Cập nhật nội dung chi tiết về Khấm Khá Nhờ Nuôi Cá Lóc Bằng Thức Ăn Up – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tận dụng lợi thế
Là đối tượng nuôi có nhiều lợi thế do thích nghi với đa dạng địa hình, dễ nuôi, ít dịch bệnh. Những năm trở lại đây, nhiều tỉnh, thành tại khu vực ĐBSCL đã phát triển mô hình nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp.
Tại Cần Thơ, thời gian qua, con cá lóc được nông dân tại nhiều quận, huyện của thành phố nuôi theo các mô hình nuôi ao, hầm, nuôi vèo đặt trong ao, vèo đặt trên sông… Tuy nhiên, người dân chủ yếu sử dụng các loại cá tạp tươi sống để làm mồi nuôi cá lóc, nên việc phát triển mô hình gặp khó khăn do nguồn thức ăn thường bị thiếu hụt và không ổn định về chất lượng. Chính vì vậy, các mô hình nuôi cá lóc, nhất là nuôi cá lóc trong vèo chỉ được nông dân phát triển mạnh vào mùa lũ – thời điểm mà nguồn cá tạp trong tự nhiên dồi dào nhất trong năm. Song, việc khai thác đánh bắt quá mức các loại thủy sản trong tự nhiên thời gian qua khiến lượng cá tạp mùa lũ giảm dần, nguồn cung hạn chế, giá bán cao, lợi nhuận của người nuôi cá cũng giảm theo. Chính vì vậy, việc chuyển đổi sang thức ăn công nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nuôi. Bởi, chủ động được nguồn thức ăn và tiết kiệm được thời gian, chi phí, giảm tác động đến môi trường, lợi nhuận không thua gì so với cách nuôi cá lóc bằng thức ăn truyền thống.
Năm 2014, Sở Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu chuyển giao cho Trung tâm Thực nghiệm và chuyển giao khoa học công nghệ huyện Phước Long đề tài Thử nghiệm mô hình nuôi cá lóc đầu nhím trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp. Bà Nguyễn Thị Kim Hồng, Giám đốc Trung tâm cho biết, qua kết quả triển khai thực hiện thử nghiệm đề tài cho thấy, mô hình nuôi cá lóc đầu nhím trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp cho hiệu quả khả quan và có khả năng nhân rộng. Chính vì vậy, mô hình đã được phát triển tại nhiều tỉnh, thành ở khu vực ĐBSCL như Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ…
Hiệu quả cao
Nhiều năm liền, ông Trần Văn Hướng nuôi cá đều thành công nhờ sử dụng thức ăn cá lóc nhãn hiện UP Ảnh: Nguyên Chi
Từ lâu, thị xã Hồng Ngự được xem là cái nôi của nghề nuôi cá tra ở Đồng Tháp; được thiên nhiên ưu đãi nên nhiều cư dân nơi đây phất lên nhờ gắn bó với loài cá đặc biệt ở vùng sông Mê Kông này. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây nghề nuôi cá tra bước vào giai đoạn cạnh tranh và đào thải khốc liệt, các nhà nhập khẩu lớn như: Mỹ, EU… ngày càng xiết chặt hàng rào thuế quan đối với cá tra xuất khẩu của Việt Nam, nông dân nuôi cá tra lâm vào tình cảnh khốn khó. Trước khó khăn đó, người dân đã tìm ra hướng đi mới với con cá lóc bởi giá trị kinh tế mà đối tượng này mang lại. Còn tại Trà Vinh, đối với riêng huyện Trà Cú, năm 2016, toàn huyện có 1.607 hộ thả nuôi với hơn 96 triệu con giống, trên tổng diện tích gần 229 ha, tăng gần 25 ha so với năm trước. Phong trào nuôi cá lóc phát triển nhanh đã giúp nhiều hộ nông dân cải thiện kinh tế, tăng thu nhập. Nghề nuôi cá lóc ở Trà Vinh cũng đã từng bước tạo thương hiệu trên thị trường, sản phẩm được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; mặc dù có những giai đoạn cá lóc nuôi gặp khó do giá giảm, nhưng do được đầu tư bài bản nghiêm ngặt, nên hầu hết các hộ nuôi đều duy trì được sản xuất.
