Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Nuôi Cá Bảy Màu Từ A mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhưng trải qua nhiều năm được các chuyên gia nhân giống và lai tạo, cá bảy màu ngày càng khoác lên mình dáng vẻ lộng lẫy đến bất ngờ. Có lẽ tuổi thơ của bạn cũng được tô điểm bằng những sắc màu sặc sỡ này phải không:
1. Vì sao cá bảy màu được ưa chuộng khắp nơi?
Để biết loài cá này được yêu thích đến mức nào, bạn hãy gõ từ khóa “cá bảy màu” lên thanh tìm kiếm của Google. Có tới hàng triệu kết quả được hiển thị trong chưa đầy nửa giây!
Cũng từ khóa đó tra trên YouTube bạn sẽ tìm được vô số video, từ hướng dẫn cách nuôi đến review những chú cá đẹp, độc, lạ. Và nếu tra bằng tiếng Anh với từ khóa “guppy” thì kết quả còn chóng mặt hơn nữa.
Vậy những yếu tố nào đã làm nên độ hot của loài cá “nhỏ mà có võ” này?
Dễ thấy nhất là màu sắc vô cùng đa dạng phong phú của chúng. Ngay cả tên gọi “bảy màu” cũng còn xa mới đếm hết “500 sắc thái” của loài cá này. Ví dụ, chỉ riêng màu xanh lam đã chia ra các dòng blue topaz, blue tanzanite, blue grass, half black blue…
Còn nếu bạn yêu màu vàng thì sao? Dòng full gold lấp lánh ánh kim từng một thời làm mưa làm gió thị trường nay cũng có giá khá bình dân, học sinh sinh viên cũng dễ dàng chơi được.
Ngoài ra half black yellow, tuxedo gold hay yellow lace cũng là những dòng cá bảy màu sở hữu sắc vàng ấn tượng không kém.
Đến đây chắc bạn đã hơi “hoa mắt” rồi đúng không? Nhưng đó mới chỉ là về màu sắc. Một yếu tố nữa làm nên vẻ đẹp của cá bảy màu là dạng hoa văn trên thân và đuôi. Chẳng hạn như các họa tiết vằn vện giống da rắn:
Và yếu tố thứ ba góp phần vào vẻ đẹp của cá bảy màu là hình dạng vây và đuôi. Phần đuôi được chia ra dạng delta (tam giác), half moon (bán nguyệt), round tail (hình tròn)…
Vây lưng cũng có nhiều dạng từ big dorsal (vây lưng lớn), half thumb (lớn hơn cả big dorsal), cho tới dạng shark fin (vây cá mập), fin C (dài và cong như chữ C)… Nói chung là muôn hình vạn trạng:
Tất cả những sắc màu và dáng vẻ lộng lẫy của cá bảy màu như bạn đã thấy đều là “công trình” của các nhà lai tạo cá cảnh nhiều năm kinh nghiệm trên khắp thế giới. Nổi tiếng nhất trong số này là các chuyên gia Thái Lan và Đài Loan.
Bên cạnh đó cũng phải kể đến người Nhật với các dòng cá như red endler, tiger endler, Japan blue tail…
Đặc biệt, dòng cá đang gây sốt trong cộng đồng “nghiện” cá hiện nay là guppy koi. Sở dĩ có tên như vậy là vì chúng có thân mình màu trắng và đỉnh đầu đỏ tươi y như cá chép koi nổi tiếng của nước Nhật.
Vậy là chúng ta đã điểm qua “sương sương” vài dòng cá bảy màu hiện có rồi. Đến đây câu hỏi tiếp theo của bạn chắc chắn sẽ là…
2. Nuôi cá guppy cần chuẩn bị những gì?
Điểm hấp dẫn của cá bảy màu là bất cứ ai cũng có thể “chơi” được. Không như các loại cá lớn cần có hồ rộng cùng hàng tá “đồ chơi” cao cấp, cá bảy màu có thể sống khỏe trong điều kiện khá khiêm tốn.
Ngay cả các bé lên năm cũng nuôi được loại cá này. Còn với học sinh sinh viên, bản tính năng động sáng tạo vốn có càng giúp bạn dễ dàng “chăn” một đàn cá guppy ngay tại nhà mình. Những thứ bạn cần là:
2.1. Vật dụng để nuôi cá
Hồ kính
Cá bảy màu thích nghi tốt với nhiều loại “nhà” khác nhau. Đẹp nhất tất nhiên là hồ kính, vật liệu trong suốt để bạn tha hồ ngắm nhìn những dải màu bơi lượn tung tăng.
Nếu không có hồ lớn như hình trên thì bạn có thể thả vài em guppy vào chiếc hồ nhỏ để bàn (có nơi gọi là cái cóng). Tròn tròn nhỏ nhỏ xinh xinh cũng đáng yêu quá chứ!
Chậu hoặc khay nhựa
Không đẹp lung linh như hồ kính nhưng dụng cụ này phù hợp với những ai muốn cho cá sinh sản trong không gian nhỏ. Bạn có thể xếp chồng nhiều khay lên nhau hoặc đầu tư hẳn kệ sắt làm khung, mỗi khay nuôi một dòng cá riêng biệt để tránh lai tạp.
Ưu điểm nữa của vật liệu nhựa là bạn có thể dễ dàng cọ rửa, thay nước thường xuyên mà không ngại bưng bê nặng nề. Quá tuyệt vời cho các bạn nhỏ hoặc những người nuôi số lượng lớn.
Thùng xốp
Đây là loại vật dụng được dân chơi cá “nhà nghề” ưa chuộng nhất. Vì sao ư? Bởi thùng xốp có một đặc tính cực kỳ quan trọng với cá bảy màu, đó là cách nhiệt tốt.
Cá bảy màu khá nhạy cảm với nhiệt độ nước thay đổi đột ngột. Đặc biệt là ở những vùng khí hậu lạnh hoặc mùa mưa bão, nếu không giữ nhiệt tốt thì tình trạng cá “bơi ngửa” rất dễ xảy ra.
