Đề Xuất 6/2023 # Cá Tai Tượng (Phát Tài) Ăn Gì? Mua, Bán Ở Đâu? Gía Bao Nhiêu # Top 6 Like | Nhahangchacangon.com

Đề Xuất 6/2023 # Cá Tai Tượng (Phát Tài) Ăn Gì? Mua, Bán Ở Đâu? Gía Bao Nhiêu # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cá Tai Tượng (Phát Tài) Ăn Gì? Mua, Bán Ở Đâu? Gía Bao Nhiêu mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Loài cá này có tên gọi tiếng anh Giant gourami, Cá phát tài được tìm thấy và miêu tả lần đầu tiên bởi Lacepede vào năm 1801.

Hình ảnh cá Tê Tượng

Dòng cá tai tượng phân bổ và sinh sống chủ yếu tại khu vực châu Á.

Cá tai tượng là dòng cá có kích cỡ trung bình. Khi cá trưởng thành khoảng 1 tuổi, chúng có cân nặng 0.5kg. Khi chúng trên 3 tuổi, cân nặng có thể lên đến trên 1.5kg.

Cá tai tượng có thân hình dẹt, bề ngang cao gần giống với dòng cá rô phi.

Phần đầu của cá tỷ lệ nhỏ hơn nhiều lần so với cơ thể của chúng.

Phần đỉnh đầu của cá tai tượng trưởng thành hơi có gù nổi lên.

Miệng của cá khá rộng, phần môi khá dày và trề.

Mắt của cá có kích thước trung bình và hơi lồi.

Phần lưng của cá tai tượng hơi cong.

Phần vây lưng của cá khá dài, trải dọc từ giữa lưng cho đến gần thắt đuôi.

Vây lưng càng cao và xòe rộng về phần gần đuôi.

Vây gần mang của cá có hình tròn cánh quạt.

Vây ngực của chúng dài, mảnh trông giống như sợi râu.

Vây hậu môn mọc song song với phần vây lưng và có xu hướng xòe rộng về phần gần đuôi.

Phần đuôi của cá khá tròn.

Đối với cá tai tượng nhỏ, chúng thường có nhiều những sọc xiên dọc từ lưng xuống bụng. Càng lớn phần sọc này càng mờ dần đi.

Cá tai tượng là dòng cá ăn tạp, tuy nhiên chúng lại có thiên hướng ăn thực vật nhiều hơn là động vật.

Cá tai tượng con có xu hướng ăn các loại động vật và côn trùng như luân trùng, trùng chỉ, loăng quăng và các sinh vật phù du, sâu bọ và bèo cám.

Khi cá tai tượng đến kỳ trưởng thành, chúng dần chuyển về ăn thực vật như các loại rau và bèo.

Cá phát tài được nuôi trong ao và bể thường ăn thêm các phụ phẩm thức ăn, phân động vật và một số loại thức ăn hạt dành riêng cho cá tai tượng.

Cá tai tượng bắt đầu chu kỳ sinh sản là khi chúng đạt cân nặng khoảng 300g và 2 năm tuổi. Nhưng để thành thục chúng phải đạt cân nặng từ 2 – 5kg và độ tuổi dao động từ 3 – 7 năm.

Khi đến mùa sinh sản, cá tai tượng thường làm tổ để đẻ trứng. Trung bình một lần sinh sản, cá tai tượng cái có thể đẻ được 3.000 – 5.000 trứng.

Sau khi kết thúc 1 chu kỳ sinh sản, chỉ khoảng 25 – 40 ngày sau cá tai tượng lại bắt đầu đợt đẻ trứng tiếp theo.

Môi trường sống thích hợp nhất của cá tai tượng là sống ở trong môi trường nước ngọt, những ao hồ, sông suối.

Tại Việt nam, cá tai tượng được tìm thấy nhiều ở khu vực sông Đồng Nai và khu vực sông La Ngà.

Những món ăn được chế biến từ cá tai tượng không chỉ có hương vị hấp dẫn mà còn bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng.

Cá tai tượng hấp xì dầu, món ăn đơn giản nhưng lại có hương vị vô cùng đặc biệt. Nguyên liệu để chế biến món ăn bao gồm: cá tai tượng nguyên con (700g – 1.5kg), xì dầu, ớt tươi, đường.

