Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Năng Cần Thiết Khi Nuôi Cá Koi Cảnh mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trang chủ / Kỹ năng cần thiết khi nuôi cá Koi cảnh
Cá chép cảnh Nhật Bản hay còn gọi là cá Koi được lai tạo có màu sắc rực rỡ được người dân ưu chuộng nuôi trong bể, hồ làm cảnh. Nhưng không phải ai cũng có những kỹ năng cần thiết để nuôi cá Koi Nhật trong hồ ngoài trời, bể mini trong nhà. Trong bài viết này, Royallandscape sẽ hướng dẫn chi tiết các kỹ năng và kỹ thuật nuôi để cá chép Koi Nhật sinh trưởng tốt nhất. Trong những năm gần đây, người ta dần tạo ra nhiều giống cá chép mang tính đột phá trong đó có cá Koi Nhật Bản. Cá Koi được ưu chuộng nuôi trong bề, hồ làm cảnh, cũng như những loài cá khác, Koi rất mau lớn và phát triển. Nhưng chúng ta cũng cần chú ý đến một số kỹ thuật chăm sóc chúng cho thật tốt.
1. Nước trong hồ/ bể cá Koi Cá Koi Nhật là loài cá to nên cần môi trường nước khá rộng. Ðể cá chép Koi có sức khoẻ vững bền, nước nuôi trong bể cá Koi mini trong nhà, ngoài trời phải luôn được giữ trong sạch. Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, nhiệt độ, pH,… Nồng độ pH phải từ 7 tới 7.5 được coi là lý tưởng. Nên tránh sự thay đổi độ pH quá bất ngờ và đột ngột vì như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của cá.
Nếu nồng độ nitrite trong nước quá cao hoặc bạn có nhu cầu để thay nước hồ thì cũng không nên thay một lần mà nên thay từ từ, cứ 2 ngày rút đi khoảng một phần ba thể tích của hồ cho đến khi nước hồ trong lại. Bạn cũng nên chú ý đến các loại rong tảo phát triển trong nước, nếu rong tảo phát triển quá nhiều sẽ hút hết nồng độ oxygen trong nước và làm cá nghẹt thở dẫn đến bị chết. Có thể trồng thêm những loại cây trong nước như sen, cỏ sậy quanh hồ, một thác nước nhỏ hoặc một vòi phun nước (dạng giếng phun )để làm giảm sự phát triển của rong tảo.
Cách làm hồ cá Koi mini cho không gian nhỏ hẹp
2. Thức ăn Cá chép Nhật là loài cá ăn tạp, cá ba ngày tuổi tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài như: Bo bo và các loài động phiêu sinh, vi sinh khác, cũng có thể ăn lòng đỏ trứng chín.
Cá được 15 ngày tuổi bắt đầu chuyển tính ăn, ăn động vật đáy, do đó giai đoạn này, tỉ lệ sống bị ảnh hưởng lớn. Trong điều kiện nuôi, chúng ta phải cung cấp thức ăn bên ngoài như loăng quăng, hoặc gây nuôi tốt các động vật phiêu sinh, vi sinh và động vật đáy để có thể cung cấp tốt nguồn thức ăn tự nhiên cho cá … Vai trò của nguồn thức ăn tự nhiên trong giai đoạn này quyết định tỉ lệ sống của cá.
Cách tạo vi sinh cho hồ cá Koi
Cá khoảng một tháng tuổi trở đi ăn thức ăn gống như cá trưởng thành, ăn tạp thiên về động vật như giun, ốc, trai, ấu trùng côn trùng. Cá còn ăn phân xanh, cám, bã đậu, thóc lép và các loại thức ăn tổng hợp dưới dạng viên hoặc sợi. Cá Koi cũng ăn những loại thức ăn chế biến sẵn bán trên thị trường, được làm chủ yếu bằng nguyên liệu thào mộc như lúa gạo, bột, được pha thêm thành phần bột cá và các loại vitamin.