Thùng xốp giúp khắc phục vấn đề nhiệt độ cho cá bảy màu. Không chỉ bảo vệ đàn cá khỏi những lúc trái gió trở trời, thùng xốp còn “nhẹ tựa lông hồng” giúp bạn dễ dàng bưng bê qua lại (chẳng hạn như khi dọn vệ sinh hay sắp xếp đồ đạc trong nhà).
Và ưu điểm “siêu to khổng lồ” nữa của thùng xốp là… giá rẻ cực kỳ! Nếu hồ kính khiến bạn xót ví, còn khay nhựa ít nhất cũng vài chục nghìn, thì một thùng xốp cũ chỉ tốn của bạn cỡ một ly trà đá thôi.
Những tiệm bán trái cây, rau quả hay hải sản luôn có sẵn nhiều thùng xốp cũ để bạn mua lại. Còn nếu mua mới thì vật dụng này cũng rẻ hơn nhiều so với các loại khác cùng kích thước.
Hồ xi măng
Những nhà có sân vườn rộng, thích thiên nhiên thì còn gì tuyệt hơn một hồ thủy sinh cơ chứ. Nhìn đàn cá háo hức đớp mồi, màu xanh cỏ cây làm nền cho muôn sắc uốn lượn – bao mệt nhọc của cuộc sống như tan biến hết!
Tuy hơi cực mỗi lần thay nước và cũng không thể di chuyển đi được nhưng hồ xi măng dưới đất là môi trường gần với tự nhiên nhất cho cá bảy màu. Loại hồ này cũng giúp cá được vận động thoải mái và đẻ ra “con đàn cháu đống” nữa.
Vậy là bạn đã biết qua những loại “nhà” cho cá guppy rồi. Khi đã chọn được chỗ ở thì vấn đề tiếp theo là cái ăn đúng không!
2.2 Cá bảy màu ăn gì?
Thức ăn cho cá bảy màu cũng có đủ chủng loại từ bình dân đến cao cấp, tùy điều kiện kinh tế cũng như độ “nghiện” cá của bạn đến đâu.
Cám công nghiệp
Đây là loại thức ăn dễ kiếm và “dễ chơi” nhất cho những người mới bắt đầu đến với guppy. Tất cả các tiệm cá cảnh lớn nhỏ đều có cám công nghiệp đủ loại, nhưng theo kinh nghiệm của dân chơi lâu năm thì tốt nhất nên dùng cám Thái như loại này:
Cám Thái chứa đầy đủ các dưỡng chất giúp cá lớn nhanh, lên màu đẹp và khỏe mạnh, do đó được cộng đồng yêu cá rất ưa chuộng. Bên cạnh đó còn nhiều loại cám khác như Tomboy, Pandora, thậm chí cám viên cho các loại cá lớn cũng chẳng vấn đề gì.
Ưu điểm chung của cám công nghiệp là bạn không phải lo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm! Các loại mồi sống thường dễ nhiễm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng… nhưng cám thì vô hại. Chỉ cần cho ăn vừa phải, đừng cho dư làm dơ nước là được.
Bo bo
Bo bo thường sống ngoài tự nhiên, trong các ao hồ kênh rạch nhiều chất hữu cơ. Nhiều tiệm cá cảnh cũng thu mua bo bo từ nông dân để bán lại, thậm chí có cả những người nuôi bo bo số lượng lớn cung cấp cho dân chơi cá cảnh nữa.
Vì là thực phẩm tươi sống nên hàm lượng dinh dưỡng của bo bo rất cao và được đánh giá là tốt hơn so với cám. Đồ tươi bao giờ chẳng “ngon” hơn đồ khô đóng hộp nhỉ! Nhiều người nuôi cá còn khẳng định bo bo là thức ăn giúp cá con lớn nhanh nhất.
Trùn chỉ
Cũng giống như bo bo, trùn chỉ thường sống ngoài tự nhiên ở những nơi… không được sạch sẽ cho lắm. Do kích thước lớn hơn nên loại giun nước này phù hợp để “kích” cá lớn tăng trưởng mạnh.
Trùn chỉ dễ rửa hơn so với bo bo bởi kích thước lớn và có xu hướng bu lại thành cục. Nhưng dù vậy bạn vẫn nên tìm mua ở những tiệm đảm bảo vệ sinh, không là rước bệnh cho cá như chơi.
Lăng quăng
Chắc mọi người ai cũng từng nghe khẩu hiệu thả cá bảy màu để diệt lăng quăng đúng không. So với hai con ở trên thì lăng quăng tương đối sạch sẽ và dễ kiếm hơn hẳn, và cũng là mồi sống nên chất lượng hơn cám nhiều.
Artemia
Chắc hầu hết các bạn mới làm quen với cá cảnh đều chưa biết tới con này đúng không? Nhưng nhà nào có nuôi tôm chắc đều biết: artemia là thức ăn hằng ngày của tôm non. Còn dân chơi cá “chuyên nghiệp” thì coi đây là bảo bối thần kỳ không thể thiếu để giúp cá khỏe đẹp.
Artemia là một loài giáp xác sống ở nước mặn, hình dạng gần giống tôm tép nhưng nhỏ hơn rất nhiều. Ban đầu được dùng để nuôi tôm, sau này artemia đã lấn sân sang cá cảnh và ngày càng được ưa thích bởi hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp cá lớn nhanh và lên màu đẹp.
Người ta cho rằng loài chim hồng hạc có màu lông đỏ hồng lộng lẫy như vậy là nhờ ăn các phiêu sinh vật trong nước, trong đó có artemia. Bản thân artemia cũng có màu đỏ cam, nên tác dụng giúp cá cảnh lên màu cũng là có cơ sở.
Nếu bạn cho rằng loại thức ăn này quá cao cấp, phải nhập khẩu, không dễ gì kiếm được… thì xin thưa: thị xã Vĩnh Châu ở Sóc Trăng có nghề nuôi artemia được đánh giá chất lượng hàng đầu thế giới, hơn cả artemia của Mỹ và Thái Lan.
Chỉ cần gõ từ khóa artemia lên Google, bạn cũng dễ dàng tìm thấy nhiều nơi bán loại thức ăn này với nhiều mức giá và nguồn gốc khác nhau: từ Vĩnh Châu, Trung Quốc cho đến Mỹ.