Cá tai tượng làm sạch, để ráo

Xì dầu đem chưng lên cùng với đường và ớt tươi.

Sau khi chưng xong thì ướp cùng với thịt cá khoảng 20 phút.

Khi cá đã ngấm gia vị thì đem cho vào hấp cách thủy.

Tính từ khi nước sôi thì chỉ hấp khoảng 35 – 45 phút là cá chín (lưu ý nên để lửa vừa, giúp cá chín đều và ngấm gia vị hơn).

Cá tai tượng sau khi hấp, các bạn sẽ không còn ngửi thấy mùi tanh của cá, thay vào đó là mùi thơm của xì dầu.

Thịt cá khi ăn có thể cảm nhận được độ chắc, ngọt đậm của thịt cá và đậm đà của xì dầu. Cá tai tượng hấp xì dầu ăn kèm cùng cơm trắng hay cuốn cùng bánh tráng đều ngon.

Cá tai tượng chiên cũng là một gợi ý cho các bà nội trợ. Giúp tăng thêm sự đa dạng món ăn cho thực đơn gia đình.

Nguyên liệu để chế biến món ăn này bao gồm: cá tai tượng, bột chiên giòn, ớt, sả, bột nêm và dầu ăn.

Cá tai tượng rửa sạch, có thể để nguyên con hoặc cắt thành từng khúc (nếu cắt thành khúc khi ăn thịt cá sẽ giòn hơn, để nguyên thì thịt cá sẽ mềm hơn và đậm hơn).

Khi cá được làm sạch, các bạn đem ướp cùng các gia vị và bột chiên (lưu ý sả và ớt nên xay nhỏ để ngấm vào thịt cá dễ hơn).

Cá được ướp cùng với các loại gia vị trong khoảng 15 phút thì các bạn đem đi chiên (nên chiên ngập dầu và lượng lửa vừa phải).

Chiên đến khi các mặt vàng đều và có mùi thơm của thịt cá là chín.

Khi thưởng thức cá tai tượng chiên, các bạn có thể chấm kèm cùng với nước mắm chanh – tỏi – ớt và cuốn cùng bánh tráng cũng rất ngon.

Cá tai tượng nấu canh chua, món ăn ngon không thể bỏ lỡ.

Nguyên liệu để chế biến món ăn: cá tai tượng, dứa (trái thơm), đậu bắp, cà chua, dọc mùng, hành lá, mùi tàu, hạt nêm và nước mắm.

Cá tai tượng làm sạch và cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn.

Sau đó đem ướp cá cùng với bột nêm cho đậm vị.

Trong lúc đợi cá ngấm gia vị, các bạn đun cà chua, dứa đến khi nước sôi thì cho cá vào nấu.

Khi cá gần chín cho thêm đậu bắp, dọc mùng thái miếng và các loại rau thơm.

Cá chín đều, các bạn nêm thêm nước mắm vừa ăn và tắt bếp.

Khi ăn, các bạn có thể ăn kèm cùng với rau sống và chấm nước mắm pha chua ngọt sẽ rất ngon.

Cá phát tài là dòng cá ăn tạp, khi nuôi các bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của chúng.

Thức ăn yêu thích của dòng cá phát tài: rau xanh, bèo, côn trùng, động vật giáp xác nhỏ, cám, thức ăn dạng viên hoặc thức ăn thừa cắt nhỏ.

Dòng cá tai tượng kiểng thường được gọi là cá phát tài. Vậy cách chăm sóc, chọn giống cá phát tài như thế nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây

Các bạn có thể nuôi cá phát tài cùng với một số dòng cá khác như: cá rồng hoặc cá hồng kỳ.

Cá phát tài có xu hướng sẽ ăn những loài cá nhỏ, chính vì vậy các bạn không nên nuôi cùng những loài cá nhỏ.

Nhiệt độ trong bể tốt nhất là đạt từ 24 – 30 o C, cá tai tượng có thể chịu được nóng nhưng lạnh thì khá kém.

Trong bể cá, các bạn không cần sử dụng bình lọc nước hoặc sục khí, cá tai tượng là dòng cá có thể thích nghi với môi trường ít oxy.

Nên đặt bể cá ở những nơi có ánh sáng vừa và không nên cho rong vào trong bể cá để trang trí (rong là một trong những loại thức ăn yêu thích của cá phát tài).

