Cập nhật nội dung chi tiết về Giá Trị Dinh Dưỡng Của Cá Thu mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Không chỉ là món ăn ngon, có nhiều dinh dưỡng, cá thu còn có công dụng chữa nhiều bệnh.
Cá thu sinh sống ở biển, có giá trị dinh dưỡng cao, được chế biến rất đa dạng với nhiều thực đơn hấp dẫn như cá thu nướng, kho riềng, sốt cà chua, kho tộ, kho tiêu, làm chả, làm ruốc, nấu bún…
Theo Đông y, cá thu vị ngọt, tính bình, không độc, vào tỳ vị can thận, thuộc nhóm bổ khí kiện tỳ, có công năng chủ trị bổ ích nguyên khí, hòa dưỡng tạng phủ, cường thận, kiện cốt. Dùng cho mọi trường hợp suy nhược cơ thể, thiểu dưỡng, khí hư, huyết hư, mệt mỏi, lao bỏng nặng, suy kiệt ăn kém, gầy yếu sút cân, đau đầu chóng mặt, mỏi mắt.
Ngoài ra còn chứa các chất béo chưa bão hòa – là chất rất có lợi cho hoạt động màng tế bào của con người; giúp làm giảm nồng độ mỡ xấu trong máu và có khả năng giữ lại mỡ máu tốt… Do đó, những người có bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não nên ăn cá thường xuyên, ít nhất vài ba lần trong một tuần. Mặt khác, sự cung cấp chất béo omega-3 của cá giúp làm tăng hoạt động tốt cho mạch máu, tạo chất xám trong não khiến trí tuệ trẻ phát triển tốt, làm tăng trí thông minh. Nhiều nghiên cứu khác cũng thấy cá còn cung cấp một số chất khoáng rất quan trọng cho sự sống của con người như chất sắt, phốt pho, canxi, kẽm… Vitamin trong cá thu cũng rất dồi dào, nhất là vitamin nhóm B như: vitamin B2, B12 và vitamin PP.
Ăn thường xuyên cá thu có tác dụng làm giảm bớt mụn trên mặt, xẹp nhanh các mụn bọc do omega-3 giúp bảo vệ tế bào chống lại sự tấn công của vi khuẩn, làm đẹp da, giảm mụn. Liều dùng: 100-200g.
Cá thu giàu giá trị dinh dưỡng
Một số bài thuốc chế biến từ cá thu
– Tác dụng bổ dưỡng tạng phủ, ích khí kiện tỳ: Cá thu 200g làm sạch, bỏ ruột, cho cùng các vị thuốc như: đảng sâm 15g, hoàng kỳ 200g, hoài sơn 15g, thêm gia vị hầm nhừ, sau bỏ bã thuốc. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư, phụ nữ huyết trắng, rong kinh, các trường hợp thoát vị, sa dạ dày, sa trực tràng, sa tử cung, suy kiệt thiểu dưỡng.
– Tác dụng bổ dưỡng tạng phủ nguyên khí: Cá thu (làm sạch, bỏ ruột) thêm gừng tươi, bột tiêu, gia vị kho nhừ ăn thường ngày. Dùng cho mọi độ tuổi, đặc biệt là người cao tuổi, phụ nữ có thai, sau đẻ, trẻ em.
– Hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến: Mỗi ngày dùng 150g cá thu, dùng liên tục có thể làm giảm thuốc thuộc nhóm corticoid mà không mất hiệu quả chữa bệnh nhờ omega-3, có tác dụng ức chế chất sinh viêm trong bệnh vảy nến như leucotrien 3 và 5.
Sưu tầm.
* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Giá Trị Dinh Dưỡng Của Cá Trắm
Cá trắm có hai loại là cá trắm đen và cá trắm trắng (trắm cỏ). Chúng có tên khoa học Mylopharyngodo piceus richardson (trắm đen), Ctenopharyngodo idellus Cuvier et Valenciennes (trắm cỏ). Cá trắm đen sống ở tầng nước sâu hơn, gần bùn hơn cá trắm cỏ.
Cá trắm thuộc loài cá nuôi cỡ lớn ở nước ta, có con nặng tới 35 – 40kg. Cá lớn rất nhanh, sau 8 tháng đến 1 năm có thể thu hoạch, chúng nặng từ 2,5 – 3,5 kg/con phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của gia đình. Cá trắm thuộc loại ăn tạp, thức ăn của chúng là các loại cỏ, rong và động vật là giun, ấu trùng, côn trùng, đặc biệt thích ăn các loại nhuyễn thể lớn như trai, ốc, hến… Trong điều kiện chăn nuôi tại các gia đình, cá trắm cỏ có thể ăn các loại thức ăn nhân tạo (sản phẩm của việc chế biến các loại ngũ cốc như: cám hay thức ăn chế biến sẵn dạng viên chẳng hạn).
