Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Cảnh Cho Người Mới Tập Chơi mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cá cảnh đã và đang được rất nhiều người dân từ thành thị đến nông thôn , từ người già đến trẻ nhỏ đam mê yêu thích. Tuy nhiên không phải ai cũng có các kiến thức cơ bản về cách chăm sóc cá cảnh cũng như kỹ thuật nuôi cá cảnh đúng cách dẫn đến cá mua về bị chết hoặc có thể một thời gian sau khi mua về cá bị còi cọc không lớn rồi chết dần chết mòn.
Cá cảnh đã và đang được rất nhiều người dân từ thành thị đến nông thôn , từ người già đến trẻ nhỏ đam mê yêu thích. Tuy nhiên không phải ai cũng có các kiến thức cơ bản về cách chăm sóc cá cảnh cũng như kỹ thuật nuôi cá cảnh đúng cách dẫn đến cá mua về bị chết hoặc có thể một thời gian sau khi mua về cá bị còi cọc không lớn rồi chết dần chết mòn. Đã có rất nhiều người khi đến cửa hàng chúng tôi than vãn rằng ” cá nhà tôi cứ nuôi một thời gian lại chết dần rồi chết hết ” . Do cá chết rất nhiều lần nên nhiều người đã chán nản hoặc bỏ bể không nuôi cá nữa dù vẫn rất đam mê. Bài viết của chúng tôi sẽ giúp các bạn có những kinh nghiệm trong nuôi và chăm sóc cá cảnh đúng cách.
Khi nuôi cá cảnh bạn cần chú ý đến các phần sau :
+ Nguồn nước nuôi cá cảnh
Nguồn nước nuôi cá phải là nước sạch không chứa các các hóa chất độc hại, chất sát khuẩn . Đa số người nuôi cá cảnh ngày nay dùng nước máy để làm nguồn nước nuôi cá cảnh tuy nhiên nguồn nước máy có chứa rất nhiều chất sát khuẩn đặc biệt là clo gây hại cho cá. Nếu bạn dùng trực tiếp cá có thể chết ngay do lượng clo trong nước quá lớn, vì thế khi dùng nước máy bạn cần phải khử clo cho nước bằng các cách sau :
– Cho nước ra một chiếc thau để nước sau khoảng 24 tiếng cho clo bay đi hết rồi với cho vào bể cá hoặc sau khi nước bơm lên bồn chứa sau 24 tiếng với được sử dụng
– Dúng dung dịch khử nước mới có bán tại cửa hàng có tác dụng khử clo để khử nước
PH của nước cũng cần phải chú ý nếu PH của nguồn nước nhà bạn quá cao hoặc quá thấp bạn nên sử dụng dung dịch điều chỉnh PH. việc xác định PH bạn có thể dùng bút thử PH hoặc Giấy quỳ . Nhưng đa số các nguồn nước ở nước máy đều có PH ổn định phù hợp với việc nuôi cá
+ Chất lượng nước trong bể cá
Chất lượng nước trong bể cá là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cách nuôi cá cảnh vì thế khi chăm sóc cá bạn cần phải chú ý đến các yếu tố kỹ thuật sau :
Khi chăm sóc cá bạn cần chú ý đến chất lượng nước trong bể nuôi cá cảnh vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe , sự phát triển , khả năng miễn dịch của cá, sự hô hấp và trao đổi chất của cá đến môi trường xung quanh
Để có chất lượng nước tốt bạn cần phải có hệ thống lọc nước hiệu quả, bạn nên sử dụng các loại lọc có hiệu quả lọc cao như lọc ngoài , lọc tràn …. với các loại vật liệu lọc hiệu quả sẽ mang đến cho bể của bạn luôn trong suốt. Thay nước theo định kỳ túy theo loại cá , số lượng cá và chất lượg bể lọc của bạn để xắp xếp thời gian phải thay nước cho bể cá.
Khi thay nước bạn nên nên sát khuẩn bể cá bằng muối , xanh methynel , …….. để diệt các mầm bệnh.