Hồng Ngự không những là thủ phủ sản xuất cá tra giống tại Đồng Tháp mà còn là vùng trọng điểm phát triển diện tích nuôi cá lóc khu vực ĐBSCL; nghề nuôi cá lóc đã giúp bà con nơi đây ổn định kinh tế, gia tăng sản xuất, nhiều hộ nuôi đã chuyển diện tích nuôi cá tra sang nuôi cá lóc cho thu nhập khá. Theo thống kê, toàn huyện Hồng Ngự có khoảng gần 200 ha nuôi cá lóc, sản lượng khoảng 12.000 tấn.
Là hộ nuôi có nhiều kinh nghiệm, ông Trần Văn Hướng, ngụ tại ấp An Thịnh, xã An Bình A, thị xã Hồng Ngự, Đồng Tháp với khoảng 5 ha gồm 9 ao nuôi cá lóc từ lâu đã trở thành địa điểm tham quan, học hỏi kinh nghiệm của người nuôi trong và ngoài tỉnh.
Ông Hướng bắt đầu nuôi cá lóc từ năm 2013 với 5 ha dưới hình thức nuôi ao đất, mật độ thả nuôi 60 – 80 con/m2, thả xen kẽ giữa các ao, nuôi 2 vụ mỗi năm, thời gian nuôi 4 – 6 tháng. Năm 2017, sản lượng thu đạt 50 – 70 tấn/ao, đạt khoảng 400 tấn cá/vụ, với giá bán 30.000 – 31.000 đồng/kg, thu khoảng hơn 1 tỷ đồng.
Theo ông Hướng, để đầu tư một ao nuôi cá lóc có diện tích khoảng 1 ha nông dân phải tốn ít nhất khoảng 150 triệu đồng chi phí xây dựng cơ bản bao gồm: chi phí đào ao, đặt đường ống bơm thoát nước, khoan giếng. Khoảng 60 triệu đồng cho chi phí con giống, cuối cùng là chi phí thức ăn và thuốc phòng trị bệnh khoảng 600 triệu đồng.
Sau khoảng 4 – 6 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng bình quân khoảng 800 g đến 1 kg/con là có thể thu hoạch. Cá lóc có tỷ lệ sống cao, trung bình đạt khoảng 80%, đối với thức ăn công nghiệp, hệ số chuyển đổi thức ăn FCR khoảng 1 – 1.3 kg thức ăn/kg cá tùy thuộc vào loại thức ăn và kỹ thuật của người nuôi.
Chia sẻ kinh nghiệm
Ông Hướng cho biết, diện tích ao sử dụng nuôi khoảng 1.000 m2, ao hình chữ nhật để tiện việc chăm sóc quản lý và thu hoạch. Bờ ao phải vững chắc tránh bị sạt lở và không bị ngập nước vào mùa lũ. Cá giống chọn đều cỡ, không bị dị tật, bóng mượt, không xây xát; nên thả nuôi với mật độ vừa phải để dễ quản lý, hạn chế dịch bệnh xảy ra. Nếu không gian chật hẹp, cá sẽ chậm lớn và hao đầu con ảnh hưởng đến chi phí nuôi cũng như hệ số tiêu tốn thức ăn sẽ tăng cao. Mật độ thả nuôi 30 – 100 con/m2 (thích hợp 40 – 60 con/m2). Độ sâu ao nuôi lớn hơn 2 m, một số hộ nuôi có thể có thể tận dụng ao nuôi cá tra để nuôi nên độ sâu có thể lên đến 3,5 – 5 m. Trên bờ, ông Hướng còn trồng cây ăn quả, vừa tạo bóng mát vừa tạo cảnh quan đẹp, giúp môi trường trong lành hơn, cùng đó, ông đầu tư hệ thống cấp thoát nước vào tận ao nuôi, thực hiện thay nước thường xuyên, giúp môi trường nuôi sạch để cá tăng trưởng và phát triển tốt. Theo ông Hướng, yếu tố quan trọng mang lại thành công đó chính là con giống, kỹ thuật chăm sóc và yếu tố không thể thiếu là chất lượng thức ăn. Bởi, thức ăn chiếm một phần không nhỏ trong chi phí vụ nuôi, nếu người nuôi lựa chọn được thức ăn có chất lượng tốt sẽ giảm được chi phí, góp phần tăng lợi nhuận và hiệu quả sản xuất.