3. Phòng chống bệnh tật Koi là giống cá chép có nguồn gốc từ Nhật Bản. Được nuôi dưỡng chăm sóc cẩn thận nên Koi thường có mầu sắc rực rỡ, vảy mịn, sống thọ và lớn. Cá chép Koi ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam. Vì vậy các trại cá đang nhập Koi từ Nhật Bản về Việt Nam bán hoặc nhân giống. Cá Koi cũng có thể lây nhiễm bệnh tật, các bệnh thường gặp như ngứa mình, biếng ăn, lở da rụng vảy, đốm trắng hay lở môi, cũng có những thuốc đặc trị bán sẵn trên thị trường. Cá bệnh nên vớt ra những hồ chứa riêng để theo dõi và điều trị. Trường hợp nặng hơn có lẽ bạn nên mời bác sĩ.
Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị tổn thương da ở cá Koi
Nuôi cá Koi cũng cần rất nhiều kỹ thuật và công phu, đặc biệt ở ngay khâu thiết kế thi công hồ cá Koi cũng cần được xây dựng một cách cẩn thận. Tham khảo bài viết “Như thế nào được gọi là một hồ cá Koi tiêu chuẩn?” để biết cách thiết kế thi công hồ cá Koi Nhật.
Kỹ Thuật Nuôi Cá Cảnh Không Cần Oxi
Đã là bình thủy sinh nhỏ thì chắc chắn rất khó để lắp hệ thống máy sủi oxy, vì thế lựa chọn loại cá thích hợp và mật độ cá thể trong bình là điều quan tâm hàng đầu. Chỉ nên chọn những loại cá khỏe mạnh, có khả năng chống chọi tốt với môi trường nghèo oxy.
Còn về mật độ nuôi, vì bình thủy sinh nhỏ nên chỉ nên nuôi từ 1-2 cá thể thôi, như vậy sẽ tốt nhất.
Cách thay nước
Trước đây tôi cũng đã từng chia sẽ về cách thay nước cho cá trong hồ thủy sinh, và trong bình thủy sinh mini cũng giống như vậy thôi, nhưng vì bình mini nên nước rất nhanh bẩn, vì thế có thể thay nhiều hơn hồ thủy sinh, 1 tuần vài lần cũng được.
Lưu ý quan trọng nhất khi thay nước nuôi cá ở bất cứ hồ nào là không nên thay 100% nước mới cho cá, mà chỉ nên thay khoảng 1/3 lượng nước cũ đi thôi, để tránh cá bị sock nước, dễ chết!
Các loại cá cảnh đẹp được nuôi trong bình thủy sinh mini
Cá betta, không cần sủi bọt oxy, thay nước 1 lần/tuần, cho ăn ít (để tránh cá ăn không hết, thành thừa, nước nhanh bị bẩn), và cũng rất dễ nuôi.
Một số lưu ý khác
Nếu bạn muốn rải sỏi cho sạch và đẹp bình thì nên chọn các loại sỏi rất nhỏ và rải vừa phải thôi, một lớp mỏng để tránh làm mất diện tích hồ.
Nếu muốn sử dụng máy bơm oxy thì chọn loại có công suất nhỏ nhất, và bật từ 1-2 tiếng trong ngày, vì nếu công suất lớn và bật nhiều, cá sẽ bị mệt, dễ chết và có thể làm tóe nước ra ngoài.
Trong bể cá mini thì nên cho cá ăn các loại côn trùng như trùng chỉ hoặc lăng quăng là tốt nhất, vì chúng còn sống, bơi lại trong nước, và cá có thể ăn bất cứ lúc nào, còn như thức ăn khô, cá ăn không hết, để lâu sẽ mất chất và mùi vị, cá cảnh sẽ không ăn nữa và làm bẩn bể thủy sinh.
Kỹ Thuật Nuôi Trùn Quế Năng Suất Cao
Nuôi trùn quế khá đơn giản không mất nhiều công sức cũng như kỹ thuật như bạn vẫn nghĩ. Bạn có thể tận dụng nguồn thức ăn sẵn có và diện tích nuôi triệt để. Không những thế, chi phí lại thấp.
