Đề Xuất 6/2023 # Diễn Biến Giá Của Cá Ngừ Trên Thế Giới Và Giá Xuất Khẩu Của Việt Nam # Top 8 Like | Nhahangchacangon.com

Đề Xuất 6/2023 # Diễn Biến Giá Của Cá Ngừ Trên Thế Giới Và Giá Xuất Khẩu Của Việt Nam # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Diễn Biến Giá Của Cá Ngừ Trên Thế Giới Và Giá Xuất Khẩu Của Việt Nam mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cá ngừ vây vàng: là loài được khai thác chủ yếu ở các vùng biển thuộc Châu Ðại Dương, Ðại Tây Dương và Thái Bình Dương, nhưng giá cá ngừ từ hai vùng biển Châu Ðại Dương, Ðại Tây Dương thường có giá cao hơn, một phần cũng do Châu Âu, nhất là Italia sử dụng nhiều thăn cá ngừ vây vàng để chế biến đồ hộp.

Trong những năm gần đây, xu hướng giá nói chung tăng khá mạnh từ cuối năm 2005, sau nhiều năm giá liên tục giảm, do nguồn cung cấp từ vùng Ấn Ðộ Dương và vùng Tây Thái Bình Dương trong năm 2005 đều thấp.

Năm 1998, giá cá ngừ vây vàng đạt mức đỉnh là 2000 USD/tấn, sau đó sụt xuống còn 1000 USD/tấn vào giữa năm 2000. Ðến tháng 3/2007 giá cá lên đến mức tương đối cao là 2.200 USD/tấn, nhưng điều đáng chú ý là mức giá dao động lên xuống khá ổn định xoay quanh trục 1.500 USD/tấn. Giá thăn cá ngừ vây vàng đang tăng lên theo xu hướng của cá ngừ vây vàng nguyên con, đến tháng 2/2007 giá thăn cá ngừ này ở Italia đã đạt mức trên 4,6 euro/kg. Nguyên nhân tăng giá là do tình hình sản lượng khai thác thấp dần.

Cá ngừ vằn

Ðây cũng là nguồn nguyên liệu phổ biến cho ngành chế biến cá ngừ đồ hộp. Thái Lan và Châu Phi là hai khu vực tiêu thụ nhiều nhất. Giá cá ngừ vằn tại Thái Lan luôn luôn cao hơn giá cá cùng loại của Châu Phi. Tuy nhiên, bắt đầu sang năm 2006, giá của Châu Phi lại cao hơn và đạt mức trên dưới 1000 USD/tấn.

Giai đoạn 1999-2000, tại Băngcốc giá cá ngừ vằn tụt xuống mức 350 USD/tấn, đến đầu năm 2001 giá đã bắt đầu phục hồi và hiện nay đạt mức khoảng 1075 USD/tấn. Ngành chế biến đồ hộp có thể chấp nhận được ở mức 800 USD/tấn. Ðáng chú ý là mấy tháng gần đây giá cá ngừ vằn tương đối ổn định.

Cá ngừ đồ hộp

Giá cá ngừ đã giảm xuống khá mạnh trong năm 2000 và 2001 và vào đầu năm 2003 giá nguyên liệu lại xuống thấp hơn. Ðến năm 2004, giá đã phục hồi dần và giữ mức tương đối ổn định. Nhìn chung, cá ngừ hộp là một sản phẩm có giá khá rẻ và được ưa chuộng trên thế giới, người tiêu dùng đôi khi không coi là thủy sản mà coi nó như một món tương tự như thịt. Sức tiêu thụ và nhu cầu đối với mặt hàng này dự đoán sẽ tăng lên nhưng hiện tại nguồn cung cấp đang khá hạn chế.

Trên nhiều thị trường đã có dấu hiệu thiếu nguồn cung cấp vì vậy dự đoán giá sẽ tăng lên trong nhứng năm tới. Việc sử dụng cá ngừ đông lạnh và tươi cho thị trường sushi đang phát triển mạnh, điều này sẽ hạn chế đến nguồn nguyên liệu cho ngành cá ngừ hộp.

Giá cá ngừ hộp ở Mỹ trong năm 2005 và 2006 không thay đổi nhiều mặc dù giá nguyên liệu tăng. Tuy nhiên, giá cá ngừ hộp ở Mỹ thường thấp hơn so với ở EU. Theo khảo sát chung, trong mấy năm gần đây xu hướng giá cá ngừ hộp ở EU đang đi lên do nhu cầu ở khối này tăng, trong khi xu hướng giá ở Mỹ lại đang giảm nhẹ.

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Các chủng loại cá ngừ được đánh bắt ở Việt Nam chủ yếu là cá ngừ vây vàng (yellowfin tuna), sau đó là cá ngừ mắt to (Bigeye tuna), cá ngừ vây dài (albacore tuna), cá ngừ vằn (Skipjack tuna). Cá ngừ đại dương được ngành thủy sản chọn là đối tượng mục tiêu để phát triển nghề cá xa bờ. Những năm gần đây, việc khai thác đã phát triển mạnh, tập trung chủ yếu tại 3 tỉnh Phú Yên, Bình Ðịnh, Khánh Hòa, với khoảng 2.000 tàu câu cá, với ngư cụ chính là câu vàng, rê và đăng.

