Đề Xuất 3/2023 # Mật Cá Có Chữa Được Bệnh Như Nhiều Người Vẫn Nghĩ? # Top 12 Like | Nhahangchacangon.com

Đề Xuất 3/2023 # Mật Cá Có Chữa Được Bệnh Như Nhiều Người Vẫn Nghĩ? # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mật Cá Có Chữa Được Bệnh Như Nhiều Người Vẫn Nghĩ? mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Vừa qua tại Đồng Tháp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tiếp nhận và điều trị cho 1 bệnh nhân bị suy thận cấp. Nguyên nhân dẫn tới tổn thương trên là do bệnh nhân sử dụng mật cá éc theo lời mách bảo của nhiều người.

Ngày 14/8/2017, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân trong tình trạng suy thận cấp. Đó là ông Nguyễn Văn Beo, ngụ xã Thanh Mỹ – huyện Tháp Mười. Nguyên nhân là người này đã dùng mật cá ét pha nước uống để trị bệnh tim theo chỉ dẫn của một người bạn.

Bà Huỳnh Thị Tuyết Nhung, xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp (Vợ ông Beo) cho biết: “Ổng mới nói vậy tui về tui mua, rồi tự ổng lấy ổng mần để vô cái ly nước ớ. Ổng trụng một cái bễ, 1 cái chưa bễ. Ổng còn nói tiết quá mờ bể hết 1 cái. Trụng uống xong cái mặt ổng đỏ rần lên, rồi ói tới luôn tới chiều là đêm đó là đau bụng dữ lắm.”

Sau khi bệnh trở nặng người nhà đã đưa ông Beo đến Bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười và được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp để cứu chữa trong tình trạng rất trầm trọng.

Bác sĩ CKII Nguyễn Trường Sơn, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc – BVĐK Đồng Tháp cho biết: “Bệnh nhân Beo nhập viện với tình trạng là không đi tiểu được, vàng da, vàng mắt, bệnh nhân có tình trạng suy thận cấp và viêm gan. Thì sao khi được điều trị tích cực bằng cách cho bệnh nhân lợi tiểu để bệnh nhân có thể đi tiểu được thì bệnh nhân nước tiểu vẫn không có. Sau đó phải nhờ lọc thận liên tục, lọc thận nhân tạo cho bệnh nhân để chống lại suy thận cấp. Hiện tại thì bệnh nhân đã tạm thời ổn định.”

Cá éc, tên khoa học là Labeo chrysophekadion thuộc họ cá chép, có ở sông Mekong, sông Chao Phraya (Thái Lan), bán đảo Mã Lai, Sumatra, Java và Kalimantan.

Các bác sĩ ở Trung tâm chống độc, bệnh viện Bạch Mai cho biết, hàng năm Trung tâm phải cấp cứu 20, 30, thậm chí 50 ca ngộ độc mật cá. Số ca ngộ độc vào cuối năm thường nhiều hơn vì người dân thường tát ao, có nhiều cá to.

Dân gian cho rằng mật cá chữa mờ mắt, đau mắt đỏ; tắc họng; hen suyễn; bệnh tim, tăng cường sinh lý, co giật; bệnh tiêu hóa, phụ khoa… Các thầy thuốc đông y khẳng định, mật cá không có tác dụng chữa bệnh, bồi bổ cơ thể, tăng cường sinh lực, thậm chí có rất nhiều trường hợp nuốt, uống mật cá đã bị ngộ độc, nguy hiểm tính mạng. Mật cá trắm, cá éc nguy hiểm nhất còn mật cá trôi, chép, anh vũ cũng gây ngộ độc. Độc tố trong mật cá được xác định là Cyprinol sulfat, một acid mật C27.

Độc tố xâm nhập vào cơ thể người ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng

Bà Lê Thị Tân, Chuyên gia Dinh dưỡng cho biết: “Độc tố Cyprinol sulfat có chứa trong con cá, riêng cá éc thì nằm trong tụy, gan, phần lớn ở túi mật. Có tới Cyprinol sulfat có chứa trong túi mật. đó là một chất độc với cơ thể con người.”