1. Chuẩn bị môi trường nuôi trùn quế
Cần có dụng cụ để xới, thu hoạch và chăm sóc trùn khoa học. Dụng cụ không được làm tổn thương đến trùn
Tấm che phủ để chắn nắng nên làm bằng đay hoặc chiếu cói là tốt nhất.
Dùng thùng tưới nước có vòi hoa sen. Nếu không có thì đổ ra rổ hoặc rá.
Gáo múc nước. Tùy vào điều kiện hay vật dụng sẵn có mà bạn dùng gáo nhựa, gáo dừa, hay mũ bảo hiểm lao động đều được
Chất nền là yếu tố quyết định xem việc nuôi trùn của bạn có thành công hay không? Chất nền tốt nhất nên là phân bò cũ, đã phơi ải. Chất này phải sạch và giàu dinh dưỡng. Chất nền này cũng là thức ăn cho trùn quế. Nếu chưa chuẩn bị được thì bạn có thể dùng rơm rạ mục và phân tươi lót bên dưới.
Tùy theo điều kiện mà bạn chọn phương pháp ủ chất nền khác nhau.
Đầu tiên chọn 1 lớp nền cứng rồi rải 1 lớp phân dày chừng 10 đến 15cm. Lại rải tiếp chất độn dày 10cm đã trộn vôi bột. Cứ rải tiếp như thế đến khi được một đống chất độn cao từ 1 đến 1.5m. Ở giữa bạn cắm một đoạn tre để thông khí.
Khi đánh đống xong với tỷ lệ 7 phần phân trâu bò và 3 phần chất độn chặt nhỏ thì phủ lên đống phân 1 lớp đẻ che mưa che nắng. Chất phủ có thể là lá chuối hay cỏ tranh đều được.
Cứ 5 đến 7 ngày thì bạn tiến hành tưới nước và đảo đống chất nền 1 lần để đảm bảo đống này luôn ẩm và thông khí. Sau 3 đến 4 tuần ủ thì có thể mang ra sử dụng.
Phân gia súc và chất độn đem đánh đống như phương pháp ủ nóng nhưng không dùng vôi bổ. Sau khi đánh đống xong thì phủ thêm 1 lớp rơm ra mỏng và tưới nước cho ẩm. Lấy bùn rồi chát kín đống ủ. Sau 3 tháng là mang ra sử dụng.
Cũng làm tương tự như phương pháp ủ nóng. Nhưng sau 4 đến 6 ngày thì nhiệt độ đống độn lên 70 độ C. Lúc này bạn tưới nước ẩm rồi lấy bùn chát kín. Sau 2 tháng là có thể sử dụng được.
Khi rải chất nền bạn chỉ được rải một lớp dày chừng 10 đến 20 cm là được. Tưới ẩm rồi xới đều rồi mới san bằng. Chất nền cần thả trước khi nuôi trùn từ 2 đến 3 ngày. Nếu dùng giống là trùn sinh khối thì không cần dùng chất nền cũng được.
Nếu dùng rơm rạ mục thì bạn tiến hành rải rơm rạ mục rồi rải tiếp 1 lớp phân tươi lên.
2. Kỹ thuật nuôi trùn quế hiệu quả
Bạn nên dùng trùn quế sinh khối để làm giống vì chúng có lẫn cả trùn bố mẹ, trùn con, trứng kén và cơ chất mà trùn đang sống quen. Việt này sẽ giúp trùn không bị “sốc” với môi trường lạ và sinh sản nhanh.
Khi chuẩn bị chuồng xong xuôi thì mang trùn đi thả vào 1 đường thẳng ở giữa luống đó hoặc rải trùn thành từng đám giữa mặt luống. Bạn nên thả trùn vào buổi sáng. Chỉ sau 5 đến 7 phút thả thì trùn chui hết xuống dưới.
Quan sát trên mặt luống và loại bỏ những con ngọ nguậy tại chỗ, không có khả năng di chuyển xuống lớp đất sâu. Những con trùn này là những con bị thương trong quá trình thu gom. Sau khi loại trùn xong thì tiến hành dùng doa tưới nước ẩm nhẹ nhàng lên luống.