Dù ngày càng phổ biến nhưng artemia vẫn là đồ ăn cao cấp nhất cho cá cảnh, do đó chi phí cũng “chát” hơn các loại khác. Nhưng tiền nào của nấy mà.
3. Những vấn đề khác khi nuôi cá bảy màu
Giải quyết được “ăn” và “ở” là xem như bạn đã nắm một nửa thành công rồi đấy. Tuy nhiên còn một số vấn đề mà tất cả những người nuôi cá guppy đều đôi lần phải đau đầu như:
3.1. Cá bảy màu có thể bị bệnh gì?
Nhiều người quen nuôi guppy tạp (những con cá lai tạp có giá trị rất thấp) khi chuyển sang những dòng cao cấp đều “vỡ mộng” vì cá dễ bệnh dễ chết. Tuy nhiên chỉ cần nắm vững vài quy tắc là bạn sẽ giải quyết nhanh gọn những chuyện này.
“Bộ ba huyền thoại” khi nói đến bệnh của cá bảy màu là nấm – túm – lắc. Nấm là khi xuất hiện những đốm hoặc mảng trắng trên vây, thân cá. Trường hợp nặng, nấm có thể ăn lan thành búi nhìn rất ghê.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lắc: cá bị lạnh – lắc, cá mới mua về bị stress – lắc, nước quá dơ làm cá bệnh – lắc, thậm chí nhiều trường hợp chẳng vì lý do gì cũng lắc.
Thường sau khi bị lắc, nếu không được chữa trị gì cá sẽ chuyển sang túm và bỏ ăn, cuối cùng… bơi ngửa. Do đó tốt nhất là nên phòng bệnh cho cá ngay từ đầu. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có cách phòng ngừa thích hợp. Một số điều cần đặc biệt lưu ý là:
Trước khi thả cá phải xử lý nước: nếu là nước máy phải xả ra, để ngoài trời khoảng 1- 2 ngày để bay hết clo, nếu có rong bèo thả vào càng tốt.
Nước mưa có nuôi cá được không? Tùy vào từng khu vực và thời điểm mà nước mưa có thể chứa các chất độc hại không tốt cho cá. Do đó tốt nhất là không nên dùng nước mưa nuôi cá.
Cá mới mua về phải để nơi yên tĩnh, hơi tối một chút, tránh đụng chạm nhiều làm cá bị stress. Ngoài ra phải biết thả cá đúng cách: pha loãng nước cũ và nước mới từ từ để tránh bị sốc nước. Video sau sẽ minh họa cho bạn:
Không cho ăn quá nhiều làm dơ nước, nước bị dơ là môi trường tuyệt vời cho nấm bệnh phát triển.
Nên thay nước khoảng một tuần một lần hoặc ngay khi thấy nước dơ, nhiều cặn đáy. Mỗi lần chỉ thay khoảng 20% nước để cá không bị sốc.
3.2. Cá bảy màu có nuôi chung với cá khác được không?
Cá bảy màu chỉ thích hợp nuôi chung với các loại cá nhỏ và hiền lành như neon, đuôi kiếm, sọc ngựa, trân châu… Cũng có thể thả chung vào hồ guppy các loại cá chuột, cá tỳ bà để chúng dọn dẹp thức ăn thừa sót lại dưới đáy.
Theo quy luật cá lớn nuốt cá bé thì không nên nuôi chung cá bảy màu với các “ông lớn” như cá chép, long nhãn nếu bạn không muốn bầy tí hon làm mồi cho lũ to xác ấy.
3.3. Cá bảy màu sinh sản như thế nào?
Chắc chắn đây là một fun fact cực kỳ thú vị mà chỉ những ai từng nuôi guppy mới biết: cá bảy màu đẻ con chứ không đẻ trứng!
Trái với quy luật thông thường trong thế giới động vật, cá bảy màu thụ tinh trong và đẻ ra cá con ngay, thay vì đẻ trứng rồi thụ tinh ngoài như hầu hết các loài cá khác. Thực tế thì điều này cũng đúng đối với một số họ hàng của guppy như cá đuôi kiếm, cá mún…
3.4. Cá bảy màu có đắt không?
Hầu như tất cả những người mới chơi cá đều thắc mắc vấn đề này. Câu trả lời tùy thuộc vào từng dòng cá, và trong cùng một dòng lại tùy theo độ đẹp, độc, lạ của từng con cá nữa.
Nếu mới bắt đầu tập nuôi chắc chắn bạn sẽ không muốn bỏ ra quá nhiều “học phí” cho những chú cá quá sang chảnh phải không. Vậy thì lựa chọn phù hợp cho bạn là các dòng endler, được xem là vừa rẻ vừa dễ sống nhất.
Có kinh nghiệm hơn một chút, bạn có thể chơi dumbo red tail, blue tanzanite, full gold. Đây cũng là các dòng có giá phải chăng và “trâu nước” – sống khỏe dễ nuôi.
Những người “cứng tay” kha khá thâm niên nuôi cá có thể tăng độ khó bằng những dòng mắt đỏ như blue topaz, full red, koi. Đây được xem là những dòng cao cấp có giá hơi “chát” và cũng khó nuôi nhất hiện nay.
Tất nhiên đó cũng chưa phải là những con cá đắt nhất. Như trong video đã nói, có những cặp cá ở Việt Nam được mua với giá hơn 20 triệu đồng. Nói rộng ra trên thế giới thì con số này còn “khủng” hơn nhiều nữa!
Tổng kết
Nào, bạn đã thấy hừng hực khí thế bắt đầu “sự nghiệp” chơi cá bảy màu chưa? Từ những chú cá bình dân thuở nhỏ đến dòng siêu phẩm cấp cao là cả một hành trình dài nhưng đầy thú vị, chắc chắn sẽ đưa bạn từ bất ngờ này đến thú vị khác đấy.
Chơi cá guppy không chỉ là thú vui giải trí giết thời gian một cách lành mạnh mà còn giúp bạn nuôi dưỡng tâm hồn thanh thản, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Nói cho cùng, ai mà chẳng muốn có một tâm hồn đẹp phải không!