Hiện nay đã có thức ăn dành cho cá lóc nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển của cá. Ở giai đoạn cá nhỏ có thể sử dụng sàng ăn để tập cho cá ăn nhằm kiểm soát thức ăn. Chia thức ăn ra nhiều lần, giúp cá ăn nhanh và triệt để hơn.
Trên thị trường có nhiều sản phẩm thức ăn dành cho cá lóc, nhưng ông Hướng luôn tin dùng và đánh giá cao về chất lượng các dòng sản phẩm thức ăn cá lóc của Công ty TNHH Uni-President Việt Nam. Ông Hướng nhận định, thức ăn cá lóc của Công ty Uni-President Việt Nam ít bụi, độ tan chậm, giúp cá tăng trọng nhanh, thịt cá thơm ngon, săn chắc, ít hao hụt trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, khi bà con sử dụng thức ăn của Uni, còn được các kỹ thuật viên của Công ty tận tình hướng dẫn về kỹ thuật nuôi cũng như thường xuyên theo dõi để hỗ trợ và giải đáp thắc mắc của người nuôi.
Tiền Giang: Thoát Nghèo, Trở Nên Khấm Khá Nhờ Con Cá Dĩa – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Huế (khu phố 5, phường 5, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang), có 10 năm nuôi cá dĩa cho biết: Hiện tại, việc xuất khẩu cá dĩa không còn sôi động như những năm trước đây, nhưng so với một số ngành nghề khác, nghề này có nhiều ưu thế như: không đòi hỏi mặt bằng rộng nên phù hợp với các hộ nuôi ở khu vực đô thị; người nuôi có thể tận dụng không gian trong nhà để nuôi và hiệu quả mang lại khá cao… nên thu hút nhiều người tham gia và gắn bó với nghề.
Hiện tại, trại cá dĩa của ông có 300 cặp cá bố mẹ được nuôi trong hồ kiếng, với 2 chủng loại chính là cá dĩa Bông và Côban (Lam lai Bông) và 1.000 con cá hậu bị được thả nuôi trong 30 hồ nhân tạo (xây tường trên nền đất tự nhiên: 4m x 4m x 0,5m) tại xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Mỗi tháng, ông xuất bán từ 6.000 – 7.000 cá bột với mức giá trung bình 3.000 đồng/con. Về cá hậu bị, sau 10-12 tháng tuổi, ông bán với giá từ 100.000 – 150.000 đồng/con; cá bố mẹ (mới sinh sản) 350.000 đồng/cặp.
Ông Nguyễn Văn Huế (trái) đang kiểm tra đàn cá dĩa hậu bị.
Để phòng bệnh cho cá (bệnh nấm, đường ruột), ông Huế lưu ý người nuôi nên giữ nhiệt độ nước trong ao ở mức trên dưới 30oC, tránh để dư thừa thức ăn làm ô nhiễm nguồn nước, cá dễ phát bệnh. Về thức ăn, đối với cá con, ông sử dụng Atemia (loại thức ăn dùng cho tôm) và trùn chỉ; đối với cá hương (3 tuần tuổi sau khi tách mẹ), cá hậu bị ông sử dụng tim bò, xay nhuyễn trộn với tảo Spirulina (hỗ trợ đường ruột) ép thành khối, cắt nhỏ rồi trữ lạnh dùng để cho cá ăn mỗi ngày.
Qua quá trình nuôi, ông nhận thấy, cá nuôi trong hồ kiếng thường cao dạo, màu sắc đẹp nên giá bán cao hơn so với nuôi trong hồ nhân tạo, nhưng bù lại phải tốn công chăm sóc nhiều hơn (kiểm tra nhiệt độ nước, máy cung cấp ôxy, thay nước…).
