Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chế Biến Thức Ăn Cho Cá Chình – Từ A mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trọn bộ kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm công nghệ cao, siêu lợi nhuận
Đặc điểm sinh trưởng của cá chình
Đặc điểm
Cá chình có thể thích ứng với điều kiện môi trường khác nhau. Sinh sống và phát triển ở cả môi trường nước ngọt, nước mặn và nước lợ.
Nhiệt độ sống duy trì từ 20 – 30 độ C. Thích hợp nhất là từ 25 – 27 độ C. Nhiệt độ thấp quá/ hoặc cao quá, chúng sẽ bỏ ăn, chìm xuống đáy ao. Dưới 1 – 2 độ, chúng sẽ chết.
Độ pH nước: từ 7 – 8,5
Độ trong của nước: 30 – 40cm
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước trên 3mg/ lít, tốt nhất là duy trì 5mg/ lít. Cao quá 12mg/lít, chúng sẽ bị bệnh bọt khí.
Cá chình thích bóng tối và sợ ánh sáng. Nên ban ngày thường chui rúc ở đáy ao, nơi có ánh sáng yếu. Ban đêm bò ra tìm thức ăn
Các giống cá chình
Ở nước ta có 5 loại cá chình nuôi phổ biến:
Cá chình mun: phân bố ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Bình Định. Thịt ngon, khả năng chịu nhốt và nhịn đói tốt. Thích hợp vận chuyển xa.
Cá chinh hoa (CÁ CHÌNH BÔNG): Phân bổ ở Huế, Quảng Ngãi, Hà TĨnh, Kon Tum, Bình Định. Kích cỡ cá lớn, từ 7 – 12kg, dài khoảng 1m.
Cá chình nhọn: Phân bố ở Bình Định
Cá chình Nhật Bản: Ở Việt Nam, chúng được phân bố ở sông Hồng.
Cá chình Châu Âu: Thích hợp nuôi trong lồng ở nước mặt. Nhiệt độ duy trì từ 16 – 26 độ C. Nếu nhiệt cao quá 31 độ C, chúng sẽ bỏ ăn.
Kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm công nghệ cao
Nuôi cá chình công nghệ cao hướng đến quy mô nuôi rộng lớn, khép kín. Ngoài ao nuôi, bể nuôi còn có các khu bể chứa nước sẵn, hệ thống lọc nước (cải tạo chất lượng nước, giảm thiểu ô nhiễm), nhà kho chứa thiết bị chế biến thức ăn chăn nuôi và thức ăn nuôi cá… Tất cả được xây dựng kiên cố, chắc chắn.
Biện pháp tiết kiệm nước nuôi cá là bà con có thể lắp đặt hệ thống lọc tuần hoàn sinh học. Lọc và tái sử dụng lại nước đã thải ra. Vừa bảo vệ môi trường vừa tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí. Có thể tái sử dụng nước nuôi cá chình liên tục.
Nếu ương cá bột, khu vực ương cá phải đặt trong nhà có mái che. Cách biệt hoàn toàn với bên ngoài để hạn chế xâm nhiễm bệnh tật. Che kín, không cần quá nhiều ánh sáng. Nên thiết lập một khu/ địa điểm khử trùng cho nhân viên, khách đến tham quan để không mang mầm bệnh vào bên trong.
Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
Nuôi cá chình trong bể xi măng, bể lót bạt được ứng dụng ngày càng rộng rãi. Bà con chủ động địa điểm nuôi, không cần đào ao. Không có bùn đất. Có thể nuôi với mật độ cao. Trong quá trình nuôi, dễ quan sát, cho ăn, kiểm tra tình trặn sức khỏe cũng như thu hoạch.
Diện tích bể nuôi từ 50m2 trở lên là thích hợp. Đáy bể đổ bê tông cốt thép chắc chắn. Thành bề xây cao chừng 1,8m. Đáy có độ nghiền 3 – 5%. Phần thấp nhất đặt ống xả thải. Mực nước duy trì trong bể từ 1,1 – 1,2m. Bên trên bể có mái che hoặc lưới đen giảm nhiệt, giảm ánh sáng. Vừa để hạn chế lá cây khô, bụi bẩn, nước mưa…
Trong bể xi măng có thể đặt hòn non bộ, chà là (cành cây khô) vừa để cá chình ẩn náu vừa là gian mưa tạo oxy trong nước cho cá sinh trưởng, phát triển (theo kinh nghiệm nuôi cá chính của nông dân Nguyễn Văn Nghiệp ở Bình Định).