Cyprinol sulfat vào cơ thể con người gây độc  tới các cơ quan nội tạng, cơ quan sinh sản và máu. Mặc dù ngộ độc các loại cá khác nhau, nhưng bệnh cảnh lâm sàng tương tự nhau, phù hợp với cùng một loại độc tố.

Hòa tan độc tố trong ether hay ethanol đều không thay đổi, cho thấy nó không phải là một protein hay lipid. Độc tố rất bền đối với nhiệt, vì vậy nạn nhân vẫn có thể bị ngộ độc sau khi ăn mật cá đã nấu chín.

Tác dụng độc không phải luôn luôn xảy ra mà chỉ khi nuốt túi mật lớn hoặc nhiều túi mật mới gây ngộ độc. Mật cá họ chép (éc, trắm, trôi, mè, diếc…) có trên 90% là chất Cyprinol sulfat. Cá trắm nặng 3 kg trở lên mật chắc chắn gây ngộ độc nặng, tử vong sau 2 – 3 ngày nếu không được cấp cứu kịp thời, nhưng có nhiều trường hợp trắm nặng 0,5 kg mật cũng đã gây ngộ độc.

Độc tố chỉ có trong mật, gan và tụy của cá; không có trong thịt cá. Đặc biệt chỉ thấy trong mật cá nước ngọt chứ không có trong cá nước mặn.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, để phòng ngừa ngộ độc khi ăn cá phải chọn cá tươi, không bị dập mật, vỡ bụng, khi làm cá phải khéo léo bóc bỏ trọn bộ đồ lòng, nhất là cá lớn; nếu mật cá bị vỡ thì phải rửa cá nhiều lần cho thật sạch hoặc cắt bỏ phần đã bị dính mật màu xanh lá cây đậm trên bụng cá.

Lời đồn đại về công dụng chữa bệnh của mật cá éc là không có cơ sở. Và nếu thực hiện theo, nhiều người sẽ gánh chịu hậu quả, có thể còn nghiêm trọng hơn.

Theo ANTV

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Họ tên Số điện thoại

Cá Diếc Chữa Nhiều Bệnh Cực Tốt, Nhưng ‘Đại Kỵ’ Với Những Người Này

Cá diếc còn có tên gọi là tức ngư, phụ ngư… Trong Đông y, cá diếc vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ tỳ kiện vị, ích khí, bổ huyết, hành thủy, tiêu thũng, tiêu khát, sát khuẩn, dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, đầy bụng, tiêu hóa kém, thúc đẩy việc tạo sữa, trị viêm đại tràng mạn tính, chữa vàng da…

Các bài thuốc chữa bệnh có dùng cá diếc:

Thuốc bổ huyết: Cá diếc 1 con, làm sạch bỏ ruột, câu kỷ tử 12 g, hoàng kỳ 12 g, gừng sống 3 g, hạt tiêu, gia vị vừa đủ, thêm chút rượu (10 ml). Tất cả nấu chín, ăn cá, uống nước. Ăn liền trong nhiều ngày.

Trị tiểu đường: Cá diếc 1 con, làm sạch bỏ ruột, lấy lá chè non bỏ vào bụng cá cho đầy, ngoài gói giấy rồi đem nướng cho cá chín, chia ăn vài lần trong ngày (ăn cả lá chè).

Trị chứng tích thực, trướng bụng, ăn không tiêu: Cá diếc 1 con làm sạch, bỏ ruột. Lấy 2-3 củ tỏi tách từng tép bỏ vào bụng cá, ngoài gói 2-3 lớp giấy rồi đem nướng chín, bỏ tỏi ăn cá.

Trị chứng buồn nôn, nôn mửa: Cá diếc 1 con làm sạch, sa nhân 3 g, gừng sống 3 g, hồ tiêu 3 g, đổ nước xâm xấp, hầm chín lấy nước uống.

Trị viêm đại tràng mạn tính: Cá diếc 1 con làm sạch, bỏ ruột hầm mềm lấy nước nấu cháo, gỡ thịt cá cho vào cháo, thêm gia vị vừa đủ, rau thơm, ăn nóng.

Trị đau gan vàng da: cá diếc 1 con làm sạch, bỏ ruột, nướng qua cho thơm rồi lấy rau má và lá mơ nấu cùng, ăn trong ngày. Cần ăn thường xuyên.

