Cập nhật nội dung chi tiết về Giá Thức Ăn Cá Tra mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đăng giá Thủy Sản
Sau khi nhận được thông tin trong vòng 12 giờ xác nhận, giá của bạn sẽ được đăng lên.
Thức Ăn Dành Cho Cá Tra Giống Tăng Trưởng Nhanh
1. Yêu cầu dinh dưỡng cho cá tra giống
Cá tra là một trong những loài sử dụng dinh dưỡng đầu vào thấp. Điều này có nghĩa rằng nếu sở hữu một mô hình nuôi cá tra hiệu quả thì việc nuôi cá tra hiệu quả không cần quá nhiều thức ăn giàu chất đạm động vật, bột cá cũng như dầu cá.
Khi nuôi cá tra giống chỉ cần sử dụng hàm lượng đạm từ 28-32%, chủ yếu gồm các loại vật liệu hạt hoặc dẫn xuất. Bên cạnh đó có thể sản xuất cá tra giống bằng việc sử dụng một số loại thức ăn tự chế biến từ phụ phẩm nông nghiệp, hoặc từ những loài vi sinh vật tự nhiên có trong ao nuôi.
Bởi chế độ thức ăn dành cho cá tra giống không quá cao nên đây sẽ là một lợi thế cho người nuôi, vừa giảm được chi phí thức ăn vừa mang lại được sản phẩm thân thiện hơn với môi trường.
2. Nhu cầu dinh dưỡng của cá
Sau khi hết noãn hoàng, cá bột bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài. Cá tra giống thích ăn loại mồi tươi sống, có mùi tanh, ví dụ như cá bột, trứng nước, ấu trùng… Thậm chí, khi chưa kịp thời cung cấp thức ăn cho chúng thì chúng sẽ tự ăn lẫn nhau. Vì vây người nuôi phải chú ý cho cá ăn một cách đều đặn với lượng vừa đủ nhằm đáp ứng nhu cầu ăn của cá.
Cung cấp đầy đủ thức ăn dành cho cá tra giống để đàn cá phát triển khỏe mạnh. Trong quá trình ương nuôi thành cá tra giống trong ao, chúng ăn các loại phù du động vật có kích thước vừa miệng và các thức ăn nhân tạo. Sau khi xuất cá giống, có thể cho cá ăn các loại thức ăn công nghiệp, tuy nhiên cần phù hợp với kích cỡ của cá để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
3. Thức ăn dành cho cá tra giống
Thông thường, thức ăn sử dụng dành cho cá giống có dạng viên thỏi. Các nguyên liệu sẽ được nghiền nhuyễn trước khi ép thành viên, sau đó các viên được nghiền thành hạt mịn. Cá bột được xem là loại thức ăn có hàm lượng protein động vật phổ biến nhất, bởi nó chứa đủ các loại axit amin cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của cá tra giống. Ngoài ra các nguồn thức ăn như đậu tương, ngô, bột xương cũng chứa khá nhiều protein.
Trong những năm gần đây, thức ăn cho cá tra giống đã phát triển rất đáng kể…Thức ăn công nghiệp có thể giúp làm giảm bệnh trên cá và ô nhiễm môi trường do chất thải thức ăn, tuy nhiên loại thức ăn này đắt hơn so với thức ăn tự chế biến. Cá giống con không thể sử dụng thức ăn tự chế biến nhiều so với thức ăn công nghiệp nên chỉ được sử dụng trong 2 tháng đầu tiên từ hệ thống nuôi thương phẩm.
Thức ăn dành cho cá tra giống nếu tự chế biến bao gồm 2 thành phần chính là cám gạo và cá tạp với tỷ lệ khác nhau để cung cấp thành phần protein tốt nhất trong từng giai đoạn tăng trưởng. Người nuôi có thể sử dụng các nguồn protein thay thế như bột đậu tương, ngô, cá khô, bột xương thịt hoặc gia cầm. Khi chế biến thức ăn cho cá cần trộn các thành phần nguyên liệu với nhau thành hỗn hợp, sau đó sử dụng một máy ép đùn để tạo ra một chuỗi thức ăn kết dính và lâu dài. Ngoài ra, có thể sử dụng một số chất phụ gia như vitamin, chất chống oxy hóa hoặc men vi sinh để giúp cá ăn ngon và tăng trưởng nhanh hơn.
