Cập nhật nội dung chi tiết về Đặc Điểm Sinh Học Cá Galaxy mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cá Galaxy là loại cá quý hiếm có màu sắc sặc sỡ và là cá nuôi trong hồ thủy sinh thường được nhập từ nước ngoài về.
Chọn giống cá Galaxy
Cá Galaxy có ngoại hình nhỏ nhắn, xinh xắn, bởi kích thích cá trưởng thành chỉ đạt độ 1,5 – 2cm. Cá nhỏ nhắn, nhưng thường rất khỏe mạnh, ít bệnh tật.
Nhưng điều cần thiết trước khi mua cá về, bạn cần quan sát sự di chuyển bằng cách yêu cầu cho cá ăn. Cá khỏe mạnh thường di chuyển nhanh nhẹn, chủ động tìm kiếm thức ăn… Hơn nữa, bạn cần quan sát kỹ phần da và vây cá để tránh cá mắc bệnh ngoài da hay bị thương.
Nên chọn mua cá tại cơ sở uy tín, cá được nuôi trong hồ riêng, môi trường nước sạch, vệ sinh tốt…
Lưu ý khi phân biệt giống cá Galaxy:
Cá đực: Giống cá Galaxy đực có thân hình thuôn, màu sắc sặc sỡ hơn, vây cá có phần đỏ hơn, các chấm trên mình cá đực cũng có phần đậm hơn cá cái. Đặc biệt ở vùng chóp miệng cá đực có một chấm đen nhỏ. Cá cái: Cá Galaxy cái có màu xanh lá xẫm, thân cá tròn hơn và vây hậu môn có chấm đen.
Chọn bể nuôi cá Galaxy
Cá Galaxy không khó nuôi, cá nhát và thường bơi thành đàn ở tầng nước giữa và đáy. Cá thích hợp nuôi trong các hồ cá nano.
Tuy nhiên cá cũng cần một số tiêu chuẩn định mức về môi trường sống để có điều kiện phát triển ổn định:
Kích thước: Bể cá cần có kích thước tối thiểu là 20 L.
Nhiệt độ lý tưởng: từ 18 – 30 độ C.
Độ PH: 6,5 – 7,5.
Độ cứng nước (dH): 3 – 12.
Trong bể cá cần được thiết kế nhiều rong rêu để trứng cá dễ bám lại và cá có chỗ trú an toàn.
Thức ăn cho cá Galaxy
Cá Galaxy dễ nuôi nên thức ăn cho cá cũng không có yêu cầu cao. Cá có thể ăn cả thức ăn hạt thông thường và cả thức ăn tươi sống, đông lạnh.
Lưu ý, cá có kích thích nhỏ nên bạn cần cho cá ăn lượng thức ăn vừa phải, tránh không để cá quá no. Và cần vệ sinh bể cá cẩn thận, tránh để những cặn bã trong bể lâu ngày sinh bệnh cho cá.
Nuôi cá sinh sản
Trong tự nhiên, cá Galaxy thường sống trong các ao nhỏ được tạo ra bởi nước ngầm hoặc các dòng nhỏ chảy ra từ suối. Cá có cá tính hiền hòa, nên thích hợp sống chung cùng một số loại khác như Rubrescens, chạch Rosy hay Channa đầu rắn lùn.
Cá Galaxy không có mùa sinh sản, cá sẽ đẻ liên tục, cá thường đẻ vào buổi sáng. Con cái thường đẻ 1 bọc 30 quả trứng. Nếu bạn trong chuẩn bị nhiều cây thủy sinh, rong rêu trong bể, khi sinh sản, trứng cá thường bị trôi nổi trong nước.
Trứng cá khi bị trôi nổi, không có chỗ bám thường sẽ bị cá bố mẹ, hoặc những loài cá trưởng thành ăn mất. Kể cả cá bột, chúng cũng không chắc chắn 100% có cơ hội được sống sót đến khi trưởng thành. Bởi sự săn mồi của những con cá lớn hơn
Đặc Điểm Sinh Học Cá Bống Tượng
Cá Bống Tượng (Oxyeleotris marmoratus (Bleeker)) là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ cá bống nước ngọt và là loài cá có giá trị kinh tế đặc trưng phân bố ở khu vực Đông Nam Á. Chúng có mặt ở nhiều nước như Indonexia, Malaixia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, … Cá bống tượng có giá trị xuất khẩu cao và đang được phát triển nuôi ở các tỉnh Đồng Bằng và Miền Đông Nam Bộ. Chúng có thể đựợc nuôi đơn hoặc nuôi ghép trong ao, đặc biệt là nuôi trong bè trên sông hoặc ao nước chảy.
