Đề Xuất 5/2023 # Làm Giàu Từ Chế Biến Cá Rô Đồng # Top 6 Like | Nhahangchacangon.com

Đề Xuất 5/2023 # Làm Giàu Từ Chế Biến Cá Rô Đồng # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Làm Giàu Từ Chế Biến Cá Rô Đồng mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1,281

lượt xem

Cơ sở chế biến cá rô đồng của chị Nguyễn Thị Nhàn, thôn Bùi Tiến, xã Duyên Hải (Hưng Hà) là một trong những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả. Từ chỗ chỉ nuôi và bán cá thương phẩm, gia đình chị đã đầu tư nhân công, máy móc để chế biến cá rô đồng, tạo việc làm cho người dân và nâng cao thu nhập cho gia đình.

Xuất phát điểm với nghề kinh doanh thức ăn chăn nuôi, được đi nhiều nơi, tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả cao, chị Nhàn đã ấp ủ mơ ước làm giàu trên mảnh đất quê hương. Nhận thấy cá rô đồng là đối tượng thủy sản cho thu nhập tốt, dễ chăm sóc, năm 2015 gia đình chị quyết định chuyển đổi đất cấy lúa kém hiệu quả sang đào ao nuôi cá rô đồng với tổng diện tích hơn 1ha. Tận dụng nguồn nước tự nhiên, chị Nhàn đã đầu tư nhà lưới, xây dựng ao nuôi kiên cố, áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ trong quá trình nuôi thả. Chị Nhàn cho biết: Tôi xây dựng 6 ao nuôi cá rô đồng, trong đó 1 ao được thiết kế nhà lưới để nuôi thả con giống. Cá rô đồng tôi đang nuôi có ưu điểm là lớn rất nhanh, vào chính vụ nuôi từ 3 – 4 tháng cá có thể đạt trọng lượng từ 5 – 7 con/kg, một năm gia đình tôi thu hơn 150 tấn cá rô đồng.

Nuôi cá rô đồng có thể tận dụng các phụ phẩm, thức ăn thừa từ sinh hoạt hàng ngày của gia đình nấu với cám làm thức ăn cho cá nhằm tiết kiệm chi phí. Nếu như nuôi trong điều kiện bình thường, mùa đông là thời gian cá bỏ ăn, ngủ đông, thậm chí có thể bị chết nếu nhiệt độ xuống quá thấp. Nhưng với mô hình của chị Nhàn, nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật, chăm sóc cá đúng cách và thay nước thường xuyên để giữ ấm nên cá vẫn sinh trưởng và phát triển nhanh. Với nguồn cá rô sẵn có, nếu chỉ xuất bán cho thương lái thì hiệu quả kinh tế đem lại thấp. Nhận thấy nhu cầu cá rô đồng chế biến sẵn trên thị trường còn nhiều tiềm năng nên cuối năm 2019, chị Nhàn quyết định đầu tư gần 1 tỷ đồng để làm kho lạnh, mua máy cấp đông, thuê thêm 13 lao động để chế biến cá rô đồng. Chị Nhàn chia sẻ thêm: Mỗi ngày, xưởng của gia đình chế biến được 2 tạ cá rô thương phẩm. Cá rô sau khi loại bỏ sạch xương sẽ được cho vào phòng bảo quản để đưa đi tiêu thụ, một phần khác thì sẽ được chế biến thành cá kho để cung ứng cho các siêu thị. Hiện nay, tôi đã mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh, thành phố phía Bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương… Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu về gần 1 tỷ đồng/năm.  

Chị Phùng Thị Tươi, thôn Bùi Tiến, xã Duyên Hải cho biết: Làm việc tại cơ sở của chị Nhàn tôi có thu nhập ổn định từ 5 – 6 triệu đồng/tháng mà công việc không vất vả, chỉ việc lọc xương cá cẩn thận là được. Môi trường làm việc rất tốt, lại không độc hại nên tôi yên tâm gắn bó với cơ sở của chị Nhàn.

Theo chị Nhàn: Hiện nay, nhu cầu mua cá rô đồng rất lớn nên tôi đã liên kết sản xuất với các hộ xung quanh nuôi cá rô đồng để có nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ cho chế biến. Thời gian tới, gia đình tôi sẽ thuê thêm lao động, xây dựng thương hiệu và gắn tem, mã QR để tiện cho khách hàng truy xuất nguồn gốc và nhận diện sản phẩm. Tôi mong các cấp hội nông dân sẽ giúp đỡ những hội viên nông dân như tôi về khoa học, kỹ thuật, vay vốn sản xuất, kinh doanh.

