Đề Xuất 3/2023 # Giá Thức Ăn Thủy Sản Lại Tăng # Top 10 Like | Nhahangchacangon.com

Đề Xuất 3/2023 # Giá Thức Ăn Thủy Sản Lại Tăng # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giá Thức Ăn Thủy Sản Lại Tăng mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

“1 tiền gà, 3 tiền thóc”

Có lẽ chưa có năm nào, diện tích nuôi tôm và cá tra ở ĐBSCL lại bị bỏ trống nhiều như năm nay. Thực tế đến thời hay điểm này, người nuôi cá tra, tôm sú đều ở tình trạng “kiệt sức”, khó gượng dậy sau vụ nuôi thua lỗ năm 2008. Nhiều người còn sức cũng chỉ dám thả nuôi cầm chừng vì lo sợ những rủi ro dịch bệnh, giá cả thị trường bấp bênh… Đặc biệt gần đây, liên tiếp có những thông tin bất lợi xảy ra đối với sản phẩm cá tra Việt Nam tại một số thị trường càng khiến người nuôi ngao ngán.

Thời điểm trước, Chính phủ đã đưa nguyên liệu sản xuất thức ăn thuỷ sản nhập khẩu vào nhóm đối tượng bình ổn giá. Tuy nhiên, trong vài ngày qua, giá thức ăn chăn nuôi của Công ty Cagill và Proconco đã lại tăng mạnh. Thức ăn thủy sản cũng liên tục tăng giá kể từ đầu tháng với mức tăng tổng cộng 700 – 800 đồng/kg.

Hiện nay, giá thức ăn cho cá tra loại 22% đạm là 6.800 đồng/kg, loại 26% đạm là 7.200 – 7.800 đồng/kg tuỳ từng công ty. Trong khi đó từ đầu tháng 5 đến nay, nhiều hộ nuôi cá chỉ bán được với giá 15.800 – 16.000 đồng/kg cá nguyên liệu. Trong khi giá các loại thức ăn thủy sản tăng thêm 200 – 500 đồng/kg so với tháng trước. Với mức giá này, những người nuôi cá đạt năng suất cao, chất lượng tốt mới có thể vượt qua ngưỡng thua lỗ.

Gần đây, tuy xuất khẩu cá tra có chiều hướng phục hồi nhưng tình hình thả nuôi trong dân vẫn trầm lắng. Đến thời điểm này, diện tích thả nuôi cá tra mới chỉ đạt khoảng 1.000 ha mặt nước, thấp hơn 30% diện tích so với cùng kỳ năm trước. Theo phản ánh của các hộ cá tra: thời gian qua, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu đã tiếp cận được nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất với mức độ khác nhau nhưng người nuôi cá lại rất khó tiếp cận với nguồn vốn này.

Do những khó khăn về thị trường, nhiều hộ nuôi còn nợ ngân hàng nên các ngân hàng thương mại cũng chưa triển khai mạnh việc tiếp tục cho vay để khôi phục diện tích ao nuôi. Ông Út Che – một hộ nuôi tôm sú có thâm niên tại ấp Vĩnh Thanh, Vĩnh Hậu, Hoà Bình, Bạc Liêu cho biết: Vụ này tôm đã thả được hơn một tháng nhưng gia đình ông không đủ tiền mua thức ăn vì không có vốn hơn nữa giá thức ăn lại quá cao. Hơn 0,5 ha tôm nhưng chi phí thức ăn có 200.00 đồng/ngày, bằng phân nửa mức cho ăn trước đây.

Theo tính toán của Cục nuôi trồng thuỷ sản: giá thành nuôi cá của vụ đầu năm 2009 là 14.500 đồng/kg, trong đó chi phí thức ăn chiếm tới 75,9% giá thành. Đối với tôm sú, giá thành vào mức 60.000 đồng/kg và chi phí thức ăn đã chiếm 41,7%. Một kg tôm thẻ chân trắng giá thành vào khoảng 30.000 đồng nhưng chi phí thức ăn lên đến 66,75%… Như vậy chi phí thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản chiếm một phần rất lớn trong tổng mức vốn đầu tư của người nuôi. Việc tăng hay giảm giá thành thức ăn thủy sản sẽ có tác động trực tiếp đến kết quả từng vụ nuôi.

Bao giờ chủ động nguồn thức ăn?

Đây là câu hỏi đồng thời cũng chính là sự mong mỏi của người nuôi thuỷ sản Việt Nam. Một trong những yếu tố giúp ngành thủy sản nước ta phát triển bền vững, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn… thì việc chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản là yếu tố cần thiết.