Thức ăn tươi tự chế biến cũng được làm từ các vật liệu có sẵn như gạo, bột cá và đậu tương… Chúng được nghiền nhỏ, sau đó trộn lẫn với nhau, rồi nấu chín và để nguội trước khi vo thành từng nắm nhỏ hoặc được ép thành dạng viên. Thức ăn dành cho cá tra giống dạng viên thương mại thì được sấy khô và ép viên bằng dây chuyền sản xuất công nghiệp.
4. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) và thực hành nuôi
Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn dành cho cá tra giống được nuôi bằng thức ăn viên thương mại dao động 1.7-1.9: 1. Thức ăn cá sẽ được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu thường thường có xu hướng sử dụng thức ăn có hàm lượng protein và khoáng chất cao giúp cá đạt chiều dài tối đa.
Còn bước sang giai đoạn thứ hai, sử dụng carbohydrate trong thức ăn tự chế biến để vỗ béo cá, làm cho cá tăng trọng nhanh và tính sản xuất tốt hơn.
Những cải tiến trong thức ăn chăn nuôi thủy sản có thể đóng góp đáng kể vào sự gia tăng tốc độ tăng trưởng cũng như tỉ lệ sống và rút ngắn chu kỳ nuôi cá.
5. Sử dụng thức ăn
Khi cá tra giống còn trong lồng ấp, nên cho ăn ấu trùng, trứng nước hoặc có thể sử dụng sản phẩm Max Benthos để tạo ra thức ăn tự nhiên, động vật phù du trong ao ương.
Sau khi chuyển cá từ lồng ấp ra ao để ương cần chú ý lượng thức ăn phù hợp với khả năng bắt mồi của cá và tình hình thời tiết cũng như chất lượng nước ao. Đối với cá giống cho ăn thức ăn dạng viên nhỏ tương ứng với từng kích cỡ con giống.
Đối với cá tra giống từ 15-17 ngày tuổi, chỉ sử dụng thức ăn dạng miếng nhỏ MINI 40 6306, với kích cỡ 0,7-1 mm/viên, hàm lượng đạm khoảng 40%. Bên cạnh đó nên cho cá ăn mỗi ngày 2 lần với lượng thức ăn từ 7-35% so với trọng lượng cơ thể cá.
Đối với cá tra giống trên 8 ngày tuổi, nên sử dụng thức ăn dạng miếng loại MINI 35 6316, có kích cỡ từ 1-1,5 mm/viên. Ngoài ra cần tăng số lần cho ăn lên 3 lần mỗi ngày với lượng thức ăn từ 7-25% so với trọng lượng cơ thể cá.
Lưu ý: Trong quá trình cho cá ăn, nên kết hợp với việc cải tạo ao ương nuôi để đảm bảo môi trường góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn dành cho cá tra giống .