Bể cá được dọn rửa sạch sẽ. Cho dung dịch Chlorine 20ppm vào ngâm trong bể khoảng 24h để khử trùng, vi khuẩn, mầm bệnh. Sau đó xả nước, rửa sạch.
Cho nước vào bể (nguồn nước sạch, không chứa mầm bệnh)
Kỹ thuật nuôi cá chình trong ao
– Chuẩn bị ao nuôi
Ao nuôi có bờ được xây bằng đá. diện tích từ 800 – 1.200m2. Độ sâu của ao từ 1,5 – 1,6m. Nước có độ sâu trung bình 1,2 – 1,4m. Chỗ cạn nhất cũng phải đảm bảo 0,6 – 0,7m.
Vị trí ao nuôi thuận tiện đi lại, gần nguồn nước sạch, dễ dàng tháo – thay nước mới. Không nên lấy nước nuôi cá gần các khu vệ sinh công nghiệp, Nếu không có nước sạch thì phải có phương án cải tạo, lọc nước. Đảm bảo đạt điều kiện sống của cá chình.
Bờ ao nếu xây bằng đá kè xung quanh thì sẽ tốt hơn, chắc chắn hơn. Tránh sạt lở khi mưa, bão. Bờ đá cao khoảng 1m.
Thiết kế một cống thoát nước ở vị trí thấp nhất của đáy ao để tiện thay nước. Đường kính khoảng 30cm, miệng có lưới chắn, đầu bên ngoài có nắp bịt.
– Cải tạo ao và xử lý nguồn nước
Với ao nuôi cũ, cần phải nạo vét bùn đáy ao. Bón vôi từ 70 – 100kg/1000m2, phơi khô vừa ráo để tiêu diệt mầm bệnh, vi khuẩn.
Với ao mới đào, bón khoảng 100kg/1000m2, được ngâm tháo phèn nhiều lần để điều chỉnh nồng độ pH phù hợp, tiêu diệt cá tạp, mầm bệnh.
Tảo phát triển sẽ làm giảm độ trong của nước. Do đó, với ao nuôi, bà con cần bơm nước cung cấp oxy hoặc hạn chế ánh sáng xuyên xuống đất ao. Với các mô hình nuôi cá chình thương phẩm quy mô rộng, tốt nhất bà con nên đầu tư hệ thống sục khí hoặc quạt nước hợp lý.
Chọn giống cá chình
Cá chình hoa và cá chình mun là 2 giống cá được nuôi thương phẩm phổ biến hơn cả.
Bà con nên mua giống ở những cơ sở uy tín, chất lượng.
Lựa chọn đàn cá giống khỏe mạnh, tất nhiên càng lớn càng tốt, tỷ lệ hao hụt sẽ thấp. Kích cỡ con giống từ 20 – 50g/con trở lên.
Da cá có nhiều nhớ, khỏe mạnh, không có dấu hiệu bị mắc bệnh. Không dị tật, dị hình.
Vận chuyển cá giống từ nhà bán đến ao, bể xi măng cần thực hiện đúng kỹ thuật. Trước khi vận chuyển, nhốt cá chình trong giai ở nơi nước sạch và có dòng chảy để chúng quen với điều kiện sống chật hẹp.
Nhốt cá trong khoảng 24h. Thời gian này ngừng cho ăn. Sau đó, vận chuyển cá về ao nuôi.
– Vận chuyển kín: cho cá vào túi nilon có bơm oxy với áp suất phù hợp
– Vận chuyển hở: Cho cá vào thùng tôn, thùng phuy, thùng nhựa, sọt lót nilon để vận chuyển.
Vận chuyển vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Mật độ thả, cách thả giống cá chình đúng
Thời điểm thả cá chình giống từ trung tuần tháng 3 đến hạ tuần tháng 4.
Khi mua cá chình giống về, không nên thả ra ao ngay. Bể cá trong túi nilon và ngâm 15 phút trong nước ao/ bể xi măng để chúng làm quen với môi trường. Sau đó mới từ từ mở miệng túi cho nước ngập vào, cá bơi ra ngoài.
Để đàn cá nhanh lớn, bà con nên phân loại đàn, nuôi riêng cá lớn, cá bé.
Mật độ tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi.
– Cá từ 20g/con trở lên thả với mật độ 12 – 15con/m2, năng suất sẽ đạt từ 15 tấn/ha.
– Cá cỡ từ 50g/con trở lên thì thả với mật độ 300 – 350 con/m2, năng suất sẽ đạt từ 100 tấn/ha.