Theo các chuyên gia về nông nghiệp, với các nguyên liệu bắp, đậu tương, mì lát, cám gạo, nguyên liệu bột cá… nếu khâu sản xuất, trồng trọt được tổ chức, quy hoạch tốt thì có thể sử dụng dư thừa cho chế biến thức ăn thuỷ sản. Thế nhưng, đến thời điểm này, những loại nguyên liệu nói trên, vốn chiếm tới 60-70% trong công thức sản xuất thức ăn vẫn phải lệ thuộc phần lớn vào nhập khẩu. Đây là nguyên nhân chính được doanh nghiệp cung ứng thức ăn nêu ra để tăng giá sản phẩm, hoặc chậm trễ giảm giá khi nguồn nguyên liệu trên thế giới giảm giá mạnh.

Thực tế, Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều thế mạnh trong việc phát triển các loại cây nông sản như ngô, sắn, đậu tương – vốn là những nguyên liệu chính trong chế biến thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản. Tuy nhiên, theo số liệu của Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT) hiện cả nước mới chỉ có khoảng 300.000 ha trồng đậu tương nên mỗi năm mới sản xuất ra khoảng hơn 300.000 tấn đậu tương, chỉ đủ dùng cho nhu cầu làm đậu phụ và đồ uống nên khô dầu đậu tương dùng cho chế biến thức ăn chăn nuôi phải nhập 100% ở nước ngoài.

Hiện đang tồn tại một nghịch lý là, trong khi các doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thì một số loại nông sản sản xuất trong nước phải bán với giá quá rẻ. Lý do là vì chất lượng nguyên liệu trong nước không bảo đảm do quá trình thu hoạch và bảo quản của nông dân chưa tốt. Vì vậy, trong thời gian tới, để có thể chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến thức ăn thuỷ sản, ngoài việc các doanh nghiệp tự đầu tư dây chuyền sản xuất, thì nhà nước cũng cần đầu tư nguồn vốn cho nông dân để tăng cường hệ thống kho bãi, phơi, sấy, bảo quản để bảo đảm chất lượng nông sản, cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Việc quy hoạch lại vùng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó có thức ăn thủy sản cũng cần được tiến hành trên cơ sở tính toán nhu cầu thực tế… Có như vậy mới góp phần bình ổn giá thành thức ăn thủy sản, giúp người nuôi bớt cảnh phập phồng theo giá thức ăn./.

Nguyên Liệu Của Thức Ăn Thủy Sản

Tìm hiểu về thành phần, tính chất của từng loại nguyên liệu sử dụng trong phối chế thức ăn là rất cần thiết để lựa chọn nguyên liệu thức ăn phù hợp cho nuôi trồng thủy sản.Thành phần nguyên liệu chính bao gồm: Nhóm cung cấp năng lượng; Nhóm cung cấp protein và các chất phụ gia.

Nhóm thức ăn thủy sản cung cấp protein

Nhu cầu protein của động vật thủy sản khoảng 25 – 55%, cao hơn nhiều so với gia súc và gia cầm. Do đó, trong chế biến thức ăn thủy sản, nguồn nguyên liệu cung cấp protein luôn là yếu tố được quan tâm đầu tiên. Nguyên liệu cung cấp protein có hàm lượng protein lớn hơn 30%, được chia làm hai nhóm phụ thuộc vào nguồn gốc: protein động vật và protein thực vật.

Protein động vật

Nhóm này có hàm lượng protein từ 50% trở lên và thường được động vật thủy sản sử dụng hiệu quả hơn nguồn protein thực vật. Các nguồn protein động vật thường được sử dụng trong thức ăn thủy sản là: Bột cá, bột đầu tôm, bột huyết, bột mực, bột nhuyễn thể….; trong đó, bột cá được xem là nguồn protein thích hợp nhất cho tất cả các loài tôm cá nuôi.

Bột cá: Được sử dụng với tỷ lệ 25 – 35%, thay đổi tùy theo mức protein trong thức ăn (Ví dụ: Đạm thô cho tôm sú post larvae là 40% tổng lượng đạm thì tỷ lệ bột cá trong thức ăn là 35%, trong khi đạm thô cho tôm trưởng thành là 28 – 30% thì tỷ lệ bột cá là 25%). Khuynh hướng thay thế protein của bột cá bằng các protein của phụ phẩm động vật như: bột huyết, bột xương, bột phế phẩm gia cầm là điều tất yếu khi bột cá ngày càng khan hiếm và giá cao. Với lượng thức ăn tôm sản xuất hàng năm là 150.000 – 200.000 tấn thì lượng bột cá cần sử dụng là 40.000 – 45.000 tấn và nhu cầu nhập khẩu sẽ gia tăng.