Bệnh nhân gút (Gout)

Thông thường, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ phân loại thực phẩm chứa purine ra thành 4 cấp độ bao gồm: Thực phẩm có mức purine cực cao, thực phẩm có mức purine cao vừa, thực phẩm có mức purine thấp vừa, và thực phẩm có mức purine thấp.

Theo phân tích dinh dưỡng, hàm lượng purine trong mỗi 100 gram cá diếc có tới 137,1 mg, đây là món ăn xếp vào nhóm thực phẩm chứa mức purine thứ hai.

Người bị bệnh gút trong giai đoạn phát bệnh, khống chế mỗi ngày không được hấp thụ quá 150 mg purine. Vì vậy, đây là lý do bạn không nên ăn cá diếc.

Những người bị dị ứng với cá

Một số người có cơ địa thuộc về nhóm mẫn cảm, dễ bị dị ứng, mỗi lần ăn cá có thể gây dị ứng. Những người này tốt nhất là không ăn cá diếc.

Bệnh nhân mắc bệnh gan và bệnh thận Một số bệnh nhân bị sỏi phải được kiểm soát mức acid uric niệu, vì nếu có khi cơ thể có quá nhiều axit hóa hoặc mức độ bài tiết acid uric quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng axit uric kết hợp với nhau tạo thành sỏi, dẫn đến mức độ gây sỏi thận ngày càng tăng.

Do đó, những bệnh nhân này muốn hạn chế hấp thụ vào cơ thể số lượng purine lớn thì cách tốt nhất là không nên ăn quá nhiều cá. Bởi vì cá rất giàu kali, bệnh nhân bị suy thận cấp tính cũng không nên ăn, nếu không nó sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.

Ngoài ra, bệnh nhân có bệnh gan đang trong giai đoạn phát triển cấp tính cũng nên giảm lượng protein trong thực phẩm hàng ngày, nên kiểm soát lượng đạm ăn vào tối đa ở mức 20 gam/ngày. Do cá diếc rất giàu protein, và do đó, những bệnh nhân này không nên ăn, để đảm bảo an toàn hơn trong quá trình chữa bệnh.

Nhóm người bị rối loạn chảy máu

Cá diếc rất giàu axit eicosapentaenoic, thành phần này có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu và chống huyết khối.

Trong khi những người bệnh bị rối loạn chảy máu, bao gồm phát ban xuất huyết dị ứng, chứng thiếu hụt vitamin C, bệnh nhân ưa chảy máu, chủ yếu là do cơ chế cầm máu của cơ thể bất thường, biểu hiện rõ nhất là một số bộ phận khác nhau trên cơ thể dễ bị chảy máu. Khi mắc bệnh này, tốt nhất là bạn không nên ăn cá diếc.

Oải Hương (t/h)

Cây Xương Cá Có Tác Dụng Gì ? Chữa Trị Được Bệnh Gì ?

Cây xương cá là cây gì?

“ Cây xương cá hay còn gọi là cây giao, cây xương khô, san hô xanh, là loại thực vật có hoa trong họ Đại kích. Cây có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thúc sữa, sát trùng, khử phong, tiêu viêm, giải độc.

“ Cây xương cá mọc hoang nhiều nơi nhất là ở thôn quê, cây có thể dùng làm hàng rào. Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, chỉ còn cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là tác nhân trị bệnh của cây.

“ Cây xương cá dễ trồng bằng cách cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Đoạn cây được cắt ra nên chọn hơi lớn một chút, từ 3, 4 đốt trở lên, để đảm bảo cây mạnh, dễ bén rễ. Sau khi cắt rời đoạn cây thì nên để trong bóng râm chừng một hoặc hai ngày cho khô mủ, trồng sẽ nhanh bén rễ hơn. Nếu lấy cây để dùng nhưng chưa xài tới thì nên giâm ngay xuống đất để giữ độ tươi của cây (cây không bị khô mủ) để dùng dần. Sau khi giâm, ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nhảy nhánh con, phát triển tốt.

Xem thông tin về cây và lá tại website : https://cayvala.com/

Cây xương cá có tác dụng gì?

