Đề Xuất 4/2023 # Cơ Hội Làm Giàu Từ Cá Chiên Thương Phẩm – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam # Top 9 Like | Nhahangchacangon.com

Đề Xuất 4/2023 # Cơ Hội Làm Giàu Từ Cá Chiên Thương Phẩm – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cơ Hội Làm Giàu Từ Cá Chiên Thương Phẩm – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nguy cơ tuyệt chủng loài cá quý

Cùng với lăng chấm, anh vũ, rầm xanh, bỗng, cá chiên được liệt vào hàng đặc sản tiến vua. Thường sống ở tầng đáy, ưa những nơi có khe nước chảy, đáy là cát đá, cá chiên có thể biến đổi màu, ở môi trường nước trong cá có màu nâu đen, trong môi trường nước đục cá có màu vàng nâu. Theo Thạc sĩ Trần Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản miền Bắc, hiện nay, việc khai thác quá mức bằng những phương tiện hủy diệt đã làm nguồn lợi cá chiên suy giảm nghiêm trọng. Sản lượng cá tự nhiên đang ngày càng ít và được xếp ở mức độ nguy cấp bậc 2. Một số ngư dân cho biết, số lượng bãi cá của cá chiên còn rất ít, cá có trọng lượng trên 1 kg ngày càng giảm.

Cá chiên được coi là cá đặc sản của các vực nước nhiệt đới. Không những vậy, da cá chiên cỡ lớn có thể thuộc làm đồ dùng. Nuôi cá chiên thương phẩm không những mang lại thu nhập cao cho người dân mà còn góp phần bảo vệ một loài cá quý hiếm trước nguy cơ tuyệt chủng, góp phần bảo vệ nguồn lợi và phát triển đa dạng sinh học.

Cá chiên dễ nuôi, giá trị thương phẩm cao

Nguồn thủy sản tiềm năng

Cá chiên dễ nuôi, giá trị thương phẩm cao, ít bị dịch bệnh, tập tính sinh trưởng khá đơn giản, không tốn nhiều thức ăn. Hiện tại, Trung tâm Giống thủy sản miền Bắc tại Thạch Khôi – Hải Dương đã thành công trong việc nghiên cứu và sản xuất giống cá chiên, đảm bảo quy trình nuôi cho cá đạt giá trị thương phẩm cao.

Anh Nguyễn Đức Thống, cán bộ phụ trách sản xuất tại Trung tâm cho biết: Thực tế một số mô hình nuôi cho thấy, nếu người nuôi chọn mỗi lồng cá có từ 100 – 150 con, sau hơn một năm nuôi, trung bình mỗi con đạt từ 1,3 – 1,8 kg, tổng sản lượng đạt từ 190-250 kg/lồng. Giá cá chiên bán trên thị trường hiện nay dao động từ 250.000 – 300.000 đồng/kg, người nuôi cá chiên sẽ có lãi, thu nhập mỗi năm có thể trên 60 triệu đồng.

Việc nghiên cứu thành công quy trình công nghệ sản xuất giống cá chiên của Trung tâm sẽ giúp người nuôi chủ động sản xuất con giống, dần dần hạn chế và chấm dứt tình trạng đánh bắt cá chiên giống tự nhiên. Đồng thời, giúp mở rộng và phát triển nuôi đối tượng cá có giá trị kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Cá chiên thương phẩm hứa hẹn trở thành nguồn thủy sản tiềm năng phục vụ xuất khẩu.

Gần đây, đã có nhiều mô hình nuôi cá chiên trong lồng ở các sông lớn như sông Mã, sông Lô, Kinh Thầy. Tuy nhiên, vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, lợi nhuận chưa xứng với tiềm năng của cá chiên. Thiết nghĩ, ngành thủy sản cần xây dựng mô hình nuôi cá chiên hiệu quả, phù hợp, vừa mang lại thu nhập cao cho người nông dân, vừa đảm bảo môi trường, vừa tương xứng với nguồn cá quý thiên nhiên ban tặng.

Trần Phương

Làm Giàu Từ Cá Lóc Bông – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Trên ao cá đang thu hoạch, chị Hòa chia sẻ, gia đình có 4 ao nuôi, tổng diện tích khoảng 1,6 ha. Ao đang thu hoạch có diện tích mặt nước khoảng 3.500 m2, thả 55.000 con cá giống, sau hơn 8 tháng nuôi, kích thước cá khoảng 1,2 – 2 kg, sản lượng khoảng 60 tấn. Hiện, giá bán tại ao cho thương lái là 60.000 đồng/kg.