Cách chế biến thức ăn nuôi cá chình tiêu chuẩn công nghệ cao
Thức ăn của cá chình
Thức ăn từ động vật tươi sống:
Thức ăn của cá chình như giun ít tơ, ấu trùng muỗi lắc, ốc, hến, cá tạp, tép, nội tạng động vật, thực vật, nhuyễn thể, thị ốc, cá rô phi, cá biển… Bà con có thể tận dụng phụ phẩm từ các lò mổ gia súc, gia cầm, lò mổ thủy sản để làm thức ăn cho cá. Ngoài ra cũng có thể nuôi trùn quế.
Thức ăn công nghiệp:
Thức ăn công nghiệp nuôi cá chình có hàm lượng đạm từ 45 – 50% giúp cá có tốc độ tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên giá thành lại đắt. Mặt khác, dễ bị trộn lẫn chất tăng trọng, chất cấm, chưa chắc đã đảm bảo an toàn, sạch bệnh cho đàn cá.
Cách chế biến thức ăn cho cá
Với sự phát triển của máy móc kỹ thuật như hiện nay, bà con hoàn toàn có thể tự sản xuất cám viên nổi nuôi cá chình, tạo thành mô hình nuôi cá chình bông khép kín công nghệ cao.
– Nguyên liệu: các loại rau bèo cung cấp chất xơ; cá tạp, cá rô phi trùn quế, phụ phẩm từ lò mổ gia súc, gia cầm (thức ăn giàu đạm); cám ngô, cám gạo, bột nghiền từ hạt đậu nành; Chế phẩm sinh học, mật rỉ đường, vitamin, Premix khoáng… (cung cấp các nguyên tố vi lượng, vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa của cá).
+ Máy chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản 3A: Các mẫu máy phễu vuông, phễu tròn với công suất làm việc khác nhau. Tích hợp cả 3 chức năng nghiền bột khô, nghiền nát nhuyễn và băm nhỏ. Bà con có thể tận dụng để nghiền ngô, khoai, thóc, lúa, nghiền cua ốc, rau bèo… trước khi đem phối trộn.
+ Máy trộn thức ăn nuôi thủy sản 3A: Các dòng máy trộn sẽ đảm nhận chức năng phối trộn nguyên liệu đã nghiền theo tỉ lệ thích hợp của cá. Thiết bị có khả năng trộn đều, đảm bảo dinh dưỡng được phân bổ đồng đều, thích hợp. Tiết kiệm thời gian phối trộn thủ công của bà con. Ngoài ra, chiếc máy cũng giúp bà con dễ dàng trộn thêm chế phẩm sinh học, mật rỉ đường, vitamin hoặc thuốc bổ…
+ Máy ép cám nổi thủy sản 3A: Là thiết bị quan trọng hơn cả. Chuyên dùng để ép cám viên nổi chăn nuôi thủy sản. Nguyên liệu sau khi phối trộn sẽ được cho vào máy và ép thành viên cảm có kích thước, chất lượng đồng đều.
Viên cám nhẹ, xốp, chín, nổi được trên mặt nước rất lâu. Nhờ đó, khi cho ăn, cá dễ dàng ăn hết. Bà con cũng có thể quan sát để điều chỉnh phù hợp, tránh lãng phí, dư thừa, giảm ô nhiễm nguồn nước, tiết kiệm chi phí.
Cách cho cá ăn
Lượng thức ăn thích hợp với thể trọng phát triển của cá:
Cỡ cá
Số lần cho ăn trong 1 ngày
Số lượng cho ăn 1 ngày, tỷ lệ % so với trọng lượng cơ thể
Thức ăn tươi sống
Cám viên nổi thủy sản tự chế biến
Cá giống
2 – 3
15 – 20
5 – 7
Cá thịt
1 – 2
2 – 7
Lưu ý giai đoạn cá con: Cho ăn trùn quế, một ngày 4 – 5 lần, tập trung ở một chỗ. Sau 4 – 5 ngày nếu thấy 90% cá ăn đều như nhau coi như đạt yêu cầu. Luyện dần cho chúng ăn vào ban ngày. Khi cho ăn ốc, nhuyễn thể thì phải đập bỏ vỏ, lấy thịt, trần qua nước sôi. Nội tạng động vật thì đun chín, nghiền nát nhuyễn.