Định kỳ giặt bông lọc cho bể cá để tránh ô nhiễm nguồn nước
+ Chế độ thức ăn
Bạn nên cho cá ăn vừa đủ không nên để thức ăn dư thừa tránh làm thừa nhiều thức ăn gây ảnh hưởng đến chất lượng nước bể cá của bạn
Cá có tập tính thấy mồi là đớp, nên nhiều người tưởng cá còn đói nên cho ăn nhiều sẽ làm cá bị đầy bụng mà chết. Vì thế cho ăn 2 lần/ngày. (Sáng và chiều) Nếu lỡ để cá đói vài ngày cá không chết, chứ cho ăn no quá cá chết là bình thường.
– Ngoài thức ăn khô, tùy loại cá mà ta nên bổ sung thêm thức ăn tươi như cá con, cá trâm, cá chép mồi…
+ Nhiệt độ
Cá cảnh sống và phát triển tốt trong nhiệt độ từ 26 – 30 độ nếu nhiệt độ xuống thấp quá đặc biệt là vào mùa đông khi nhiệt độ môi trường xuống thấp bạn nên dùng sưởi để tăng nhiệt độ bể cá. Ngoài ra ánh sáng cũng cần thiết cho sự phát triển của cá. Bể cá đặt trong phòng phải có đèn riêng để cung cấp đủ ánh sáng cho cá
+ Chọn các loại cá có thể nuôi chung được với nhau
Các loài cá có cùng tập tính dễ nuôi chung với nhau . Cá sống trong cùng một bể tránh để cá lớn ăn thịt cá bé hoặc cá to như cá chép , cá vàng …. nuôi chung với cá nhỏ như : neon , bảy màu, thần tiên …
Số lượng cá nuôi cũng như kích thước bể nuôi cũng phải tương đồng nhau không nên để bể nhỏ quá mà nuôi quá nhiều cá cũng dẫn đến cá thiếu oxy chất lượng nước kém
+ Thay nước cho bể cá
Khi thay nước cho bể cá bạn cần phải chú ý một số điều sau
Nhiệt độ nước bên ngoài và nước bể nuôi phải tương đồng nhau tránh cá bị sốc nhiệt dẫn đến chết
Thay 2/3 nước bể cá để lại khoảng 1/3 nước để cá không bị thay đổi nguồn nước đột ngột dẫn đến cá bị sốc nước
+ Cách thả cá mới mua vào bể
Cá mới mua về khi chưa biết rõ cá có mầm bệnh gì không thì không nên thả trực tiếp vào bể cá mà nên thả riêng ra một bể cá nhỏ để theo dõi và diệt mầm bệnh bằng thuốc sau đó mới cho vào bể để tránh lây bệnh sang cá khác
Nếu không có bể dưỡng cá thì sau khi thả cá vào bể chính bạn nên cho thuốc phòng một số bệnh như nấm , ký sinh trùng , bệnh lở loét ….
Cho cá vào bể cá:
Để tránh tình trạng cá bị sock nước dẫn đến chết thì cá mới mua về cần ngâm bịch cá trong bể khoảng 15 phút. sau đó mới mở miệng túi múc 1 ca nước từ trong bể cho vào túi cá.
Sau đó hạ miệng túi xuống, tay mở miệng túi to ra, tay kia kéo từ từ đáy túi lên, để cá trôi ra khỏi túi. Tuyệt đối ko đổ thẳng cá vào trong bể để tránh cá bị chết do sock vì thay đổi môi trường đột ngột.
Với các phương pháp chăm sóc cá cảnh trên hi vọng rằng các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm chăm sóc cá cảnh cho riêng mình và có những chú cá khỏe mạnh.
Nguồn: sưu tầm
Những Loại Cá Dễ Nuôi Cho Người Mới Tập Chơi
Nuôi cá nghe đơn giản nhưng khi bắt đầu thì không đơn giản xíu nào. Khi chúng ta bắt đầu đam mê một bộ môn nào đó thì sẽ gặp rất nhiều điều khó khăn. Và nuôi cá cảnh cũng vậy. Thế nên, khi mới tập tễnh vào chơi cá bạn nên chọn những loại nào dễ chơi, dễ nuôi để học hỏi kinh nghiệm trước.
