Cập nhật nội dung chi tiết về Mô Hình Nuôi Cá Bống Bớp Trong Ao Nước Lợ Tại Thành Phố Vinh mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mô hình nuôi cá bống bớp trong ao nước lợ tại thành phố Vinh
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, cá bống bớp được nuôi khá phổ biến trong các đầm ao nước lợ ở các tỉnh ven biển miền Bắc như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình… và đã trở thành đối tượng để phát triển kinh tế của người nuôi trồng thủy sản ở những vùng này. Đây là đối tượng hải đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon rất được thị trường trong, ngoài nước ưa chuộng. Đây là loài cá có thịt lành, bổ, giá tiêu thụ dao động từ 220.000 – 300.000 đồng/kg. Loại cá này không chỉ được tiêu thụ mạnh trong nước mà còn được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hồng Kông và nhiều nước Châu Á khác nên có thể trở thành đối tượng nuôi có triển vọng.
Hưng Hòa là vùng có truyền thống về nuôi trồng thủy sản của thành phố Vinh – Nghệ An, đặc biệt là nuôi tôm. Nhưng tôm là đối tượng nuôi cần vốn đầu tư lớn, lại dễ gặp rủi ro, cùng với tình hình dịch bệnh xảy ra thường xuyên trong những năm gần đây đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế cũng như tâm lý của các hộ nuôi trong vùng. Tìm ra đối tượng nuôi phù hợp, có giá trị kinh tế cao để thay thế là mối quan tâm của người dân. Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá bống bớp (Bostrichthys sinnensis Lacepede, 1801) trong ao nước lợ tại Thành phố Vinh” được triển khai thực hiện nhằm thăm dò khả năng thích nghi và phát triển của đối tượng nuôi này trong điều kiện sinh thái vùng nuôi thành phố Vinh. Mục tiêu của dự án là xây dựng thành công mô hình nuôi cá bống bớp thương phẩm trong ao nước lợ đạt năng suất 10 tấn/ha, góp phần đa dạng hóa loài nuôi, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Kết quả khảo sát, lựa chọn địa điểm thực hiện dự án
Tiêu chí lựa chọn địa điểm nuôi: Ao có độ sâu 1,5m, có cống cấp và tiêu nước riêng biệt; có chất đáy đất thịt, bùn pha cát; độ mặn dao động từ 5-25‰; nguồn nước chủ động; có hệ thống giao thông, điện lưới thuận lợi, đảm bảo an ninh.
Từ tiêu chí trên, sau khi khảo sát thực tế tại xã Hưng Hòa – thành phố Vinh Vinh, đã lựa chọn được 2 hộ dân tham gia thực hiện dự án, đó là: hộ ông Nguyễn Văn Tuấn và hộ ông Lưu Văn Hồng ở xóm Phong Yên với diện tích ao nuôi của mỗi hộ là 2.500m2.
2. Kết quả tham quan học tập kinh nghiệm
Phân viện Nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ đã tổ chức cho cán bộ đi tham quan học tập kinh nghiệm triển khai xây dựng mô hình nuôi cá bống bớp tại xã Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định là nơi mà nghề nuôi cá bống bớp đã được phổ biến từ trước năm 1900. Qua chuyến thực tế, cán bộ thực hiện dự án đã tìm hiểu, nắm bắt được kỹ thuật chuẩn bị, cải tạo ương và nuôi thương phẩm cá bống bớp; một số kinh nghiệm về ương nuôi cá bống bớp như: vận chuyển cá hương, cá giống, theo dõi chăm sóc, quản lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh.
Sau chuyến tham quan học tập kinh nghiệm, Phân viện nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung Bộ (Bên A) đã tiến hành ký hợp đồng chuyển giao công nghệ nuôi thương phẩm cá bống bớp với Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc (Bên B).