Mùa vụ đánh bắt cá ngừ ở nước ta kéo dài quanh năm là một điều kiện khá thuận lợi, tạo điều kiện cho việc duy trì nguồn cung cấp xuất khẩu. Giá cá ngừ đại dương nguyên liệu do các tàu bán ra đạt từ 35.000 – 55.000 đồng/kg, cá biệt có thời điểm đạt trên 60.000đ/kg. Các thị trường tiêu thụ chính của cá ngừ Việt Nam là Mỹ, EU (trong đó chủ yếu là Ðức, Hà Lan, Tây Ban Nha), Nhật Bản…

Giá xuất khẩu trung bình của cá ngừ Việt Nam giữ mức khá ổn định trong 4 năm trở lại đây. So với các mức giá cá ngừ vây vàng và cá ngừ vằn trên thế giới, giá cá ngừ trung bình của Việt Nam đạt mức tương đối cao. Ðiều này có thể thấy khối lượng cá ngừ đại dương đạt tỷ lệ cao trong tổng xuất khẩu.

Trên thị trường Mỹ, giá cá ngừ vằn của Việt Nam (0,91 USD/pao) thấp hơn đôi chút so với của Thái Lan (0,95 USD/pao), nhưng cao hơn so với Trung Quốc (0,86 USD/kg). Mặc dù xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật mấy năm gần đây giảm nhưng giá XK trung bình sang thị trường này đạt khá cao 3,3 USD/kg, tiếp đến là thị trường Mỹ với 2,79 USD/kg và khá thấp là thị trường EU với 2,3 USD/kg.

Ðánh giá chung

Hiện nay, tình hình khai thác cá ngừ trên thế giới đang khó khăn và có thể sẽ tiếp tục trong tương lai không xa, những ngư trường đánh bắt chính nguồn lợi đang phải chịu sức ép lớn và giá nhiên liệu tăng đã khiến ngành này có lợi nhuận kém đi. Do vậy cá nguyên liệu sẽ có giá cao hơn dẫn đến giá sản phẩm cá ngừ có nhiều khả năng tăng lên.

Trong 6 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu cá ngừ của VN sang Nhật đã tăng đáng kể với 23,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy sẽ góp phần đẩy mạnh giá XK trung bình của Việt Nam trong năm 2007.

Nhật Bản Ưa Chuộng Cá Ngừ Việt Nam Xuất Khẩu Sang

VNHN – Nhật Bản là nước duy nhất trong số các thị trường nhập khẩu cá ngừ truyền thống của Việt Nam có sự tăng trưởng trong tháng 1/2020.

Cụ thể, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2019. Nhật Bản đang nhập khẩu rất nhiều cá ngừ chế biến khác của Việt Nam (như loin cá ngừ vây vàng hấp đông lạnh, loin cá ngừ mắt to hấp đông lạnh, cá ngừ đóng túi để làm thức ăn cho vật nuôi… ), tăng 121% so với cùng kỳ.

Cùng với Nhật Bản, Peru cũng rất ưa chuộng cá ngừ của Việt Nam. Ảnh Internet

Cùng với Nhật Bản, Peru cũng rất ưa chuộng cá ngừ của Việt Nam. Xuất khẩu cá ngừ sang Peru có tốc độ tăng trưởng ấn tượng 279% trong tháng 1. Một số thị trường khác cũng đáng được quan tâm như Nga, Algeria và Ucraina đều đang có tốc độ tăng trưởng cao ở mức 3 con số so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, nhìn chung, tình hình xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam không mấy khả quan.

Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong tháng 1/2020 đạt gần 40 triệu USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2019. Năm nay quy mô thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam bị thu hẹp hơn so với năm ngoái chỉ còn 55 thị trường, trong khi năm ngoái 65 thị trường.

Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, ASEAN đều suy giảm… Trung Quốc cũng rời khỏi Top 8 thị trường nhập khẩu chính sản phẩm cá ngừ của Việt Nam khi suy giảm kim ngạch liên tục từ năm ngoái đến nay.

Mỹ Trở Lại Là Thị Trường Số 1 Của Xuất Khẩu Cá Tra Việt Nam

Mỹ trở lại là thị trường số 1 của xuất khẩu cá tra Việt Nam

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến xuất khấu cá tra sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh trong hai tháng đầu năm nay. Trong khi đó, thị trường Mỹ sau thời gian dài ảm đạm đã trở lại là thị trường số 1 của cá tra Việt Nam.

* Mỹ hoãn việc đánh giá an toàn thực phẩm cá tra Việt Nam

* Ngành cá tra: Đến lúc không thể ‘mạnh ai nấy làm’

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2019 có đến 11 tháng liên tiếp giá trị xuất khẩu (XK) cá tra sang Mỹ giảm sút so với cùng kỳ năm 2018, nhiều doanh nghiệp (DN) rút khỏi thị trường này do XK quá khó khăn.