Sẽ có vô vàn câu hỏi được đặt ra ví dụ như nuôi cá cảnh có cần lọc hay không. Nuôi cá cảnh có cần sủi oxy hay không. Nguồn nước nuôi cá cần những điểu kiện gì…. Và còn vô vàn những bối rối khi chúng ta bắt đầu niềm đam mê với những chú cá cảnh này. Và ở bài viết chia sẻ này Cá Cảnh Đẹp xin giới thiệu với các bạn một vài loài cá cảnh dễ nuôi mà không cần phải điều kiện phức tạp như sủi oxy, lọc…
Tiêu chí chọn cá cảnh dễ nuôi:
– Những loài cá cảnh có kích thước nhỏ.
– Chọn những loại cá cảnh thông dụng.
– Những loài cá cảnh tự nhiên chưa qua lai tạo.
– Những loài cá cảnh có giá cả rẻ.
Đó là những yếu tố trước khi bạn bắt đầu chọn mua những chú cá cảnh để khởi đầu niềm đam mê.
Một số loài cá cảnh dễ nuôi cho người mới tập chơi:
Cá bảy màu
Có thể nói đây là một trong những loài cá dễ nuôi và dễ tìm ở các cửa hàng cá cảnh. Nếu bạn là một người mới tập chơi thì hãy chọn dòng cá bảy màu để chơi thử. Và hãy chọn những chú cá thông dụng, đã thuần chủng. Ví dụ như cá bảy màu dumbo red tail, cá bảy màu rừng ender…
Cá mún
Cá mún là loài cá được tìm thấy từ rất lâu. Chúng có một mà sắc rất đẹp và đặc biệt là cá mún rất dễ nuôi. Chúng rất dễ thích nghi với môi trường, sinh sản nhanh và nhiều. Cá mún cũng được rất nhiều người chơi thủy sinh tìm, bởi chúng giúp diệt rêu hại rất tốt. Với kích thước nhỏ nhắn và màu sắc sặc sỡ cá mún có mặt tại hầu hết các cửa hàng cá cảnh.
Cá kiếm
Cũng tương tự như cá mún. Cá kiếm có kích thước tương đương với cá mún và chúng là loài ăn tạp rất dễ nuôi. Chúng rất dễ thích nghi với môi trường sống. Bạn có thể nuôi cá kiếm mà không cần tới sủi oxy cũng như là thiết bị lọc.
Neon là loài cá có kích thước nhỏ chúng thường được nuôi trong môi trường hồ thủy sinh bởi tập tính bơi theo đàn rất bắt mắt. Cá neon có thể thích khi với điều kiện môi trường rất nhanh. Đặc biệt chúng có một sức sống mãnh liệt. Bạn có thể bỏ đói chúng cả tháng trời chúng vẫn có thể sống khỏe mạnh.
Hướng Dẫn Setup Bể Thủy Sinh Cho Người Mới Tập Chơi Từ A Đến Z (Phần 2)
Thủy sinh tiếp tục giới thiệu đến với các bạn phần tiếp theo của “Hướng dẫn setup bể thủy sinh cho người mới tập chơi”
Nội dung chính
Đèn dành cho bể thủy sinh
Ánh sáng cực kì quan trọng trong hồ thủy sinh. Kiến thức và thông tin về ánh sáng về đèn rất sâu rộng nên Thủy Sinh Xanh Chỉ nói đến những điều cơ bản nhất.
Đèn cho bể thủy sinh thông dụng gồm: đèn huỳnh quang T8 (như bóng điện quang), T5 (nhỏ hơn chút và sáng hơn), đèn LED (sáng, tiết kiệm điện, mát), đèn cao áp metal v.v.. Bạn có thể mua những đèn thông dụng này ở các shop phụ kiện cá cảnh, thủy sinh và cửa hàng sẽ tư vấn cho bạn về loại đèn phù hợp dành cho size bể của bạn đang sở hữu. Những loại đèn thông dụng cho các bạn mới chơi: đèn T8 jebo chế, đèn odysea T5HO, đèn t5 Aquazonic, đèn Led Dee, Led Aquablue, Led Chirious và gần đây nhất mới có thêm đèn led của hãng T5HO.