Theo nghiên cứu, sản xuất bột cá trong giai đoạn 2014 – 2016 đạt trung bình 4,4 triệu tấn. Raboabank (Giám đốc liên kết, trưởng bộ phận tư vấn và nghiên cứu kinh doanh nông nghiệp, thực phẩm và protein động vật tại Rabobank) dự báo, nguồn cung bột cá từ nay đến năm 2019 sẽ tăng với tốc độ 500.000 tấn/năm. Hơn nữa, nếu các dự án sản xuất protein thay thế đi vào hoạt động trong vài năm tới, các nhà phân tích dự báo rằng sẽ có thêm 500.00 tấn protein chăn nuôi chất lượng cao gia nhập thị trường trong năm 2022, đẩy tổng nguồn cung protein lên mức 5,4 triệu tấn vào thời điểm đó.

Protein thực vật

Nguồn cung cấp protein thực vật quan trọng là những hạt có dầu như đậu nành, đậu phộng (lạc), hạt bông vải… Nhóm thức ăn thủy sản này được sử dụng nhiều trong thức ăn thủy sản với mục đích thay thế nguồn protein bột cá, nhằm giảm giá thành thức ăn. Tuy nhiên, khi sử dụng các nguồn protein thực vật sẽ gặp phải một số trở ngại như: độ tiêu hóa thấp, thường chứa các chất kháng dinh dưỡng và độc tố, không cân đối về acid amin, thường thiếu lysin và methionin.

Nhóm thức ăn thủy sản cung cấp năng lượng

Nhóm này gồm có nhóm cung cấp carbohyrat (chủ yếu là nhóm thực vật cung cấp tinh bột) và  nhóm dầu mỡ (dầu động vật và thực vật).

Tinh bột

Là thành phần chủ yếu trong mô của các loại khoai củ, ngũ cốc và phụ phẩm nông nghiệp như cám gạo, cám mì… Đặc điểm: Hàm lượng protein thấp (không quá 20%), acid amin không cân đối; Lipid thấp khoảng 2 – 5%. Tuy nhiên, cám gạo có hàm lượng lipid cao 10 -15%; Hàm lượng chất xơ cao, đặc biệt là cám gạo, hàm lượng xơ biến động từ 11 – 20% tùy theo chất lượng cám do đó ít được sử dụng làm thức ăn cho tôm; Hàm lượng khoáng trong nhóm này thấp và không thích hợp cho động vật thủy sản.

Dầu động, thực vật

Là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng trong thức ăn cho động vật thủy sản. Tuy nhiên, dầu động và thực vật được sử dụng trong thức ăn cho động vật thủy sản như là nguồn cung cấp các acid béo không no cần thiết cho động vật thủy sản. Đối với nhóm động vật thủy sản ăn thiên về động vật, khả năng sử dụng tinh bột kém thì lipid được sử dụng như là nguồn cung cấp năng lượng chính nhằm hạn chế việc sử dụng protein như là nguồn cung cấp năng lượng. Thường trong nguyên liệu chế biến thức ăn thủy sản có sẵn lipid nên trong công thức thức ăn chỉ bổ sung thêm khoảng từ 2 – 3% dầu. Tùy theo đối tượng nuôi mà nguồn dầu được bổ sung là dầu thực vật hay động vật, hoặc kết hợp cả hai.

Ngoài mục đích cung cấp năng lượng, acid béo, việc bổ sung dầu vào thức ăn cũng có tác dụng tạo mùi cho thức ăn. Mặt khác, lecithin (phospholipid) hay cholesterol cũng được bổ sung vào thức ăn thông qua nguồn dầu mực, dầu đậu nành hoặc trực tiếp sử dụng lecithin hay cholesterol tổng hợp.