Bán Mỡ Cá, Dầu Cá Tra Phục Vụ Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi
Bán Mỡ cá, Dầu Cá Tra Phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi
Giá: 789.000
Điện thoại: 0984441639
Địa chỉ: quốc lộ 80, an thạnh, bình thành, lấp vò, đồng tháp
Ngày đăng: 31/12/2019 13:14:39
Thông tin sản phẩm
Công ty Cổ Phần Dầu Cá Châu Á (Asia Fish Oil Corporation – AFO) là công ty thành viên của Tập Đoàn Sao Mai An Giang. Được thành lập 02/07/2010 được xây dựng trên diện tích 3.78 Hecta tại CCN Vàm Cống, Ấp An Thạnh, Xã Bình Thành, Huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp. Với tổng vốn điều lệ 120 tỷ đồng, công nghệ nhập khẩu 100% từ Châu Âu, công xuất 200 tấn/ ngày đảm bảo nguồn cung ổn định cho khách hàng. Quy trình khép kín từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm, đảm bảo đáp ứng các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm. AFO có các giấy chứng nhận FSSC22000, Halal, TS570 (Xuất khẩu). Dầu cá – mỡ cá có màu vàng sậm, có mùi đặc trưng từ cá, chứa các thành phần dinh dưỡng Omega 3,6,9 cùng với vitamin E tự nhiên, được ứng dụng trong các ngành công nghiệp, Mỡ cá tra, cá basa chứa 90 – 98 % triglyceride, là ester của các acid béo và glycerin. Ngoài ra còn có các màu, chất mùi, các vitamintan trong dầu như A, E, D… * Các dòng sản phẩm của AFO: + Stearin bán thành phẩm (Mỡ cá đặc), Olein Bán thành phẩm (Mỡ cá lỏng), phụ phẩm FFA: Dùng phối trộn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, Bio, bôi trơn máy móc ngành công nghiệp…. + Stearin thành phẩm: Công nghệ làm bơ, Shorterning, margarine, làm bánh, nến…. + Olein thành phẩm: dùng trong các bếp ăn công nghiệp Các chúng tôi có nhu cầu hay cần thông tin về sản phẩm, test mẫu vui lòng liên lạc theo thông tin. Lê Duy Anh – Số điện thoại 098 444 1639 – Email leanh.tnh@gmail.com
Giảm Giá Thành Thức Ăn Nuôi Thủy Sản
Có thể nói thức ăn thủy sản Việt Nam đang nằm trong sự “thống trị” của các doanh nghiệp nước ngoài, khi nắm giữ tới 80% thị phần. Thức ăn cho tôm là sự “độc bá” gần như 100% của Uni-President, Grobest (Đài Loan), CP (Thái Lan), Tomboy (Pháp)… Với thức ăn cho cá tra, Cargill (Mỹ), Green Feed, Proconco (liên doanh với Pháp), Anova… cũng chiếm tới trên 60-70%.
Sự “phong tỏa” không ngừng
Tôm là thế mạnh bậc nhất trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nhưng thị trường thức ăn cho tôm hoàn toàn lọt vào tay các DN nước ngoài. Diện tích nuôi tôm ngày càng mở rộng, nhu cầu thức ăn cho tôm ngày càng lớn nhưng DN trong nước không thể chen chân. Tình hình cũng tương tự đối với cá tra, một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo đánh giá của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, hiện sản xuất thức ăn cho cá tra góp mặt tên tuổi của vài DN Việt Nam như Việt Thắng, Vĩnh Hoàn, Hùng Vương, Cỏ Mây… Các DN này tồn tại được nhờ từ lâu đã có chu trình sản xuất khép kín từ thức ăn, con giống cho đến tiêu thụ sản phẩm chứ không phải nhờ sự phân phối ra thị trường.
Trong khi đó, các DN nước ngoài liên tục có kế hoạch phát triển, xây dựng thêm nhà máy và mở rộng quy mô sang các lĩnh vực tiệm cận. Đại diện Công ty Uni-President Việt Nam cho biết, hiện thức ăn dành cho tôm của Công ty chiếm 30-35% thị phần, thức ăn dành cho cá da trơn chiếm gần 10% thị trường Việt Nam. Và riêng 3 “ông lớn” là Uni-President Việt Nam, Grobest và C.P Việt Nam đã chiếm tới 70-80% thị phần thức ăn cho tôm.
Với 3 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản, hàng năm Uni-President Việt Nam cung cấp sản lượng 300.000 tấn/năm. Công ty Green Feed cũng đã tăng vốn đầu tư lên 80 triệu USD (lúc đầu là 25 triệu USD), với kế hoạch ngoài 4 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản hiện nay, họ sẽ đầu tư mạnh vào sản xuất con giống thủy sản chất lượng cao để cung cấp cho thị trường Việt Nam trong năm nay. Riêng Công ty C.P Việt Nam, Tổng Giám đốc Sooksunt Jiumjaiswanglerg đã tuyên bố rằng, ngoài việc mỗi năm cho ra đời 1 – 2 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, sắp tới họ sẽ còn lấn sân sang lĩnh vực chế biến thủy sản, với việc xây dựng mới nhà máy chế biến tôm ở Huế và nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu tại Bến Tre.