Mùa hè, cho ăn vào sáng sớm hoặc chiều tối. Mùa đông cho ăn vào trưa. Nếu nhiệt độ nước trên 20 độ C thì cho ăn 2 lần. Nếu nhiệt độ từ 15 – 20 độ C, cho ăn 1 lần.
Quản lý ao nuôi và chăm sóc đàn cá
– Lọc phân đàn
Sau mỗi tháng nuôi lại kiểm tra và phân loại 1 lần để tránh những con to ăn tranh thức ăn của con bé. Khi phan đàn, dùng sàn nhẵn, không dùng tay bắt vì chúng rất trơn, nhớt.
– Quản lý chất lượng nước
Khi nước trong bể/ ao nuôi chuyển từ màu xanh lục sang xanh nhạt hoặc độ trong quá cao thì nên thêm sunphat đạm liều lượng 0,5 – 1kg/666m2. Bón liên tục trong 2 ngày để cải tạo nước.
Những ngày trời mưa hoặc về đêm tảo quang hợp khiến nước bị thiếu oxy thì cần bơm bổ sung nước vào lúc bình minh từ 2 – 3 giờ để cung cấp oxy. Chiều cũng bơm từ 2 – 3 giờ để đảo nước đều oxy.
Hàng ngày, bà con tiến hành thay từ 1/10 đến 1/7 nước trong ao nuôi. Vào mùa hè nóng bức, cần thay nhiều ước hơn.
Phòng và trị bệnh cho cá
Cá chình bỏ ăn
Cá chình bỏ ăn xảy ra phổ biến ở nhiều trại nuôi. Để phòng trừ, bà con tiến hành:
– Che chắn năng, ánh sáng ao nuôi
– Chia thêm vài điểm cho cá ăn tập trung
– Phân đàn thường xuyên để cá lớn không tranh thức ăn của cá nhỏ.
– Thay đổi tỉ lệ, khẩu phần thức ăn phù hợp, không thay đổi đột ngột dẫn đến bỏ ăn.
Bệnh nấm thủy mi
Bệnh nấm thủy mi gây thiệt hại vô cùng lớn, có thể chết đến 70 – 75% tổng số đàn. Nấm sẽ làm cản trở hô hấp qua da, khiến chúng bị yếu và chết. Bà con phòng trị bằng Kali dichromate K2Cr2O7 liều lượng 20 – 25g/m3, cho trực tiếp xuống ao nuôi.
Bệnh thối vây
Do vi khuẩn Flexibacter columnaris gây ra khi nhiệt độ nước dưới 15 độ C. Vây bị tử hoại, rách, có nhiều đốm trắng, dễ bị nhiễm độc tố. Bệnh nặng có thể khiến cá chết trong 2 ngày.
Bà con sử dụng Doxery 10 – 15gr phối trộn với 1kg thức ăn. Hoặc Vime – Glucan 5 – 10 gr trộn với 1kg thức ăn, kết hợp trộn với thức ăn Glusome 2gr/1 kg thức ăn. Đồng thời điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp.
Thu hoạch
Thả cá từ cuối tháng 3 thì đến tháng 6 – 7 đánh tỉa thu hoạch, thả bù. Đến tháng 7 – 8 thủ tỉa lần 2. Đến tháng 9 – 10 đánh tỉa thả bù lần 3. Khoảng 3 tháng sau thì thu toàn bộ.
Ngừng cho ăn trước khi thu hoạch 1 ngày. Nếu nuôi bằng ao đất, tháo nước xuống thấp 20m, dùng lưới đánh bắt hết số cá trong ao. Nếu cá nhỏ chưa đạt yêu cầu xuất bán thì có thể để lại nuôi tiếp.
Nuôi cá chình công nghiệp trong bể xi măng dễ đánh bắt hơn, bà con chỉ cần tháo nước hoặc dùng lưới vớt hết cá lên, xuất bán.
Sau khi thu hoạch cá và xuất bán, bà con cần cải tạo lại ao nuôi, bể xi măng nuôi cá chình. Cọ rửa, thay nước, vét bùn. Có thể phơi ao qua mùa đông.