Nhóm thức ăn thủy sản phụ gia

Bên cạnh nguồn nguyên liệu chính, một số nguồn nguyên liệu khác được bổ sung vào thức ăn với nhiều mục đích như: tăng giá trị dinh dưỡng, tăng tính ngon miệng, hạn chế sự biến chất thức ăn… Những chất này được gọi chung là chất phụ gia. Chất kết dính

Để gia tăng độ kết dính của thức ăn, ngoài tinh bột trong thức ăn, trong chế biến thức ăn cho thủy sản còn sử dụng một số chất kết dính. Giá trị của chất kết dính như: đóng góp dinh dưỡng cho thức ăn, giảm sự thất thoát các chất dinh dưỡng, tăng độ bền của thức ăn trong môi trường nước, giảm bụi trong quá trình chế biến thức ăn. Tuy nhiên, một số chất kết dính có thể làm ảnh hưởng đến độ tiêu hóa thức ăn; một vài loài cá không chấp nhận thức ăn quá cứng. Tinh bột được gelatine hóa là chất kết dính tự nhiên tốt nhất cho động vật thủy sản, tuy nhiên. để tăng độ kết dính của thức ăn phải bổ sung thêm chất kết dính.

Chất chống ôxy hóa

Chất chống ôxy hóa phải đảm bảo không độc và có giá thành rẻ. Các chất chống ôxy hóa thường được sử dụng là: BHT (Butylated hydroxy toluene): 200 ppm; BHA (Butylated hydroxy Anisole): 200 ppm; Ethoxyquin (1,2 dihydro–6 ethoxy–2,2,4 trymethyl quinoline): 150 ppm.

Chất kháng nấm

Chất kháng nấm thường được sử dụng là một hay hỗn hợp các loại acid hữu cơ. Trong thức ăn thủy sản một số chất chống mốc được sử dụng là acid propionic, acid sorbic, sodium diacetate, acid phosphoric. Việc sử dụng chất kháng nấm phải không làm ảnh hưởng đến độ ngon miệng của thức ăn đối với động vật thủy sản.

Chất tạo mùi

Chất tạo mùi đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả sử dụng thức ăn của động vật thủy sản, đặc biệt là tôm. Trong các nguồn nguyên liệu sử dụng làm thức ăn cho tôm có sẵn các chất dẫn dụ tự nhiên như: bột mực, bột nhuyễn thể, bột đầu tôm, gium nhiều tơ, nhộng tằm, dịch thủy phân cá, tôm. Hàm lượng chất dẫn dụ thay đổi tùy theo loài (1 – 5%).  Ngoài ra, dầu mực, dầu nhuyễn thể cũng được sử dụng như là chất tạo mùi trong thức ăn cho tôm. Ngoài các chất tạo mùi tự nhiên, các chất tạo mùi nhân tạo như các acid amin tự do (glycine, analine, glutamate) hay một số phân tử peptide  như betane cũng được tổng hợp để bổ sung vào thức ăn thủy sản.

Giá Cá Tra Giống Tăng Trở Lại

/5 – 0 Bình chọn – 2315 Lượt xem

Sau một thời gian ở mức thấp, giá cá tra giống tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL tăng trở lại từ 7.000 – 10.000 đồng/kg so với cách nay khoảng 1 tháng.

Tại nhiều địa phương như: An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ… cá tra giống loại 30-35 con/kg có giá phổ biến từ 25.000 – 30.000 đồng/kg.

Giá cá tra giống tăng do nguồn cung giảm mạnh vì thời gian qua giá cá quá thấp, người dân hạn chế sản xuất cá tra giống. Hiện nay, nguồn cung cá giống không còn nhiều nhưng nhiều hộ dân và doanh nghiệp bước vào đợt thả nuôi cá nên nhu cầu cá giống tăng.

Theo nhiều doanh nghiệp và hộ dân sản xuất cá tra giống ở TP Cần Thơ, nhiều khả năng giá cá tra giống còn tăng trong thời gian tới nhưng mức tăng sẽ không nhiều do giá cá tra thịt phục vụ làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu vẫn còn ở mức thấp, chưa kích thích người dân phát triển nuôi cá. Hiện giá cá tra nguyên liệu tại nhiều địa phương ĐBSCL ở mức từ 19.000 – 19.700 đồng/kg và nhiều người nuôi cá tra vẫn đang bị lỗ vốn.

Đối với thị trường xuất khẩu cá tra, dẫn nguồn tin từ chúng tôi sản lượng cá tra của Ấn Độ có thể tăng lên 630.000 tấn vào năm 2020 nên ngành cá tra Việt Nam có thể sẽ có thêm đối thủ cạnh tranh mới.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, giá trị xuất khẩu thủy sản 10 tháng năm 2019 ước đạt 7,1 tỷ USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tôm các loại chiếm 38,9% tổng kim ngạch; xuất khẩu cá tra chiếm 23,4%; cá ngừ chiếm 8,7%. Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 57% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

Riêng đối với mặt hàng cá tra, Trung Quốc, Mỹ và Mexico tiếp tục là các thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam.