3. Kết quả xây dựng mô hình
3.1. Ương cá hương lên cá giống
* Đợt 1 (năm 2009): Ương cá trong giai
Kích thước giai ương 12m2 (dài 3m, rộng 4m, sâu 1,8m). Số lượng cá thả: 5.000 con, sau 1,5 tháng nuôi, cá đạt kích thước trung bình 5,5cm, thu được 3.700 con, tỷ lệ sống đạt 74%.
* Đợt 2 (năm 2010): Ương cá trong ao
Ao ương có diện tích 2.500m2, độ sâu 1,2m, pH đất 6,5, có hệ thống bờ bao chắc chắn, hệ thống cấp và thoát nước đầy đủ. Ao được cải tạo, gây màu nước và thức ăn tự nhiên theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Số lượng cá thả: 110.000 con, mật độ 44 con/m2. Sau 1,5 tháng nuôi thu được 89.650 con, tỷ lệ sống đạt 81,5%.
Tổng lượng cá giống thu được trong cả hai đợt nuôi là 93.530 con.
Bảng 1: Tăng trưởng của cá bống bớp giai đoạn cá hương lên cá giống
Thời gian nuôi (ngày)
Đợt 1
Đợt 2
Trọng lượng TB (g)
Chiều dài TB (cm)
Trọng lượng TB (g)
Chiều dài TB (cm)
Bắt đầu
0,08 ± 0,022
2,0 ± 0,034
0,1 ± 0,027
2,3 ± 0,457
15
2,30 ± 0,367
3,1 ± 0,423
2,7 ± 0,372
3,2 ± 0,447
30
3,20 ± 0,521
4,1 ± 0,511
4,2 ± 0,490
4,5 ± 0,564
45
4,60 ± 0,672
5,5 ± 0,734
6,6 ± 0,648
7,1 ± 0,831
Kết quả sau 1,5 tháng ương nuôi cho thấy, cá ương ở đợt 1 có tỷ lệ sống và tăng trưởng thấp hơn cá ương đợt 2. Nguyên nhân là do mật độ ương trong giai (416 con/m2) dày hơn so với mật độ ương trong ao (44 con/m2). Ngoài ra, việc gây màu nước tốt giúp cho thức ăn tự nhiên trong ao phát triển (đặc biệt là copepod) làm nguồn thức ăn bổ sung cho cá tăng trưởng và đạt tỷ lệ sống cao.
3.2. Nuôi thương phẩm cá bống bớp
* Đợt 1 (Vụ nuôi năm 2009): Thả cá với số lượng 85.000 con. Cá được vận chuyển kín bằng túi nilon có bơm oxy. Thời gian vận chuyển từ Hải Phòng đến Nghệ An mất 6 tiếng. Cá được thả vào 2 ao, mỗi ao có diện tích 2.500m2, mật độ thả là 15 con/m2. Định kỳ 15 ngày/lần kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá bằng cách đo chiều dài và cân trọng lượng để từ đó điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Tuy nhiên, sau 6 tháng nuôi, khi cá đạt kích cỡ từ 68-130g, do ao bị rò rỉ, nguồn nước cấp vào bị hạn chế nên phải tiến hành thu hoạch. Kết quả thu hoạch đạt 5.761kg cá, trong đó ao 1 thu được 2.801kg, tỷ lệ sống đạt 79%; ao 2 thu được 2.920kg, tỷ lệ sống đạt 88%. Năng suất bình quân đạt 11,52 tấn/ha.
Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng trọng lượng của cá bống bớp ở vụ nuôi năm 2009
Chỉ số
Thời gian
nuôi (tháng)
Ao 1
Ao 2
Trọng lượng trung bình (g/con)
Tăng trưởng tương đối theo ngày (g/ngày)
Trọng lượng trung bình (g/con)
Tăng trưởng tương đối theo ngày (g/ngày)
Thả giống
7,2 ± 0,88
6,9 ± 0,76
1
12,4 ± 1,34
0,17
11,9 ± 0,86
0,17
2
25,2 ± 1,72
0,43
23,3 ± 0,59
0,38
3
45,3 ± 2,55
0,67
41,1 ± 1,95
0,59
4
66,4 ± 4,36
0,7
59,9 ± 1,98
0,63
5
85,3 ± 8,53
0,63
76,1 ± 7,81
0,54
6
98,0 ± 16,51
0,42
83,0 ± 11,25
0,23
Số liệu bảng 2 cho thấy, từ tháng nuôi thứ nhất đến tháng nuôi thứ 4, cá phát triển nhanh. Tháng thứ 5 đến tháng thứ 6, cá bắt đầu có hiện tượng giảm tốc độ tăng trưởng, do thời gian này (khoảng tháng 11 đến tháng 12 trong năm) thời tiết xuất hiện gió mùa, nhiệt độ giảm xuống thấp, cá giảm ăn.
* Đợt 2 (Vụ nuôi năm 2010): Ao được cải tạo đúng quy trình kỹ thuật, gây màu nước giống như ao nuôi vụ 1. Vụ nuôi này sử dụng con giống thu được trong ao ương. Số lượng 89.650 con, kích thước cá trung bình 7,1cm. Cá được sàng lọc và phân thành 2 loại và bố trí nuôi trong 2 ao (bảng 3).
Bảng 3: Phân loại thả cá giống theo các chỉ số
Chỉ số
Đợt 1
Đợt 2
Ao 1
Ao 2
Ao 1
Ao 2
Chiều dài trung bình (cm)
7,8 ± 0,88
8,8 ± 0,57
6,4 ± 0,57
7,7 ± 0,67
Trọng lượng trung bình (gam)
6,9 ± 0,77
7,2 ± 0,88
6,1 ± 0,65
7,0 ± 0,59
Ở vụ nuôi thứ 2, thức ăn sử dụng nuôi cá là thức ăn tươi, gồm: cá tươi, tép tươi băm nhỏ. Chế độ chăm sóc ở vụ 2 cũng giống như vụ 1.
Sau 3,5 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng trung bình 58g/con, chiều dài đạt 16,6cm, nhưng đợt lũ lịch sử tháng 10/2010 đã làm ngập toàn bộ diện tích ao nuôi cá. Mực nước đo được tính từ đáy ao lên mặt ao là 2,5m, mặc dù chủ hộ nuôi đã dùng nhiều biện pháp phòng chống như giăng lưới quanh ao nhưng không hiệu quả. Gần như toàn bộ cá thả trong ao bị thất thoát ra ngoài, sản lượng ước đạt 4.500kg (số liệu thu được trước lũ 2 ngày).
Kết quả 2 vụ nuôi cho thấy, nên chọn thời điểm sớm trong năm để nuôi cá bống bớp nhằm hạn chế rủi ro do thiên tai (bão, lụt) cũng như tránh thời điểm nuôi vào mùa đông vì mùa này cá chậm lớn.
Tổng sản lượng thu hoạch cá bống bớp thương phẩm cả hai vụ nuôi là 10.226kg là kết quả khả quan, tương đương sản lượng cá đạt được/ha ở vùng nuôi Nghĩa Hưng – Nam Định.
4. Hiệu quả kinh tế – xã hội
4.1. Hiệu quả kinh tế
Cá bống bớp là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng. Hiện tại giá bán trung bình trên thị trường là 220.000-250.000đồng/kg. Theo tính toán, nuôi 1kg cá bống bớp thương phẩm từ cá giống (kích thước 6-8cm) đem lại lợi nhuận 55.000 đồng. Nếu chọn cá giống nuôi ở giai đoạn cá hương sẽ giảm chi phí giống từ 2.000-2.500 đồng/con, mỗi ao nuôi (diện tích 2.500m2, mật độ 15 con/m2) sẽ giảm được chi phí đầu tư từ 85-100 triệu đồng. Vì vậy, nên chọn giống cỡ nhỏ (khoảng 2cm) để nuôi lên thương phẩm nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế.