Cá phát tài cái cá có nhiệm vụ cùng cá phát tài đực làm tổ bằng thực vật và nước bọt. Sau đó, cá tai tượng cái sẽ đẻ trứng vào trong những chiếc tổ.

Dù có áp dụng mô hình nuôi làm cảnh hay làm giàu, nếu muốn nâng cao hiệu quả lợi nhuận người nuôi cần đặc biệt chăm chút cẩn thận từng chi tiết nhỏ.

Chắc chắn rằng, trong khi nuôi bất cứ một con vật nào, một loại cá nào cũng sẽ bị mắc một số bệnh. Cá phát tài cũng khó tránh khỏi trường hợp đó.

Khi nuôi cá phát tài, những chú cá của các bạn có thể mắc một số bệnh như: nấm vảy, bong vảy, thối đuôi và vây, nằm im dưới đáy, stress…

Để đề phòng bệnh, các bạn nên thường xuyên dọn vệ sinh bể nuôi cho cá. Không nên nuôi quá nhiều loại cá ở trong cùng bể với cá phát tài.

Chúng còn có tên gọi khác là cá hồng kỳ phát tài. Dòng cá này có hình dáng giống hệt với cá tai tượng thương phẩm thông thường.

Tuy nhiên, phần vây của dòng cá này có những màu ánh lên vô cùng đẹp. Đây là dòng cá quý hiếm và được ưa chuộng nhất trong các dòng cá tai tượng cảnh.

Đây là dòng cá cảnh nổi tiếng được nhiều người yêu thích. Độ yêu thích của dòng cá này được xếp ngang hàng với dòng cá phượng hoàng, cá thần tiên.

Cá tai tượng da beo có lớp da bóng và những lớp vằn hoa đỏ vô cùng đặc biệt. Dòng cá phát tài này có tính cách khá dữ dằn, tốc độ tăng trưởng cao và có sức đề kháng rất tốt.

Đây là dòng cá cảnh được nhiều người yêu thích. Toàn bộ cơ thể của chúng được phủ lên một màu vàng chanh vô cùng bắt mắt

Đây một trong những loại cá phát tài bán chạy nhất. Dòng cá này có màu trắng tinh tạo nên sự khác biệt.

Chắc hẳn, khi nhắc đến cá tai tượng châu Phi, sẽ có rất nhiều người thắc tại sao không xếp chúng vào dòng cá tai tượng.

Cá tai tượng châu Phi dù có tên gọi theo tiếng Việt Nam giống với dòng cá tai tượng thông thường.

Tuy nhiên, nhìn vào tên khoa học có thể thấy dòng cá tai tượng châu phi thuộc họ Cichlidae (họ cá rô phi) chứ không thuộc họ cá tai tượng.

Trung bình, tuổi thọ của cá tê tượng châu phi dao động từ 10- 20 năm

Cá tai tượng là dòng cá vừa được sử dụng như là thực phẩm và được sử dụng để nuôi là cảnh. Chính vì vậy, dòng cá này vô cùng phổ biến trên thị trường hải sản của nước ta.

Nếu như là cá tai tượng kiểng, chắc chắn các bạn phải đến các cửa hàng cá cảnh để tìm mua.

Mức giá cá tai tượng thường không cố định, giá của cá sẽ dao động theo từng thời điểm và mùa vụ.

Cá Tai Tượng Ăn Gì Nuôi Ra Sao Mua Ở Đâu Giá Bán Bao Nhiêu

Cá tai tượng là một loài sống ở môi trường nước lợ, vừa được làm cảnh vừa làm thực phẩm. Đây là một sinh vật dễ nuôi có sức khỏe tốt và chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt.

Bên cạnh đó nhiều người cho rằng đây là loài mang tới nhiều tài lộc may mắn cho gia chủ. Bởi vậy ngày nay nhiều người đã nuôi và chăm sóc nó trong chậu cảnh như tín vật tốt lành.

Tai tượng hay còn được nhiều người gọi là cá phát tài là một loài cá nước ngọt phổ biến.

Chúng được tìm thấy vào năm 1801 lần đầu bởi Lacepede và được đặt tên tiếng anh là Giant Gourami.

Khu vực sống tập trung của loài sinh vật này là vùng nước lợ quanh sông suối hay ao hồ.

