Cập nhật nội dung chi tiết về Câu Cá Tráp Và Làm Mồi Câu Của Chuyên Gia mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguyên tắc chọn mồi câu cá Tráp
Đã bao giờ bạn tự hỏi: Sẽ cầu mồi gì trong buổi câu Tráp hôm nay? Những yếu tố như thời tiết, thủy triều, nước trong, địa hình, mùa… phải được phân tích trước khi quyết định chọn mồi. Địa hình có lẽ là yếu tố tác động lớn nhất đến quyết định chọn mồi vì địa hình ảnh hưởng đến thói quen ăn mồi của cá.
Ví dụ: Đối với những địa hình có bề mặt nhiều đá sỏi, nước cạn, cá Tráp sẽ tìm mồi dọc theo đáy hồ. Chúng sẽ thích ăn loại động vật giáp xác tôm, cua hoặc loại cá nước cạn. Nếu địa hình là vùng rạn san hô, cá Tráp sẽ đi lùng và mai phục những loài tôm cá sống quanh vùng san hô …
Các loại mồi phù hợp theo địa hình
Địa hình: Bề mặt đáy có nhiều đá lớn, đá nhỏ, những mảng cỏ dại, rong rêu… có độ sâu trung bình: 1-5 feet. Chọn mồi câu:
Hãng Jackall: Chubby 38F(Shallow), Minnow 35, Squirrel 61
Hãng Cranka: Crank
Hãng Lucky Craft: Tango 45, Flash Minnow 65
Hãng Maria: Crank 38 Shallow, Jerkbait Shallow
Hãng Zipbaits: Khamsin SR, Khamsin Tiny SR, Hickory SR, Rigge 48
Hãng Megabass: Baby Griffon.
Địa hình: Đáy có nhiều đá ngầm, đá lớn, san hô, và cỏ dại… có độ sâu trung bình từ 4-8 feet
Chọn mồi:
Hãng Jackall: Chubby 38F (Deep), Squirrel 61
Hãng Atomic: Crank 38 (Deep), Shad 40(Deep), Shad 50 (Deep)
Hãng Lucky Craft :Tango 45, Cra-Pea Deep,Pointer 48
Hãng Maria: Crank 38 Deep, Jerkbait Deep
Hãng Zipbaits: Khamsin DR, Khamsin Tiny
Hãng DR, Hickory DR
Hãng Cranka : Crank
Hãng Megabass: Mr X Griffon, Baby Griffon,Live X Smolt
Địa hình: Đáy có nhiều cỏ dại, cát, đá… có độ sâu trung bình 1-6 feet.
Chọn mồi:
Hãng Jackall: Chubby 38F (Shallow),Minnow 35
Hãng Maria: Crank 38 Shallow, Jerkbait Shallow
Hãng Cranka: Crank 35 Shallow
Hãng Lucky Craft:Tango 45, Flash Minnow 65
Hãng Zipbaits: Khamsin SR, Khamsin Tiny SR, Hickory SR, Rigge 48
Địa hình: Đáy cát, cỏ dại… có độ sâu trung bình: 1-4 feet
Chọn mồi:
Hãng Jackall: Chubby 38F (Deep), Chubby 38F (Shallow), Squirrel 61
Hãng Atomic: Crank 38 (Deep), Shad 40 (Deep), Shad 50 (Deep)
Hãng Luckycraft: Tango 45, Cra-Pea Deep, Pointer 48, Flash minnow 65.
Hãng Maria: Crank 35 Shallow and Deep, Jerkbait Deep.
Hãng Zipbaits: Khamsin DR, Khamsin Tiny DR, Hickory DR.
Hãng Cranka: Shad, Crank Shallow
Hãng Megabass: Mr X Griffon
Địa hình: mặt nước phẳng lặng hoặc gợn sóng nhẹ.
Chọn mồi:
Hãng Megabass: Dog X, Dog X Jr, Pop X
Hãng Maria: Pencil 55
Hãng Luckcraft: Sammy 65, NW Pencil Zipbaits
Hãng ZBL: Popper Tiny
Hãng Bassday: Sugarpen 70
Chọn màu của mồi giả
Chọn dây câu
Lần đầu đi câu cá Trap, tôi đã dùng kết hợp giữa 2 loại dây braid/ fluorocarbon. Đây là những loại dây ưu tiên khi ném mồi thân cứng vì chúng phù hợp với kiểu câu của tôi. Dùng dây Fluorocarbon để câu đã phổ biến trong giới câu mồi giả. Cả hai phương pháp đều có ưu và khuyết điểm.
