. Pleiku. “Tự tin vào tay nghề của mình nên năm nay tôi sẽ mở thêm một ao nữa. Với giá bán 480.000-500.000 đồng/kg như hiện nay, sau một vụ nuôi 12 tháng có thể thu lãi từ 230.000 đồng đến 260.000 đồng/con”-ông Minh cho biết.

Triển Vọng Từ Nuôi Cá Bống Mú Trong Vuông Tôm

Thực hiện dự án tìm đối tượng nuôi mới từ nguồn hỗ trợ khoa học – công nghệ của huyện, Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn thực hiện mô hình nuôi cá bống mú (cá mú) Đài Loan tại 3 hộ thuộc 3 xã. Qua 6 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 500-600 g/con, mở ra nhiều triển vọng cho đối tượng nuôi này.

Được hỗ trợ 400 con cá mú giống Ðài Loan và qua thời gian nuôi 6 tháng, anh Trần Văn Hải, ấp Chống Mỹ B, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, nhận định: “Cá mau lớn, rất đồng đều, dễ nuôi như cá chẽm, cá mú tại địa phương mình. Chỉ cần cho ăn đầy đủ, quản lý phèn vào mùa mưa cho tốt, tránh hiện tượng cá bỏ ăn là được”.

Anh Trần Văn Hải kiểm tra cá nuôi trong vuông tôm của mình.

Theo dự án, mỗi hộ nuôi được hỗ trợ 400 con cá mú giống (giá khoảng 40.000 đồng/con), thức ăn người dân tự bỏ ra. Cá được thả trong vuông tôm có diện tích 300-500 m2. Theo thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện, nguồn cá giống được mua từ công ty bán giống và thu mua cá thịt ở tỉnh Kiên Giang, nhập khẩu từ Ðài Loan. Do cá được sản xuất nhân tạo nên có kích cỡ đồng đều, không bị trầy xước như nguồn cá mú được đánh bắt tại địa phương thời gian qua. Nhờ đó cá được hộ dân thả nuôi không bị hao hụt, phát triển tốt.

Ông Trương Quốc Duẫn, Phó Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, cho biết: “Bước đầu nuôi thí điểm mô hình này nhận thấy cá thích nghi được điều kiện của vùng đất vuông tôm và phát triển tốt hơn giống cá mú tại địa phương. Hầu như không có các loại bệnh xảy ra trong quá trình nuôi. Việc quản lý môi trường ao nuôi cũng dễ thực hiện, chỉ cần bổ sung men tiêu hoá, trợ gan cho cá vào thức ăn và bón vôi, hạn chế lượng phèn tăng cao vào mùa mưa là được”.

Qua 6 tháng thực hiện tại 3 hộ nuôi, cá đều sinh trưởng tốt, đạt trọng lượng từ 500-600 g/con. Tuy nhiên, do cá được nuôi trong ao chưa được thiết kế đúng tiêu chuẩn độ sâu, hộ thì nuôi ở mức nước 0,7 m, hộ thì mức nước 1 m nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá. Nếu mô hình này được xây dựng nuôi trong ao tôm công nghiệp hay thiết kế ao đúng tiêu chuẩn kỹ thuật thì cá sẽ phát triển tốt hơn.

Thức ăn cho cá có thể tận dụng nguồn cá phi từ vuông tôm hay cá phân từ các hộ dân đóng đáy trên sông, cửa biển. Anh Trần Văn Hải cho biết: “Thức ăn cho 400 con cá mú với trọng lượng từ 500-600 g chỉ trên dưới 3 kg cá tạp mỗi ngày. Nếu tính cả tháng thì tiền thức ăn cho cá chỉ trên dưới 1 triệu đồng. Ước tính chi phí cá tạp đến hết 12 tháng để cá đạt trọng lượng trên 1 kg khoảng 10 triệu đồng” .

Theo Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, cá mú thương phẩm sẽ được công ty ở Kiên Giang thu mua, tiêu thụ vào các nhà hàng trong nước và xuất bán ra nước ngoài, với giá dao động từ 200.000-300.000 đồng/kg. Theo tính toán, sau 1 năm, những hộ dân thực hiện mô hình này sẽ thu được trên dưới 80 triệu đồng. Trừ chi phí cá giống 16 triệu đồng, thức ăn 10 triệu đồng, mỗi hộ lãi khoảng 50 triệu đồng.

Anh Nguyễn Trung Tính, ấp Trại Lưới, xã Ðất Mới, là 1 trong 3 hộ thực hiện mô hình trên, cho biết: “Chỉ với diện tích khoảng 500 m2 ao nuôi cho thu nhập trên 50 triệu đồng/năm thì đây là nguồn thu quá hấp dẫn. Nếu đầu ra cá ổn định và thông thoáng thì mô hình này sẽ tạo điều kiện cho những hộ ít đất có điều kiện phát triển kinh tế”./.

Bài và ảnh: Diệu Lữ

Triển Vọng Mô Hình Nuôi Cá Xứ Lạnh Có Giá Trị Cao Ở Thừa Thiên

Mô hình nuôi cá tầm – loài cá xứ lạnh có giá trị kinh tế cao, đang mang lại hiệu quả và được đánh giá đầy triển vọng ở vùng núi Thừa Thiên- Huế.