Mời bạn đọc tiếp những bài viết thú vị của BlogAnChoi:
Hướng Dẫn Nuôi Bobo Làm Thức Ăn Cho Cá Bảy Màu
Hướng dẫn cách nuôi bobo làm thức ăn cho cá
Bobo là gì ?
Bobo còn có tên thường gọi khác là trứng nước, có kích thước nhỏ.
Trong cơ thể bobo ngoài chất đạm cung cấp dinh dưỡng cho cá còn chứa nhiều men tiêu hóa thức ăn như: proteinases, peptidases giúp tiêu hóa chất đạm, amylases giúp tiêu hóa tinh bột và hàm lượng axit amin thiết yếu cho sự sinh trưởng và phát triển của cá, tôm, và các loài thủy hải sản khác. Do vậy, bobo được dùng làm thức ăn cho cá.
Đặc biệt là sử dụng làm thức ăn cho cá bột do kích thước bobo rất bé, vừa miệng với cá con. Cá bột sau 3 ngày tuổi khi noãn hoàng đã teo đi hết, sẽ bắt đầu phải sử dụng thức ăn ngoài để tiêu hóa. Lúc này là thời điểm thích hợp cho cá bột ăn bobo. Nếu cho ăn sớm quá, cơ thể cá bột chưa phát triển, chưa quen với môi trường bên ngoài rất dễ dẫn đến các vi khuẩn có hại tấn công cá con, dẫn đến cá con bị chết.
Trong tự nhiên, bobo thường sống ở các mương nước đọng, có nhiều chất hữu cơ như mương nước chuồng heo, chuồng bò,… Thức ăn ưa thích của trứng nước là những loài vi khuẩn nhỏ, mảnh vụn hữu cơ lơ lửng trong nước, các loại tảo…
Tuổi thọ của trứng nước rất ngắn, trung bình từ 4 -7 ngày. Môi trường nuôi trứng nước cần phải đảm bảo các điều kiện như sau: pH 7-8, hàm lượng oxy trong nước từ 3-3.5 mg/l, nhiệt độ từ 26-30 độ C. Có thể nuôi bobo bằng nhiều hình thức khác nhau như: nuôi trong bể xi măng, trong hồ bạt, thùng nhựa, nhưng để thu được hiệu quả cao nhất thì nên nuôi trong ao đất.
Cách nuôi bobo trong ao đất
Tùy điều kiện mà chọn ao nuôi có diện tích nhỏ hay lớn. Ao cần được nạo vét kĩ, vét bùn đáy, chỉ chừa lại lớp bùn dày khoảng 3-5cm, bón vôi bột để khử phèn, và vi sinh vật có hại, phơi nắng ít nhất 1 ngày, lượng vôi bón không được quá nhiều sẽ làm tăng pH của nước, thích hợp là 0.5kg / 1 m3 dung tích nước cho vào ao.
Sau khi phơi nắng xong, ta cho nước vào ao, sau khi nước tương đối trong ta bón phân hữu cơ đã được ủ lâu ngày như phân bò, phân heo,…nhưng tốt nhất là phân bò vì phân bò ít gây mùi hôi cho môi trường xung quanh. Bobo có thể sử dụng trực tiếp phân hữu cơ để ăn dưới dạng các vụn lơ lửng trong nước. Do đó nên sử dụng phân bò đã phơi, ủ lâu ngày để phân nổi trên mặt nước, nếu chìm sâu dưới đáy ao bobo không ăn được nên sẽ làm thúi nước, khí độc sinh ra làm chết bobo. Tùy số lượng bobo có trong hồ mà cho lượng thức ăn vừa phải, lúc mới thả bobo giống ta cho ăn khoảng 0.5kg phân bò/m3 nước , sau đó tăng dần thành 1kg/ m3 nước, đến tối đa 4-5kg/m3 nước trong 1tuần ( tính cho chiều sâu của ao là 0.5m), không phải ao sâu nhiều nước ta bón phân nhiều hơn vì bobo không sống sâu dưới đáy được do thiếu oxi.
Trong quá trình nuôi nên thay nước ao để giữ độ pH thích hợp cho bobo. Ngoài phân hữu cơ, có thể bổ sung thêm men bánh mì, cám gạo… được xay nghiền nhỏ làm thức ăn thêm cho bobo.
Kỹ thuật nuôi trứng nước trong bồn
xi măng, hồ bạt
Nuôi bobo thương phẩm ngoài nuôi trong ao đất, còn có thể nuôi trong bồn chứa như hồ nhân tạo xây bằng xi măng, nhựa,…vật chứa có diện tích rộng. Không nên sử dụng bồn kim loại để nuôi, vì bobo rất nhạy cảm với thành phần kim loại.
Không để nước sâu quá 90cm, độ cao lý tưởng từ 40 -50cm. Mực nước cạn giúp oxy dễ dàng hòa tan vào nước, làm cho bobo sinh trưởng tốt.
Nên để bồn nuôi ở nơi có ánh nắng khoảng lúc 10 giờ sáng, và có bóng râm vào buổi trưa và buổi chiều, giảm 50 % ánh sang mặt trời.. Ngoài ra bồn nuôi cần được che mưa để tạo độ pH ổn định, đồng thời kết hợp che chắn lưới tránh các loại côn trùng ăn thịt bobo.
Không cần phải giữ bồn nuôi sạch quá vì bobo sinh trưởng tốt trong điều kiện ô nhiễm. Mặc dù vậy, trước khi nuôi bobo cần phải sát trùng và phơi khô bồn nuôi để đảm bảo diệt khuấn.
Môi trường nuôi bobo
Đây là loài sinh vật rất nhạy cảm với các tác nhân kích thích như chất hóa học, kim loại (xuất hiện trong nước ngầm), bột giặt, chất tẩy rửa và các chất độc hại… Do đó phải đảm bảo bồn nước không bị nhiễm các chất độc trên.