Dây Braid chắc chắn cho bạn sự nhạy cảm tuyệt vời, cả độ bền và tính linh hoạt vì nó có thể kết hợp với nhiều loại dây ngọn khác nhau. Tuy nhiên, do dây braid có độ nhạy cảm quá nhiều khiến đôi khi tạo ra những tín hiệu giả.
Khi bạn đã chán việc cột mồi câu với dây ngọn, bạn có thể chọn phương pháp mà nhiều tay câu gần đây hay dùng, cột thẳng mồi vào dây trục fluorocarbon. Dây fluorocarbon cũng có tính linh hoạt và độ bền cao nhưng điểm mạnh thực sự của nó nằm ở tính linh hoạt.
Khả năng co giãn của dây có thể là người bạn tốt nhất của một người câu cá khi chiến đấu với loại cá Tráp cứng đầu, hạn chế bớt được sức chạy của chúng gây vuột lưỡi và dẫn đến mất cá. Nhược điểm lớn nhất của dây fluorocarbon là sự thiếu nhạy cảm.
Thêm vào đó, tính năng co giãn của dây khiến người câu mất nhiều thời gian trong việc cảm thấy con mồi bị chạm, bị tóm dẫn đến giật chậm hoặc giật nhầm. Dùng dây fluorocarbon làm dây câu cũng làm mất cơ hội sử dụng đa dạng các loại dây ngọn. Trong khi đối với câu cá, cần phải có dây ngọn. Tùy theo địa hình câu ta sẽ quyết định chọn dây ngọn nhỏ hay lớn.
Hãy chọn cho mình loại dây phù hợp theo phong cách và kiểu câu của mỗi người.
Tự tin mà “Lure” đi!
Các tay câu cá Tráp dày dạn kinh nghiệm đều có trong hộp đồ nghề của mình ít nhất 1-2 con mồi giả hay một tá có cùng một màu. Họ có khuynh hướng mang theo các con mồi, hoặc là đang rất thời thượng, hoặc chúng đã từng cùng họ đạt nhiều thành tích cao.
Điều này có thể là một cái bẫy cho các cần thủ trẻ. Vì những gì họ có thể làm ở tuần trước chưa chắc có hiệu quả trong tuần này. Do đó, khi câu cá giải trí và câu cá thi đấu, hãy nghĩ khác đi và mạnh dạn sử dụng những loại mồi giả mới để có thể gặt hái những phần thưởng .
Nên sử dụng các quy tắc chung khi chọn mồi giả cho từng buổi câu như chọn theo địa hình, màu sắc, độ sâu, kiểu hoạt động. Chúng sẽ cung cấp cho bạn một bước khởi đầu hoàn hảo để tạo ra được nhiều cơ may với cá. Nhẫn nại và kiên trì cũng góp phần quan trọng trong việc câu mồi giả thành công.
Kỹ Thuật Câu Cá Tráp
Không phải ngẫu nhiên mà cá Tráp là một trong những loại cá được yêu thích nhất của dân câu trên khắp thế giới. Chúng vô cùng khôn khéo và thông minh. Bắt được chúng thường rất khó khăn nhưng cũng đầy hứng khởi vì phải là tay câu tinh tế và nhạy bén lắm mới chinh phục được loại cá này.
Loạt bài sau đây sẽ cung cấp cho đọc giả một số “bí quyết” câu cá Tráp , dựa trên căn bản là kinh nghiệm và sự nghiên cứu nghiêm túc của các danh thủ ở Úc châu.
Câu Cá Tráp ở đầm, kênh rạch
Cá Tráp là sự lựa chọn ưu tiên của hầu hết mọi tay câu. Loài cá tuy bé nhỏ nhưng mang lại niềm vui lớn. Không cần đi xa, người câu vẫn dễ dàng “chạm trán” chúng ở các khu vực kênh, mương, đầm.
Chúng thường xuyên khiến cho các tay câu nghĩ rằng mọi nỗ lực một cách điên rồ của họ trong một thời gian dài là hoàn toàn vô ích, để rồi kết thúc buổi câu họ nhận được một cú chạm khẽ khàng (của cá Tráp) mà phải tinh ý lắm mới nhận ra.
Câu cá Tráp ở khu vực kênh rạch có thể mang lại cả 2 thứ: Cái đáng làm nhất trong ngày và cảm giác tột độ. Nó cũng đem đến điều thú vị nhất trong câu cá: Sự biểu diễn. Rất nhiều lần người câu thấy rõ mục tiêu trước khi ném mồi . Và những cú ném chính xác, tuyệt đẹp, lướt nhẹ nhàng của họ đã mang lại kết quả.