4.2. Hiệu quả xã hội
Dự án được triển khai trên vùng nuôi mặn lợ (Hưng Hòa – thành phố Vinh) đã ương nuôi thành công một đối tượng nuôi có giá trị, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản, giúp bà con nông dân có hướng đi thích hợp nhằm phát triển kinh tế và phục hồi vùng nuôi. Thực tế, sau khi mô hình được triển khai có kết quả, một số hộ dân vùng thực hiện dự án và các vùng lân cận như Nghi Lộc – Nghệ An và Nghi Xuân – Hà Tĩnh đã tiến hành nuôi thương phẩm cá bống bớp, cho thấy khả năng nhân rộng của mô hình này.
III. KẾT LUẬN
Dự án đã xây dựng được quy trình ương cá bống bớp từ giai đoạn cá hương lên cá giống và nuôi thương phẩm cá bống bớp trong ao nước lợ phù hợp với điều kiện sinh thái thành phố Vinh, đã sản xuất được 93.350 con cá giống, tỷ lệ sống đạt 81,5%, thu được 10.226kg cá thương phẩm, đáp ứng được mục tiêu ban đầu đề ra.
Người dân nên áp dụng quy trình kỹ thuật ương cá bống bớp từ giai đoạn cá hương lên cá giống để sử dụng làm cá giống nuôi thương phẩm nhằm giảm chi phí sản xuất và đem lại lợi nhuận cao. Thời vụ nuôi nên tiến hành từ tháng 3 đến tháng 9 trong năm để giảm thiểu rủi ro do thời tiết./.
Mô Hình Sản Xuất Giống Cá Bống Bớp
Được sự hỗ trợ của Sở KH&CN, Công ty TNHH Dương Hùng Vương đã xây dựng thành công mô hình sản xuất giống cá bống bớp tại xã Quỳnh Liên (Quỳnh Lưu); được nghiệm thu và đánh giá đạt loại khá, khả quan cho việc ứng dụng kết quả, nhân rộng mô hình nhằm thúc đẩy sự phát triển nghề nuôi cá bống bớp tại ven biển Nghệ An.
Trong 2 năm (2010 – 2011), với trên 300 cặp cá bống bớp bố mẹ được thu mua từ Nam Định, mô hình đã triển khai được 3 đợt nuôi vỗ thành thục. Tỷ lệ sống của cá trong nuôi vỗ đạt trên 83%. Nuôi vỗ trong ao đất cho tỷ lệ cá cái phát triển tuyến sinh dục bình thường đạt 40,8% và tăng lên 53,7% khi chuyển tiếp vào nuôi vỗ trong bể xi măng. Tỷ lệ cá cái thành thục đủ tiêu chuẩn tuyển chọn tham gia sinh sản đạt 39,6%. Tỷ lệ cá cái sinh sản/số cá tuyển chọn đạt trên 40%.
Từ kết quả sinh sản nhân tạo, mô hình đã thu được trên 10 vạn cá bống bớp giai đoạn cá hương. Tỷ lệ sống trung bình trong ương cá bột lên cá hương (30 ngày) đạt 19,4%, chiều dài cá đạt 2,2 – 2,4 cm.
Tiếp đó, tiến hành ương từ cá hương lên đã thu được trên 5 vạn cá giống với kích thước từ 5 – 6 cm để cung cấp cho bà con nuôi cá bống bớp thương phẩm trong tỉnh. Tỷ lệ sống của cá giống đạt trung bình 72,1% sau 30 ngày ương.
Từ kết quả chuyển giao công nghệ và qua thực nghiệm sản xuất, công ty tiến hành tập huấn kỹ thuật cho trên 50 lượt người nuôi thủy sản ven biển tại Quỳnh Lưu, đã hoàn thiện và đưa ra quy trình sản xuất giống cá bống bớp phù hợp với điều kiện Nghệ An với các bước cơ bản.
