Cập nhật nội dung chi tiết về Đặc Sản, Dễ Nuôi – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cá hô – đối tượng thủy sản có giá trị cao Ảnh: PTC
Đặc điểm sinh học
Cá hô thuộc họ cá chép Cyprinidae và có tên khoa học là Catlocarpio siamensis. Phần trước thân của cá hơi tròn và cao, phần sau dẹp bên; Cao thân khoảng 1/3 dài chuẩn; Đầu rất to, đỉnh đầu rộng, giữa mắt và mõm của phần lưng đầu lõm xuống; cá không có râu, khe mang rộng, thân phủ vảy tròn to; Đầu và lưng có màu nâu xám hoặc ánh xanh, nhạt dần xuống bụng trắng bạc; Mắt cá to, vảy to, vây lưng cao, gốc vây lưng, vây hậu môn có phủ vảy nhỏ. Bụng màu trắng bạc, các vây hơi phớt hồng, cuối các tia vây màu đen. Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Chúng phân bố chủ yếu tại Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam (phân bố ở Châu Đốc, sông Mê Kông). Người ta đã bắt được cá hô dài tới 3 m, nặng khoảng 300 kg; ở Việt Nam thỉnh thoảng đánh bắt được cá hô loại 100 – 200 kg. Cá hô là loài ăn tạp, thức ăn của chúng có thể là thực vật phiêu sinh, rong, trái của thực vật trên cạn, thực vật thủy sinh và các động vật không xương sống thủy sinh…
Cho lãi lớn
Cá hô tuy là loài quý hiếm, trước đây cá chủ yếu là đánh bắt nhưng thời gian gần đây người dân ở miền Tây đã nuôi rất thành công giống cá này trong ao. Cá có thể trọng lớn, thịt thơm ngon, vị ngọt và dai nên rất được ưu chuộng trên thị trường và được các nhà hàng lớn thu mua. Cá hô đạt 4 – 6 kg/con trên thị trường có giá khoảng 80.000 – 120.000 đồng/kg, tuy nhiên có thể lên đến 1 – 2 triệu đồng/kg đối với cá 30 kg trở lên. Từ năm 2005, nước ta đã cho sinh sản nhân tạo thành công loài cá quý này tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, tiếp đến Trung tâm Giống thủy sản An Giang cũng đã sản xuất nhân tạo thành công giống cá này. Nhờ chủ động được nguồn giống nên nghề nuôi cá hô phát triển mạnh ở nhiều địa phương của nước ta như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang…
Cá hô có thể nuôi đơn trong ao, lồng bè, đăng quầng. Với tốc độ tăng trọng 2 – 3 kg/năm, chúng có thể được nuôi đơn trong ao hoặc lồng bè với mật độ 3 – 4 con/m2; ngoài ra, còn có thể thả ghép với các loài cá nước ngọt khác, với mật độ 10 m2/con, để tận dụng thức ăn. Ở miền Nam, cá hô có thể thả nuôi quanh năm do khí hậu ấm áp, cá phát triển tốt. Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, việc đưa cá hô vào nuôi không những mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo tồn tài nguyên quốc gia.
Kg – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Hiện giá cá điêu hồng được thương lái tới tận bè thu mua với giá 41.000 – 42.000 đ/kg tùy theo loại cá và hình thức bắt cá. Với giá cá thời điểm này, người nuôi cá điêu hồng lồng bè vẫn còn lãi khoảng 11.000 – 12.000 đ/kg.
Ông Lê Minh Sang, nông dân nuôi cá bè ở xã Thới Sơn, TP Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết, mấy ngày nay các thương lái tới tận bè của nông dân thu mua cá điều hồng với giá 41.000 đ/kg nếu bắt cá bằng ghe đục. Đối với những thương lái bắt cá điêu hồng oxy (cá giữ trong bao ni lông chứa nước có bơm oxy), cá điêu hồng được thu mua với giá 41.500 – 42.000 đ/kg. Tính ra giá cá điêu hồng các loại đã giảm khoảng 2.000 đ/kg so với tuần trước.