Cá trắm là loại thứ căn quen thuộc và được yêu thích trong các bữa cơm gia đình của người Việt Nam. Thịt cá trắm chắc, thơm ngon và được chế biến thành rất nhiều các món ngon như: cá trắm đen hấp, sốt, rán, làm lẩu, cá trắm nấu canh chua hay sốt cà chua, cá trắm kho riềng… Ngày nay, trong dịp tết Nguyên đán bên cạnh “bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành…” thì cá kho đã trở thành một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ Tết. Có rất nhiều kiểu cá kho khác nhau, nhưng ngày Tết, người Bắc thường chọn loại cá kho mặn với riềng truyền thống – đó là kho khô, nhừ xương mà không tanh, rất hợp để ăn nguội. Cách thức chế biến các món ngon từ cá trắm thường khá đơn giản, mà ai học qua cũng có thể làm được.
Cá trắm là một loại thức ăn bổ dưỡng, ngon, quý, rất có giá trị dinh dưỡng. Theo quan điểm của người tiêu dùng, cá trắm đen quý hơn cá trắm trắng. Theo Đông y, cá trắm đen bổ tỳ vị, khí huyết, thích hợp với các chứng tỳ vị hư hàn, biếng ăn, gầy yếu mệt mỏi, đuối sức. Về giá trị dinh dưỡng trong 100g ăn được có: 91kcal, 17g protein, 2,6g lipid, 57mg canxi, 145mg phospho, 0,1mg sắt. Cá là thức ăn dễ tiêu hóa, mỡ cá là một loại axít béo không no có tác dụng chống não hóa với người lớn tuổi và phát triển trí não với trẻ em. Cá là thức ăn bổ dưỡng, vì vậy nhiều phụ nữ khi mang thai thường ăn cháo cá để cung cấp các chất dinh dưỡng thiếu yếu cho thai nhi phát triển.
Theo người dân truyền miệng, người ta lấy cả cái mật cá sống nuốt để chữa bệnh. Người ta có thể nuốt sống cả túi mật với nước, rượu, hoặc trộn với rượu, mật ong. Mật của cá trắm từ 3kg trở nên chắc chắn gây ngộ độc, và có thể gây tử vong sau 2 ngày. Độc tố chính là do alcol steroid có 27C gọi là 5a. cyprinol. Tổn thương chủ yếu là viêm gan thận và nguyên nhân gây tử vong thường do phù phổi cấp, do viêm nhiễm độc hoặc suy thận cấp, phù não do vô niệu, ứ nước.
Cá trắm là một loại thực phẩm quý, rất có giá trị về mặt dinh dưỡng, là món ăn ngon, bổ dưỡng trong mỗi bữa ăn gia đình. Nhưng sức khỏe của mỗi con người là vô cùng quý giá, mọi người không nên sử dụng, hoặc tự tiện uống mật cá có thể nguy hại đến tính mạng của bản thân, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
BS. NGUYỄN VĂN TIẾN chúng tôi
Giá Trị Dinh Dưỡng Của Cá Trắm Đen
Cực kỳ đặc biệt cho cánh mày râu, cá Trắm đen Chữa thận yếu, tình dục suy giảm, mất ngủ, váng đầu, ăn không ngon. Cá trắm đen là loài cá nước ngọt, sống ở từng đấy các ao hồ và các con sông lớn ở nước ta. Cá sống chủ yếu ở các sông lớn như: Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam… có nhiều ở vùng đồng bằng Bắc bộ và Trung bộ.
Cá có tên gọi khác là “Thanh ngư”. Ở Việt Nam và Trung Quốc, cá trắm đen rất được ưa chuộng chính vì thế mà giá thành loài cá này gần như là đắt nhất trong những loại cá nước ngọt phổ thông được bán.
Cá có thân dài, gần tròn, đầu vừa phải, phần cuống đuôi dẹp bên. Mắt cá bé, khoảng cách giữa 2 ổ mắt rộng. Mõm ngắn và nhọn, miệng cá hướng về phía trước hình móng ngựa. Đặc biệt hàng vây của cá có màu đen rất dễ nhận biết, chính vì điều này nên mọi người phân biệt cá trắm đen với các loài cá khác 1 cách dễ dàng.
Là loại cá ăn tạp: Ăn giun, ấu trùng, côn trùng, đặc biệt thích ăn các loại nhuyễn thể lớn như trai, ốc, hến. Cá trắm đen sống ở tầng đáy, bộ răng phát triển mạnh nên có thể nghiền vỡ vỏ của nhuyễn thể cỡ lớn. Cá trắm đen có cách ăn khá đặc biệt: sau khi nghiền vỡ vỏ nhuyễn thể, nó phun thức ăn ra ngoài và chỉ đớp lấy phần thịt
Giá trị dinh dưỡng của cá trắm đen:
Trong 100g thịt cá trắm đen thì có đến 19,5g đạm; nhiều axit amin; 5,2g chất béo; các khoáng canxi, photpho, sắt; các loại vitamin; chứa nhiều chất chống lão hóa…
Theo Đông y, cá trắm đen bổ tỳ vị, khí huyết, thích hợp với các chứng tỳ vị hư hàn, gầy yếu mệt mỏi, biếng ăn, đuối sức. Trong những loài cá thì cá trắm đen được coi là thượng phẩm của các loài cá nước ngọt và cũng là một phương thuốc quý của gia đình. Đây là loài cá được xếp vào nhóm tăng cường miễn dịch, chống ô xi hóa. Chất béo trong cá trắm đen rất tốt cho tuần hoàn máu và tim mạch.