Khi truy tìm cá Tráp, tôi thích tìm chúng lúc thủy triều lên cao. Điều này có nghĩa là khu vực cầu phao, bến tàu hay bức tường đá đã phủ đầy nước. Lúc này, cá Tráp bắt đầu đi kiếm ăn. Cho dù là đầu cơn thủy triều hay cuối cơn thủy triều tôi vẫn cho rằng nhiều nước hơn nhiều cá hơn. Với những điều mà tôi đoan chắc này, rõ ràng lượng nước đóng vai trò quan trọng.
Yếu tố dòng chảy của con kênh cũng khá quan trọng khi câu cá Tráp. Vì loài cá này có thói quen ăn nhiều và nhanh hơn bình thường khi nước chảy mạnh. Một con mồi cá chết, sắp chết, hay tôm sống vẫn cho phép cá Tráp có nhiều thời gian để nhấm nháp, “giải trí”.
Chúng “nghiên cứu” một cách cẩn thận để đảm bảo rằng con mồi thật sự an toàn để ăn. Khi thủy triều lên, nước dâng cao, món mồi béo bở này chỉ có trong chốc lát rồi lại biến mất trong làn nước . Vì vậy, cá Tráp phải “đưa ra quyết định: Nên đi tìm kiếm hay ngồi im và chờ đợi một bữa ăn.
Hãy đưa mồi giả vào tập tính này của cá Tráp và trò chơi sẽ mang phần thắng đến cho bạn. Khi con mồi nhử chuyển động, cá Tráp có xu hướng “dính” vào sự điều khiển của bạn. Nếu nó vẫn tránh né, hãy thử rê kéo mồi nhử theo kiểu khác. Bạn hãy như một “diễn viên” chuyên nghiệp, tùy theo sân khấu để diễn
Lựa chọn loại mồi giả thuộc về sở thích cá nhân. Hầu như loại mồi giả câu cá Tráp phổ biến thường được thiết kế theo một số qui tắc sau đây:
Khi câu ở khu vực cầu phao, bến tàu: Lựa loại mồi nhựa mềm có trọng lượng nhẹ kết hợp với dây fluorocarbon 2-6lb. Hoặc nếu là mồi thân cứng thì chọn loại mồi nổi Jerkbait hoặc mồi chìm Stickbait.
Nếu câu ở khu vực có nhiều vách đá, chọn loại mồi Crankbait lặn sâu như D38F Maria có thể làm nên chiến tích. Loại mồi plattic Rig với đầu chì khá nặng cũng có thể làm việc tốt, nhưng cũng nên chuẩn bị tình huống là có thể bị mắc kẹt, mất mồi.
Câu cá Tráp với loại mồi nổi có thể được cả hai điều: Cảm giác cao độ và rất thành công. Loại mồi lure trên mặt nước thường được mô phỏng như con tôm nhỏ đang dạo quanh và nếu có cá Tráp gần đó là có thể tạo nên những hình ảnh rượt đuổi rất ngoạn mục.
Một số loại mồi nổi Stickbait là sự lựa chọn số 1 khi đi câu cá vùng kênh rạch. Hãy chọn loại mồi chiều dài khoảng 6,5cm. Loại lớn hơn thường khó cho việc câu cá Tráp.
Loại mồi Popper cũng phù hợp để câu cá Tráp, khi chúng tích cực săn mồi từ dưới đáy lên bề mặt. Loại mồi nhỏ từ 4-5 cm là lý tưởng.
Hướng Dẫn Làm Mồi Bột Câu Cá Tráp
Hướng dẫn làm mồi bột câu cá Tráp
Cá tráp chính là một trong những loại cá được yêu thích nhất của dân câu đầm. Đây cũng chính là con cá được đánh giá là ngon nhất trong các loại cá đầm. Loài cá này tuy nhỏ nhưng mang lại niềm vui rất lớn cho người câu.
Đây là loài cá săn mồi nên thông thường để câu được chúng thì mồi giả người ta còn câu cá tráp bằng mồi tôm sống, tôm chết bóc vỏ hay hà đỏ, hà lá… Nhưng câu cá tráp bằng mồi bột có lẽ là cách đơn giản và hiệu quả nhất để chinh phục loại cá này. Cách làm mồi bột để câu cá tráp cũng khá dễ với rất nhiều công thức khác nhau.
Xin giới thiệu một công thức đơn giản nhất để làm mồi bột câu loại cá này. Hãy chuẩn bị 02 chậu nhựa, một cối xay nhỏ, 200 gram tôm khô, 200 gram tép khô. Nếu không có cả 2 loại thì chuẩn bị 400 gram mỗi loại cũng được. Mua thêm 02 gói cám trứng (cám chim) loại 500 gram, 100 gram bột đậu nành, 5 – 7 cái bánh mì tươi, là bánh mì chưa nướng. Sở dĩ phải mua bánh mì tươi vì đây chính là hỗn hợp của bột mì, bột nở và con men (một loại vi khuẩn lên men thường có bán sẵn ở các chợ).