Chị Hòa cho biết, để nuôi được sản lượng cá thịt từ 150 – 200 tấn/ha, thì ao nuôi có diện tích mặt nước tối thiểu từ 2.000 m2, độ sâu trung bình 3,5 – 4 m. Ao trước khi thả giống được vệ sinh tẩy trùng kỹ. Con giống chọn mua đúng nguồn gốc, đảm bảo chất lượng từ huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang. Nguồn thức ăn là cá tạp còn tươi đánh bắt từ biển. Từ khi thả nuôi đến dưới 2 tháng tuổi cho cá ăn thức ăn xay nhuyễn, mỗi ngày cho ăn 2 lần. Khi cá lớn dần thì cho ăn nguyên con, ngày cho ăn một lần. Định kỳ 5 ngày xi phông rút bớt chất cặn bã từ đáy ao.

Chị Trần Thị Hòa định lượng cá giao cho thương lái 

Nhờ vị trí ao nuôi có nguồn nước sạch được lấy từ đập Lồ Ồ nên việc cấp và thay cho ao nuôi cũng có thuận lợi và duy trì định kỳ, môi trường ao nuôi luôn được đảm bảo. Tuy nhiên, cá lóc bông sử dụng thức ăn là cá tươi nên đôi khi cũng xảy ra một số bệnh như vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng ký sinh trên mang cá. Để phòng bệnh, định kỳ dùng men vi sinh xử lý đáy ao và môi trường nước nuôi, sử dụng các loại men tiêu hóa, khoáng chất và Vitamin C để phòng bệnh đường ruột và tăng sức đề kháng cho cá nuôi.

“Với ao cá gia đình đang thu hoạch thì đầu tư con giống, vật tư và thức ăn không dưới 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận cũng đáng đồng tiền bỏ ra, ước tính từ 0,8 – 1 tỷ đồng”. chị Hòa vui vẻ chia sẻ.

Quy Trình Nuôi Cá Hô Thương Phẩm – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Điều kiện ao nuôi

Việc lựa chọn vị trí ao nuôi là yếu tố rất quan trọng. Nền đất không bị nhiễm phèn, thông thoáng, không có tán cây che phủ. Gần nơi cung cấp nước như: sông, kênh, rạch lớn, có thể chủ động được nguồn nước phục vụ cho suốt cả vụ nuôi. Thuận tiện giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn, cá giống và vận chuyển cá khi thu hoạch, đồng thời giảm được chi phí sản xuất cho vụ nuôi. Ao nuôi có diện tích từ 2.000 m2 trở lên; độ sâu từ 1,5 m (mực nước đảm bảo thường xuyên). Ao phải có cống cấp và thoát nước riêng biệt, bờ ao phải đảm bảo chắc chắn, không rò rỉ, không tràn bờ khi mùa nước lên. Nhiệt độ nước thích hợp từ 26 – 300C, pH thích hợp từ 7 – 8,5. Hàm lượng ôxy hòa tan lớn hơn 3 mg/l. Chất lượng nguồn nước cấp cho ao nuôi phải sạch, không bị ô nhiễm.

Nuôi cá hô trong ao đất có thế đạt trọng lượng 3 – 4 kg/con sau hơn 2 năm. Ảnh: Phan Thanh

 Trước khi thả cá phải thực hiện các bước chuẩn bị ao như: Tháo cạn hoặc tát cạn ao, bắt hết cá tạp trong ao, diệt cá tạp bằng rễ dây thuốc cá (có thể dung saponin liều lượng theo hướng dẫn nhà sản xuất). Dọn sạch rong, cỏ dưới đáy và bờ ao; Vét bớt bùn lỏng đáy ao, chỉ để lại lớp bùn dày 0,2 – 0,3 m (nếu có thể); Lấp hết hang hốc, lỗ mọi rò rỉ và tu sửa lại bờ, mái bờ ao; Dùng vôi CaO rải khắp đáy ao và bờ ao với lượng vôi 7 – 10 kg/100 m2 để điều chỉnh pH thích hợp, đồng thời diệt hết các mầm bệnh còn tồn lưu ở đáy ao; Phơi đáy ao 2 – 3 ngày đến khi nào vừa ráo mặt ao, không nên phơi ao quá lâu sẽ có hiện tượng xì phèn không có lợi cho ao nuôi; Sau cùng, cho nước từ từ vào ao qua cống có chắn lưới lọc để ngăn cá dữ và địch hại lọt vào ao, giữ mức nước ao 1,5 m trở lên.