Ông Vũ Quang Huy, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hưng Hà đánh giá: Mô hình chế biến cá rô đồng của hội viên Nguyễn Thị Nhàn đã nâng giá trị con cá rô đồng lên gấp đôi, không chỉ cho thu nhập cao mà còn tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương. Từ mô hình này, Hội Nông dân huyện Hưng Hà sẽ tiếp tục nhân rộng, khuyến khích và tạo điều kiện về vốn, giống, khoa học kỹ thuật giúp hội viên phát triển kinh tế, qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho bà con.

Tiến Đạt

Vệ Sinh Khâu Chế Biến Thức Ăn Cho Cá Rô Đồng

Cá rô đồng là loài cá phàm ăn và dễ ăn. Khi ăn chúng thường kéo nhau cả bầy đàn đông đảo từ vài chục con đến cả trăm con lùng sục khắp mọi nơi để tìm mồi cả ngày lẫn đêm, trừ những lúc thờitiết quá khắc nghiệt như mưa bão, giá rét. Ban ngày đi câu cá rô đồng đã thú, mà ban đêm thả cần câu cắm hay đặt lờ, đặt lọp cũng có thể gặp may đầy giỏ mang về.

Nhờ siêng đi tìm mồi như vậy nên quanh năm vào mùa nào cá rô đồng cũng có thân hình mập béo, nhất là vào mùa mưa ruộng đồng ngập nước, thức ăn thừa mứa.

Trong đời sống hoang dã bên ngoài, cá rô đồng biết ăn tạp. Thức ăn của chúng không những chỉ có nguồn gốc động vật, mà cả thực vật nữa. Có điều, với thức ăn có nguồn gốc động vật giống cá này tỏ ra khoái khẩu hơn, ăn nhiều hơn.

Thức ăn nuôi cá nói chung, và cá rô đồng nói riêng, ngoài yêu cầu phải đạt đầy đủ chất dinh dưỡng, còn phải sạch sẽ trong khâu chế biến.

Vì rằng thức ăn có vai trò rất quan trọng trong việc nuôi sống vật nuôi. Nó cũng như môi trường nước trong ao hồ vậy.

Nếu thức ăn vừa bổ dưỡng vừa tinh khiết thì giúp nuôi sống cũng như thúc đẩy vật nuôi sinhtrưởng, phát triển tốt. Ngược lại, nếu thức ăn đã quá cũ, ôi mốc, bốc mùi thiu thối thì chẳng những (tã mất hết chất bổ dưỡng mà còn gây mầm độc hại cho vật nuôi, giết chết vật nuôi; có thể giết chết sạch cả ao cá chỉ trong một sớm một chiều.

Vì vậy, trước khi chế biến thức ăn nuôi cá, ta cần kiểm tra kỹ các nguyên liệu xem chất lượng tốt xấu ra sao:

Chỉ chọn những sản phẩm có chất lượng tốt như cám gạo phải là thứ mới xay, bắp khoai không bị ẩm mốc, sâu mọt.

Loại bỏ các sản phẩm quá cũ đã ôi mốc, có sâu mọt, vón cục, bốc mùi thiu thối…

Rau xanh phải chọn thứ tươi non, không sâu rầy, không lẫn lộn các tạp chất, nhất là không bị nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Tuy vậy, vẫn cần phải rửa rau thật sạch nhiều lần trước khi chế biến.

Có khe khắt với chính mình trong việc giữ vệ sinh sản phẩm trong khâu chế biến kỹ như vậy, cá nuôi mới sống sởn sơ, chóng lớn vì có sức đề kháng cao.

Làm Giàu Từ Cá Bống Tượng

Đó là gia đình anh Trần Văn Hưởng ở tỉnh Trà Vinh, qua nhiều năm nuôi thử nghiệm đã thành công với mô hình nuôi cá bống tượng.

Anh Hưởng cho biết: Gia đình tôi sinh sống bằng nghề nuôi tôm sú, cua biển, sau mỗi đợt thu hoạch đã bắt được vài con cá bống tượng có trọng lượng khá lớn và rất nhiều cá nhỏ.

Tìm hiểu được biết con cá bống tượng ngoài phát triển và thích nghi ở vùng nước ngọt thì cá còn sống và sinh trưởng tốt ở vùng nước lợ. Năm 2005, gia đình mạnh dạn đầu tư nuôi thả 20.000 con cá giống thử nghiệm trên diện tích 2.000m2, phần lớn là sử dụng các loại thức ăn tươi sống như: trùn quế, ruốc tươi và các loại cá biển vụn sẵn có. Sau 18 tháng nuôi, kết quả thật bất ngờ khi thu hoạch được 2 tấn cá thương phẩm, giá bán cá loại 1 khoảng 290.000 đồng/kg, loại 2 giá 210.000 đồng, loại 3 90.000 đồng, doanh thu trên 400 triệu đồng.