Đầu tiên sử dụng cối xay, xay nhỏ tôm và tép khô sau đó dùng cái rây bột để lấy ra phần mịn, phần này để riêng vào 1 chậu sử dụng trộn mồi câu còn phần thô đổ ra chậu còn lại để dùng trộn mồi xả. Sau khi đã xay xong toàn bộ tép và tôm khô thì bắt đầu tiến hành trộn mồi câu.
Đầu tiên trộn toàn bộ phần mịn với một túi cám thơm rồi đảo cho thật đều. Tiếp theo cho dần dần bánh mì tươi cùng với bột đậu nành và một chút nước vào chậu mồi rồi bóp nhuyễn. Khi trộn mồi nhớ cho bánh mì tươi và nước thật từ từ để sao cho cục mồi khi trộn xong phải thật dẻo, mềm và nhuyễn. Nếu mồi bị nhão thì hãy bổ sung thêm một ít cám thơm với một chút bột đậu nành, còn nếu mồi quá khô thì bổ sung thêm nước. Cục mồi khi làm xong đạt tiêu chuẩn là phải thật nhuyễn, dẻo và mềm, mồi cứng quá cá sẽ nhát ăn, còn mềm quá thì lại dễ bị tan trong nước.
Còn một điều lưu ý nữa, nếu ngày mai đi câu thì tốt nhất là trộn mồi từ chiều hôm nay rồi để qua đêm. Sau khi đã trộn xong mồi câu, chỉ giữ lại một chút cám trứng và bột đậu nành để trộn thêm vào mồi ngày hôm sau vì thường là để qua đêm, con men hoạt động sẽ làm cho mồi bị nhão.
Sau khi đã giữ lại một chút cám trứng và bột đậu nành thì tất cả những gì còn thừa lại trộn chung với phần thô trong chậu còn lại để dùng làm mồi xả.
Vậy là bạn đã có thể tự làm mồi bột câu cá tráp. Tuy công thức khá đơn giản nhưng đảm đảo mồi câu rất nhạy cá. Bạn hãy thử và đừng quên kể cho chúng tôi nghe về chuyến câu của bạn.
HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI
Những Bí Quyết Câu Cá Tráp Của Dân Câu
Cá Tráp là loài cá rất khôn khéo và thông minh, chính vì thế, với những cần thủ thích chinh phục thì đây là loài cá rất được ưu thích, không chỉ ở Việt Nam mà còn là trên toàn thế giới.
Câu cá Tráp chính là cơ hội để các tay câu thể hiện sự tinh tế và nhạy bén của mình, cũng như là cơ hội để các cần thủ áp dụng kinh nghiệm câu của mình lâu nay vào trong chiến đấu với loài cá này. Nhưng không hẳn các cần thủ giàu kinh nghiệm mới là những người có thể câu được loài cá này, mà cần thủ mới bước vào cuộc chiến tìm kiếm những điều mới lạ, mà cụ thể là câu cá tráp cũng có thể câu được chúng nếu nắm vững những bí quyết câu sau đây:
Câu cá tráp ở đâu?
Cá tráp không quá khó để tìm kiếm, bởi chúng phân bổ rất nhiều, từ những kênh, mương đến những đầm, ao.
Thời điểm nào thích hợp câu cá tráp?
Thời điểm thích hợp nhất để câu cá tráp chính là lúc thủy triều lên cao tại các cầu phao, các bến tàu hay các bức tường đá phủ đầy nước. Vào thời điểm này, cá tráp sẽ bắt đầu đi kiếm ăn, nước càng lớn thì cá tráp sẽ xuất hiện càng nhiều hơn.
Nước càng trong thì cần thủ có cảm giác câu càng tốt. Bởi nước càng trong thì ngắm cá bơi lội trong nước sẽ tuyệt hơn rất nhiều việc bắt chúng mang về. Tuy nhiên, vào những lúc nước trong, đồng nghĩa khó khăn bạn sẽ vượt qua sẽ càng lớn hơn khi câu cá tráp, bởi chúng có thể nhìn thấy bạn đứng trên bờ với một cái cần câu đang nhăm nhe chúng. Nhưng đừng nghĩ vì thế thì bạn không có cơ hội tóm được chúng. Bí quyết là sử dụng những dụng cụ câu nhỏ gọn, dây ngọn nhẹ hơn và mồi câu nhỏ hơn, ngoài ra đứng cách xa điểm câu là một biện pháp.