Nếu sử dụng nước máy hoặc nước giếng khoan để nuôi trứng nước cần phải để phơi nước ngoài không khí ít nhất 2 -3 ngày để làm lắng cặn kim loại, đuổi bớt clo .Trong cách nuôi bobo, nước tự nhiên được ưu tiên sử dụng nhất.
Nhiệt độ lý tưởng để nuôi trứng nước từ 26-30 độ.
Sục khí cung cấp oxy để đảm bảo đủ lượng khí cần cho bobo hô hấp. Đối với bồn nuôi có diện tích 4m2 sâu 50cm thì cần tối thiểu 2 vòi oxi mở nhỏ, nếu mở mạnh quá sẽ làm bobo mệt và có thể chết. Sục oxi còn làm cho lượng thức ăn dưới đáy tuần hoàn lên trên làm cho bobo dễ ăn.
Nồng độ pH thích hợp cho bobo là từ 7-8
Thu hoạch bobo
Thu hoạch trứng nước bằng cách dùng vợt lưới nhuyễn vớt những đám mây nổi lên trên mặt nước.
Nếu nuôi bằng ao đất có diện tích lớn, ta có thể soi đèn để bobo tụ hợp về nơi có ánh sáng để giảm bớt công thu hoạch.
Góc Hướng Dẫn Từ A
Góc hướng dẫn từ A – Z cho người bắt đầu chơi thủy sinh
– Như mình đã nói, hồ thủy sinh rất đa dạng, bạn suy nghĩ và lên google tìm hình hồ đẹp xem mình thích làm 1 hồ như thế nào. Một số bạn thích hồ bonsai đơn giản, 1 số thích chơi rêu, ráy, dương xĩ, 1 số lại thích hồ cây phong cách Hà Lan, 1 số lại thích chơi lũa, đá… – Khi nhắm được mục tiêu này bạn sẽ dễ dàng biết mình phải làm gì và qua bước 2
Hồ thủy sinh biotop , chơi cá dĩa , nền trơ , lũa
Kích thước hồ thủy sinh phụ thuộc vào: – Sở thích của bạn – Số tiền bạn có thể dành làm hồ – Chổ để hồ rộng ra sao (nên chọn nơi để hồ có nhiều người quan sát, chiêm ngưỡng, chổ chính bạn thấy và chăm sóc hằng ngày, nếu nhà có trẻ em thì cũng nên suy xét kĩ, né những nơi có nhiều ánh sáng trực tiếp để tránh rêu hại) – Cẩn thận cầu thang, nhiều bạn dán hồ xong không khiêng lên cầu thang được phải thanh lý – Một số bạn chơi phong thủy, họ quan tâm đến size hồ – Các bạn nên dán decal đen hoặc trắng ở mặt sau hồ để tạo chiều sâu, nhưng 1 số trường hợp muốn cho mọi người xem hết 4 mặt hồ thì không cần dán. Một số gợi ý về kích cỡ hồ thủy sinh: Hồ chơi thủy sinh thường không có kiềng, không có thủy mài, được mài cạnh bằng vi tính, dán dấu keo rất thẫm mĩ. Nó giống như 1 khối nước nằm giữa nhà, những size thông dụng:
– Hồ cubic 40 (dài 40cm, rộng 40cm, cao 40cm): tổng quan đẹp, dễ chơi. Có thể dán bằng kính 5 li hay 8 li, nếu chơi nhiều đá thì nên làm kính 8li. Kính thường là đủ đẹp, ai thích thì có thể lên kính siêu trong, sẽ mắc hơn chút. – Hồ 50(d) – 30 (r) – 30 (c): đẹp, cân đối, dán bằng kính 5 li là đủ – Hồ chuẩn size ADA: 60 (d) – 30 (r) – 36 (c): đẹp, cân đối, kính 5 lit là ok, chơi đá hay muốn chắc chắn thì 8 li – Hồ thông dụng 60 – 40 – 40: đẹp, chiều sâu và cao tốt, gần 100 lít nước nên dễ tính toán phân nền, phân nước, các bạn mới nên chơi hồ size 60 vì nó thông dụng, dễ đồ mới cũng như đồ thanh lý và cũng dễ thanh lý khi chán. Nên chơi kính 8li. – Hồ 80 -40 – 40: cũng tạm được nhưng size này khó kiếm đèn, nên né size này ra nếu có thể – Hồ 90 40 40: khá đẹp, dễ mua đồ, kính 8 li hoặc 10 li – Hồ 90 45 45: đẹp, cân đối, nên chơi hồ này, kính 10li cho yên tâm. – Hồ 100 50 50: tạm được nhưng size đèn hơi khó mua – Hồ 1m2 50 50: đẹp, dễ mua đồ, nên làm full 12li – Hồ 1m5 60 60 trở lên: đẹp, nhưng người mới không nên chơi hồ size lớn hơn 1m2
Kết luận: tùy sở thích và nhiều yếu tố, nhưng nên chơi 3 size như sau: 60 40 40 full kính 8li, 90 45 45 full kính 10 li, và 1m2 50 50 full 12 li. Hồ không kiềng, không thủy mài, mài vi tính, dán dấu keo. Size nhỏ hơn 60 thường chơi dễ chán, quản lý nước hơi khó, to hơn 1m2 thì tốn quá nhiều chi phí và khó chơi cho người mới. Dùng kính cường lực dán hồ cũng tốt nhưng không quá cần thiết. Nếu kinh phí cho phép thì có thể dán bằng kính siêu trong 1 mặt trước, hoặc 3 mặt, (4 và 5 mặt siêu trong thật sự không cần thiết.) – Các bạn có thể đến các shop thủy sinh mua hồ, đặt hồ. Một số anh dán hồ chất lượng bao gồm vnham bên quận 8, Anh Minh Phú Nhuận – Gò Vấp, Quang Nguyen và anh Nico ở Thủ Đức, anh hothuythuysinh ở quận 4, gacco Kiệt quận Tân Phú, Huy TonyKay ở Thủ Đức (chuyên dán số lượng cho shop) anh Lâm Kimchi bên quận 3 và nhiều anh em khác.