“ Ở nước ta, cành lá cây giao được dùng trị bệnh ngoài da, táo bón và liệt dương (viện Dược liệu), rễ cây dùng trị loét mũi và trĩ. Nhân dân cũng dùng cành tươi ngâm rượu chữa đau răng (tài liệu của GS Đỗ Tất Lợi).

“ Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây trị thiếu sữa, nấm ngoài da, khớp xương buốt đau.

“ Ở Ấn Độ, nhựa cây giao được dùng trị mụn cóc, thấp khớp, đau thần kinh, đau răng, trị ho, hen suyễn, đau tai và dùng ngoài làm thuốc trừ sâu và giết cá.

“ Còn Indonesia dùng nhựa trị bệnh ngoài da, trĩ, mụn mủ, bướu, táo bón. Thái Lan thì dùng nhựa tươi trị mụn cóc.

“ Tại Hoa Kỳ, người ta chiết xuất hoạt chất của cây giao ở dạng chất lỏng và bày bán tự do tại nhiều cửa hàng thực phẩm. Nhiều người tự ý mua uống để điều trị ung thư, khối u lành tính, mụn cóc, u nang, không cần toa bác sĩ.

“ Một số “lang băm” cũng khuyên nên uống năm giọt chất lỏng hoà trong nửa cốc nước lọc hoặc trà để phòng ung thư. Nhưng những tác động trên chỉ mới được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thử trên động vật, cho thấy hoạt chất của cành giao có thể tăng cường hệ miễn dịch của những con chuột mắc bệnh ung thư, chứ chưa có nghiên cứu lâm sàng nào được công bố. Dù vậy những sản phẩm này vẫn được bán như là một thực phẩm bổ sung vào chế độ ăn uống.

Bài thuốc trị viêm xoang từ cây xương cá

– 1 cái ấm nước nhỏ nên dùng ấm riêng sợ có độc. – Lấy 1 một tờ lịch treo tường rồi quấn lại thành một cái ống dài khoảng 5 tấc (50cm), không được làm ngắn hơn vì sẽ nóng gây phỏng da còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh. Quấn ống sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn 1 đầu nhỏ hơn để hít. – Đổ vào ấm 1 chén nước. – Chọn 10 đến 20 đốt cây xương cá sau đó cắt nhỏ (thành cỡ phân nửa của lóng tay) rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm, để cho mủ cây nhỏ vào ấm. Phải luôn cẩn thận tránh mủ văng vào mắt

” Cách tiến hành: – Đặt ấm lên bếp gas, vặn lửa lớn cho nước trong ấm sôi lên. – Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì ta bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho vừa đủ để hơi bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ. – Kế tiếp đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên. – Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng với chỗ thuốc còn lại. – 2 ngày đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3-5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn.

– Nên xông ngay khi thuốc vừa bốc hơi để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quảcao. – Vì hơi xông ra rất nóng nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra bên ngoài, rồi quay vào xông tiếp. Tránh chạm trực tiếp mũi vào ống xông, do sức nóng truyền từ ấm sang ống có thể làm phỏng da non. -Có thể để nước sôi rồi tắt bếp, hít cho đến lúc thấy hơi còn ít thì mở bếp để nước sôi lại rồi tiếp tục làm như trên. -Bệnh càng nặng thì xông sẽ càng cảm thấy có hiệu quả nhanh. Còn bình thường, với cách chữa viêm xoang hiệu quả này chỉ sau từ 2 đến 4 lần xông sẽ thấy thuyên giảm. Nếu xông quá lâu (5, 7 ngày) mà vẫn không có kết quả gì thì chỉ có thể là không “chịu thuốc” (người bệnh ở một dạng lạ của bệnh, thường ít gặp) hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách, nên ngưng dùng.

Độc tính của cây xương cá ảnh hưởng đến sức khỏe

“ Nhựa của cây xương cá có thể gây bỏng, phồng rộp như mụn nước hoặc tạo vết loét trên da và niêm mạc, nếu dính vào mắt sẽ gây cảm giác đau rát nặng dẫn đến mù loà trong vài ngày. Ở dạng thuốc uống, nó có thể gây cảm giác cháy bỏng trong miệng môi, lưỡi và cổ họng, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và loét dạ dày.