Ảnh hưởng của dòng chảy
Đặc điểm sinh học của loài cá Tráp là ăn nhiều và nhanh hơn bình thường và những lúc nước chảy mạnh. Với những dòng nước bình thường, không đơn giản để câu được chúng, bởi dù có ăn nhanh thì loài cá tráp khi bắt gặp một con mồi chết, sắp chết hay sống như một con tôm thì chúng vẫn rất từ từ nhấm nháp, bởi chúng luôn đánh giá một cách cẩn thận để kiểm tra độ an toàn của con mồi. Tuy nhiên, khi gặp những dòng nước chảy nhanh như thủy triều lên cao, các con mồi sẽ nhanh chóng bị cuốn theo làn nước, chính vì thế, cá tráp không còn có thể nhâm nhi nữa, mà chúng phải đưa ra quyết định ngay. Và đây chính là yếu tố để bạn tận dụng khi câu cá tráp.
Lựa chọn mồi giả câu cá tráp
Lựa chọn mồi giả thì phần lớn tùy theo sở thích của từng cá nhân, thích loại nào thì dùng loại đó. Tuy nhiên, vẫn có những con mồi thật sự hiệu quả để câu cá tráp, tương ứng với các địa điểm câu sau:
Ở khu vực cầu phao, bến tàu: Nên lựa chọn những mồi giả bằng nhựa mềm có trọng lượng nhẹ thôi. Sau đó kết hợp với các loại dây Fluorocarbon 2-6lb.
Ở khu vực có nhiều vách đá: Nên chọn các loài mồi lặn sâu như D38F-Maria để câu hiệu quả hơn. Ngoài ra, nếu sử dụng loại mồi Plattic Rig kết hợp với đầu chì khá nặng thì cũng là một mồi tốt, nhưng sẽ dễ bị mắc kẹt hay mất mồi.
Các loại mồi nổi câu cá tráp sẽ rất thành công, có thể sử dụng loại mồi chiều dài khoảng 6.5cm chứ đừng dùng loại mồi lớn hơn, bởi sẽ khó câu cá tráp hơn.
Tổng Hợp Cách Làm Mồi Câu Cá Chim Của Nhiều Cần Thủ Chuyên Nghiệp
Đôi nét tìm hiểu về cá chim trắng
Trước khi đi câu, bạn cần nắm bắt thông tin cần thiết về cá chim như: đặc điểm bên ngoài, phân biệt giống cá chim, thức ăn của cá chim, môi trường sống cũng như mùa câu, thời điểm câu, vị trí câu thích hợp.
Đặc điểm hình thái của cá chim trắng
Cá chim hay còn được gọi theo tên khoa học Colossoma brachypomum. Thân hình của cá chim gần như tròn, hai bên mình dẹp lại, đầu cá nhỏ và cũng khá dẹt. Tuy nhiên mắt của cá chim tương đối lớn, đôi mắt được coi là đặc điểm hình thái của giống cá này. Khi cơ thể cá chim đến giai đoạn trưởng thành, phát triển đầy đủ từng bộ phận thì lúc đó vây có màu đỏ, thân đốm sau nổi bật. Bên cạnh đó, miệng cá chim rất bé, gần như dáng thẳng đứng, mõm kích thước ngắn tù tròn, còn hàm dưới còn ngắn hơn cả hàm trên.
Nét nổi bật nhất ở loài cá chim này là răng siêu nhỏ, toàn thân trắng cùng vây lưng dài lưỡi liềm. Hiện nay nhiều người vẫn nhầm lẫn giữ cá chim trắng với cá piranhas- loài cá hung dữ có ở Nam Mỹ khả năng ăn thịt người. Cá piranhas răng sắc nhọn, hàm răng hình kéo, màu sắc cũng đậm hơn cá chim. Nhìn chung, cá chim trắng là cá nước ngọt, phàm ăn, giống nhiều loài cá ở Việt Nam như cá trê, cá lóc, cá măng.
Phân biệt cá chim trắng với các giống cá chim khác
Hiện nay, cá chim chia thành hai nhánh phổ biến nhất là cá chim đen và cá chim trắng. Trong đó:
Cá chim trắng nước ngọt: chúng có nguồn gốc từ các quốc gia Nam Á và Trung Đông. Hình dáng dài dẹt, vây ngựa và vây bụng dài, thân chỉ có ít vảy, trọng lượng lên đến 5kg. Tuy nhiên do bị tận diệt nên cá chỉ nặng khoảng 1kg.
Cá chim đen: sống ở con sông thuộc khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, kích thước trưởng thành của cá dài tới 75cm, thân cá hình doi dẹt hai bên. Cá có đầu to, mồm tù tròn, hàm răng sắc và thưa. Lưng màu nâu đất, dưới bụng trắng bạc và sống theo đàn.