Lọc hãng Eheim – Đức
Lọc chế – Nguyễn Duy
Vật liệu lọc nước vi sinh
Ánh sáng cực kì quan trọng trong thủy sinh. Kiến thức và thông tin về ánh sáng rất sâu rộng nên mình chỉ nói về những điều cơ bản dễ hiểu. Đèn cho hồ thủy sinh thông dụng gồm: đèn huỳnh quang t8 (như bóng điện quang), t5 (nhỏ hơn chút và sáng hơn), đèn LED (sáng, tiết kiệm điện, mát), đèn cao áp metal…. Bạn có thể mua những đèn thông dụng này ở các shop thủy sinh và họ sẽ tư vấn thêm cho bạn về loại đèn phù hợp. Cá nhân mình vẫn dùng đèn t8 và t5, đôi lúc dùng LED và cảm nhận những loại đèn này đều hiệu quả. Những loại đèn thông dụng cho các bạn mới chơi: đèn t8 jebo chế của anh Van Vu, đèn odysea T5HO, đèn t5 Aquazonic, đèn Led Dee, Led Aquablue, Led Chirious… Có 1 điều về ánh sáng các bạn nên nhớ là: bạn càng dùng nhiều đèn, càng sáng thì hồ của bạn càng khó quản lý. Ví dụ 1 hồ chơi rêu, dương xĩ, bạn cần 0,5 w cho 1 lít hạy ít hơn, và hồ của bạn thường ít khi gặp vấn đề về rêu hại hay thiếu hụt dinh dưỡng . Nhưng nếu bạn chơi 1 hồ cây với lương ánh sáng 2wat / 1 lit thì bạn phải có nhiều kinh nghiệm quản lý nước, co2, rêu hại… Thời gian chiếu sáng: thường là từ 8 đến 10 tiếng / 1 ngày. Nên để đèn liên tục phỏng pheo ánh sáng tự nhiên, tuy nhiên vẫn có thể chia ra ngắt quãng như: sáng từ 8 đến 12h, tắt đèn từ 12h đến 4h, bặt tiếp từ 4h đến8h tối (túy theo giờ bạn ngắm hồ) Các bạn có thể gác đèn cao hơn mặt nước từ 10-30cm tùy cây cối trong hồ của bạn. Nếu chơi rêu, ráy, dương xí thì có thể gác đèn cao len cho đẹp và tỏa sáng tốt hơn.
Đèn Odyssea T5HO thích hợp nhiều loại cây thủy sinh LED RGB Chihiros dùng trồng các loại cây cắt cắm , bucep kích thích việc đổi màu của cây LED Maxspect – phân khúc hạng Cao thích hợp chơi thủy sinh cá biển , cá nước ngọt .
Phân nền cũng đặc biệt quan trọng trong hồ thủy sinh. Hồ bạn có đẹp, nước có trong và ổn định, cây cối cá tép có khỏe không đều là do phần lớn nhiệm vụ của phân nền. Phân nền có nhiệm vụ làm ổn định hệ vi sinh, ổn định nước, các chỉ số dinh dưỡng, pH, kH, gH, tds… cũng do nền quyết định là chủ yếu. Phân nền thủy sinh có 2 loại: – Nền trộn từ đất, bùn, đất sét, gọi chung là nền trộn. Loại này thường giàu dinh dưỡng, rẻ tiền nhưng lại khó set hồ vì nó bẩn, nếu làm không kĩ sẽ bị xì lên gây đục hồ. Nền trộn phải được phủ ở trên 1 lớp sỏi dày 3 cm trở lên. Dinh dưỡng nền trộn cũng nhiều nên khó quản lý hơn. Các bạn có thể tự trộn theo công thức có sẵn trên google nhưng các bạn cần kinh nghiệm. Đơn giản nhất là mua từ những bạn trộn sẵn như phân nền của Phương Nuphar, Lý Vũ…Loại nền này thường không cần lót cốt nền dinh dưỡng ở đáy. Khi mua các bạn sẽ được người bán tư vấn liều lượng và cách sử dụng.
– Nền công nghiệp: loại này phù hợp với người mới vì set hồ dễ, sạch sẽ, không sợ bị xì (nếu không lót cốt nền ở dưới). Tuy nhiên giá cao hơn nền trộn. Nền công nghiệp chất lượng bao gồm ADA , Gex xanh, đỏ , Control Soil, Oliver Knot.. (nền nhập khẩu), và nền công nghiệp chất lượng của VN như Aquafor của Thủy Mộc, Smekong II, red highland… Nền công nghiệp thường phải lót cốt nền dinh dưỡng ở đáy hồ. Cốt nền cũng gồm nhiều loại nhập khảu hay của VN như ADA powersand, jbl florapol, jbl aquabasic plus, cốt nền control soil, cốt nền Aquafor, cốt nền nuphar…
Tuổi thọ trong bình của những nền trộn hoặc công nghiệp chất lượng lên đến trên dưới 3 năm nếu các bạn sử dụng hợp lý. Tuy nhiên nền công nghiệp các bạn có thể thanh lý khi lật hồ, còn nền trộn thì hầu như chỉ có thể vứt đi.
Các loại phân nền thông dụng nhất trong thời điểm hiện tại
Cây thủy sinh cần Carbon trong khí C để quang hợp, lượng Carbon có sẵn trong nước chưa thật sự đủ cho cây nên người chơi thường cung cấp khí Co2 vào hổ thủy sinh. Một số dung dịch cung cấp Co2 cũng có tác dụng it nhiều nhưng mình nghĩ hiệu quả của bình nén co2 sẽ rõ ràng hơn. Hồ thủy sinh nên có co2 để cây cối căng đẹp và hạn chế rêu hại. Bình khí nén Co2 không hề nguy hiểm nếu bạn sử dụng đúng (không mua bình quá cũ, rỉ sét, không để trong phòng kín, phòng ngủ…) Bình co2 có nhiều loại, loại thông dụng và rẻ tiền nhất vẫn là bình sắt loại 1,2,3 ,5,10kg (tức là chứa được 1,2,3 hay 5, 10 kg co2 nén), bình co2 2 kg thường dùng được 1 đến 3 4 tháng và khi đi bơm lại mất cỡ 50k. Ngoài ra còn có loại bình bằng nhôm, hợp kim với giá t thành cao hơn. Các bạn có thể tự chế co2 bằng bột mì hay chất hóa học nhưng mình thật long khuyên rằng không nên. Khi mua bình co2, các bạn phải mua thêm bộ đếm giọt, dây dẫn và bộ trộn co2 (nên dùng bộ trộn ngoài hồ sẽ hiệu quả hơn). Có thể dùng van điện để chỉnh tự ngắt co2 khi đèn tắt, hoặc đơn giản là để co2 24/24 cũng không sao. Tùy số lít trong hồ và loại cây bạn có thể cung cấp mấy giọt co2 trong 1 giây. Hồ rêu thường chỉ cần 1,2 giọt /giây. Hồ cây thì nhiều hơn. Các bạn cân thận vì quá nhiều co2 trong nước sẽ gây chết cá tép.