Chọn và thả giống

Cá thả nuôi cần được chọn lựa cẩn thận, đảm bảo chất lượng để cá tăng trưởng tốt trong quá trình nuôi. Cá phải mạnh khỏe, không bị nhiễm bệnh, đều cỡ, không bị xây xát, nhiều nhớt, bơi lội nhanh nhẹn. Cá giống mới đưa về, trước khi thả xuống ao nên tắm bằng nước muối 2 – 3% trong 5 – 10 phút để loại trừ hết các ký sinh và chống nhiễm trùng các vết thương hoặc vết xây xát trên thân cá.

Có thể nuôi cá quanh năm. Kích cỡ cá giống 5 – 20 g/con. Mật độ thả nuôi 0,5 con/m2 (đối với nuôi đơn), nuôi ghép mật độ 0,2 con/m2 cá hô và cá nuôi ghép là 0,3 con/m2. Thời gian thả giống vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.

Quản lý, chăm sóc

Cho ăn: Giai đoạn giống đến 200 g/con: Thức ăn hỗn hợp dạng mảnh (thức ăn công nghiệp) do các nhà máy sản xuất thức ăn cung cấp. Giai đoạn từ 200 g/con trở lên ăn thức ăn viên nổi. Mỗi ngày cho cá ăn 1 lần, khẩu phần ăn 3 – 5% trọng lượng thân, hàm lượng protein 28 – 32%. Khi cho ăn, thức ăn phải được đưa xuống ao từ từ để toàn bộ số cá trong ao nuôi đều có thể ăn được; cá sử dụng hết lượng thức ăn không gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Quản lý ao nuôi: Hàng ngày phải chú ý theo dõi hoạt động của cá, mức độ sử dụng thức ăn, tình hình thời tiết để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý và đạt hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra, quan sát ao để phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng bất thường như ao bị rò rỉ nước, bờ sụt lở, đăng cống hư hỏng. Khi thấy hiện tượng cá nổi đầu khác thường, phải nhanh chóng xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời. Thay nước cho ao nuôi định kỳ 2 lần/tháng, mỗi lần thay khoảng 25 – 30% lượng nước ao. Mỗi tháng tiến hành kiểm tra cá một lần. Khi kiểm tra, bắt ngẫu nhiên khoảng 25 – 30 cá thể để xác định khối lượng, đánh giá sự tăng trưởng của cá và phát hiện tình trạng bệnh của cá trong ao nuôi để có biện pháp xử lý.

Thu hoạch

Cá hô nuôi đơn trong ao đất, mật độ nuôi 0,5 con/m2, sau 28 tháng nuôi đạt trọng lượng 3 – 4 kg/con và chiều dài 50 – 60 cm/con. Cá hô nuôi ghép trong ao đất, mật độ nuôi 0,2 con/m2, sau 28 tháng nuôi đạt khối lượng 3,5 – 4,5 kg/con và chiều dài 55 – 65 cm/con. Giá bán hiện nay khoảng 250.000 đồng/kg trở lên tùy từng loại, cỡ cá càng lớn giá càng cao và ngược lại. Cá hô nuôi ghép tăng trưởng nhanh hơn cá hô nuôi đơn. 

Đặng Văn Trường

PGĐ Trung tâm Quốc gia, Giống thủy sản Nam bộ

Nuôi Cá Vược Thương Phẩm Trong Nước Ngọt – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Hiện nay, đối tượng nuôi đặc sản nước ngọt chưa đa dạng, việc đưa cá vược vào nuôi trong ao nước ngọt sẽ góp phần chuyển đổi, đa dạng đối tượng nuôi thuỷ sản và tăng hiệu quả kinh tế.

 Cá vược là loài cá dữ, phân đàn, thường ăn thịt lẫn nhau. Do vậy, để hạn chế tỷ lệ hao hụt, nuôi cá vược nên chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn ương cá giống và giai đoạn nuôi cá thịt.

I. Giai đoạn ương cá giống

1. Bố trí ao ương

– Ao có kích thước từ 500 -1.000m2.

– Mức nước trong ao từ 1,2-1,5m.

– Cửa cống có lưới chắn với kích thước mắt lưới là 1mm để ngăn sự xâm nhập của địch hại và sinh vật cạnh tranh thức ăn, đồng thời hạn chế cá giống thoát ra ngoài.

2. Chuẩn bị ao ương

– Tháo cạn ao nuôi, nạo vét bùn đáy, diệt cá tạp.

– Bón vôi nung: 30-50 kg/1.000m2. Phơi đáy ao từ 3 – 5 ngày.