Áp lực lớn lên người nuôi
Cơ chế thị trường, DN có thị phần càng lớn, càng dễ thống lĩnh về giá. Và từ đầu năm đến nay, giá thức ăn thủy sản tăng tới 6 – 7 lần, mỗi lần 200 – 300 đồng/kg. Giá thức ăn chăn nuôi lẫn thủy sản từ trước đến nay chỉ có một chiều tăng chứ chưa hề giảm. Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, trong nuôi cá tra, thức ăn chiếm tới 80% giá thành. Nhưng quản lý nhà nước thời gian qua đã bỏ qua những doanh nghiệp sản xuất thức ăn dẫn đến giá tăng liên tục, từ đầu năm đến giờ đã tăng hơn 35%. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến người nuôi cá tra.
Thực tế cho thấy, mặc dù giá cá tra, tôm nguyên liệu tăng lên nhưng người nông dân vẫn khó lòng mặn mà với việc nuôi trồng hai loại thủy sản đang được ưa chuộng này. Nhiều diện tích nuôi tôm, cá tra tại ĐBSCL liên tục giảm.
Nguyên nhân là do các chi phí đầu vào, đặc biệt là giá thức ăn, giá cá giống tăng mạnh khiến chi phí đầu tư nhảy vọt. Theo các nông dân nuôi cá tra ở tỉnh Tiền Giang, để đầu tư được 100 tấn cá tra cần tới 2,2 tỷ đồng (trung bình 1 hecta cho sản lượng 300 tấn). Mặt khác do “dư chấn” của những vụ nuôi cá thua lỗ năm 2008-2009 nên nhiều người dân thiếu vốn sản xuất.
Do đó hiện nay ở Tiền Giang, diện tích nuôi cá tra chủ yếu là của doanh nghiệp chế biến thủy sản thuê ao của dân để chủ động nguồn nguyên liệu. Nhiều nông dân nuôi tôm cũng luôn trong tình trạng thắc thỏm với mỗi khi giá thức ăn tăng. Theo ông Võ Hồng Ngoãn, “Vua tôm” Bạc Liêu, tôm là đối tượng nuôi cho năng suất, lợi nhuận cao nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro, và sự thất bại dễ dẫn đến trắng tay, khiến người nuôi khánh kiệt. Vì thế, các yếu tố đầu vào như thức ăn, con giống mà không ổn định thì người nông dân không dám mạo hiểm với đối tượng nuôi này.
Theo đại diện một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản thì hiện nay có tình trạng một số doanh nghiệp thức ăn của Trung Quốc chiết khấu cho đại lý từ 5.500-6.000 đồng/kg, làm cho nhiều DN sản xuất thức ăn băn khoăn và mong muốn Nhà nước can thiệp vì đây cũng là lý do khiến giá thức ăn tăng trong thời gian qua.
Chung tay bình ổn giá đầu vào
Trước tình trạng giá thức ăn thủy sản liên tục tăng cao và luôn chịu chi phối từ các DN sản xuất thức ăn nước ngoài, thì vấn đề đặt ra là bình ổn giá thức ăn trên thị trường. Đây là niềm mong mỏi lớn của rất nhiều người nông dân. Tuy nhiên, để làm được điều này lại không dễ.
Theo ông Lương Lê Phương, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, về luật, Nhà nước không can thiệp sâu vào doanh nghiệp kinh doanh, mà chỉ khuyến cáo. Bộ NN&PTNT khuyến cáo xem lại giá thức ăn chăn nuôi có hợp lý hay không, các công ty viện lý do giá nguyên liệu, lạm phát tăng… nhưng không hợp lý. Họ đã đưa ra giá mặt bằng chung và người nuôi phải chấp nhận. Vì vậy, khi khuyến cáo, các doanh nghiệp không nghe thì cần vận động tẩy chay đối với những sản phẩm tăng giá không hợp lý, chất lượng không đảm bảo.
Tuy nhiên, trên thực tế, thói quen tẩy chay hàng hóa của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là người nông dân, vốn ít xảy ra, thậm chí là không. Vì thế, giải pháp bình ổn giá bằng phương pháp tẩy chay thực ra còn khá xa. Người nông dân vẫn cần một biện pháp mạnh mẽ hơn từ phía quản lý nhà nước để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giá Thức Ăn Cá Tra trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!