Hằng ngày phải tưới ẩm lên mặt luống. Nếu thấy trời quá nóng (từ 34 độ trở lên ) thì tưới nước nhiều lần để giảm nhiệt độ.
Mật độ thả giống cũng quyết định năng xuất lứa trùn của bạn. Mật độ lý tưởng là từ 9 đến 12kg sinh khối/m2. Nghĩa là tương đương với 3 đến 4kg giun tinh/m2.
Trùn quê sống trong môi trường tối. Cứ gặp ánh sáng là chúng chui hết xuống mặt luống. Do đó việc che phủ mặt luống là biện pháp tạo bóng tối để trùn lên mặt luống ăn thức ăn và sinh sản cả ngày lẫn đêm.
Ngoài ra tấm che phủ còn giữ được độ ẩm cho luống nuôi. Sau khi thả trùn xong thì bạn lấy bao tải, chiếc cói hay tấm bìa đậy lên để tạo bóng tối cho trùn quen. Sau đó mới lấy ô doa tưới nước lên luống để chất đệm được ướt đều.
Cứ theo quy tắc mùa khô nóng tưới nhiều mùa mưa rét tưới ít mà làm.
Độ ẩm thích hợp là khi bạn lấy 1 nắm thức ăn hoặc 1 chút chất nền và bóp nhẹ, thấy nước ứa ra kẽ ngón tay là được. Nếu nước nhỏ giọt hay chảy dòng thì là thừa ẩm. hay bóp chặt mà không có nước là bị khô quá. Như vậy bạn có thể điều chỉnh được lượng nước cho phù hợp.
Sau khi thả trùn được 1 đến 2 ngày thì bạn tiến hành cho trùn ăn. Độ dày thức ăn là 5cm trên mặt luống. Tiếp tục cho ăn nếu ề mặt luống xống và hết thức ăn cũ.
Bạn không nên cho trùn ăn khi thức ăn cũ còn quá nhiều. Vì thức ăn tồn đọng khiến trùn chỉ tập trung ở dưới mà không ngoi lên mặt luống để ăn. Như vậy trùn sẽ giảm khả năng sinh sản và giảm cả chất lượng.
Thức ăn của trùn là phân tươi như trâu, bò, lợn. Thức an là rác hữu cơ đã hoai mục được ủ với 1 tỏng 3 phương pháp trên cũng được. Bạn chỉ cần trộn lẫn rồi ngâm trong bể tưới nước sạch chừng 1 đến 2 ngày thành dạng lỏng sền sệt thì mới cho trùn ăn là tốt nhất.
Khi cho ăn bạn chỉ cần giở tấm phủ và múc thức ăn cho trùn ăn là được. Thức ăn cho trùn ăn nền rải thành vệt dài hoặc từng đám mỏng cách đều nhau. Để tránh trường hợp nhiệt độ tăng cao hoặc thức ăn gây sốc và trùn có khoảng trống ngoi lên thở. Đọi chúng ăn xong thì che tấm phủ lại và tưới ẩm là được.
Lưu ý: Lượng thức ăn bón trên mặt luống cần cụ thể và thay đổi theo mùa.
Vào mùa hè thì cứ 2 – 3 ngày cho trùn ăn 1 lần với lượng thức ăn trên bề mặt luống dày từ 2 – 3cm.
Vào mùa đông thì lượng thức ăn cho ăn nhiều hơn, dày 5cm bón phủ đầy luống trùn. Thời gian cho ăn kéo dài hơn từ 3 – 4 ngày cho ăn 1 lần.
3. Phòng bệnh cho giun trùn quế
– Hàng ngày khi theo dõi nơi nuôi trùn nếu thấy kiến thì tiêu diệt ngay.
– Che chắn cẩn thận để tránh gà, cóc, ếch, chuột ăn giun.
– Các chất độc hại như xà phòng, thuốc trừ sâu, nước rửa chen, tro bếp,…. chỉ cần tiếp xúc là trùn chết ngay.