Cá chim vây vàng: nuôi nhiều tại Việt Nam, Malaysia, Việt Nam. Thân cá chim vây vàng dẹt và gầy hơn dòng bình thường, vây vàng bắt mắt, tốc độ sinh trưởng thành, dễ ăn. Cá có thể nuôi ở ao đất hay trong lồng khu nước lợ.
Cá chim trắng ăn gì?
Cá chim trắng được biết đến với tập tính phàm ăn và ăn tạp. Chúng sở hữu bộ răng cửa vừa sắc vừa cứng nên nhiều cần thủ lầm tưởng chúng là giống cá dữ tợn. Thực chất, cá chim trắng lại khá chậm chạp và hiền lành. Một số nơi nuôi cá chim lẫn cùng cá mè, cá trắm, cá trôi cùng một ao nhưng không phát hiện ra trường hợp nào chúng ăn cá con.
Thức ăn gốc thực vật: mùn bã hữu cơ, hạt ngũ cốc, cám
Thực vật thủy sinh: tôm, cá con
Nhuyễn thể: nhộng tằm, giun đất
Mồi câu: cám tanh, trùn hổ, đậu phụ thối, tôm tép, trái bình bác,…
Môi trường sống của cá chim
Môi trường sống của cá chim trắng là nước ngọt và nhiệt độ khoảng từ 21 độ C đến 32 độ C. Thông thường chúng sống tại các vùng nước hẹp như đầm, hồ ao, tầng nước đáy và tầng nước giữa. Cá chim có tập tính di chuyển theo bầy, sống tập trung và kiếm ăn từng đàn. Khả năng chịu lạnh của cá chim trắng khá kém, ngừng ăn nếu nhiệt độ nước dưới 15 độ C, chết khi nhiệt độ nước dưới 10 độ C.
Kinh nghiệm chọn mùa, chọn địa điểm câu cá chim
Chọn thời tiết: thời tiết để đi câu cá chim cần chọn không mưa, không quá nắng, râm mát. Bởi khi trời nắng, ánh sáng mặt trời chiếu vô cùng gay gắn khiến cho cá chim không rời tổ đi kiếm mồi. Còn khi mưa lớn kèm theo gió thì chúng lại cùng nhau tìm nơi trú ẩn và không đi ăn mồi.
Cá chim tự nhiên vốn là loài ăn tạp, cho dù thức ăn thả xuống là hạt hay động vật nhỏ thì chúng đều xử lý gọn gàng, không còn một dấu vết. Chính vì vậy nguyên liệu để “chinh phục” cá chim cũng phong phú, đa dạng không kém. Một số gợi ý sau đây sẽ giúp bạn lựa chọn và cân nhắc loại mồi thích hợp nhất.
Cách làm mồi câu cá chim bằng ruột vịt
Công thức đầu tiên chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn là cách làm mồi câu cá chim bằng ruột vịt vô cùng đơn giản. Với phương pháp này, thời gian ủ có hơi mất công nhưng cần thủ nào mới vào nghề vẫn nên áp dụng. Vì bạn nên hiểu rằng mồi ngon, hấp dẫn luôn luôn thu hút cá chim đến nhiều và đến nhanh hơn bình thường. Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Bước 1: làm sạch ruột vịt bằng cách rửa trực tiếp dưới vòi nước, để ruột vịt ráo nước rồi mới cho vào túi nilon. Sau đó bạn hãy buộc kín miệng túi lại, ủ lòng vịt thời gian một ngày một đêm.
Bước 2: rửa sạch tép, cũng để ráo rồi mới cho vào túi bóng, tóm kín miệng lại. Thực chất các bác nên bọc trong 3 lớp hoặc 4 lớp túi nilon đảm bảo rằng không khí không xâm nhập được. Ủ tép trong 48h.
Bước 3: phơi nắng trứng vịt để tạo điều kiện cho lòng đỏ trở nên ung. Đồng thời trộn một nửa số đậu phụ đã chuẩn bị cùng nguyên liệu đã ủ (ruột vịt, tép) rồi tiếp tục ủ trong một ngày. Kết thúc 24h ủ mới đem ra câu được.
Bước 4: 200g đậu còn lại rán vàng, ép sao cho đậu không còn nước. Đậu hết sạch nước rồi cắt thành miếng hình vuông kích thước 1,5cm.
Bước 5: khi đến địa điểm câu thì bạn thả miếng đậu ép vào hỗn hợp ủ mồi, cuối cùng là gắn đậu vào lưỡi câu thả xuống nước, đợi cá chim đến.