3. Cách thuần dưỡng cá

Mặc dù cá vược có thể nuôi trong ao nước ngọt, lợ hoặc mặn, nhưng cá con cần phải thuần hoá dần với nồng độ muối nơi cung cấp giống gần tương ứng với nồng độ muối trong ao ương để giảm tỷ lệ hao hụt.

4. Thao tác thả cá giống

Việc thả cá giống được tiến hành vào buổi sáng (6-8 giờ) hoặc chiều tối (17-18 giờ). Trước khi thả giống cần ngâm bao cá giống trong môi trường nước ao khoảng 5 – 10 phút. Sau đó mở miệng bao để cho cá từ từ bơi ra. Cỡ cá thả từ 2 – 3 cm, mật độ từ 20 – 50 con/m2.

5. Thức ăn và cách cho cá ăn

– Cá tạp xay nhuyễn hoặc băm nhỏ (cỡ mồi 4 – 6mm).

– Tuần thứ nhất: Cho cá ăn với tỷ lệ 100% khối lượng thân và cho ăn 2 lần/ngày (8 giờ và 17 giờ).

– Tuần thứ hai: Cho cá ăn với tỷ lệ 60% khối lượng thân.

– Tuần thứ ba: Cho cá ăn với tỷ lệ 40% khối lượng thân.

– Thời gian và vị trí cho cá ăn cần cố định. Cá vược bắt mồi chủ động và không ăn thức ăn chìm ở đáy ao, nên cho cá ăn từ từ. Khi ăn no cá phân tán thì ngừng cấp thức ăn. Trong vài ngày đầu sau khi thả cá nên cho cá ăn 5 – 6 lần/ngày đến khi cá thích nghi hoàn toàn thì có thể giảm số lần cho ăn còn 2 lần/ngày.

– Sau 2 – 3 tuần, cá giống đạt cỡ 8 – 10cm thì chuyển sang ao nuôi cá thịt.

Cá vược thả nuôi có kích cỡ từ 2-3 cm           Ảnh: Trần Út

II. Giai đoạn nuôi cá thịt

1. Chuẩn bị ao nuôi

Gồm các bước như chuẩn bị ao ương.

2. Thả cá giống

– Mật độ thả cá: 2-3 con/m2.

– Cỡ cá giống: 8-10 cm.

 – Công thức thả ghép 1: cá vược 23%, rô phi 38%, mè 19%, trôi 15%, chép 5%. Thả cá vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều mát.

Cá vược được thả trước từ 7-15 ngày sau đó mới thả các loại cá khác. Mục đích là cho cá vược quen ăn mồi chết.

Cá rô phi 20-30 con/kg, trôi 10-15 con/kg, mè 8-10 con/kg, chép 8-10con/kg.

– Công thức thả ghép 2: thả 100-200 kg cá rô phi ta (80-50g/con)/30.000-50.000m2. Sau 25-30 ngày mới thả cá vược giống cỡ 8-12 cm với mật độ 2 con/m2. Mục đích, cá rô phi sinh sản nhanh làm mồi cho cá vược, giảm thiểu lượng thức ăn bổ sung.

3. Thức ăn và cách cho cá ăn

– 2 tháng đầu: Cho cá ăn từ 10-15% khối lượng thân, 2 lần/ngày.

– Các tháng sau: Cho cá ăn từ 5-7% khối lượng thân, 1 lần/ngày.

– Khi cá đạt cỡ 1-1,2 kg/con cho ăn từ 3-5% khối lượng thân.

– Thức ăn được cắt nhỏ hoặc để nguyên con khi cá lớn.

Còn tiếp Kỳ II: Quản lý chất lượng ao nuôi và thu hoạch

Bùi Trọng Khiêm

                (Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản Hải Phòng)

“Một số vấn đề về kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp”

Sách do NXB Nông nghiệp phát hành, TS Nguyễn Văn Hảo biên soạn. Cuốn sách dày 212 trang, giúp cho người đọc nắm được các kỹ thuật trong nuôi tôm sú công nghiệp như: cách chọn giống, xử lý nước, cách sử dụng thức ăn cho tôm, phòng trị bệnh tôm, tính toán hiệu quả kinh tế… Đồng thời, đây còn là kiến thức được đúc kết từ những phương pháp nuôi tôm đã đạt kết quả cao của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II.

Bạn đọc quan tâm có thể tìm mua tại các nhà sách trên toàn quốc hoặc đặt mua theo địa chỉ: chúng tôi hoặc www.saharavn.com

Tuấn Tú

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cơ Hội Làm Giàu Từ Cá Chiên Thương Phẩm – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!