Ông Tô Huy Vấn – Giám đốc Công ty TNHH Dương Hùng Vương cho biết, nếu vận dụng hết công suất, mô hình có thể sản xuất trên 50 vạn cá hương, cá giống/năm để cung cấp cho người nuôi trong tỉnh. Hiện nay, nhu cầu giống cá bống bớp trên thị trường trong và ngoài tỉnh rất lớn, do đó những trại sản xuất giống tôm kém hiệu quả có thể chuyển hoặc vận dụng thời gian không sản xuất giống tôm để sản xuất đối tượng này sẽ giúp kéo dài thời gian sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Khi nuôi vỗ thành thục trong bể, sử dụng thức ăn viên nổi (tỷ lệ 40% – 50%) có độ đạm 35% và thức ăn tươi sống (tỷ lệ 50% – 60%) như tép moi, cá, động vật thân mềm hai mảnh vỏ. Thức ăn của cá nên bổ sung thêm Vitamin E, C và chế phẩm sinh học.
Trong ương cá hương, thức ăn sử dụng là tảo, moina, artemia bung dù và artemia mới nở, một số loại thức ăn tổng hợp như: N0, N1 lan sy. Cá từ 10 ngày tuổi về sau cho ăn thêm thức ăn tự chế biến (tôm, cá, lòng đỏ trứng gà, vịt,…). Bổ sung thêm vitamin và các chế phẩm sinh học để tăng khả năng tiêu hóa và sức đề kháng cho cá. Thức ăn trong ương cá giống là Artemia, thức ăn tổng hợp (viên nổi) và thức ăn tự chế từ các nguyên liệu như: moi, cá tạp, bột ngũ cốc, các loại Vitamin A, C, D, E xay nhuyễn trộn đều.
Mô Hình Nuôi Cá Bông Lau Trong Ao Hướng Đi Nhiều Triển Vọng
Mô hình nuôi cá bông lau của anh Đăng chỉ phải lo 50% nguồn thức ăn, phần còn lại cá tự tìm rong rêu hay cỏ cây để ăn, nên cá đạt tỷ lệ sống 90%. Anh Nguyễn Tâm Đăng ở xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) là người đầu tiên thành công nuôi dưỡng cá bông lau từ nguồn giống tự nhiên với quy mô lớn nhất ĐBSCL. Đây là loài cá có giá trị cao gấp 4 – 5 lần cá tra.
1. Dám nghĩ dám làm – Nhớ hồi khởi nghiệp nuôi cá bông lau, anh Đăng kể, đầu năm 2007 anh có mấy người bạn thân ở phương xa đến chơi. Nghe tiếng cá bông lau đặc sản vùng này, ai cũng thèm ăn. Anh ra chợ may mắn mua được con cá bông lau vừa đánh bắt dưới sông lên nặng hơn 7 kg, bán 120.000 đ/kg. Về nhà nấu lẩu, bạn bè khen ngon hết ý.
– Từ chuyện con cá bông lau có giá trị thương phẩm cao hơn cá tra, anh nảy ra ý tưởng nuôi loài cá này vì chưa ai đầu tư nuôi, trong khi nguồn giống có sẵn ngoài tự nhiên.