Qua 3 năm nuôi thành công đạt hiệu quả cao, anh Hưởng đúc kết được những kinh nghiệm và khuyến cáo bà con nông dân nên thả mật độ khoảng 5 con/m2 để tiện cho việc chăm sóc và hạn chế rủi ro, ao nuôi có độ sâu từ 1,2 – 1,4m, đáy ao phải bằng phẳng, diệt các loại cá tạp thật kỹ. Cho cá ăn một lần trong ngày vào lúc chiều mát 4-5 giờ chiều, khẩu phần ăn chỉ chiếm 5% so với trọng lượng thân là đạt. Trong quá trình nuôi bà con nên xử lý môi trường nước định kỳ 30 ngày/lần để làm sạch môi trường nuôi và ngừa bệnh cho cá.

Theo tính toán của anh Hưởng, với 1.000 m2 mặt nước thả mật độ 5.000 con cá bống tượng giống, cho dù hao hụt nhiều thì người nuôi vẫn đạt lợi nhuận rất cao (thả 5.000 con cá bống tượng, trừ tất cả chi phí đầu tư khoảng 15 triệu đồng, chỉ cần thu hoạch 500 con cá bống tượng thương phẩm bán vẫn có lãi khoảng 70 triệu đồng). Cá bống tượng thương phẩm hiện nay giá 300.000 – 320.000 đồng/kg (loại nhất từ 0,5 kg đến 0,8 kg/con); loại 2 cỡ 0,4 kg/con, giá khoảng 200.000 đồng/kg, có thời điểm giá cá bống tượng thương phẩm đạt chuẩn xuất khẩu lên đến 380.000 đồng/kg (loại 0,6 – 0,8 kg/con).

Sau thành công nuôi cá thương phẩm, đầu năm 2007 do nhu cầu phát triển nghề nuôi cá bống tượng, nên con giống trở nên khan hiếm, anh Hưởng quyết định chọn lựa từ nguồn cá nuôi giữ lại khoảng 400 cặp cá bố mẹ để sản xuất giống nhân tạo.

Qua tham khảo tài liệu về kỹ thuật, đi tham quan và học hỏi kinh nghiệm thực tế ở nhiều nơi như Cà Mau, Bến Tre, Tiền Giang… anh phát hiện cách làm cho cá bống tượng đẻ không khó: Trứng cá bống tượng thuộc loại trứng dính, chỉ cần chất gạch ngói xuống đáy hồ thì khi cá đẻ trứng sẽ bám trên gạch ngói, sau đó thu trứng bằng cách đưa gạch lên đem trứng đưa vào bể ấp có chạy máy tạo thêm ôxy cung cấp cho trứng phát triển qua từng giai đoạn sẽ nở thành cá bột, tuy nhiên phải chịu khó để thực hiện khâu ương dưỡng lên con giống mới là quan trọng, đó là thường xuyên theo dõi và thực hiện tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật sản xuất giống, đặc biệt chú ý chất lượng nguồn nước và đảm bảo nguồn ôxy, thức ăn… trong suốt thời gian ương dưỡng lên cá giống.

Anh Hưởng hớn hở khoe: “Gia đình tôi đang có khoảng 500 cặp cá bống tượng bố mẹ, sản xuất giống cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Cá đưa vào sinh sản tốt nhất là cá có trọng lượng khoảng 0,5 kg/con, tỷ lệ đực-cái là 3:7. Một con cá bống tượng mẹ sau khi đẻ 3 – 4 lần thì phải loại bỏ và chọn đàn cá mẹ hậu bị để thay thế. Thời gian cá đẻ 1 lần/tháng, vì vậy phải chuẩn bị đàn cá hậu bị thay đổi liên tục mới đảm bảo được chất lượng cong giống cung cấp cho người nuôi thương phẩm. Trung bình tỷ lệ đạt ương dưỡng giống đạt khoảng 50%. Với giá cá bống tượng giống 1.000 – 1.200 đồng/con (50 ngày tuổi). Trung bình mỗi năm anh thu nhập thêm khoảng 15 – 20 triệu đồng từ bán cá giống.