Có 1 điều về ánh sáng các bạn nên nhớ là: bạn càng dùng nhiều đèn, càng sáng thì hồ của bạn càng khó quản lý. Ví dụ: Một bể chơi rêu, dương xĩ, bạn cần 0,5 w cho 1 lít hay ít hơn, bể của bạn thường ít khi gặp vấn đề về rêu hại hay thiếu hụt dinh dưỡng . Nhưng nếu bạn chơi bể thủy sinh với lương ánh sáng 2wat / 1 lit thì bạn phải có nhiều kinh nghiệm quản lý nước, co2, rêu hại…
Thời gian chiếu sáng: thường là từ 8 tiếng đến 10 tiếng trong một ngày. Nên để đèn liên tục phỏng theo ánh sáng tự nhiên, tuy nhiên bạn vẫn có thể chia ra ngắt quãng như sau: sáng từ 8 đến 12h, tắt đèn từ 12h đến 4h, bặt tiếp từ 4h đến8h tối (phụ thuộc vào thời gian bạn ngắm hồ)
Các bạn có thể gác đèn cao hơn mặt nước từ 10cm-30cm tùy từng loại đèn, cây cối trong bể của bạn. Nếu chơi ráy, dương xỉ, rêu thì có thể để đèn cao lên tránh trường hợp ở sát trên cao bị hỏng do sát đèn.
Phân nền cũng đặc biệt quan trọng trong hồ thủy sinh. Hồ bạn có đẹp, nước có trong và ổn định, cây cối cá tép có khỏe không đều là do phần lớn nhiệm vụ của phân nền. Phân nền có nhiệm vụ làm ổn định hệ vi sinh, ổn định nước, các chỉ số dinh dưỡng, pH, kH, gH, tds… cũng do nền quyết định là chủ yếu. Phân nền thủy sinh có 2 loại:
– Phân nền trộn loại này thường giàu dinh dưỡng, rẻ tiền nhưng lại khó set hồ vì nó bẩn, nếu làm không kĩ sẽ bị xì lên gây đục hồ. Nền trộn phải được phủ ở trên 1 lớp sỏi dày 3 cm trở lên. Dinh dưỡng nền trộn cũng nhiều nên khó quản lý hơn. Các bạn có thể tự trộn theo công thức có sẵn trên mạng internet nhưng các bạn cần kinh nghiệm. Đơn giản nhất là mua từ những bạn trộn sẵn như phân nền của Phương Nuphar, Lý Vũ…Loại nền này thường không cần lót cốt nền dinh dưỡng ở đáy. Khi mua các bạn sẽ được người bán tư vấn liều lượng và cách sử dụng.
– Nền công nghiệp: loại này phù hợp với người mới vì set hồ dễ, sạch sẽ, không sợ bị xì (nếu không lót cốt nền ở dưới). Tuy nhiên giá cao hơn nền trộn. Nền công nghiệp chất lượng bao gồm ADA , Gex xanh, đỏ , Control Soil, Oliver Knot.. (nền nhập khẩu.
Tuổi thọ trong bình của những nền trộn hoặc công nghiệp chất lượng lên đến trên dưới 3 năm nếu các bạn sử dụng hợp lý. Tuy nhiên nền công nghiệp các bạn có thể thanh lý khi lật hồ, còn nền trộn thì hầu như chỉ có thể vứt đi.
Cây thủy sinh cần Carbon trong khí C để quang hợp, lượng Carbon có sẵn trong nước chưa thật sự đủ cho cây nên người chơi thường cung cấp khí Co2 vào hổ thủy sinh. Một số dung dịch cung cấp Co2 cũng có tác dụng it nhiều nhưng mình nghĩ hiệu quả của bình nén co2 sẽ rõ ràng hơn.
Co2 rất cần thiết cho bể thủy sinh để cây cối có thể phát triển được tốt hơn. Bình khí nén Co2 không hề nguy hiểm nếu bạn sử dụng đúng (không mua bình quá cũ, rỉ sét, không để trong phòng kín, phòng ngủ…)
Bình co2 có nhiều loại, loại thông dụng và rẻ tiền nhất vẫn là bình sắt loại 1,2,3 ,5,10kg (tức là chứa được 1,2,3 hay 5, 10 kg co2 nén), bình co2 2 kg thường dùng được 1 đến 3 4 tháng và khi đi bơm lại mất cỡ 50k. Ngoài ra còn có loại bình bằng nhôm, hợp kim với giá t thành cao hơn.