Đáng chú ý, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dẫn dự báo của các chuyên gia tại Hội nghị Triển vọng toàn cầu cho các Lãnh đạo Nuôi trồng thuỷ sản năm 2018 (GOAL 2018) cho biết, sản lượng cá tra của Ấn Độ sẽ tăng 8%, lên 630.000 tấn vào năm 2020. Do đó, trong tương lai, ngành cá tra Việt Nam có thể sẽ gặp thêm một đối thủ cạnh tranh mới.

Dự báo của các chuyên gia cũng cho biết, trong nhiều năm gần đây, nuôi cá tra đang dần trở thành một phần quan trọng của ngành nuôi trồng thủy sản Ấn Độ. Nguyên nhân chính là do thị hiếu tiêu dùng của người Ấn Độ đang trở nên ưa chuộng sản phẩm cá tra, sau khi thưởng thức sản phẩm này được nhập khẩu từ Việt Nam.

Cá tra của Ấn Độ được nuôi chủ yếu ở bang Andhra Pradesh (60% sản lượng năm 2018), tuy nhiên đang mở rộng thêm sang các bang phía bắc khác như Bihar, Tripura, Uttar Pradesh và West Bengal. Sản lượng tăng mạnh có thể khuyến khích các nhà sản xuất Ấn Độ xây dựng doanh nghiệp xuất khẩu cá tra.

Nam Định: Thức Ăn Thủy Sản Greenfeed Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cho Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen

Nam Định: Thức ăn thủy sản GreenFeed mang lại hiệu quả kinh tế cho mô hình nuôi cá trắm đen

Xã Bạch Long là một trong những địa phương dẫn đầu huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định về sản lượng nuôi trồng thủy sản. Nhờ có hướng đi đúng đắn và tinh thần vượt khó vươn lên đã giúp nhiều hộ dân có cuộc sống khá giả hơn từ mô hình kinh tế nuôi cá trắm đen.

Để nuôi cá trắm đen đạt hiệu quả bền vững cần đổi mới phương pháp nuôi, đặc biệt là nguồn thức ăn cho cá. Theo khuyến cáo của trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Nam Định (Sở NN & PTNT), các hộ nuôi đã áp dụng giải pháp “Nuôi cá trắm đen sử dụng thức ăn công nghiệp thay thế thức ăn tươi sống”. Mục đích của giải pháp này nhằm thay đổi tập tính của loài cá trắm đen từ một loài chỉ sống ở tầng đáy và ưa thích ăn ốc, dắt biển sang sống ở tầng mặt và ăn thức ăn công nghiệp, qua đó chủ động nguồn thức ăn cho cá, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích nuôi.

Là một trong những hộ tham gia nhận khoán nuôi thủy sản trên vùng quy hoạch thủy sản của xã, trước kia là nông trường Cói Bạch Long, ao cá của anh Nguyễn Văn Minh có diện tích khoảng 3.500 m2, mật độ nuôi 0,35 con/m2, anh nuôi phần lớn là cá trắm đen, kết hợp thả ghép thêm cá trắm cỏ, cá đối, cá chép nhằm tận dụng nhiều tầng mặt nước và tạo thuận lợi trong việc quản lý môi trường ao nuôi. Anh cho biết, cá trắm đen là loài dễ nuôi, thịt chắc ngọt, có giá trị kinh tế cao và được thị trường ưa chuộng.

Quang cảnh thương lái thu mua cá nhộn nhịp tại trại của anh Minh

Để đàn cá phát huy tối đa năng suất và đảm bảo sức khỏe, anh Minh sử dụng thức ăn thủy sản 6136 của công ty GreenFeed. Vào giữa tháng 10, anh đã xuất bán gần 6,5 tấn cá các loại. Trong đó, riêng cá trắm đen loại 1, được thương lái mua với giá 117.000 đồng/kg. Kết quả hạch toán vụ nuôi, sau khi đã trừ các khoản phí về giống, thức ăn, thuốc thú y, điện nước, nhân công… anh Minh thu lãi trên 180 triệu đồng. Từ kết quả thu được, anh cảm thấy rất phấn khởi và đánh giá hài lòng về chất lượng thức ăn của công ty, anh sẽ tiếp tục sử dụng cho các vụ cá kế tiếp.

Xem video chi tiết (Người thực hiện: Trịnh Xuân Vĩnh – GreenFeed Hà Nam)

 

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giá Thức Ăn Thủy Sản Lại Tăng trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!