Cách làm mồi câu cá chim bằng ốc bươu vàng
Bài làm mồi câu cá chim từ ốc bươu vàng này được các cần thủ chuyên nghiệp tích lũy sau nhiều năm chinh phục cá chim. Ốc bươu có thể vừa mua sẵn vừa bắt ở các bờ kè ao, hồ vì chúng sống sinh sản rất nhanh. Nguyên liệu không thể thiếu:
Bước 1: lấy nhân ốc ra, bạn không nên giữ lại trứng hoặc phần con nhỏ ở dưới. Sau đó băm ốc bươu thành những miếng nhỏ để thuận tiện cho việc gắn vào lưỡi câu.
Bước 2: cho ốc bươu cắt nhỏ vào hộp nhựa kín, đậy nắp càng chặt càng tốt để côn trùng không lọt vào trong. Ủ ốc khoảng 2h đồng hồ, sau đó mang đi câu được.
Cách làm mồi câu cá chim trắng bằng đậu phụ
Thực chất câu cá chim trắng bằng bất kỳ mồi gì cũng được. Và đậu phụ cũng có thể tận dụng làm mồi câu cá chim. Với cách làm mồi lần này, các cần thủ chỉ cần bỏ ra chút tâm sức để thực hiện mồi hấp dẫn từ chính nguyên liệu trên mâm cơm gia đình. Nguyên liệu cần có:
Bước 1: bạn lấy một nửa số đậu phụ đã mua (500g) rồi rửa sạch dưới nước, để ráo đậu rồi cho vào hộp nhựa có nắp đậy. Sau đó đậy nắp kín rồi đem hộp đậu phụ đi phơi nắng năm ngày liên tiếp.
Bước 2: sau thời gian ủ 5 ngày hoàn tất, cần thủ lấy đậu phụ từ hộp ra rồi nghiền cho thật nhuyễn mịn. Tiếp tục cho đậu phụ nhuyễn vào hộp kín, phơi nắng thêm hai ngày nữa,
Bước 3: các cần thủ phải ghi nhớ rằng khi phơi đậu phụ dưới nắng mà gặp mưa thì cần phải cất đi ngay, nước mưa dính vào sẽ khiến cho đậu hỏng.
Bước 4: còn 500g đậu còn lại thì rán vàng trong chảo dầu. Bốn mặt đậu đã vàng thì bắt đầu nén ép chặt suốt 5h đồng hồ cho tới khi đậu chắc lại. Rồi cắt đậu chiên nén thành hạt lựu nhỏ.
Bước 5: cho đậu nén đã cắt vào cùng đậu phụ đã ủ. Trộn đều rồi đậy nắp kín, muốn tăng độ kín thì dán băng dính vòng xung quanh, phơi nắng thêm 5h nữa là mang đi câu được ngay.
Cách làm mồi câu cá chim trắng bằng dế
Cách làm mồi câu cá chim bằng đậu phộng
Đậu phộng ở đây chúng tôi đề cập đến là loại còn nguyên vỏ, để khi luộc giữ nguyên độ ngọt bùi. Ngoài lạc ra thì cần thủ hãy mua thêm một số nguyên liệu cần thiết khác. Hãy chuẩn bị theo các thành phần và lượng như sau:
Đậu phộng: 500g
Phô mai con bò cười: 2 miếng
Trứng gà: 2 quả
Chao bông mai: 2 viên
Nước mắt cốt: 50ml
Bước 1: cho lạc vào nồi rồi luộc chín, với công thức này cần luộc lạc thật mềm để thuận tiện cho việc dầm nhuyễn. Tách vỏ lạc chỉ giữ lại hạt bên trong.
Bước 2: trứng gà đật vào bát, lọc lòng vàng với lòng trắng, công thức này làm với lòng vàng trứng.
Bước 3: Trộn chao bông mai, phô mai con bò cười cùng nước mắm và lòng vàng trứng gà bát hoặc túi nilon. Nếu trộn trong bát thì bạn cần dùng thìa dầm nát, còn để trong túi nilon thì dùng tay bóp cho chao, phô mai nát ra.
Bước 4: cho đậu phộng vào đảo cùng rồi cho hỗn hợp trên vào máy xay xay nát. Khi đi câu thì viên mồi thành viên tròn nhỏ để thuận tiện móc vào lưỡi câu
Với kiểu làm mồi câu này, mỗi lần bạn có thể dùng cho nhiều lần khác nhau, dùng lâu dài. Cách bảo quản cũng đơn giản, chỉ cần cất giữ trong ngăn mát tủ lạnh là dùng được đến 2 tuần, 3 tuần.
Cách làm mồi câu cá chim hồ dịch vụ
Thực chất câu cá chim hồ dịch vụ khó hơn một chút so với cá tự nhiên. Mồi câu có thể từ lòng gà, gan gà, cám tanh, gan lợn hay tép tươi.