Giá Cá Chình Bao Nhiêu 1Kg_Cách Chế Biến Món Ăn Từ Cá Chình
Cá chình là loại cá rất ngọt đậm tự nhiên, thịt dai, rất thơm. Da dày giòn, béo nhưng không ngậy, không ngấy. Cá thuộc danh sách thực phẩm bổ, quý hiếm và được người nội trợ đặc biệt yêu thích bởi: “chế biến kiểu gì cũng ngon”. Vậy các bạn đã từng ăn qua 1 lần và muốn thử tự chính tay mình chế biến món ăn đó, hải sản Ông Giàu sẽ giúp bạn chọn và có thể mua những con cá chình tươi ngon nhất để chế biến món ăn cho cả gia đình
Cá chình và những đặc điểm tiêu biểu của cá chình
Cá chình sống khắp các vùng biển nước ta, chình có nhiều về số lượng lẫn chủng loại như chình bông, chình mun, chình dừa, chình nghệ… . Cá chình có nhiều ở vùng biển quanh đảo Phú Quý và có rất nhiều loại như: cá chình bông, chình mun, chình tiêu, chình nghệ… Chình biển là loài cá dữ, rất hăng, ham mồi, di chuyển nhiều nên thịt rất chắc, ngon bổ. Thịt cá chình được xếp vào nhóm giàu dinh dưỡng, ngon. Theo đông y, chình biển hay thiện ngư có vị ngọt, tính bình tác dụng vào các kinh mạch thuộc can và thận, có khả năng bổ dương, giúp máu huyết lưu thông tốt, bổ gân, xương trừ được phong thấp. Cá chình biển nhiều xương, có người còn cho rằng chình biển có mùi tanh khá nặng nên khó ăn. Nhưng để cá chình biển còn mùi tanh hay không là do cách chế biến. Chình khi làm phải dùng muối vuốt sạch nhớt, sau đó trụng nước sôi cạo thật kỹ thì mùi tanh gần như không còn nữa. Tuy nhiên để khử hết mùi tanh thì phải lọc bỏ phần mỡ dày trong những con cá chình lớn.
Giá cá chình bao nhiêu, ở đâu bán cá chình giá tốt nhất
Cá chình mà chúng tôi cung cấp là loại cá tươi sống nguyên ngon. Cá chình chế biến được nhiều món ăn ngon từ đơn giản đến cầu kỳ nhưng đảm bảo độ dinh dưỡng của cá trong món ăn. Cá chim làm món cá chim sốt xì dầu hay chiên mắm chua ngọt đều rất ngon. Công ty chúng tôi đã được cấp giấy chứng nhận là cơ sở có đủ điệu kiện an toàn thực phẩm do Chi cục quản lý nông lâm sản và Thủy hải sản cung cấp. Với sự kinh nghiệm lâu năm trong việc buôn bán. Chúng tôi sẽ làm hài lòng khách hàng. Ngoài ra chúng tôi nhận giao hàng trên toàn quốc và đặc biệt khi ở chúng tôi quý khách được giao tận nơi.
Loại 1 : từ 1 kg – 1,5kg giá : 570.000 vnđ/kg
Loại 2 : trên 1,5kg giá : 680.000nvđ/kg
Bí Quyết Cách Chế Biến Cá Chình Um Chuối Cho Ngày Đông Buốt Giá
Cá chình um chuối là một món ăn dân dã nhưng được các loài Việt Nam rất ưa chuộng. Món ăn thông minh này khiến nhiều người “thương nhớ” về quê hương bởi sự hòa quyện đậm đà giữa nước lèo và hương vị của món cá. Ngoài ra,cách chế biến cá chình um chuối này cũng rất đơn giản, danh sách sau đây sẽ giúp bạn làm món ức chuối ngon tuyệt.
Sử dụng nguyên liệu nào để chế biến món cá chình um chuối?
Để chế biến cá chình om chuối đậu ngon chuẩn vị, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
Cá chình loại ngon: khoảng 1 kg trở lên.
Thịt ba rọi: 250 gram.
Chuối xanh: 7 quả.
Đậu phụ: 6 bìa.
Bún lá ăn kèm: 1kg.
Gia vị: tiêu, muối, đường, giấm, mắm tôm, cà rốt, bột bánh mì, bột nghệ và bột gạo.
Các loại rau: Rau lá, tía tô, hành, ớt.
Nguyên liệu nấu món ăn cá chình um chuối rất dễ kiếm
Ngoài ra, bạn sẽ cần những vật dụng khác: bát, nồi, dao, đợi …
Hướng dẫn sơ chế nguyên liệu để làm món cá chình um chuối
Đây là một công đoạn quan trọng để cho món cá chình um chuối sạch sẽ, giúp cá tròn vị khi được nêm nếm.
Bước 1: Sơ chế gia vị
Bóc một củ hành tỏi rồi rửa sạch và băm nhỏ. Ớt, lá lốt, tía tô rửa sạch, thái nhỏ.