– Suy nghĩ đó thôi thúc khiến anh bỏ học ngành cơ khí Trường ĐH Bách khoa chúng tôi về quê tìm tài liệu đọc nghiên cứu con giống, xây dựng mô hình nuôi cá bông lau. Từ một học viên cơ khí, đùng một cái anh chuyển hẳn sang nuôi thủy sản quả là điều quá khó. Nhưng với quyết tâm, cộng với tính chịu học hỏi qua sách báo nên trong thời gian ngắn anh có được vốn kiến thức về nuôi các loài cá da trơn như cá bông lau, cá dứa, cá tra bần…
– Năm 2009, anh Đăng thuê 5 ha mặt nước của những hộ nuôi tôm bị thất bại ở xã Phú Tân để mua cá giống bông lau về nuôi. Mặc cho “sự đời” bàn tán lời ra tiếng vào, anh mượn vốn từ người thân trong gia đình 400 triệu đồng mua 25.000 con giống của một DN ở huyện Cần Giờ (TP.HCM) về thả nuôi. Kết quả cá hao hụt quá cao, anh thất bại. Nhiều người trong xóm cho rằng, anh “điên” vì hồi nào tới giờ loài cá bông lau chưa có ai nuôi sống được mà dám thả nuôi.
– Anh Đăng tâm sự: “Năm đầu thả nuôi, vì hiểu biết còn hạn chế nên lần đầu mua cá giống, tôi bị lừa mua nhầm giống cá, nên nuôi không đạt. Thất bại nhưng không nản, tới mùa sau tôi dò hỏi theo ghe đánh bắt cá ngoài cửa sông với mong muốn tìm nguồn cá giống bông lau tự nhiên. Dù đã làm mọi cách nhưng cá đưa lên khỏi sông chưa bao lâu thì chết hàng loạt. Số còn lại tôi đem về, chăm sóc với chế độ “đặc biệt” trong ao đất. Vậy mà vẫn không sống được”.
– Anh Đăng chia sẻ, mùa sinh sản cá giống bông lau xuất hiện nhiều vào tháng 11 năm trước đến sang tháng 3 năm sau. Vào mùa này, những loài cá da trơn được ngư dân đánh bắt rất nhiều; loại bằng ngón tay cái hoặc con lớn hơn bán với giá rất rẻ, chỉ vài chục ngàn đ/kg. Cái khó là làm sao con giống ngoài tự nhiên bắt được, giữ cho nó sống và nuôi dưỡng thành cá thương phẩm bằng những nguồn thức ăn hiện có trên thị trường.
– Có hiểu biết để nhận diện chính xác cá bông lau và tích lũy vốn kinh nghiệm nuôi cá sau bao phen thất bại, anh quyết tâm thử một lần nữa, bỏ ra số tiền khá lớn thu mua cá con của các ngư dân đánh bắt trong thiên nhiên.
– Trong lần nuôi này, anh thành công, tỷ lệ cá chết giảm đáng kể. Và từ đó anh bắt đầu tìm thị trường bán cá bông lau giống, cá tra bần cho các DN ở An Giang và Đồng Tháp. Lấy ngắn nuôi dài, nhiều năm anh xoay vòng vốn bán cá giống và đầu tư cho vùng chuyên nuôi cá bông lau.
2. Người mở đường – Năm 2010, anh Đăng thuê gần 10 ha đất ở huyện Tân Phú Đông thả nuôi thử nghiệm khoảng 23.000 con giống cá bông lau. Sau nhiều lần thay đổi thức ăn viên cho cá, anh đã thành công trong việc thuần dưỡng, nhân nuôi trong ao đất có nguồn nước tĩnh theo hình thức bán hoang dã. Sau 12 tháng nuôi anh thu hoạch được khoảng 20 tấn cá thương phẩm.
– Trên đà thắng lợi, anh Đăng tiếp tục thả nuôi hơn 31.000 con giống cũng từ nguồn cá giống khai thác tự nhiên. Hiện nay cá nuôi đạt trọng lượng bình quân từ 900 gr đến 1 kg/con. Ao nuôi có thể đem về doanh thu cả trăm triệu đồng cho anh. Ngoài ra anh cũng chuẩn bị khoảng 500.000 con giống để đủ cung ứng theo các đơn đặt hàng trong năm nay.