Cách làm mồi câu cá chim hồ dịch vụ bằng gan gà
Để thực hiện được cách làm mồi câu cá chim bằng gan gà thì bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
Gan gà: 500g
Bột a quỳ: 50g (bột này có thể mua dễ dàng ở cửa hàng thuốc bắc)
Cách làm mồi câu cá chim hồ dịch vụ bằng gan lợn
Nguyên liệu không thể thiếu cho cách làm mồi câu cá chim bằng gan lợn:
Bước 1: gan heo rửa sạch, để ráo rồi mới cắt gan thành các miếng nhỏ như nhau. Cho gan cắt nhỏ vào bát rồi đập trứng vịt lộn vào rồi dùng đũa đảo đều nguyên liệu lại với nhau.
Bước 2: ủ hỗn hợp trứng và gan lợn trong hộp, đậy nắp, tăng độ kín bằng cách bọc băng dính bên ngoài, ủ thời gian từ 3h đến 4h.
Lưu ý: công thức cách làm mồi câu cá chim từ trứng vịt lộn và gan lợn này còn áp dụng mang đi câu cá tra. Nhìn chung loại mồi này vừa tiện lợi vừa dễ dàng.
Cách làm mồi câu cá chim hồ dịch vụ bằng lòng gà
Ở phần trên như bạn đã biết, mồi câu cá chim tự nhiên bằng lòng vịt thì đối với cá chim hồ dịch vụ sẽ dùng lòng gà. Nhưng cách làm này sẽ nhanh gọn và thành phần cũng không quá phức tạp. Nguyên liệu cần có:
Bước 1: làm sạch lòng gà bằng cách rửa trực tiếp dưới nước, để ráo rồi mới cắt thành các khúc kích thước khoảng 5cm. Cho toàn bộ lòng gà đựng trong hộp kín, ủ trong vòng 1 ngày.
Bước 2: cám gạo rang dưới lửa cho tới khi vàng ruộm, có mùi thơm. Đợi cám gạo nguội rồi xay thành bột mịn.
Bước 3: hết thời gian ủ lòng gà thì trộn bột cám gạo cùng hỗn hợp.
Bước 4: khi tới địa điểm câu thì cần thủ trộn nguyên liệu với nhau. Múc cám ra bát rồi trộn cùng đất bờ hồ, ném mồi xuống hồ nước để nhử cá. Còn lòng gà thì chỉ cần móc vào lưỡi câu, thả xuống đợi cá cắn câu.
Cách làm mồi câu cá chim bằng cám tanh
Nguyên liệu cho cách làm mồi câu cá chim từ cám tanh có:
Bước 1: lấy nhân ốc ra (chú ý không lấy trứng, không lấy ốc con). Rửa sạch ốc rồi để ráo, sau đó mới băm nhỏ ốc bươu.
Bước 2: trộn ốc bươi cùng tiết heo và cám tanh, dùng thìa đảo đều cho nguyên liệu nhuyễn đều. Cho hỗn hợp vào hộp đựng, hộp có nắp đậy kín thì càng tốt, ủ hỗn hợp khoảng 1h đồng hồ. Sau đó mới mang đi câu được.
Cách làm mồi câu cá chim hồ dịch vụ bằng tép
Công thức cuối cùng này cũng đơn giản không kém, hầu như cần thủ không chuyên lẫn cần thủ chuyên nghiệp đều đủ khả năng thực hiện được. Đó là cách làm mồi câu cá chim hồ dịch vụ bằng tép. Nguyên liệu cần có:
Lưu ý một số kỹ thuật câu cá chim đúng chất cần thủ
Thực chất, kỹ thuật câu cá chim sống ngoài tự nhiên đơn giản hơn nhiều so với cá chim nuôi ở hồ dịch vụ. Nguyên nhân hiểu rất đơn giản là do cá sống trong hồ dịch vụ thường xuyên câu lên thả xuống nhiều lần, vận chuyển nơi này sang nơi khác nên chúng có thời gian sinh sống nhiều môi trường khác nhau. Không chỉ vậy chúng còn trải nghiệm đủ kiểu mồi đa dạng nên xuất hiện tình trạng “bể mồi”.
Cần câu cá chim thích hợp nhất được các cần thủ sử dụng đó là cần máy dài từ 2m đến 3m, độ cứng mức trung bình. Máy câu cỡ từ 4000 đến 6000, nếu như bạn dùng dây cước thì đường kính bên trong dây nằm khoảng 0,37mm đến 0,45mm. Thẻo câu cá chim dùng đúng kiểu mẹ bồng con để trúng cả cá tầng lửng lẫn cá tầng đáy.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Câu Cá Tráp Và Làm Mồi Câu Của Chuyên Gia trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!