– Nếu điều kiện sống bất lợi như độ ẩm, độ pH, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, thùng đậy nắp hoặc phủ nilon quá kín hay bị anh nắng, nước mưa chiếu trực tiếp vào thì sẽ làm trùn chết và bò ra khỏi thùng.
Mặc dù rất ít bị bệnh nhưng chúng rất hay bị những bệnh sau vào mùa hè.
Bệnh no hơi: Nếu ăn phải thức ăn quá nhiều đạm như phân bò sữa, phân lợn thì trùn sẽ nổi lên mặt luống và trương dài ra. Sau đó thì tím bầm và chết. Cách tốt nhất là hớt hết phân đã cho ăn và tưới nước lên luống.
Bệnh trúng khí độc: Nếu chất nền bị thối rửa tròn thời gian dài làm thiếu oxi và khí CO2 nhiều sẽ làm trùn ngoi hết lên bề mặt. Với trường hợp này bạn chỉ cần dùng cuốc xới lên toàn bộ bề mặt và tưới nước vào là được.
Có nhiều phương pháp để thu hoạch trùn nhưng nhử mồi được xem là phương pháp hữu hiệu nhất. Sau khi cho trùn ăn được 3 ngày thì bạn lấy chừng 20cm bề mặt luống rồi trải tấm nilon ra chỗ có nắng nhiều nhất rồi đổ hỗn hợp lên tấm nilon. Tiếp đó gạt bỏ phân bên trên và trùn sợ hãi sẽ lần lượt chui xuống dưới.
Lớp phân này bạn không được bỏ làm phân mà mang ở lại chuồng để tiếp tục nuôi như là chất nền. Chúng sẽ nhân luống rất mau vì trong đây có rất nhiều kén trùn. Lấy hết phần phan còn lại ta được phân trùn.
Nếu chuồng cũ đầy phân mà chưa có chuồng mới vì trời mưa thì bạn không thể tách trùn và phơi phân. Chúng ta có thể làm như sau: Xúc tòn bộ sinh khối qua một bên chuồng rồi dùng phên tre chắn lại.
Rồi dùng cọ trẻ để giữ phen. Bỏ thức ăn mới vào chuồng trống rồi trùn thấy mùi thức ăn sẽ tự chui qua phần bên này. Đến khi điều kiện thích hợp thì bắt trùn đem phơi nắng sẽ phơi phân trùn dễ dàng hơn nhiều.
Cập nhật 25/06/2020
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Nuôi Cá Rồng ” Bể Cá Cảnh
Nuôi cá rồng hiện đang là xu hướng được giới chơi cá cảnh yêu thích và lựa chọn. Bởi không chỉ mang lại tài lộc cho gia chủ. Mà còn xua tan đi những điều không may mắn, tốt lành.
Đặc điểm của cá rồng
Nuôi cá rồng sẽ giúp bạn có một chú cá rồng đẹp, khỏe mạnh và mang lại tài lộc cho người nuôi. Vì vậy được nhiều người lựa chọn nuôi ở nhà riêng hoặc những đại sảnh của Cửa hàng lớn. Đặc biệt với những người đam mê với thú nuôi cá rồng thì đây là loài cá rồng được yêu thích.
Bởi cá rồng tuy không mang màu vàng ánh kim như cá rồng Kim Ngân hay màu đỏ rực của Huyết Long. Nhưng chúng vẫn làm say mê bao người bởi nét đẹp uy nghi vỗn có của loài. Cùng dáng bơi rất nhẹ nhàng và sở hữu màu ánh bạc rất đẹp mắt.
Để cá rộng nhanh lớn và khỏe mạnh thì bạn cần phải chú ý đến một số yếu tố như sau:
Số lượng cá rồng khi nuôi
Vì cá rồng là loài độc tôn lãnh địa và hiếu thắng nên bạn không bao giờ được nuôi 2-3 chú chung 1 hồ. Mà chỉ có thể hoặc là nuôi riêng 1 con 1 hồ hoặc 6-10 con 1 hồ thật lớn. Vì khi sống trong môi trường tập thể thì tính hiếu thắng của chúng có vẻ thuần hậu hơn.