Mấy ngày qua, nguồn cung cá điêu hồng tại bè tăng trở lại nên giá cá giảm nhẹ
Theo nhiều nông dân nuôi cá điêu hồng ở xã Thới Sơn, hiện giá thành sản xuất cá điêu hồng trên bè gồm con giống, thức ăn, thuốc thú y, nhân công… trong vòng 6 tháng nuôi cá bình quân khoảng 30.000 đ/kg. Năng suất bình quân mỗi bè nuôi cá điêu hồng thể tích 100 m3 ở địa phương này khoảng 5 tấn cá, nên sau khi trừ mọi chi phí sản xuất nông dân còn lãi từ 55 – 60 triệu đ/bè (tương đương 11.000 – 12.000 đ/kg cá). Thông thường mỗi nông dân nuôi cá bè ở Tiền Giang có từ 4 – 5 bè, thậm chí có tới cả trăm bè, vì vậy nếu chủ bè nào có cá bán trong thời gian gần đây sẽ có lãi hàng trăm triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Thành, một thương lái chuyên thu mua cá điêu hồng cung cấp cho thị trường Tp Hồ Chí Minh cho biết, nguyên nhân khiến giá cá điêu hồng giảm nhẹ trong mấy ngày qua là do nguồn cung cá điêu hồng nuôi bè ở Tiền Giang cũng như ở các tỉnh lân cận có dấu hiệu tăng trở lại. Nhiều chủ bè có cá tới lứa thu hoạch đồng loạt nên giá cá giảm chút đỉnh. Tuy nhiên, giá cá điêu hồng trong thời gian tới sẽ vẫn nằm ở mức cao trên dưới 40.000 đ/kg, do thị trường tiêu thụ cá điêu hồng hiện rất tốt và dịp Quốc Khánh 2/9 cũng đang đến gần.
Mặc dù, giá cá điêu hồng có xu hướng giảm nhưng nhiều nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè có kinh nhiệm cũng nhận định giá khó có thể giảm xuống thấp hơn 40.000 đ/kg.
Ông Phan Thế Nhân, nông dân có 5 bè nuôi cá điêu hồng ở xã Thới Sơn, TP Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết, thời gian gần đây giá cá điêu hồng nằm ở mức cao, thậm chí giá cá lúc đỉnh điểm lên tới 44.000 đ/kg, nhưng người nuôi bè chưa dám khôi phục hoàn toàn sản xuất nên sản lượng cá cung cấp cho thị trường không dồi dào như những năm trước.
“Nếu trước đây bình quân mỗi chủ bè có 5 – 6 bè thả nuôi cá thì hiện nay họ chỉ dám thả nuôi 3 – 4 bè, mặc dù giá cá đang ở mức cao. Nguyên nhân là do đợt giá cá điêu hồng thấp dưới giá thành sản xuất năm ngoái (thua lỗ) trong thời gian dài đã làm cho người nuôi cụt vốn, trong khi đó hiện các đại lý kinh doanh thức ăn cá không còn bán thức ăn theo kiểu gối đầu như trước đây. Hiện nay, bình quân nuôi một bè nuôi cá điêu hồng thể tích 100 m3 giai đoạn từ 3 – 6 tháng cần phải có 5 – 7 bao thức ăn cá với giá trị gần 2 triệu đồng/ngày, do đó người nuôi cá không đủ vốn để thả nuôi hết các bè hiện có. Mặt khác, giá cá điêu hồng thời gian gần đây quá bấp bênh, nhiều lúc phải chịu lỗ nặng trong thời gian dài nên người nuôi cá cũng không yên tâm đầu tư vụ nuôi mới”, ông Nhân tâm tư.
Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, tuần qua có 26 bè thu hoạch với sản lượng 150 tấn. Từ đầu năm đến nay đã có 856 bè với 16,748 triệu cá giống thả nuôi mới (chủ yếu thả trong quý II/2013), sản lượng thu hoạch 4.297 tấn. Hiện nay, toàn tỉnh có 1.004 bè đang thả nuôi trong tổng số 1.279 bè đang neo đậu (chiếm 78%).