“ Một số trường hợp tử vong được ghi nhận ở miền Đông châu Phi. Trẻ em và vật nuôi có thể bị tổn hại nếu họ ăn nhằm nhựa cây xương cá. Tại Zimbabwe, một người đàn ông được ghi nhận đã chết vì xuất huyết dạ dày và ruột sau khi nuốt mủ cây này để chữa bệnh vô sinh.

“ Nhiều trường hợp người dân đi cắt cỏ vô tình bị mủ cây giao bắn vào mắt sau đó dù đã chữa trị tích cực nhưng mức độ hư hỏng vẫn đến 60 – 70%, có trường hợp bị lồi hẳn nhãn cầu ra ngoài. Do vậy, khi bị nhựa cây xương cá văng vào mắt, phải rửa ngay với nước mát sạch, cứ 15 phút rửa lại một lần, uống kèm thuốc giải dị ứng và đi ngay đến phòng khám mắt để được chữa trị kịp thời.

“ Cây xương cá có tương tác với thuốc chống co giật, vì vậy những người đang dùng thuốc chống co giật cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng. Thảo dược này có tác dụng giảm ho, vì vậy cần thận trọng khi dùng chung với các loại thuốc ho khác vì nó có thể gây tác dụng hiệp đồng tăng mức. Hoạt chất của cây có thể tương tác với các thuốc loại hormon thay thế, phụ nữ đang dùng hormon trong giai đoạn mãn kinh hoặc dùng thuốc tránh thai cần tránh sử dụng.

Cây xương cá được ví như “con dao 2 lưỡi” nếu không sử dụng đúng cách sẽ là lưỡi dao bắn khiến cơ thể bị tổn thương. Với bài viết: Cây xương cá có tác dụng gì ? chữa trị được bệnh gì ? hi vọng giúp mọi người hiểu rõ hơn về loại cây này để có cách sử dụng an toàn cho sức khỏe!

Chữa Trị Bệnh Ngủ Ở Cá Koi Như Thế Nào?

Bệnh ngủ ở cá Koi là gì? Với những người chơi Koi chuyên nghiệp thì chắc không còn xa lạ nữa. Nhưng với người mới thì bệnh này lại khá mới mẻ. Đây được coi là một căn bệnh có tác hại nghiêm trọng trong hoạt động nuôi dưỡng cá Koi nếu không được chữa trị kịp thời.

1. Biểu hiện bệnh ngủ ở cá Koi

Khi mắc bệnh ngủ, cá Koi sẽ có những biểu hiện như sau:

Cá mệt mỏi và nằm nghiêng hoặc ngửa lên rồi kẹp vây lại, hờ hững như đang ngủ. Nếu bị nặng sẽ dần chìm xuống đáy hồ hoặc cũng có thể phần đầu nặng và chìm xuống còn phần đuôi nổi lên trên.

Mắt cá Koi trũng xuống, thay đổi sắc tố da, mang bị sưng

Bên ngoài mang cá có lớp nhầy màu trắng xuất hiện rồi lan dần khắp cơ thể.

Bệnh ngủ tác động xấu đến các mô nằm ở mang cá Koi. Điều này sẽ cản trở khả năng trao đổi oxy của cá. Nếu không được cứu chữa kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất cao, lên đến 80%.

2. Tại sao cá Koi bị bệnh ngủ?

Bệnh ngủ cá Koi thường gặp nhất ở Koi 1 tuổi hoặc Koi già, là những thời điểm mà hệ miễn dịch của cá rất kém. Bệnh gây tổn thương ở vùng mang và các nguyên nhân chính được kể đến như:

Sự gây độc từ các loại vi khuẩn Flavobacterium và virus CEV. Đây là một loại vi khuẩn dạng sợi (Myxobacterial) ngoại ký sinh, gây nên những tổn thương chủ yếu trên da và mang Koi. Chúng thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm, có hình que khá dài và mảnh nhẹ, kích thước khoảng 0,5-1.0x 4-10µm và di chuyển rất nhanh.