– Với kinh nghiệm tích lũy được, anh Đăng cho biết: “Cá bông lau và cá dứa khó có thể phân biệt được nhau ở giai đoạn cá giống, tuy nhiên cách nhận dạng chung là hai loài cá này có sống lưng ánh lên màu xanh nhạt, đuôi vàng, viền đuôi hơi tím; trong khi đó cá tra bần có lưng, vây, đuôi đều màu vàng”
– Từ các đặc điểm trên, anh phân tích: “Cá tra bần chiếm khoảng 10% nguồn cá giống đánh bắt từ tự nhiên. Loại này dễ thuần dưỡng hơn cá bông lau, cá dứa”.
– Mô hình nuôi của anh chỉ phải lo 50% nguồn thức ăn, phần còn lại cá tự tìm rong rêu hay cỏ cây để ăn, nên cá đạt tỷ lệ sống 90%. Hiện tại trong khu vực ao nuôi anh cho trồng cỏ xung quanh, vừa tạo bóng mát vừa làm nguồn thức ăn thiên nhiên cho cá. Mật độ thả nuôi để cá có tỷ lệ sống cao, bình quân thả 2 con/m3 nước.
– Anh lý giải, vì đây là loại cá sống ngoài thiên nhiên thích nơi dòng chảy nước sâu nên cần oxy, khi đem vào ao nuôi trong môi trường nước tĩnh phải thả thưa, cá mới đủ oxy phát triển tốt. Cá nuôi trong vòng 12 -15 tháng đạt trọng lượng 1 – 1,1 kg/con, còn nuôi theo hình thức công nghiệp chủ động nguồn thức ăn hoàn toàn trong vòng 10 – 11 tháng cá đạt trọng lượng từ 1,2 – 1,5 kg/con.
– Anh cho biết thêm, kế hoạch anh sẽ thu hoạch lượng cá bông lau trong ao vào đầu tháng 5 tới đây, dự kiến khoảng 25 tấn cá thương phẩm bán với giá từ 120.000 – 130.000 đ/kg, còn vào tháng 6 đến tháng 12 cá bông lau có giá từ 160.000 – 180.000 đ/kg. Có thể nói vụ cá bông lau năm nay hy vọng sẽ mang lại lợi nhuận cao cho anh.
– Dù đang nuôi cá bông lau từ ngoài sông về nuôi trong ao, nhưng anh Đăng muốn loại cá này có chất lượng thịt gần giống cá trong tự nhiên. Thịt cá trắng, thơm ngon và ít mỡ. Để đạt được điều đó, mô hình nuôi tối thiểu, theo anh phải là bán thiên nhiên trên diện tích rộng. Nguồn nước cần thay đổi thường xuyên và quan trọng nhất là trong quá trình nuôi không được sử dụng thuốc và chất hóa học.
Mô hình nuôi cá bông lau trong ao hướng đi nhiều triển vọng, Nguồn: Báo Nông Nghiệp VN (Xuất bản 02/05/2014).
Sóc Trăng: Kết Quả Thực Hiện Mô Hình Nuôi Cá Bông Lau Trong Ao Đất
Trong khuôn khổ dự án “Xây dựng mô hình nuôi cá bông lau (Pangasius krempfi) trong ao đất ở tỉnh Sóc Trăng”
Vừa qua, tại Hội trường Sở KH&CN tỉnh Sóc Trăng, Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ phối hợp với Sở KH&CN tổ chức Hội thảo khoa học “Kết quả thực hiện mô hình nuôi cá bông lau (Pangasius krempfi) trong ao đất ở tỉnh Sóc Trăng” nhằm phổ biến, trao đổi, chia sẻ về kết quả xây dựng mô hình nuôi cá bông lau trong ao đất tại huyện Kế Sách và Cù Lao Dung.