Hồ nuôi cá rồng chính là môi trường để cho cá rồng có thể sinh trưởng và phát triển tốt nên cần đặc biệt lưu ý đến điều này. Là loài cá cảnh thích bơi nổi trên mặt nước nên chiều cao của hồ không hẳn là yếu tố bắt buộc so với chiều dài và rộng của chúng. Ví dụ, cá nhỏ khoảng 15cm thì 1 hồ có kích thước 120 x 45 x 45cm. Nếu khoảng 30cm trở lên thì hồ dài 180 x 60 x 45 cm là lý tưởng nhất.
Địa điểm đặt hồ phải là nơi vắng vẻ ít người qua lại để tránh stress cho cá, áp lực chung quanh dễ ảnh hưởng đến màu nền của cá đặc biệt là loại Kim long quá bối. Ánh sáng mặt trời cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng cho cá lên màu. Tốt nhất là đặt hồ cá chỗ nào có tiếp thu ánh sáng mặt trời tự nhiên vào buổi sáng hoặc chiều. Vào buổi tối, không nên tắt điện quá nhanh. Tốt nhất là bật đèn phòng vài phút trước khi tắt đèn hồ. Nếu bóng tối đến quá nhanh sẽ làm cho cá hoảng hốt đôi khi nhảy lung tung và gây thương tích.
Nắp đậy tránh bụi hoặc rác bẩn
Nắp đậy hồ là bộ phận không thể thiếu của các hồ cá rồng vì cá rồng nổi tiếng là loài nhảy cao vô địch ở vùng hoang dã. Nếu bạn có chừa khoảng trống thì phải nhỏ hơn cỡ đầu của cá. Đối với các con lớn hơn thì nên lấy vật nặng như cục gạch đè lên để tăng thêm sức nặng của nắp. Rất nhiều chú rồng lớn đã đột tử vì nhảy ra khỏi hồ mà chủ nhân không hay biết.
Nhiệt độ nước trong bể cần ổn định
Bạn nên giữ nhiệt độ ở tầm giữa khoảng từ 28 – 32 độ C. Trừ trường hợp chữa bệnh thì tăng lên 34 độ C. Nhiệt độ thấp sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển và nhiệt độ cao sẽ giúp loại trừ vi khuẩn. Tuy nhiên, nhiệt độ cao quá sẽ làm cho những tế bào mềm chung quanh đầu nhăn nhiều hơn. Do vậy nhiệt độ trên là thích hợp nhất.
Chú ý đến độ pH trong hệ thống bể cá rồng
Bạn nên giữ độ pH từ 6.5 đến 7.5 vì cá rồng thích nước nhạt và hơi đục. Do đó, độ pH phải thấp hơn và có thể pha thêm “nước đen” (một hóa chất bán sẵn tinh chế từ lá peat – lá xồi trong rừng cây của Indo) tại các cửa hàng cá cảnh. Mực độ thay đổi đột ngột của pH là điều tối nguy hiểm cho các loài cá. Nên bạn cũng cần có thêm cả bộ đo pH cho chắc chắn.
Quy tình thay nước cho hồ cá
Bạn có thể thay nước từ 1 hoặc 2 lần 1 tuần, tùy theo cỡ cá, 30% cho cá nhỏ và 50% cho cá lớn. Tùy thuộc cả vào số cá nuôi trong hồ, thể tích của nước và dung lương của hồ. Nếu bạn thay bằng nước máy thì thỉnh thoảng pha thêm “nước đen” (Black Water Extract). Để làm dịu độ pH cũng như tạo môi truờng quen thuộc của nước tự nhiên.
Cách thả cá vào hồ lúc mới mua về
Thả cá lúc mới về hồ cũng là kĩ năng bạn cần học. Vì không phải ai cũng biết thả cá đúng cách để không làm tổn thương cho cá.
Đầu tiên, bạn lắng nước tối thiểu là 48 giờ trước khi thả cá vào hồ.
Bỏ muối hột 1% so với dung tích nước và tăng máy Oxy chạy tối đa. Nếu có nước đen thì hòa vào khoảng 20cc.