Cắt đậu phụ thành miếng vuông khoảng 2 cm hoặc lớn hơn.
Chuẩn bị một thau nước lạnh có pha chút giấm và chút muối, cho chuối xanh đã cắt nhỏ vào ngâm cho hết nhựa, đỡ thâm chuối.
Bắc nồi lên bếp, cho nước vào đun sôi với dấm với mấy hạt muối sau đó cho chuối xanh vào chần qua, vớt ra để ráo.
Bột năng và nghệ đem giã nhỏ cho vào tô trộn đều cùng hỗn hợp mắm tôm và mẻ. Sau đó, sử dụng rây để lọc sạch cắn, lấy nước để chế biến món ăn.
Bước 2: Sơ chế thịt cá và thịt ba rọi
Làm sạch cá chình: Xát muối và để ráo cá chình rồi cho vào bát cho ráo. Việc này sẽ giúp cá bớt tanh khi được chế biến. Cho hỗn hợp đường, hạt trộn và nước ở bước 3 vào để ướp thịt cho đậm vị. Cho thêm một chút hành tỏi vào trộn đều để cá ngấm gia vị.
Cho thịt ba chỉ vào tô, rửa sạch, thái lát con lươn. Cho thịt và các gia vị như được cho ướp cá chình vào xào cùng và để trong 15 phút. Tiếp theo, bắc nồi lên bếp và cho dầu ăn vào. Chờ dầu nóng, cho thịt vào chảo chiên vàng đều cho ra bớt mỡ, vớt thịt ra đĩa.
Cách chế biến món cá chình um chuối chuẩn vị nhà hàng
Chỉ với hai bước đơn giản trong nhà bếp, là bạn đá hoàn thành món ăn cá chình um chuối thơm ngon rồi đó.
Bước 1: Xếp cá chình vào kho
Bắc một cái nồi lên bếp, cho một chút dầu ăn vào và đun nóng rồi trút hành tỏi băm vào phi thơm. Sau đó, cho cá chình đã ướp ban này cũng gia vị bột xay mịn cùng cho thịt ba chỉ, chuối, đậu hũ vào, nêm nếm gia vị, nước mắm, hạt tiêu, các nguyên liệu chính. Bạn cũng nêm thêm muối, nước mắm và nước nóng để thực hiện món um. Tiếp tục đun, đun sôi rồi vặn nhỏ riu riu lửa cho đến khi cá chín và thịt được ngấm hoàn toàn gia vị.
Bước 2: Hoàn thành món cá chình um chuối và thưởng thức
Sau khoảng 10 phút thì món ăn cùng với cá sẽ chín. Phần nước sốt cũng trở nên cạn, sền sệt hơn là được. Bạn tiếp tục cho vào nồi những gia vị đã chuẩn bị như: ớt đã băm nhỏ. Đảo đều rồi cho tía tô, hành lá, lá lốt… vào đảo đều rồi tắt bếp.
Cá chình um chuối là món ăn rất thơm ngon, bổ dưỡng
Một số lưu ý khi làm cá chình um chuối
Không nên tối giản nước nghệ tươi vì nó có khả năng khử tanh cá hiệu quả.
Không chiên cá trước khi nấu vì sẽ gián tiếp làm cá mất đi độ ngon hoàn chỉnh. Cũng như cá sẽ bị nát khi chế biến.
Chưng mắm tôm cùng nước trà giúp át mùi khó chịu của mắm tôm cũng như làm món ăn thêm đặc biệt.
Chọn những thực phẩm hoàn toàn tươi sống để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Như vậy là Vựa hải sản Hạ Long đã hướng dẫn bạn cách chế biến cá chình um chuối thơm ngon, hấp dẫn rồi. Đây là một món ăn ngon, bổ dưỡng nên đảm bảo sẽ hợp khẩu vị với mọi người trong gia đình bạn. Vào những dịp đặc biệt, bạn cũng có thể trổ tài nấu món cá chình um chuối để chiêu đãi mọi người, chắc chắn ai cũng sẽ ngạc nhiên về tài nấu nướng của bạn.
Các Món Ăn Được Chế Biến Từ Cá Bò Da
Cá bò da (hay còn gọi là cá da bò) khi còn sống rất xấu xí, nhìn vào chẳng thấy thèm ăn. Tuy nhiên, khi thưởng thức thịt của chúng thì sẽ mang đến cho bạn một cảm xúc hoàn toàn khác, hương vị từ thịt của cá bò da khác xa với vẻ ngoài không mấy ưa nhìn của chúng. Nó mang cho ta một hương vị thơm ngon , dai và đậm đà chất biển thu hút rất nhiều sự quan tâm của thực khách.