Loài Nuôi Hứa Hẹn – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Đặc điểm sinh học
Cá dứa thuộc họ cá tra, có thể thích nghi được trong môi trường nước ngọt, lợ, ở nước ta cá thường sống chủ yếu ở hệ thống sông Cửu Long. Cá có hình dáng giống cá tra, nhưng có những khác biệt như: Thân tròn dài, vây ngực không có ngạnh, phần cuối của vây đuôi phớt màu vàng cam hoặc màu tím, kỳ bụng màu tím (giống màu tím quả dứa non). Da bụng màu trắng tươi, lưng trắng xanh. Vây lưng có 6 – 7 tia vây, vây hậu môn có 4 tia cứng và 31 – 34 tia vây. Trên 2 nắp mang của cá có vết hình rẻ quạt và mờ dần khi cá lớn, có 8 – 22 lược mang ở cung mang đầu tiên. Thịt cá trắng tươi, đặc biệt, khi cắt ngang thân cá, sẽ thấy những thớ thịt nhuyễn, xoắn vào nhau, không có mỡ dưới da (chỗ sống lưng). Cá trưởng thành có chiều dài 120 – 140 cm, trọng lượng 15 – 20 kg.
Ngoài tự nhiên, cá thành thục sau 2 đến 3 năm tuổi, trọng lượng 3 – 5 kg, khi thành thục, chúng di cư lên thượng nguồn các con sông để sinh sản. Mùa sinh sản thường bắt đầu từ tháng 4 – 8. Đây cũng là thời kỳ cao điểm các ngư dân vùng ĐBSCL vào mùa đánh bắt cá. Trứng sau khi thụ tinh, nở thành cá bột sau 36 – 48 giờ, cá con xuôi theo dòng nước chảy về hạ lưu (tháng 9 – 10) và di chuyển dần ra vùng cửa sông giáp biển để sinh sống và tăng trưởng.
Giai đoạn cá nhỏ, thức ăn chính là động vật phù du, ấu trùng côn trùng, giun chỉ… Khi lớn lên, ăn mùn bã hữu cơ, chất lơ lửng và các loại trái chín của các loài cây vùng ngập mặn như: quả mắm, bần, ổi… nên còn gọi là cá tra bần. Nuôi ao, cá thích nghi với nhiều loại thức ăn như: mùn bã hữu cơ, cám, rau, thức ăn hỗn hợp, động vật đáy. Một ưu điểm đặc biệt của cá dứa là không bị còi, mặc dù thiếu thức ăn trong một thời gian dài, trọng lượng cơ thể nhỏ, nhưng khi cho ăn đầy đủ trở lại cá vẫn sinh trưởng bình thường.
Tình hình nuôi
Năm 2008, cá dứa đã được Công ty TNHH MTV Thủy sản Minh Chánh tại tỉnh An Giang sản xuất giống nhân tạo thành công. Đến nay, cá dứa đã được nuôi thành công trong lồng bè, ao đầm nước lợ, ngọt tại An Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ… Hiện nay, giống cá được sản xuất nhiều ở các cơ sở, trạm trại thuộc các tỉnh Nam bộ, vừa chủ động giống vừa giảm được áp lực khai thác giống tự nhiên. Muốn nuôi cá dứa hiệu quả, ngoài yếu tố kỹ thuật từ khâu thả giống, cho ăn, độ mặn…, người nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến phát triển của cá. Nên thả giống vào đầu mùa mưa (cuối tháng 5 trở đi), quá trình nuôi cần thường xuyên thay nước ao để ổn định pH và giữ vệ sinh môi trường cho cá.
Hiện, cá dứa đang được quan tâm và nuôi nhiều nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi, thực hiện chuyển đổi cơ cấu vật nuôi ở một số khu vực nuôi tôm đang gặp khó khăn do dịch bệnh hoặc bị ô nhiễm và thay thế những loài nuôi có giá trị thấp. Với giá bán giống 700 – 1.200 đồng/con (cỡ 4 – 6 cm), người nuôi có thể dễ dàng mua được ở các trạm trại, cơ sở sản xuất giống.
Địa chỉ cung cấp giống:
1. Công ty TNHH MTV Thủy sản Minh Chánh, xã Long Hòa, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
2. Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản nước ngọt Nam bộ, xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Điện thoại: 073 382 1175
3. Trung tâm Giống Thuỷ sản An Giang, phường Mỹ Xuyên, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang. Điện thoại: 076 383 1675
Triển Vọng Nuôi Cá Nâu – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
Đặc điểm sinh học
Cá nâu còn được gọi là cá hói, cá dĩa thái, thân cá dẹp bên, thân cao, lưng hình vòm, nhìn ngang gần như tròn. Đầu nhỏ, ngắn, mõm tù, miệng nhỏ, rạch miệng nằm ngang và ngắn, hàm có răng mịn, viền trước gốc vây lưng dốc xuống và có một vết lõm sâu sau mắt. Mắt cá lớn vừa phải nằm gần về phía đầu, vảy lược nhỏ phủ khắp thân, vảy đường bên hoàn toàn không ngắt quãng, phía trước cong lên theo viền lưng. Phần trước có gai của vây lưng tương đối phát triển, cuống đuôi ngắn không phân thùy. Vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi có vân đen nhạt, lưng màu nâu nhạt. Nửa trên thân có các đốm tròn màu nâu, đen xếp xen kẽ không đều nhau, các đốm này nhạt dần về phía bụng.