Nghe tin anh nhân giống thành công cá bống tượng, nhiều bà con nông dân, sinh viên Trường Đại học Cần Thơ đến tham quan và mua cá giống. Anh Hưởng cho biết, từ đầu năm 2007 đến nay ngoài nuôi cá thịt, anh còn sản xuất và bán được 210.000 con cá bống tượng giống cho người nuôi. Hiện nay gia đình anh tiếp tục mở rộng diện tích nuôi cá thịt lên đến 2 ha và 4 ha diện tích cho khu sản xuất giống bống tượng cung cấp cho thị trường.

Làm Giàu Từ Nuôi Cá Song Chuột

Đặc điểm sinh học

Cá song chuột rất dễ phân biệt với các loài cá khác bởi phần đầu nhỏ so với phần thân, có 1 đôi răng nanh rất nhỏ ở phân trên trước hàm, phía sau lỗ mũi có một đường chẻ. Thân cá có hình thoi, dẹt bên rõ rệt. Vây đuôi lồi tròn, toàn thân có màu nâu xám với những chấm đen tròn rải rác trên đầu, thân và vây.

Các điểm chấm trên cơ thể phần thân nhìn chung là rộng hơn so với ở phần đầu, phần vây. Chiều dài thân cá lớn nhất có thể đạt 70 cm, thông thường 40 – 50 cm. Cá song chuột có khoảng 9 điểm gần tròn màu tối như vết bẩn trên cơ thể, một số kéo dài đến phần vây lưng và vây hậu môn. Trên thế giới, cá song chuột phân bố ở Tây Thái Bình Dương, phía nam biển Nhật Bản, biển Australia, biển Ấn Độ…; cá có phân bố ở Việt Nam nhưng số lượng không đáng kể. Cá thường sống ở những nơi có độ sâu 2 – 40 m, nơi có đáy là những rạn đá, rạn san hô của các vùng đầm phá, vùng vịnh.

Tiềm năng phát triển

Cá song chuột đã được phát triển nuôi thương phẩm ở Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hawaii (Mỹ) với mô hình chủ yếu là nuôi trong lồng, bè nổi trên biển. Ngoài ra, nó còn phát triển tốt khi nuôi trong ao đất với độ mặn 15 – 34‰. Thức ăn của cá song chuột có nguồn gốc động vật, vì vậy ngoài thức ăn công nghiệp loại thường dùng cho các loại cá song còn có thể tận dụng cá tạp và giáp xác nhỏ để tiết kiệm chi phí thức ăn và giảm giá thành sản phẩm.

Mặc dù, có tốc độ tăng trưởng chậm, sau thời gian nuôi 18 – 20 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng trên 500 g, nhưng giá thương phẩm rất cao nên vẫn đem lại mức lợi nhuận khá lý tưởng cho người nuôi. Hiện, cá song chuột ở Việt Nam có giá 700.000 – 900.000 đồng/kg, rẻ hơn nhiều so với thị trường Trung Quốc với giá bán trên 100 USD/kg. Cá song chuột có khả năng chống chịu với dịch bệnh tốt.

Hiện, Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc, trực thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, đã làm chủ công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá song chuột. Mỗi năm, cung cấp ra thị trường 100.000 – 150.000 cá giống cỡ 5 – 8 cm/con với giá 4.000 – 5.000 đồng/con. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản, áp dụng quy trình nuôi cá song chuột thương phẩm của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc sẽ giảm giá thành nuôi và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

Theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của quy trình công nghệ này, tỷ lệ thành thục của cá cái đạt 91,8% và cá đực là 94,6%; tỷ lệ sống của cá giai đoạn từ cá bột lên cá hương 3,5 – 6,2%; tỷ lệ sống của cá giai đoạn từ cá hương lên cá giống hơn 70%; cá giống 90 ngày tuổi có tổng chiều dài 7,5 – 9 cm. Cá song chuột sau thời gian nuôi 15 tháng, từ cỡ cá giống đến kích cỡ cá thương phẩm, đạt trọng lượng trên 0,5 kg; tỷ lệ sống hơn 66%. Thời gian gần đây, ở một số địa phương như Cát Bà, Hải Phòng, Vũng Tàu, Kiên Giang đã nuôi thành công đối tượng này.

Chủ động sản xuất giống cá song chuột là thuận lợi lớn để phát triển nuôi thương phẩm loài này. Tuy nhiên, các hộ nuôi chủ yếu phát triển nuôi nhỏ lẻ và là đối tượng mới nên người nuôi vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận với một số thị trường xuất khẩu tiềm năng loài cá này như Hồng Kông, Trung Quốc…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Làm Giàu Từ Chế Biến Cá Rô Đồng trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!