Anh Nguyễn Văn Linh (khu phố 8, phường 5, TP. Mỹ Tho) cho biết, trước đây anh chuyên đi vớt trùn chỉ, trứng nước để bán cho các hộ nuôi cá kiểng, cá bột giống. Sau đó, được sự hỗ trợ của ông Huế, anh làm thử một số hồ nhân tạo dạng tạm bợ (đắp đất, trải bạc nhựa) và bắt cá bột về nuôi thử.
Nhận thấy hiệu quả mang lại khá cao, anh tiếp tục mở rộng quy mô lên 21 hồ, trong đó có 10 hồ xây tường, 11 hồ tạm bợ. Cá bột nuôi trong 3 tháng đạt kích thước 6cm (từ đầu đến cậy đuôi), thương lái mua tại ao với giá 20.000 đồng/con.
Trừ tất cả chi phí, mỗi con cá thành phẩm xuất bán, anh thu lãi 10.000 đồng. Nhờ con cá dĩa, gia đình anh sớm thoát nghèo, trả hết nợ ngân hàng, nên anh có ý định sẽ tiếp tục mở rộng quy mô nuôi trong thời gian tới.
Cặp cá dĩa Bồ câu đang chăm sóc đàn con mới nở.
Còn chú Nguyễn Minh Hùng (Long An, Châu Thành) nuôi cá dĩa đã 5 năm. Chú cho biết, lúc đầu, thấy loại cá này đẹp, mua về nuôi thử làm kiểng, sau thấy cá tương đối dễ nuôi, hiệu quả nên chú làm thiệt. Trại cá của chú hiện có 120 hồ bằng kiếng, với 80 cặp bố mẹ và khoảng 1.500 cá bột, cá hương và cá hậu bị các loại.
Điểm đặc biệt ở trại cá của chú là từ cá bột đến cá bố mẹ hoàn toàn được nuôi trong hồ kiếng, với chủng loại rất đa dạng và tương đối cao cấp như: Bồ câu đỏ, Da beo, Zed (đỏ), Amino vàng, Amino bồ câu, Amino lam…
Ngoài ra, do nuôi trong hồ kiếng và sử dụng bí quyết trong quá trình phối trộn với thức ăn để cho cá ăn (khi cá đạt 6 tháng tuổi) nên đàn cá dĩa của chú con nào cũng cao dạo, màu sắc rực rỡ, sắc sảo, vì thế giá bán thường cao gấp đôi so với những con cá dĩa bình thường.
Với diện tích chưa đầy 100 m2 nhưng mỗi năm, trại cá dĩa mang về cho chú thu nhập trên 100 triệu đồng. Với nghề nuôi cá dĩa, đã tạo cho gia đình chú có cuộc sống ngày càng khấm khá.
Thức Ăn Cho Cá Tra Giống – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Nhu cầu dinh dưỡng của cá
Sau khi hết noãn hoàng, cá bột bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài. Cá thích ăn mồi tươi sống, có mùi tanh, như cá bột, trứng nước, ấu trùng Artemia. Thậm chí, chúng ăn lẫn nhau khi không kịp thời cung cấp thức ăn, do đó, phải tạo được một lượng thức ăn tự nhiên sẵn có và đầy đủ trong ao ương trước khi thả cá bột, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu ăn của cá.
Cung cấp đầy đủ thức ăn để đàn cá tra phát triển khỏe mạnh – Ảnh: Phan Thanh Cường
Trong quá trình ương nuôi thành cá tra giống trong ao, chúng ăn các loại phù du động vật có kích thước vừa miệng và các thức ăn nhân tạo. Sau khi xuất cá giống, có thể sử dụng các loại thức ăn công nghiệp thích hợp với kích cỡ của cá để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Sử dụng thức ăn
Sau khi chuyển cá từ bể ấp ra ao ương cần lưu ý lượng cho ăn theo khả năng bắt mồi của cá và tình hình thời tiết, chất lượng nước ao. Đối với cá giống cho ăn thức ăn dạng mảnh phù hợp với từng kích cỡ con giống.