– Cá có thân màu nâu, đỉnh đầu màu đen, bụng màu xám nhạt, lưng và bên thân có đốm đen, đầu cá to và dẹt, mồm bằng, miệng hướng lên phía trên.
– Cá có tập tính sống rải rác ở sông ngòi, đầm hồ, các hang hốc dưới đáy, thường rình mồi, không đuổi bắt mồi, nên việc đánh bắt giống cá này ngoài tự nhiên có khó khăn..
– Bống tượng thuộc loại cá dữ ăn tạp thiên về động vật, miệng cá có hàm răng dài và sắc để bắt giữ mồi, cá ăn các loại động vật như: cá nhỏ, tôm tép, cua, …
– Cá sống thích hợp ở môi trường nước không bị nhiễm phèn, pH = 7, song chúng có thể chịu đựng pH = 5.
– Nhiệt độ thích hợp nhất cho cá phát triển 26-320C, cá cũng có thể chịu đựng nhiệt độ nước 15-41,50C.
– Cá sống ở nước ngọt, song có thể chịu đựng đến độ muối 15‰.
– Cá cần có dưỡng khí trên 3mg/l, song cá có thể chịu đựng ở môi trường dưỡng khí thấp vì cá có cơ quan hô hấp phụ.
– Mùa sinh sản của cá bống tượng kéo dài từ tháng 3 đến tháng 11. Buồng trứng nhỏ so với tổng trọng lượng cơ thể, hạt trứng nhỏ, sức sinh sản cao từ 76 – 220 trứng/g trọng lượng. Cá nuôi từ 9 – 12 tháng thì thành thục. Cá đẻ trứng dính, cá cái đẻ trứng 3 – 4 lần trong một năm.
– So với các loài cá khác, cá bống tượng có tốc độ tăng trưởng chậm từ ở giai đoạn cá dưới 100g, cá từ 100g trở lên tăng trưởng khá hơn.
– Ở giai đoạn từ cá bột đến cá hương, cá phải mất thời gian 2 – 3 tháng mới đạt chiều dài 3 – 4cm. Từ cá hương cần phải nuôi 4 – 5 tháng cá đạt kích cỡ giống cá 100g/con. Để có cỡ 100g từ lúc đẻ phải mất thời gian nuôi 7 – 9 tháng. Trong tự nhiên, những cá còn sống sót sau khi nở phải cần khoảng 1 năm để có thể đạt cỡ từ 100 – 300g/con. Để có cá thương phẩm 400g trở lên, cá giống có trọng lượng 100g, phải nuôi ở ao từ 5 – 8 tháng, ở bè 5 – 6 tháng.
Kỹ thuật nuôi cá bống tượng, Nguồn: Chi cục Thủy sản Cần Thơ.
Đặc Điểm Sinh Học Cá Rô Đồng
I. Phân bố – Rô đồng là loài cá nước ngọt, sống ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam cá rô đồng rất phổ biến ở miền Nam và miền Bắc.
– Ngoài tự nhiên cá sống trong sông, ao, hồ, mương vườn, ruộng, ngoài ra cá có thể sống ở các cửa sông lớn, miền núi ít gặp.
– Trong điều kiện nhân tạo, cá rô sống được trong bể xi măng, ao mương có diện tích nhỏ. Ngoài ra nếu cá ở nơi mát và bề mặt cơ thể được giử ẩm, cá có thể sống được ngoài không khí trong nhiều giờ nhờ có cơ quan hô hấp phụ trên mang sử dụng khí trời, đây là ưu thế trong việc vận chuyển và nuôi với mật độ cao trong ao.
II. Một số đặc điểm sinh học2.1 Phân loại Theo Mai Đình Yên và ctv (1992), cá rô đồng thuộc: – Lớp cá xương: Osteichthyes
– Bộ cá vượt: Perciformes
– Bộ phụ: Anabantoidei
– Họ: Anabantidae
– Giống: Anabas
– Loài: Anabas testudineus (Boch, 1792)
2.2 Đặc điểm hình thái – Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá rô đồng có thân hình bầu dục, dẹp bên, cứng chắc. Đầu lớn, mõm ngắn. Miệng hơi trên, rộng vừa, rạch miệng xiên kéo dài đến đường thẳng đứng kẻ qua giữa mắt. Răng nhỏ nhọn. Mỗi bên đầu có hai lỗ mĩu, lỗ phía trước mở ra bằng một ống ngắn. Mắt to, tròn nằm lệch về nửa trên của đầu và gần chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang.