Do ảnh hưởng của nhu cầu nhập khẩu và giá nguyên liệu trong nước giảm nên trong năm 2019, giá XK cá tra trung bình sang thị trường Mỹ cũng giảm, từ mức 4,73 USD/kg xuống còn khoảng 2,85 USD/kg. Trong năm 2019, có hơn 30 DN tham gia XK cá tra sang thị trường Mỹ.

Tín hiệu tích cực đến khi cuối năm 2019, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã công bố chính thức công nhận hệ thống quản lý và giám sát cá tra của Việt Nam tương đương với Mỹ, tạo điều kiện tốt hơn cho các nhà XK muốn XK cá tra sang Mỹ.

Tháng 1/2020, XK cá tra sang hầu hết các thị trường đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thị trường số 1 Trung Quốc giảm mạnh, còn Mỹ đã vượt Trung Quốc để trở thành thị trường lớn nhất của XK cá tra Việt Nam với giá trị XK đạt 18,1 triệu USD (chiếm 17,8% tổng giá trị XK cá tra).

Theo kế hoạch của Cục Kiểm tra An toàn thực phẩm (FSIS) thuộc USDA, từ ngày 2-13/3/2020, đoàn thanh tra của FSIS sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) của các trại nuôi, nhà máy chế biến cá tra, cơ quan quản lý ATVSTP ở Việt Nam. Tuy nhiên, do sự lây lan phức tạp của dịch Covid-19, chương trình thanh tra này đã được lùi lại.

Theo VASEP, tình hình dịch bệnh đang ảnh hưởng tới hoạt động giao thương thủy sản, nhưng đó cũng là cơ hội tốt cho các DN gia tăng XK trong bối cảnh tiêu thụ thủy sản (trong đó cá tra) đang tăng rất mạnh tại Mỹ do tâm lý của người tiêu dùng tích trữ nhiều hơn để đối phó với tình hình dịch bệnh.

Còn thị trường Trung Quốc, nhu cầu cá nguyên liệu có thể tăng cao vào quý 3, quý 4 năm nay khi tình hình dịch Covia-19 đã ổn định và nhu cầu tiêu thụ của thị trường này sẽ tăng trở lại để đáp ứng nhu cầu suất ăn cho nhân viên văn phòng cũng như công nhân tại các nhà máy.

Tuy nhiên, VASEP vẫn khuyến cáo người nuôi cá tra chủ động giảm sản lượng, cụ thể sản lượng cá tra cả nước năm 2020 ở mức 1,2 triệu tấn, giảm khoảng 10% so với năm 2019.

Không chỉ rời vị trí số 1 của XK cá tra Việt Nam, thị trường Trung Quốc cũng rời khỏi tốp 8 thị trường XK chính của cá ngừ Việt Nam sau khi sụt giảm liên tục từ giữa năm 2019 và đầu năm 2020.

Cảnh Kỳ

Cá Tra Xuất Khẩu Tăng Giá – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Thống kê của chuyên trang thủy hải sản Undercurrent News cho thấy, từ mức giá tốt 2,75 USD/kg hồi tháng 3/2019, cá tra xuất khẩu của Việt Nam liên tục rớt giá. Quý IV/2019, mức giá FOB chỉ đạt 2,15 – 2,25 USD/kg. Mặc dù có tăng trưởng lên mức 2,25 – 2,35 USD/kg trong tháng 1/2020, nhưng dưới tác động của đại dịch COVID-19, giá cá tra xuất khẩu tiếp tục giảm xuống dưới 2,2 USD/kg và duy trì mức này từ tháng 2 đến hết quý II/2020. Dấu hiệu khả quan được ghi nhận từ đầu quý III, nâng mức giá bình quân cuối tháng 10 đạt 2,65 – 2,7 USD/kg.

Theo VASEP, giá cá tra nguyên liệu tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL cũng bắt đầu tăng khoảng 5.000 – 6.000 đồng/kg so với hai tuần trước. Cụ thể, cá tra giống loại 30 – 35 con/kg tại Cần Thơ và các tỉnh lân cận hiện có giá 20.000 – 22.000 đồng/kg, trong khi trước đây chỉ 15.000 – 17.000 đồng/kg. Đồng thời, giá cá tra loại 0,7 – 0,8 kg/con tại Đồng Tháp đạt mức 21.800 – 22.500 đồng/kg, tăng 500 – 700 đồng/kg so với tuần trước. Giá cá tra bột cỡ 28 – 35 con/kg và 50 – 60 con/kg cũng tăng lên mức 22.000 – 24.000 đồng/kg, tăng 1.000 – 1.500 đồng/kg so với giữa tháng 10.

Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến hết tháng 9, diện tích thả nuôi cá tra tại ĐBSCL đạt 4.968 ha, bằng 91% so cùng kỳ năm 2019, tổng sản lượng 9 tháng ước đạt trên 1 triệu tấn, bằng 93,6% cùng kỳ. Trong đó, diện tích nuôi và sản lượng thu hoạch tập trung ở 5 tỉnh trọng điểm là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre và Vĩnh Long.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Diễn Biến Giá Của Cá Ngừ Trên Thế Giới Và Giá Xuất Khẩu Của Việt Nam trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!