Cá giống từ ngày 18 trở đi (kích cỡ cá từ 1 – 5g), sử dụng thức ăn dạng mảnh 01 loại MINI 35 6316, kích cỡ 1 – 1,5 mm/viên, tăng số lần cho ăn trong ngày (3 lần/ngày) với lượng thức ăn từ 7 – 25% so với trọng lượng cơ thể cá. Loại thức ăn này có lượng đạm đạt 35%.
Trong quá trình cho ăn, cần kết hợp cải tạo ao, đảm bảo môi trường để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.
Sản phẩm Max Benthos của Công ty TNHH Tiệp Phát
Sản phẩm thức ăn dạng mảnh 01 loại MINI 40 6306, MINI 35 6316 của Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam.
Đặc Sản, Dễ Nuôi – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Cá hô – đối tượng thủy sản có giá trị cao Ảnh: PTC
Đặc điểm sinh học
Cá hô thuộc họ cá chép Cyprinidae và có tên khoa học là Catlocarpio siamensis. Phần trước thân của cá hơi tròn và cao, phần sau dẹp bên; Cao thân khoảng 1/3 dài chuẩn; Đầu rất to, đỉnh đầu rộng, giữa mắt và mõm của phần lưng đầu lõm xuống; cá không có râu, khe mang rộng, thân phủ vảy tròn to; Đầu và lưng có màu nâu xám hoặc ánh xanh, nhạt dần xuống bụng trắng bạc; Mắt cá to, vảy to, vây lưng cao, gốc vây lưng, vây hậu môn có phủ vảy nhỏ. Bụng màu trắng bạc, các vây hơi phớt hồng, cuối các tia vây màu đen. Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Chúng phân bố chủ yếu tại Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam (phân bố ở Châu Đốc, sông Mê Kông). Người ta đã bắt được cá hô dài tới 3 m, nặng khoảng 300 kg; ở Việt Nam thỉnh thoảng đánh bắt được cá hô loại 100 – 200 kg. Cá hô là loài ăn tạp, thức ăn của chúng có thể là thực vật phiêu sinh, rong, trái của thực vật trên cạn, thực vật thủy sinh và các động vật không xương sống thủy sinh…
Cho lãi lớn
Cá hô tuy là loài quý hiếm, trước đây cá chủ yếu là đánh bắt nhưng thời gian gần đây người dân ở miền Tây đã nuôi rất thành công giống cá này trong ao. Cá có thể trọng lớn, thịt thơm ngon, vị ngọt và dai nên rất được ưu chuộng trên thị trường và được các nhà hàng lớn thu mua. Cá hô đạt 4 – 6 kg/con trên thị trường có giá khoảng 80.000 – 120.000 đồng/kg, tuy nhiên có thể lên đến 1 – 2 triệu đồng/kg đối với cá 30 kg trở lên. Từ năm 2005, nước ta đã cho sinh sản nhân tạo thành công loài cá quý này tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, tiếp đến Trung tâm Giống thủy sản An Giang cũng đã sản xuất nhân tạo thành công giống cá này. Nhờ chủ động được nguồn giống nên nghề nuôi cá hô phát triển mạnh ở nhiều địa phương của nước ta như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang…
Cá hô có thể nuôi đơn trong ao, lồng bè, đăng quầng. Với tốc độ tăng trọng 2 – 3 kg/năm, chúng có thể được nuôi đơn trong ao hoặc lồng bè với mật độ 3 – 4 con/m2; ngoài ra, còn có thể thả ghép với các loài cá nước ngọt khác, với mật độ 10 m2/con, để tận dụng thức ăn. Ở miền Nam, cá hô có thể thả nuôi quanh năm do khí hậu ấm áp, cá phát triển tốt. Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, việc đưa cá hô vào nuôi không những mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo tồn tài nguyên quốc gia.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Khấm Khá Nhờ Nuôi Cá Lóc Bằng Thức Ăn Up – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!