8. Lũa, đá, bố cục hồ thủy sinh
Sau khi lo xong vụ phân nền, các bạn nên nghĩ đến bố cục trong hồ. Các bạn có thể set hồ bằng lũa (những nhánh cây, gỗ chết mình cho vào để tạo bố cục ), hoặc đá (bố cục núi), hoặc kết hợp lũa đá, phong cách bonsai, phong cách hồ Hà Lan (chuyên chơi cây cắt cắm)… Những loại lũa thông dụng gồm: Linh sam, đỗ quyên, trà rừng, red wood… với giá thành khác nhau. Khi mua lũa về bạn nên xử lý kĩ bằng cách ngâm nước vài tuần, hoặc luộc 1 2 lần, ngâm muối… để lũa chìm, không ra màu và bị mốc. Đá thủy sinh thông dụng gồm đá tiger, tai mèo, kẹp kem, trầm tích, đá Phan Thiết, đá đen Gia Lai… Lũa đá đều được bán rộng rãi ở các shop thủy sinh. Về bố cục mình nghĩ các bạn phải tự tìm hiểu và set hồ dần dần, bạn sẽ cảm nhận được thú vui này qua những hồ mình từng làm.
Đá , lũa vật liệu tạo nên bố cục
Đi kèm với bố cục là rất nhiều loại cây thủy sinh. Mình tạm chia thành 2 loại: – Loại chịu ít sáng như rêu, dương xĩ, ráy: phù hợp với hồ ánh sáng vừa (từ 0,5 wat / 1 lít nước trở xuống), nước mát chút và dinh dưỡng trong nước không cần quá nhiều, co2 vừa phải. – Loại ưa sáng như cây cát cắm, bucep..: đòi hỏi ánh sáng cao, co2 nhiều, dinh dưỡng mạnh để căng đẹp
10 . Quạt / chiller Nếu ở những thành phố có thời tiết nóng thì bạn nên mua thêm quạt nhỏ cho hồ thủy sinh (giá rẽ 100-200k), hoặc nếu có điều kiện tài chính thì có thể mua máy làm lạnh nước chiller giá từ 2tr5 đến 6 triệu tùy loại.
Bộ ức chế rêu hại twinstars: có hiệu quả nhưng không đáng kể (hiệu quả rõ rất khi dùng ngay khi hồ vừa set), cảm nhận cá nhân là không đáng tiền mua, các bạn có thể thử và trải nghiệm nếu muốn. Sủi oxi và lọc bio: nên dùng cho hồ chuyên chơi tép Lọc váng: 1 số hồ bị 1 lớp dầu váng lên mặt hồ, lọc váng này sẽ trị được vấn đề đó. Nhiệt kế: có nhiều loại, nếu bạn cần biết thông tin nhiệt độ hồ thì nên mua, cũng rẽ tiền.
Nguồn : chúng tôi
Cách Nuôi Cá Bảy Màu Của Các Trại Cá Bảy Màu Chuyên Nghiệp
Nhiệt độ tối ưu cho cá bảy màu vào khoảng từ 22-26 độ. Cá trưởng thành được giữ dưới 24-26 độ trong khi cá vị thành niên được giữ cao hơn 24-26 độ. (Chúng ta đều biết nhiệt độ này khó có thể duy trì tại Singapore quanh năm mùa hè). Một số người sẽ giữ nhiệt độ cao hơn 28 độ để cá tăng trưởng hơn để nâng cao sự trao đổi chất của cá vị thành niên và từ đó tăng cường sự thèm ăn. Tuy nhiên cũng có những tác dụng phụ từ việc này. Thú vị là những người gây giống cá có kinh nghiệm chứng thực là cá giống thu hoạch vào mùa lạnh tốt hơn cá giống thu hoạch vào mùa nóng. Xin lưu ý rằng cá được giữ trong nhiệt độ cao sẽ tăng trưởng tốt hơn và có tuổi thọ ngắn hơn cá giữ trong nhiệt độ thấp. Vì thế, nhièu người gây giống cá sẽ nuôi cá bột trong nhiệt độ cao để cá nhanh lớn hơn nhưng giữ những con cá giống nhiều tuổi hơn ở nhiệt độ thấp để kéo dài tuổi thọ.
Cho cá ăn theo độ tuổi cá
Cá bột một ngày tuổi không được cho ăn vì đang sống nhờ vào túi trứng trên người, để cá hấp thu hết túi trứng và cho ăn vào ngày thứ 2 trở đi. Việc này sẽ giúp cho việc hấp thụ thức ăn và bài tiết.
Cá nhỏ cho ăn nhiều, cá lớn tuổi cho ăn ít hơn. Họ có một câu nói như thế này: Bắt ăn trong 4 tuần, cho ăn hùng hổ trong 2 tháng, cho ăn nhiều trong 3-4 tháng, cho ăn ít hơn trong 5 tháng”
Cá vị thành niên bị bach tạng có thị giác và các giác quan khác kém hơn các cá không bị bach tạng nên cần được cách ly để tăng trưởng tốt hơn.
Trại AF dùng bể 18 lít cho 8 cặp cá giao phối vì họ phát hiện đây là kích cỡ tốt nhất cho tỉ lệ phối giống cao và xác suất truyền bệnh dịch thấp. Với những người không có đủ diện tích, có thể rút gọn theo tỉ lệ trên.