Các bạn có thể tự chế co2 bằng bột mì hay chất hóa học nhưng mình thật long khuyên rằng không nên.
Khi mua bình co2, các bạn phải mua thêm bộ đếm giọt, dây dẫn và bộ trộn co2 (nên dùng bộ trộn ngoài hồ sẽ hiệu quả hơn). Có thể dùng van điện để chỉnh tự ngắt co2 khi đèn tắt, hoặc đơn giản là để co2 24/24 cũng không sao.
Tùy số lít trong hồ và loại cây bạn có thể cung cấp mấy giọt co2 trong 1 giây. Hồ rêu thường chỉ cần 1,2 giọt /giây. Hồ cây thì nhiều hơn. Các bạn cân thận vì quá nhiều co2 trong nước sẽ gây chết cá tép.
Lũa, đá, bố cục hồ thủy sinh
Sau khi lo xong vụ phân nền, các bạn nên nghĩ đến bố cục trong hồ. Các bạn có thể set hồ bằng lũa (những nhánh cây, gỗ chết mình cho vào để tạo bố cục ), hoặc đá (bố cục núi), hoặc kết hợp lũa đá, phong cách bonsai, phong cách hồ Hà Lan (chuyên chơi cây cắt cắm)…
Những loại lũa thông dụng gồm: Linh sam, đỗ quyên, trà rừng, red wood… với giá thành khác nhau. Khi mua lũa về bạn nên xử lý kĩ bằng cách ngâm nước vài tuần, hoặc luộc 1 2 lần, ngâm muối… để lũa chìm, không ra màu và bị mốc.
Lũa đá đều được bán rộng rãi ở các shop thủy sinh.
Về bố cục mình nghĩ các bạn phải tự tìm hiểu và set hồ dần dần, bạn sẽ cảm nhận được thú vui này qua những hồ mình từng làm.
Rêu, dương xĩ, ráy, bucep, và cây thủy sinh
Đi kèm với bố cục là rất nhiều loại cây thủy sinh. Mình tạm chia thành 2 loại:
– Loại chịu ít sáng như rêu, dương xĩ, ráy: phù hợp với hồ ánh sáng vừa (từ 0,5 wat / 1 lít nước trở xuống), nước mát chút và dinh dưỡng trong nước không cần quá nhiều, co2 vừa phải.
-Một loại cây đòi hỏi ánh sáng cao, dinh dưỡng mạnh, co2 đủ như cây cắt cắm , bucep v.v…..
Timer dành cho bể thủy sinh
Một vật dụng cần thiết cho người chơi thủy sinh, dùng để cài đặt thời gian tự bật tắt đèn,co2…Giá timer cơ cỡ 85-100k, còn timer điện tử từ 140-200k. Các bạn newbie nên dùng cái này để giúp hồ nhanh ổn định hơn.
Quạt / chiller làm mát cho bể
Nếu ở những thành phố có thời tiết nóng thì bạn nên mua thêm quạt nhỏ cho hồ thủy sinh (giá rẽ 100-200k), hoặc nếu có điều kiện tài chính thì có thể mua máy làm lạnh nước chiller giá từ 2tr5 đến 6 triệu tùy loại.
Chăm sóc hồ / thay nước / rêu hại / bệnh của cá
– Một hồ thủy sinh đẹp phải được chăm sóc hầu như hằng ngày. Các bạn cố tập thói quen dành ra 5-10 phút hằng ngày ngắm hồ, chăm sóc hồ. Nếu bận rộn bạn nên chọn bố cục hồ rêu, dương xĩ để chơi, đỡ thời gian chăm sóc hơn hồ chơi cây cắt cắm.
– Rêu hại là kẻ thủ của thủy sinh, 1 hồ thủy sinh ổn định, cây cối cá tép khỏe mạnh thì thường không hoặc ít bị rêu hại. Khi rêu hại phát triển trong hồ của bạn (thường là trong tháng đầu) là vì hồ bạn chưa ổn định, lượng co2 chưa đủ hoặc dinh dưỡng chưa cân bằng. Cách trị rêu hại từng loại mình sẽ có bài viết nói rõ sau.