Thân có hình oval dài và dẹp bên với miệng nhọn dài, mặt nghiêng, miệng của con lớn lồi lên phía trên, phía dưới lõm. Miệng nhỏ mở phía trên đường trung tâm, răng mạnh vừa phải, 6 chiếc ở hàng ngoài của hàm trên, 6 hoặc ít hơn ở hàng ngoài của hàm dưới. Mang mở một khe nhỏ ở bên của bệ ngực. Màu xám nhạt tới nâu xám, chấm nâu và vết nâu ở phía trên, vây lưng và vây hậu môn màu nâu vàng nhẹ, màng đuôi nâu đậm.
Sống ở vùng có đá, độ sâu 0 – 50 m, vùng nhiệt đới. Thỉnh thoảng loài cá này có trong vùng nước cạn cạnh những dốc đá. Một mình hoặc từng đôi, đôi khi tập trung thành nhóm 5 hoặc 6, ít nhất sâu hơn 10 mét. Cá nhỏ (Cá bò da sữa) là cá nổi, thường thấy ở bên dưới những vật trôi nổi. Cá bò da sữa thường ở gần những con sứa lớn và điều này có thể làm chúng gần bờ đá. Cá lớn có thể ẩn mình ở những phiến đá gần những bờ đá trong vùng nước sâu. Những lúc khác, con lớn có thể tạo đàn bên dưới những đám rong thường tạo thành trong mùa mưa.
Ở Việt nam cá bò giấy nhỏ có nhiều ở vùng biển miền Trung, nhưng gần đây cạn kiệt. Cá lớn có ở miền Trung và miền Nam nhưng số lượng không lớn.
Cá bò da nguyên con (từ 0,5kg đến 2,0kg). Cá bò da càng to ăn càng ngon vì thịt cá dai như thịt gà. Vì thế, cá bò da còn được mệnh danh là ” gà biển” bởi đặc trưng thịt săn chắc, ngọt đậm đà và tự nhiên, thơm ngon như gà vườn. Đặc biệt, xương cá là loại xương sụn, rất mềm. Với những ai thiếu chất canxi, nên ăn luôn xương cá để bổ sung canxi cho cơ thể. Bên cạnh đó, cá bò mang đến cho chúng ta nhiều dưỡng chất hữu ích, chất lượng tốt, chứa nhiều acid amin, vitamin A, D, B12 rất có ích cho sức khỏe của chúng ta.
Cá bò da thịt ít nhưng có màu trắng và thơm ngon. Một số được chế biến fillet xuất khẩu. Cá bò da sữa là nguyên liệu dùng làm sản phẩm khô cá cho thị trường Hàn Quốc, nơi có nhu cầu lớn. Thị trường Nhật cũng tiêu thụ mặt hàng này.
Cá bò được chế biến thành nhiều món ngon bởi những đầu bếp hàng đầu. Chúng có lớp da bên ngoài khá cứng nên thường rất thích hợp làm những món nướng , có thể nướng đủ kiểu như nướng than, nướng mọi , nướng muối hay tẩm gia vị nướng giấy bạc… Khi nướng cá bò thì mọi người nên nướng bằng bếp than vì nếu nướng bằng lò vi sóng chắc chắn vị ngon của cá sẽ không được giữ trọn vẹn. Bên cạnh đó, cá bò da cũng được chế biến nhiều món hấp dẫn khác như lẩu cá bò da, canh chua cá bò da và đặc biệt là món gỏi cá bò da, sushi cá bò da, sashimi cá bò da.
Lẩu cá bò da cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
Cá Bò da nguyên con, làm sạch, trọng lượng từ 500gr – 1400gr (tùy vào số lượng người dùng).
200gr hành là
50gr ớt trái đỏ
100gram gừng
100gram bột mì
1 củ hành tây
50gr hành tím
100gr cà chua
100gr giá sống
100gr đậu hủ non
100gr bắp cải
300gr bún tươi hoặc mì gói
Rau các loại ăn kèm với lẩu
Hướng dẫn cách chế biến món lẩu cá bò da
Tất cả đã chuẩn bị xong, đã đến lúc cả nhà cùng quây quần thưởng thức món lẩu thơm ngon này rồi đấy.
Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu món canh chua cá bò da:
Cá bò da 1 con tầm 7-8 lạng
1 lạng bột mì
2 quả cà chua
2 lạng dọc mùng (bạc hà)
Nửa trái dứa (thơm) gọt vỏ
2 lạng đậu bắp
2 lạng giá đỗ
2 muỗng canh nước mắm
1 muỗng cà phê đường
Nửa muỗng cà phê bột nêm
Nửa lạng me vắt
Ớt, hành lá, hành tím
Rau thơm: rau ôm, rau quế, ngò gai
Công thức nấu món canh chua cá bò da:
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món cá bò da nướng giấy bạc
Cá bò da: 1 con 800 gram
Bột mì: 100 gram
Nước mắm: 2 muỗng súp
Tương ớt: 1 muỗng súp
Ớt bột: 1 muỗng cà phê
Màu điều: 1/2 muỗng cà phê
Gia vị thông thường
Dưa chua các loại: 200 gram
1 bó xả khoảng 10 cây
2 củ tỏi
Các bước thực hiện món ăn có bò da nướng giấy bạc
Cá bò da tươi lột da, bóc mang, bỏ nội tạng. Cho cá bò da vào khay sau đó thoa phần bột mì lên mình cá rồi vuốt dọc từ đầu đến đuôi cá cho sạch nhớt, rửa cá lại bằng nước lạnh thật sạch. Sau đó, khứa ngang thân để cá dễ thâm gia vị.
Ướp nước mắm, tương ớt, ớt bột, màu điều vào cá để khoảng 15 phút cho thấm. Đập dập tỏi và xả để ướp chung với cá.
Gói cá bằng giấy bạc, trong khi nướng, nhớ lọt thêm tỏi và xả bên trong lớp giấy bạc rồi gói cá lại bọc thật kỹ. Cá nướng bằng lửa than. Trong khi nướng nhớ cẩn thận lật cá để cá chín đều. Nếu thấy cá vừa vàng, cho vào giấy bạc gói lại nướng tiếp cho đến khi chín hẳn.
Chuẩn bị nước chấm: Bạn có thể sử dụng 2 cách làm nước chấm sau đây:
Giã nát tỏi và ớt, cho vào 1 cái chén, rót thêm nước mắm đồng thời cho 1 chút bột ngọt và quậy đều.
Cho 5 trái ớt xiêm, 1 ít sữa, 1 ít muối, nửa trái chanh, nước mắm, 1 lá chanh non vào máy xay và xay nhuyễn.
Cá bò nướng ăn với muối ớt, đồ chua và rau sống.
Cần chuẩn bị cho món cá bò da nướng than hồng những nguyên liệu sau:
Cách làm món cá bò da nướng than hồng:
Cá bò da làm sạch, bỏ mang, nội tạng, Cho cá bò da vào khay sau đó thoa phần bột mì lên mình cá rồi vuốt dọc từ đầu đến đuôi cá cho sạch nhớt, rửa cá lại bằng nước lạnh thật sạch, để thật ráo nước, sau đó khứa xéo hai bên thân cá. Trộn đều các gia vị, xát lên mình cá, để thấm 20 phút.
Chuẩn bị một lò than hồng, đặt cá lên vỉ, đem nướng, thỉnh thoảng trở cho cá vàng đều hai mặt mà không bị cháy khét.
Nước xốt: Ớt xanh bỏ cuống, rửa sạch. Lá chanh rửa sạch, vẩy ráo, xắt nhuyễn. Chanh vắt lấy nước, bỏ hạt. Cho tất cả vào máy sinh tố xay nhuyễn cùng với sữa tươi, muối, dầu ăn, đường, bạn sẽ có một loại nước chấm rất ngon.
Rau sống các loại nhặt lá sâu, hỏng, rửa sạch, vẩy ráo. Bánh đa nướng vàng. Khi ăn, dùng bánh đa cuốn cá, kèm rau sống, chấm nước chấm ớt xanh.
Nguyên liệu gồm có:
1 con cá bò da 500-600 gr, đã sơ chế, lột da, bỏ nội tạng, rửa sạch
Nấm hương 100gr
1 củ gừng nhỏ
Hành lá, thì là 50g
Rượu trắng 1 thìa ăn cơm
Dầu hào 1 thìa ăn cơm
Xì dầu 2 thìa ăn cơm
Hạt điều 50g
Bột nghệ, gia vị, bột nêm, hạt tiêu xay mỗi loại 1 thìa cà phê
Cách chế biến:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chế Biến Thức Ăn Cho Cá Chình – Từ A trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!