Cấu tạo phần đầu là dấu hiệu rõ ràng nhất để phân biệt cá đực cá cái. Cá cái phần đầu là một đường thẳng, cá đực phần đầu gấp khúc, cá cái có màu xanh ô liu, cá đực màu xám đen. Ở cùng độ tuổi, cá đực có khối lượng lớn hơn cá cái. Cá nâu là loài nhiệt đới, phân bố rộng từ châu Á, châu Úc đến châu Phi. Ở Việt Nam, chúng phân bố ở khắp các vùng biển từ Bắc vào Nam, từ ngoài khơi đến vùng cửa sông ven biển. Cá sinh sống trong các khe đá, rạn san hô, cửa cống ao đầm nước lợ nơi có nhiều rong rêu là thức ăn ưa thích của cá.
Cá thường sống ở độ sâu 1 – 4 m nước, nhiệt độ 20 – 280C. Cá ngoài tự nhiên thường đánh bắt được cỡ 70 – 300 g/con, cá có thể lớn tối đa đến 1,2 kg/con.
Cá thường sinh sản sau 1 năm tuổi, đạt cỡ 150 – 350 g, mùa sinh sản kéo dài từ tháng 7 – 9 (miền Bắc) và tháng 4 – 10 (miền Nam), cá đực thường thành thục sớm hơn cá cái. Vào mùa sinh sản, cá thường bắt cặp và di cư ra những rạn san hô, nơi có độ mặn cao (25 – 30‰) để sinh sản. Sức sinh sản tuyệt đối của cá trung bình 519.547 trứng/cá cái. Trứng cá thuộc dạng trôi nổi, ở nhiệt độ 27 – 280C, sau 17 – 20 giờ trứng sẽ nở. Cá bột sau khi nở sẽ trôi dạt vào các cửa sông, vũng, vịnh ven bờ, sử dụng tảo, động vật phù du làm thức ăn, khi lớn cá ăn các loài rong rêu, động vật đáy, tôm cá nhỏ và mùn bã hữu cơ.
Tình hình nuôi
Do tính thích nghi rộng muối và ăn tạp nên cá nâu được xem là đối tượng nuôi phù hợp với người dân ở các vùng cửa sông, ven biển, đặc biệt là nuôi ghép trong ao tôm. Cá có thể nuôi đơn (5 – 7 con/m2) hoặc nuôi ghép với các loài khác như cua, cá, đặc biệt là tôm (1 – 2 con/m2), sử dụng thức ăn tự chế và công nghiệp. Sau 5 – 6 tháng nuôi, cá đạt cỡ 300 g/con năng suất ước đạt 5 – 6 tấn/ha (nuôi đơn) và 1 – 2 tấn/ha (nuôi ghép). Với giá bán thương phẩm (200 – 300 g/con) 150.000 – 250.000 đồng/kg có thể mang lại lợi nhuận cho người dân 300 – 400 triệu/ha.
Nguồn cung cấp giống cá nâu những năm về trước chủ yếu dựa vào tự nhiên. Trong 4 năm trở lại đây cá nâu đã được nghiên cứu và sinh sản nhân tạo tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Trường Đại học Cần Thơ và một vài cơ sở sản xuất giống cá biển. Tuy nhiên, số lượng cá giống sản xuất ra vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi của người dân ở các địa phương; Đây là vấn đề cần khắc phục của các đơn vị này, nhằm giảm áp lực khai thác nguồn giống ngoài tự nhiên.
1. Trạm Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản nước lợ Quý Kim – Hải Phòng, Trạm trưởng: Cao Văn Hạnh. Điện thoại: 0983 800 3240983 800 324.
2. Công ty TNHH Trại nuôi cá Sai – Pac, xã Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Điện thoại: 0643 679 824.
3. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Điện thoại: 0710 2210 232.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đặc Sản, Dễ Nuôi – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!