Cá còn có tác dụng phòng cúm, thanh nhiệt, giải độc, hay đau bụng lâm râm, biếng ăn, bồi dưỡng phụ nữ sau sinh phòng chống ý huyết, quai bị, nhọt độc, đau dạ dày mạn tính, kinh nguyệt không đều…
Mật cá trắm đen là một vị thuốc được dùng từ lâu đời trong nhân dân ta và nhân dân Trung Quốc. Trong “Nam dược thần hiệu” của Tuệ Tĩnh có ghi mật cá trắm trị tắc họng, mắt mờ, đồng thời có giới thiệu mấy đơn thuốc trong đó có sử dụng mật cá trắm như: Chữa họng mọc mụn, sưng tê Chữa mắt đỏ kéo màng; Chữa đờm dãi trẻ con ủng trệ; Chữa mình sưng cứng như đá, đau đớn quá, không chịu nổi.
Cực kỳ đặc biệt cho cánh mày râu, cá Trắm đen Chữa thận yếu, tình dục suy giảm, mất ngủ, váng đầu, ăn không ngon. Thịt cá trắm được sử dụng làm thực phẩm, được chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, ngoài ra còn có tác dụng phòng chữa bệnh.
Quý khách hàng có nhu cầu mua cá trắm đen vui lòng liên hệ:
CÁ SÔNG ĐÀ – CƯỜNG THỊNH FISH
Địa chỉ: Số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hotline: 0987 281 717 / 0911 123 169
Email: cuongthinhfish@gmail.com
Website: http://casongda.com.vn/
Giá Trị Dinh Dưỡng Của Cá Rô Phi
Cá dài từ 8 – 25cm, trung bình thường gặp là 10 – 15cm. Thân màu nâu, thuôn và gần như hình ống về phía đầu. Đầu cứng, mắt to, miệng trung bình, hơi tù. Vi hậu môn và vi lưỡng màu sậm.
Cá rô tạo ổ cho cá mái đẻ trứng, mỗi lần có thể đẻ đến 5000 trứng, cá đực canh giữ trứng đến khi trứng nở (1 – 2 ngày sau đó).
Cá thuộc loại ăn tạp và sinh sống tại những vùng nước chảy chậm như ao hồ, ruộng nước, phân bố rộng từ Ấn Độ, Đông Nam Á sang đến Philippines.
Cá rô chịu được những điều kiện thổ nhưỡng khó khăn, sống được trong nước đục, ao tù. Trong mùa khô, cá có thể vùi mình dưới bùn, ăn cây cỏ, tép và cá bột. Tại vùng châu thổ sông Cửu Long, cá được cho là khả năng di chuyển vào các nhánh sông nhỏ khi nước lên và sau đó trở về lại nơi đã sinh sống khi nước xuống. Cá có thêm một cơ quan thở phụ có thể thở bằng không khí ngoài trời, nên có thể sống được cả tuần nơi khô cạn, không nước miễn là cơ quan thở có đủ độ ẩm cần thiết. Cá cũng được cho là có khả năng đi bằng bụng (trườn bằng cách quẫy đuôi giống cá lóc) và trong điều kiện môi trường vừa đủ ẩm ướt, cá có thể đi xa cả trăm thước.
Cá rô tuy nhiều xương, nhưng được xem là một loại cá cung cấp thịt ngon, nấu canh rất ngọt và là nguồn thực phẩm quan trọng cho nông dân Đông Nam Á.
Thành phần dinh dưỡng:
100 gam phần ăn được (bỏ xương) chứaCalori: 103, chất béo 1,5g (bão hoà 0,3g; chưa bão hoà 1,2g), cholesterol, 45mg, chất đạm 20,3g, có đủ các loại vitamin B1, B2, B6, B12, PP và các chất khoáng: sắt, magnesium, natri, rất giàu kali (297,5 mg/100g tốt cho tim mạch), nhiều canxi, nên có thể được xem là giúp bổ xương.
Cá rô trong dược học cổ truyền
Dược học cổ truyền Trung Hoa gọi cá rô là Quyết ngư, Kế ngư, hay Thạch quế ngư.
Thịt cá rô được xem là có tính bình, vị ngọt, không độc; có các tác dụng bổ, ích cho tỳ vị, chữa được các chứng tràng phong hạ huyết, ích khí lực, làm người dùng có cảm giác khoẻ khoắn.
Mật cá rô hay quyết ngư đảm được dùng để điều trị hóc xương, trị dằm gai hay các loại gai hóc trong cổ (dùng mật khô hoà với rượu, hớp rồi nhổ ra).
Nguồn Thuốc & Sức khoẻ, số 357, 1 – 6 – 2008, tr 26
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giá Trị Dinh Dưỡng Của Cá Thu trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!