Những item khác: twinstars, sục oxi, lọc bio, lọc váng, nhiệt kế…
Bộ ức chế rêu hại twinstars: có hiệu quả nhưng không đáng kể (hiệu quả rõ rất khi dùng ngay khi hồ vừa set), cảm nhận cá nhân là không đáng tiền mua, các bạn có thể thử và trải nghiệm nếu muốn.
Sủi oxi và lọc bio: nên dùng cho hồ chuyên chơi tép
Lọc váng: 1 số hồ bị 1 lớp dầu váng lên mặt hồ, lọc váng này sẽ trị được vấn đề đó.
Nhiệt kế: có nhiều loại, nếu bạn cần biết thông tin nhiệt độ hồ thì nên mua, cũng rẽ tiền.
Như vậy là Thủy Sinh Xanh đã hoàn tất giới thiệu đến với các bạn những điều cần thiết để triển khai làm bể thủy sinh từ A-Z.Cám ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.
Cách Ép Cá Betta Đơn Giản Cho Người Mới Tập Chơi
CÁCH ÉP CÁ CHO ACE MỚI TẬP CHƠI? Giai đoạn 1: Sau khi mua được 1 cặp cá betta như ý, bạn cần cho chúng quen với môi trường sống mới cho đến khi chúng sung mãn lại (như nước, nhiệt độ…)
? Giai đoạn 3: – Để cá trống và mái kè nhau như thế khoảng từ 1~2 ngày cho quen mặt. – Lúc này tuyệt đối không cho ăn, tránh trường hợp thức ăn dư thừa làm dơ nước – Khi đó cá trống sẽ nhả bọt rất nhiều, đồng thời 2 con khi kè nhau cũng bớt hung dữ.
? Giai đoạn 4: – Thả cá mái ra, để mặc bọn chúng cỡ 1 ngày.
? Giai đoạn 5: – Ngày hôm sau, khi thấy cá mái bị đuổi ra góc hồ, còn cá trống thì nằm trong tổ bọt thì quá trình ép hoàn tất, sau đó vớt cá mẹ ra và để cá bố chăm trứng. – Tuy nhiên để chắc ăn bạn cần kiểm tra tổ bọt: nhẹ nhàng quan sát tổ bọt, nếu thấy những chấm trắng, vàng đục bên trên tổ bọt thì ok, đó là trứng. – Nếu không thấy thì chờ thêm vài ngày và nhớ quan sát mỗi ngày tổ bọt. – Nếu sau 3 ngày vẫn không được thì bắt mái ra làm lại giai đoạn 3. – Đối với trường hợp trống ko chịu quấn mái thì bắt trống ra nên dưỡng thêm (còn mái ko chịu ép thì đổi mái khác, nguyên nhân có thể do chưa căng trứng hoặc cá trống thiếu kinh nghiệm) – Nếu cá vẫn không chịu ép thì nên dưỡng thêm, nếu để lâu sẽ làm dơ nước.
? Giai đoạn 6: – Khoảng 2 ngày thì trứng nở và sau 2 ngày thì cá bột có thể bơi ngang. – Lúc này nên cho cá tróng kè gương để tránh làm nhúm đuôi. – Bắt đầu cho cá bột ăn 3 lần mỗi ngày: trùng cỏ, con mẻ, artemia …
? Giai đoạn 7: – Khoảng 7~12 ngày, cá con to bằng cọng chân nhan có thể cho ăn bobo (châm thêm trùng cỏ, con mẻ, artemia … để cho những con nhỏ khác ăn) – Cá sống sót sau 2 tuần thường khỏe mạnh và không chết nữa, bạn nhớ cho ăn đều. – Có thể vớt cá bố ra trong giai đoạn này. Bồi dưỡng cho cá bố.
? Giai đoạn 8: – Cá sau 2 tuần có thể cho ra hồ lớn để nuôi. – Dùng nước cũ đổ chung vào hồ luôn để hạn chế cá bị sốc nước.
? Giai đoạn 9: Cá gần 2 tháng nếu có dấu hiệu đánh nhau thì vớt riêng ra, rồi tách keo. Để chung nó cắn nhau, sẽ hư vây hết.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Cảnh Cho Người Mới Tập Chơi trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!