Khi cá Koi bị căng thẳng hoặc bị thay đổi môi trường sống từ bùn ao sang môi trường bể, hồ bê tông. Việc cơ thể Koi chưa thích nghi kịp, hệ miễn dịch còn yếu thì dễ khiến cá bị nhiễm bệnh

3. Cách chữa bệnh ngủ cho cá Koi

Các biện pháp để chữa bệnh ngủ cho cá Koi hiệu quả và được nhiều người áp dụng như sau:

Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Vì bệnh này nguyên nhân bắt nguồn từ virus thuộc nhóm CEV. Mà nó lại sinh sôi nảy nở thuận lợi nhất trong nhiệt độ 15-23oC. Chính vì thế, nhiệt độ thấp hoặc cao hơn ngưỡng này sẽ làm ức chế các virus có hại cho cá Koi. Nhưng chúng tôi khuyên bạn nên tăng nhiệt độ hơn là giảm nhiệt độ. Bởi Cá Koi sẽ căng thẳng hơn nếu nhiệt độ lạnh hơn. Với một số Koi bị bệnh thì bạn nên cách ly koi ra để điều trị cho thuận tiện hơn.

Dùng thuốc kháng sinh để chữa trị cá Koi

Khi cá Koi xuất hiện các vết thương ngoài da, các vết lở loét sẽ khiến cho tốc độ xâm nhập virus nhanh chóng hơn. Để sự chữa trị có hiệu quả tối ưu nhất, bạn nên sử dụng thuốc kháng sinh KanaPlex. Hằng ngày bạn cho cá bằng cách trộn vào thức ăn và cho cá ăn 1 lần/ngày.

Tắm muối

Cho cá Koi tắm trong muối với nồng độ 0.5 – 2.9%. Tắm liên tục trong khoảng 4 ngày sẽ làm tăng sức đề kháng, cải thiện khả năng miễn dịch và tránh bệnh ngủ cho cá Koi.

4. Đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho Koi

Nếu bạn muốn mua thức ăn hay cá koi, bạn có thể tham khảo đặt mua tại mục Bán cá koi của Askoi Farm.

5. Cách phòng ngừa bệnh ngủ cho cá Koi

Bệnh ngủ ở cá Koi gây ra bởi vi khuẩn Flavobacterium và virus CEV nên nếu muốn phòng bệnh này, bạn cần phải vệ sinh môi trường sống của cá cẩn thận, định kỳ. Điều này có tác dụng khiến vi khuẩn không có cơ hội tấn công vào cơ thể cá Koi. Nước trong hồ cần đáp ứng đầy đủ các thông số sau:

Độ pH: 7-7.5

Ngưỡng pH: 4-9

Nhiệt độ 20-27oC

Hàm lượng Oxy tối thiểu: 2,5mg/L. Thông thường, sau một thời gian nuôi cá thì chất thải, chất nhờn, ánh nắng mặt trời…sẽ làm cho tảo, rong rêu phát triển nhiều hơn, làm ảnh hưởng đến Oxy trong hồ, gây thiếu hụt lượng Oxy để cá hô hấp nên bạn hãy bổ sung cây cảnh xung quanh hồ để đảm bảo lượng Oxy cho cá.

Lượng muối từ 0,5-1%

Đảm bảo các yếu tố nitrat, nitrit và amoniac trong nước.

Đảm bảo các vật liệu lọc, hệ lọc thường xuyên được làm sạch.

Đảm bảo không còn thức ăn dư thừa + chất thải trong bể

Nguyên tắc chọn số lượng cá Koi là đối với cá Koi lớn hơn 30 cm thì cứ mỗi mét khối nước sẽ thả một con, cá nhỏ thì ta có thể thả mật độ dày hơn.

Ngoài ra, mời bạn tìm hiểu thêm về bệnh đỏ mình ở cá koi.

Thông tin được chia sẻ với Askoi Farm, nếu bạn có nhu cầu mua cá koi – thiết kế hồ koi – cải tạo vệ sinh hồ koi – chữa bệnh cho cá koi, bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:

Trang trại cá koi Askoi Farm

Địa chỉ: Số 1 ngõ 22 Khuyến Lương, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội

Số điện thoại: 094 343 9922 – 0966 864 864

Website: askoi.vn

Mời bạn tìm hiểu thêm:

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mật Cá Có Chữa Được Bệnh Như Nhiều Người Vẫn Nghĩ? trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!