Để cân bằng nhiệt độ, bỏ bịch cá vào hồ (chưa tháo ra) từ 15-20 phút.
Mở bịch rồi lấy 1 ly nước hồ đổ vào bịch. Mỗi 5 phút lại đổ 1 lần cho đến khi nào bịch đầy nước. Đổ nửa phần nước trong bịch ra hồ. Lặp lại mỗi 5 phút đổ 1 ly nước hồ vào bịch cho đến khi đầy bịch.
5 phút sau nhúng cả bịch vào hồ và thả cá ra hồ.
Không cho ăn trong ngày đầu hoặc 24 giờ sau đó
Không nên bơm oxy vào bịch nếu cá có vẻ khỏe mạnh. Vì làm thế sẽ đẩy độ pH lên cao bất ngờ và làm cho cá bị shock.
Những bí mật để làm cho cá lên màu đẹp
Thật tuyệt vời và sảng khoái khi chiêm ngưỡng toàn thân ‘mỹ nhân ngư’. Với màu sắc sặc sỡ bơi lội lượn lờ tung tăng trong hồ. Không nghi ngờ chủng loại cá là yếu tố quan trọng nhất, tuy nhiên đó chỉ là nền tảng. Để xây dựng 1 tòa nhà lộng lẫy nguy nga trên nền tảng đó. Cá rồng cần 1 chất lượng nước thật tốt, và thức ăn phù hợp để đạt được chất lượng tối ưu. Để có được nước với chất lượng cao nên dùng 1 hệ thống lọc thật tốt và thay nước đều.
Mỗi ngày nên dùng vợt hốt chất thải (phân cá) ra đều đặn. Kiểm tra độ pH và độ kềm, phèn trong nước. Cá Rồng rất cần carotene để phát triển đường nét và màu sắc. Do đó cho ăn tôm/tép với nguyên vỏ sẽ giúp cho màu của cá lên tươi hơn. Mặt khác cho ăn thêm cá 3 đuôi sẽ giúp tăng cường khoáng chất (minerals), vitamine và chất béo (proteins) cần thiết để cá tăng trưởng.
Cách cho cá ăn để đạt hiểu quả tốt nhất
Cho ăn đúng cách là yếu tố tối quan trọng trong việc nuôi cá rồng cho khỏe mạnh. Chúng tôi tin tưởng 80% màu sắc tự nhiên của cá là do gene từ cha mẹ. Tuy nhiên nếu cung cấp cho cá đầy đủ thức ăn bổ dưỡng sẽ không hạn chế sự phát triển vẻ đẹp của cá. Nhiều loại thức ăn thay đổi như tôm nhỏ ở chợ, tép tươi, dế, gián, trùn sữa, nhái con, cá xiêm, con rít, thức ăn khô là những thức ăn tốt cho cá rồng. Nếu muốn phát triển màu đỏ, nên cho ăn tôm nhỏ hoặc tép nguyên vỏ (vỏ có chứa chất carotenoid kích thích màu) là bữa ăn chính.
Cá Rồng con lớn mau hơn các chú bác đã trưởng thành. Do đó chúng mau đói hơn và ăn nhiều hơn, nếu đáp ứng không đủ chúng sẽ gầy gò, ốm yếu. 70% thực phẩm phải là thực phẩm tươi sống, thì sự phát triển mới đạt được hoàn toàn. Cho cá dưới 25 cm ăn 1 ngày 2-3 lần. Lớn hơn nữa thì 1 lần trong ngày là. Đừng cho ăn no quá, chỉ nên cho ăn khoảng 70% thì cá sẽ không bị ớn đồ ăn.
Đừng bao giờ để đọng đồ ăn trong hồ lâu vì nó sẽ làm ô nhiễm môi trường nước nhanh chóng. Nên dùng vợt vớt những đồ ăn thừa và phân cá trong hồ ra càng sớm càng tốt ngay sau mỗi bữa cho ăn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Năng Cần Thiết Khi Nuôi Cá Koi Cảnh trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!