Dự Hội thảo có bà Vũ Thị Hiếu Đông – Giám đốc Sở KH&CN, ông Dương Vĩnh Hảo – Phó Giám đốc Sở KH&CN, ông Trang Vũ Phương – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ, bà Triệu Thị Ngọc Diễm – Phó Chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu cùng 46 công chức, viên chức công tác tại Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ; Sở KH&CN, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, Trung tâm Giống Quốc gia Thủy sản nước ngọt Nam Bộ; Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Thủy sản, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên, Phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu, Trạm Khuyến nông các huyện, thị xã và thành phố Sóc Trăng; UBND xã An Thạnh 3; các hộ dân tham gia dự án, hộ nuôi cá bông lau trên địa bàn huyện Cù Lao Dung.
Sóc Trăng là tỉnh thuộc hạ lưu sông Hậu của vùng ĐBSCL tiếp giáp biển Đông. Diện tích tự nhiên 3.311km 2, có 72 km bờ biển, thích hợp cho việc phát triển nghề nuôi thủy sản nước lợ. Những năm gần đây, ngành nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh đã có bước phát triển, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Theo Báo cáo của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2018 diện tích nuôi thủy sản của tỉnh là 77.858 ha, trong đó diện tích nuôi tôm nước lợ là 56.160 ha, thủy sản nước ngọt và các loài thủy sản khác khoảng 21.698 ha. Từ đầu năm 2019 đến nay, toàn tỉnh đã thả nuôi 55.387,9 ha thủy sản, trong đó, có 46.728,5 ha diện tích nuôi tôm nước lợ và khoảng 8.659,4 ha diện tích nuôi thủy sản nước ngọt và các loài thủy sản khác.
Cá bông lau (Pangasius krempfi) thuộc họ cá da trơn (Pangasiidae), phân bổ ở Lào, Campuchia, Việt Nam; cá có kích thước lớn, thịt ngon; có giá trị nuôi thương phẩm, giá trị kinh tế cao (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Cá bông lau là loài cá sống đáy, có tập tính di cư sinh sản ở vùng ven biển nước lợ, nước ngọt (Nguyễn Bạch Loan, 1998). Theo kết quả khảo sản của ngành chức năng, ở tỉnh Sóc Trăng cá bông lau sống chủ yếu ở vùng cửa sông Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh.
Hiện nay phong trào nuôi cá bông lau đang phát triển, nguồn lợi cá giống bông lau tự nhiên được khai thác đáng kể, tiềm ẩn nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi giống tự nhiên, do việc khai thác quá mức, gây khó khăn cho việc chủ động nguồn giống cá tự nhiên đảm bảo chất lượng phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Do đó, việc thực hiện mô hình nuôi cá bông lau thương phẩm bằng cá giống nhân tạo là cần thiết.
Qua hơn một năm triển khai mô hình, nhóm thực hiện dự án, đã khảo sát tình hình nuôi cá bông lau ở tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng. Tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá bông lau thương phẩm cho các hộ tham gia dự án ở huyện Kế Sách, Cù Lao Dung; Hội thảo đầu bờ về mô hình nuôi cá bông lau thương phẩm trong ao đất tại xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung; đào tạo 6 kỹ thuật viên. Xây dựng mô hình nuôi cá bông lau thương phẩm trong ao đất bằng cá giống nhân tạo, với sản lượng, kích cở cá thu hoạch, tỷ lệ sống trung bình tại 3 điểm mô hình ở huyện Kế Sách lần lượt là 395,72 kg, 0,33 kg/con, 22,11% và 3 điểm mô hình ở huyện Cù Lao Dung là 7.804,4 kg, 0,33 kg/con, 22,11%. Đồng thời theo dõi các chỉ tiêu về môi trường ao nuôi (pH, oxy, nhiệt độ, độ mặn,…); sự sinh trưởng, dịch bệnh trên cá bông lau; đánh giá hiệu quả của mô hình;…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mô Hình Nuôi Cá Bống Bớp Trong Ao Nước Lợ Tại Thành Phố Vinh trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!