Trại AF dùng cá đực 2-3 tháng tuổi và cá cái 2.5-3 tháng tuổi. Cá cái cần có lứa trứng đầu vào tháng thứ 4. Vì mặc dù gen tốt nhưng nếu cá cái không có lứa trứng đầu vào tháng thứ 4 thì sẽ không có cá con tốt.
Chọn lọc
Lứa trứng đầu tiên sẽ có khoảng 25 cá bột, lứa thứ hai khoảng 35 cá bột. (Có thể vì cá cái vào khoảng 2.5-3 tháng tuổi). Trại AF không dùng cá bột sau lứa thứ 2 vì họ tin rằng thuộc tính của lứa sau không bằng 2 lứa đầu.
Mật độ nuôi cá bột và thời gian gian tách cá trống mái
Cá bột 7-10 ngày tuổi được chuyển sang bể 30 lít (một bể chứa được tối đa 50-60 cá). Có thể thu nhỏ tỉ lệ này tuỳ theo cỡ của lứa cá.
Trại AF chia giới tính của cá vào khoảng giữa tuần tuổi 3 và 4. (Tôi đọc trong một bài báo khác là việc này có thể giữ cho hóoc môn của cá không bị ảnh hưởng)
Cá bột được nuôi đến 2.5-3 tháng tuổi trước khi đem bán. Trong giai đoạn này, nước được thay 90% vào mỗi 5 ngày. Việc này giúp cá thích ứng với các nhiệt độ khác nhau để chúng có khả năng thích ứng cao hơn.
( Dịch giả Sơn PT )
DIỄN GIẢI ( Chocngoay )
Nhiệt độ
Ở Singapore luôn là mùa hè, luôn nóng. Khi nói đến nhiệt độ cao là tầm trên 30 độ ( nuôi ngoài trời ) và nhiệt độ thấp là khoảng 22 độ đến 26 độ ( nuôi trong nhà có điều hòa )
Cho cá ăn.
Cá bột không phải là mới sinh ra vẫn có noãn hoàng ở bụng. Cá bột có noãn hoàng ở bụng là cá bị đẻ non, thường thấy trong môi trường nuôi trong nhà, chịu nhiều ảnh hưởng stress môi trường dẫn tới đẻ non, vì còn noãn hoàng nên cá bột bị cho nhịn ăn trong 1 đến 2 ngày cho teo hết noãn hoàng và bụng khép lại mới được cho ăn. Nuôi ngoài trời trong điều kiện gần với môi trường tự nhiên thì cá bột được sinh ra đủ ngày tuổi sẽ không còn noãn hoàng. Giống như ngoài tự nhiên, cá bột sẽ đi kiếm thức ăn trong ngày ngay sau khi được sinh.
Tuổi ghép đẻ
– Dùng bể 18 lít cho 8 cặp chỉ là kinh nghiệm riêng của trại. Với tỉ lệ như trên mà hệ thống lọc không tốt hoặc nước được xử lý không tốt thì chất lượng nước xấu. Cá giống sẽ kém khỏe mạnh và bầy cá con ra đời sẽ có chất lượng không cao.
Chọn lọc
Cá giống đời sau sẽ được chọn lọc từ 2 đàn của đời trước. Không chọn cá giống ở đàn thứ 3. Tuổi đẻ cá mái khá dài, cá mái 1,5 tháng đã bắt đầu tích trứng và có khả năng thụ thai. Tuy nhiên cá mái ở 1,5 tháng còn non chưa trưởng thành hẳn về kích cỡ cũng như màu sắc, trứng còn non nên chất lượng trứng chưa đạt. Tầm 2,5 tháng trở đi là trứng hoàn thiện mang chất lượng tốt nên mái 2,5 tháng được chọn ghép giống. Vì sao cá ngoài 4 tháng mới thụ thai thì cá bột sẽ không được lựa làm giống ??? Cá cái trong giai đoạn 2.5 tháng và 3 tháng có chất lượng trứng tốt, giai đoạn này không ghép đẻ thì cá ôm trứng quá lâu, tháng thứ 4 trứng bị già nên chất lượng trứng kém sẽ ra đời thế hệ cá con kém chất lượng. Vì sao sau 2 lứa đầu, không tuyển chọn cá giống từ lứa thứ 3 trở đi ??? 2 lứa đầu cá mái đẻ ít, cá mái mang thai ít tầm 20 con đến 50 con. Cá mẹ trong quá trình mang thai sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho cá bột phát triển khỏe mạnh trong bụng cá mẹ. Ở lứa thứ 3 cá mẹ mang thai nhiều sẽ phải cần lượng lớn chất dinh dưỡng để nuôi cá con, điều này khó được đảm bảo. Vấn đề nữa là cá mẹ có khả năng giữ tinh trùng. Nếu cá mẹ giữ tinh trùng cá đực từ lứa đầu để đến lứa 3 mới đẻ thì chất lượng trứng thụ tinh không tốt sẽ sinh ra thế hệ cá đời sau kém chất lượng.
Mật độ nuôi cá bột
Hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện môi trường nuôi của trại. Còn công thức chung với tôi là MẬT ĐỘ CÀNG THƯA CÀNG TỐT. Tách cá chia giới tính. Ở tuần tuổi thứ 3 – 4 tuần tuổi thì cá đã bắt đầu giai đoạn hoàn thiện giới tính. Việc chia tách đực cái sớm sẽ chủ động trong việc chọn cá giống sau này, tránh trường hợp CÓ THAI NGOÀI Ý MUỐN khi cá chưa đến tuổi cho phép.
Thay nước
Cá tầm giai đoạn trưởng thành 2 tháng đến 2,5 tháng ở thời kỳ sung mãn. Việc thay nước thường xuyên trong thời kỳ cá sung mãn giúp cá chịu được sự thay đổi đột ngột về môi trường nước. Cá sẽ tăng sự thích nghi, sau này việc đóng bịch chuyển cá sang môi trường mới, chủ mới thì cá ít bị shock stress.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Nuôi Cá Bảy Màu Từ A trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!