Tận dụng lợi thế điều kiện khí hậu núi rừng, nhiệt độ thấp, nhiều hộ gia đình ở xã Hồng Kim, huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên- Huế) đã mạnh dạn bỏ kinh phí đầu tư mô hình nuôi loài cá tầm – cá xứ lạnh có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao.

Nhiều hộ gia đình ở A Lưới đã đầu tư mô hình nước chảy, lót bạt dưới đáy hồ nuôi cá tầm xứ lạnh. Ảnh: Tiến Thành.

Đầu năm 2019, dựa vào dòng nước chảy của con thác A Nor, hộ gia đình anh Hồ Thanh Phương, trú ở làng Việt Tiến, xã Hồng Kim đã bỏ kinh phí múc hồ, làm hệ thống nước tự chảy, lót bạt dưới đáy rộng hơn 100 m2 và tiến hành thả nuôi khoảng 1000 con cá tầm.

Đến nay, cá tầm nuôi đã đạt trọng lương trung bình 2,5 – 3kg, anh Phương đang tiến hành thu hoạch dần, đồng thời, tiếp tục thả thêm gần 1000 con giống mới. Với giá bán giao động từ 250 – 300 ngàn đồng/kg, việc nuôi cá tầm đã mang lại lợi nhuận kinh tế khá lớn cho hộ gia đình này. Anh Phương cho biết, đang tiếp tục đầu tư và nghiên cứu để nhân rộng mô hình, tiến tới nuôi cá tầm lấy trứng có giá trị cao hơn.

Cá tầm được đánh giá phù hợp với đặc điểm khí hậu ở A Lưới. Ảnh: Tiến Thành.

Để nuôi cá tầm hiệu quả, anh Phương chia sẽ, ngoài nguồn nước phải luôn sạch, không bị ô nhiễm và có hàm lượng oxy hoà tan cao, thì đáy hồ nuôi cũng phải được vệ sinh thường xuyên để loại bỏ bùn đất. Cùng với đó, nhiệt độ nước trong hồ nuôi luôn phải được duy trì dưới 30độ C. Theo anh Phương, một yếu tố không kém phần quan trọng và quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi đó là chất lượng con giống.

“Khi chọn cá giống thì ta nên chọn những con khoảng 50gr, dài từ 15 – 20 cm, khoẻ mạnh và không dị hình. Khi thả vào chậu nước, cá bơi tản đều trong chậu, không tập trung vào một chỗ là cá khoẻ. Chế độ ăn cho cá tùy theo nhiệt độ nước trong hồ nuôi, khi nước lạnh cho ăn 1-2 lần/ngày; còn khi thời tiết ấm thì cho ăn nhiều hơn, khoảng 4 lần/ngày” anh Phương chia sẽ.

Ở A Lưới, ngoài gia đình anh Phương còn có hộ anh Hồ Văn Hiệu, xã Hồng Kim cũng đã đầu tư mô hình ao, hồ nuôi cá tầm với quy mô hơn 1000 con, đang mạng lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Được biết, những hộ tham gia mô hình được Trung tâm Khuyến nông (TTKN) Thừa Thiên- Huế hỗ trợ chi phí 100% con giống, 70% thức ăn và cán bộ hướng dẫn kĩ thuật nuôi, chăm sóc phòng trừ bệnh cho cá.

Anh Phương bên mô hình nuôi cá tầm của gia đình. Ảnh: Tiến Thành.

Theo các hộ nuôi cá tầm, đến nay cá sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết nguồn nước ở địa phương. Bên cạnh những thành quả bước đầu, việc triển khai mô hình nuôi cá Tầm ở huyện A Lưới vẫn còn gặp nhiều khó khăn, do đối tượng nuôi mới nên đòi hỏi điều kiện nuôi khắt khe; chi phí đầu tư làm hồ nuôi, con giống, thức ăn cũng khá lớn; kèm theo đó là chi phí vận chuyển lớn do đường xa.

Ông Châu Ngọc Phi, Giám đốc TTKN tỉnh Thừa Thiên- Huế đánh giá: Lần đầu tiên cá tầm được đưa vào thả nuôi tại vùng cao ở Thừa Thiên- Huế. Sau thời gian nuôi khảo nghiệm cho thấy phù hợp với đặc điểm khí hậu ở A Lưới. Thời gian tới, TTKN tiếp tục hỗ trợ để phát triển đối tượng nuôi này. Việc này, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có thể giải quyết vấn đề đặc sản vùng miền ở huyện A Lưới, giúp người dân vùng cao có điều kiện phát triển kinh tế bền vững.

Cá tầm siberi là loài cá nước ngọt ở xứ lạnh sống ở nhiệt độ dưới 30 độ C, có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao, được đưa vào thử nghiệm tại Việt Nam từ năm 2005. Đến nay, loài cá này đã được phát triển nuôi ở những vùng miền núi có nhiệt độ thấp với mô hình nuôi lấy thịt và lấy trứng.

TIẾN THÀNH – TÂM PHÙNG

Bạn đang đọc nội dung bài viết Năm Căn: Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Mú Trân Châu trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!