– Vảy lược phủ toàn thân, đầu và một gốc vi lưng, vi hậu môn và vi đuôi, vảy phủ lên các vi nhỏ hơn vảy ở thân và đầu. Gốc vi bụng có một vảy nách hình mũi mác.
– Đường bên nằm ngang và chia làm hai đoạn: Đoạn trên từ bờ trên lỗ mang đến ngang các vi lưng cuối cùng. Đoạn dưới từ ngang các gai vi lưng cuối cùng đến điểm giữa gốc vi đuôi, hai đoạn này cách nhau một hang vảy.
– Gốc vi lưng rất dài, phần gai gần bằng bốn lần phần tia mềm. Khởi điểm vi lưng ở trên vảy đường bên thứ ba và kéo dài đến gốc vi đuôi. Khởi điểm vi hậu môn ngang vảy đường bên thứ 14 – 15, gần điểm giữ gốc vi đuôi hơn gần chót mõm và chạy dài dến gốc vi đuôi. Vi đuôi tròn, không chẻ đôi. Gai vi lưng, vi hậu môn, vi bụng cứng nhọn.
– Mặt lưng của đầu và thân có màu xám đen hoặc xám xanh và lựot dần xuống bụng, ở một số cá thể ửng lên màu vàng nhạt. Cạnh sau sương nắp mang có một màng da nhỏ màuv đen. Có một đốm đen đậm giữa gốc vi đuôi ngoài ra còn có một số đặc điểm đen mừo nằm rải rác trên thân.
2.3 Dinh dưỡng – Cá bắt đầu ăn ngoài từ ngày thứ ba, thức ăn ưa thích của cá là những giống loài động vật phù du cỡ nhỏ trong ao như bọn giáp xác râu ngành, thậm chì chúng cũng ăn cả ấu trùng tôm cá.
– Khi trưởng thành cá có thể sử dụng nhiều loại thức ăn, nhưng thức ăn ưa thích của cá là động vật đáy như giun ít tơ, ấu trùng côn trùng, mầm non thuỷ thực vật. Ngoài ra cá rô cũng có khả năng sử dụng thức ăn chế biến và phụ phẩm nông nghịệp rất tốt.
– Cá rô đồng là loài cá dữ, ăn tạp, nhưng thiên về động vật. Tính dữ được thể hiện khi trong đàn cá có cá chết những con sống sẽ tấn công ăn thịt con chết hoặc trong giai đoạn cá giống, khi thiếu thức ăn những con cá lớn sẽ ăn những cá nhỏ, đây là một trong những nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sống của cá.
2.4 Sinh trưởng – Cá rô đồng có tốc độ sinh trưởng tương đối chậm, sau 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng từ 60 – 100g/con.
– Trong điều kiện nhân tạo, cá rô đồng sống được trong bể xi măng, ao mương có diện tích nhỏ, ngoài ra nếu cá ở nơi mát và bề mặt cơ thể được giữ ẩm, cá có thể sống được ngoài không khí trong nhiều giờ nhờ có cơ quan hô hấp phụ trên mang sử dụng khí trời, đây là ưu thế trong việc vận chuyển và nuôi với mật độ cao trong ao.
2.5 Sinh sản – Ngoài tự nhiên cá có tính sinh sản vào mùa mưa. Đầu mùa mưa cá di chuyển từ nơi sinh sống đến những nơi vừa ngập nước sau những đám mưa lớn đầu mùa như: ruộng, ao, đìa, … nơi có chiều sâu cột nước 30 – 40 cm để sinh sản. Cá rô đồng không có tập tính giữ con.
– Ở chiều dài 10 – 13 cm, cá rô đồng tham gia sinh sản lần thứ nhất, sức sinh sản cá cao đạt 30 – 40 vạn trứng/kg cá cái, trứng cá thuộc loại trứng nổi và có màu vàng. Cá đẻ 3 – 4 lần/năm.
– Theo Dương Nhựt Long (2003) trứng cá rô thành thục thường có màu trắng ngà hoặc màu trắng ngà hơi vàng, đường kính trứng sau khi trương nước dao động từ 1,1 – 1,2mm và trứng cá rô thuộc loại trứng nổi. Sức sinh sản của cá cao đạt khoảng 300.000 – 700.000 trứng/kg cá cái.
Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Điêu Hồng
Cá điêu hồng còn gọi là cá diêu hồng hoặc cá rô phi đỏ, có xuất xứ từ Đài Loan. Năm 1990, chúng được nhập từ Học viện Công nghệ Châu Á (AIT) về Việt Nam và được nuôi thử nghiệm. Từ năm 1997 đã bắt đầu nuôi thương phẩm cá điêu hồng và hiện nay nhiều địa phương đã nuôi thâm canh trong ao, trong lồng hoặc nuôi quảng canh đối tượng có giá trị kinh tế này.
2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
Toàn thân phủ vảy màu đỏ hồng hoặc màu vàng đậm, màu vàng nhạt. Cũng có những cá thể trên thân có màu hồng xen lẫn những đám vảy màu đen.
Cá điêu hồng
3. TẬP TÍNH SỐNG
Cá sống chủ yếu trong nước ngọt, nước lợ và cả ở vùng nước có độ mặn từ 5 -12%o, nhiệt độ thích hợp từ 25 – 35°C. Cá có thể sống trong mọi tầng nước, chịu đựng được ở vùng nước có hàm lượng ôxy hoà tan thấp và pH từ 5 – 11, thích hợp nhất là 6,5 – 7,5. Tuy nhiên, cá kém chịu đựng với nhiệt độ thấp. Khi nhiệt độ nước dưới 18°C, cá ăn kém dần, chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Khi nhiệt độ nước 11 – 12°C và kéo dàỉ nhiều ngày, cá sẽ chết vì rét.
4. THỨC ĂN
Cá điêu hồng là loài ăn tạp, thức ăn thiên về nguồn gốc thực vật. Ngoài ra, chúng cũng ăn ấu trùng các loại côn trùng động vật thủy sinh, các phế phụ phẩm khác và thức ăn công nghiệp dạng viên.
Thức ăn dạng viên nổi cho cá
Do ăn tạp nên việc nuôi thâm canh cá điêu hồng đạt năng suất cao khá thuận lợi vì có thế tận dụng phế phụ phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản hoặc lò giết mổ gia súc để chế biến thành thức ăn nuôi cá. Tuy nhiên, do nuôi mật độ cao trong lồng nên cần cho cá ăn thức ăn dạng viên nổi để dễ dàng theo dõi cá ăn, kiểm soát lượng thức ăn thừa, hạn chế thất thoát thức ăn và quản lý chất lượng môi trường nuôi.
Thức ăn tự chế biến để nuôi cá Xay cá tạp
5. SINH TRƯỞNG
Cá lớn nhanh, tốc độ lớn phụ thuộc vào môi trường nước, thức ăn, mật độ nuôi; chăm sóc. Khi nuôi trong lồng cho ăn bằng thức ăn công nghiệp, cá sinh trưởng nhanh hơn, tỷ lệ hao hụt thấp, đạt cỡ thương phẩm (400 – 500 g trở lên) chi sau 5-6 tháng nuôi.
6. SINH SẢN
Cá đẻ nhiều lần trong năm. Ở các tỉnh miền Bắc, cá ngừng đẻ khi nhiệt độ xuống thấp vào mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Đặc điểm sinh sản của cá giống như các loài cá rô phi khác. Khi cá cái đẻ, cá đực tiết sẹ thụ tinh cho trứng và cá cái ngậm ấp trứng trong miệng. Ở nhiệt độ 30°C, trứng cá nở sau 4 – 6 ngày ấp. Thời gian ngậm cá con có thể từ 3 – 4 ngày, sau đó cá con chui ra khỏi miệng cá mẹ. Khi hết cá con trong miệng, cá mẹ mới đi kiếm ăn và tham gia vào đợt đẻ mới.
Bảng 1. Đặc điểm phân biệt cá đực – cá cái dựa trên hình thái ngoài và lỗ huyệt
Đầu
To vả nhô cao
Nhỏ; hàm dưới trễ do ngậm trứng và cá con
Màu sắc
Vây lưng và vây đuôi sặc sỡ, có màu hồng hoặc hơi đỏ
Màu nhạt tím
Huyệt
Có 2 lỗ: Lỗ niệu sinh dục và lỗ hậu môn
Có 3 lỗ: Lỗ niệu, lỗ sinh dục và lỗ hậu môn
Hình dạng
Đầu thoát lỗ niệu sinh dục dạng lồi, hình nón dài và nhọn
Dạng tròn, hơi lồi và không nhọn như ở cá đực
Đặc điểm sinh dục phụ của cá điêu hồng (Cách phân biệt cá đực và cá cái)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đặc Điểm Sinh Học Cá Galaxy trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!