Môi trường khắc nghiệt mà loài này có thể thích nghi được kể cả thiếu oxy hay vùng nước đọng.

Tại Việt Nam, chúng sống tập trung chủ yếu ở khu vực sông La Ngà và ở sông Đồng Nai.

Giới thiệu về đặc điểm

Thân hình của loài cá này khá dẹt với bề ngang và hình dạng tương đối giống với rô phi.

Phần đầu khá nhỏ so với kích thước cơ thể và phần đỉnh đầu có phần gù hơi nhô lên. Mắt chúng hơi lồi, môi trề và dày, còn phần miệng thì khá rộng kéo đến tận ngang của mắt.

Phần lưng hơi cong và có những chiếc vây dài kéo trải dài từ giữa lưng tới tận phần đuôi. Vây ngực mảnh và dài như sợi râu còn vây mang thì hình tròn có dạng như cánh quạt.

Phần đuôi dạng khá tròn và dài cùng phần vây hậu môn xòe rộng và song song với vây lưng.

Lớp vẩy bao phủ cơ thể khá cứng, tròn với màu xám giống rô phi, chấm đen ở vây ngực.

Đây là một loài sinh vật ăn tạp và chủ yếu là ăn thực vật hơn là ăn động vật. Các loại động vật mà chúng ăn là trùng chỉ, bèo cám, loăng quăng, sâu bọ, sinh vật phù du.

Đến kỳ trưởng thành thì thức ăn của chúng chủ yêu là các loại bèo và rau vùng sông nước.

Khi đạt 2 năm tuổi và cân nặng khoảng 300 gam thì chúng bắt đầu chu kỳ sinh sản. Vào khoảng tháng 2 tới tháng 5 hàng năm là chu kỳ đẻ trứng nhưng cũng tùy vào môi trường.

Thời gian đẻ trứng của tai tượng có thể thay đổi theo thời tiết, mật độ hay môi trường nước.

Đặc trưng của loài này là khi sinh sản chúng thường làm tổ và đẻ khoảng 3000 tới 5000 trứng.

Chúng đẻ liên tục trong suốt mùa cứ cách khaongr 25 tới 40 ngày lại thực hiện 1 lần đẻ.

Giống cá châu Phi

Trong các loài được nuôi làm cảnh thì tai tượng châu Phi là giống được nhiều người ưa chuộng nhất.

Chúng sở hữu thân hình đẹp mắt với màu sắc rực rỡ cùng tập tính khác biệt rất ấn tượng. Đây là loài biểu tượng cho sự hiếu chiến, hung dữ với ý thức bảo vệ lãnh thổ của mình.

Nếu nuôi cảnh thì đây là loài khá khó nuôi, chúng sẽ tìm cách tấn công những con nuôi cùng.

Giá cá tai tượng châu Phi khoảng 50.000 đ cho 1 con nhỏ và 1 năm tuổi khoảng 400.000 đ.

Ngoài ra những con kích thước lớn hơn và màu sắc đặc biệt thì sẽ có mức giá cao hơn.

Bên cạnh đó một loại làm cảnh cũng rất được nhiều người ưa chuộng là cá tai tượng da beo. Đây là loài có tốc độ lớn nhanh, giá trị kinh tế cao nhưng lại đòi hỏi quá trình nuôi.

Hướng dẫn cách nuôi làm cảnh

Ngày càng có nhiều người muốn nuôi loài cá này nhưng cách nuôi cá tai tượng cảnh như thế nào?

Đặc trưng của loài này là sức khỏe tốt và sự đề kháng cao có thể sống nhiều môi trường. Bên cạnh đó thức ăn của chúng là những loài cá nhỏ hơn nên không nên nuôi chúng cùng nhau.

Điều kiện phát triển tốt nhất để có thể sinh trưởng là khoảng từ 25 độ tới 30 độ C. Tuy là loài chịu được khắc nghiệt nhưng chúng chỉ có thể chịu nóng chứ chịu lạnh thì rất kém.

Môi trường sống nên được đảm bảo thường xuyên với độ mặn khoảng 6 % và độ pH khoảng 5.0.

Cũng như các loài khác chúng không thể sống trong môi trường bẩn, ảnh hưởng tới tuổi thọ, tâm lý.

Bạn cần thường xuyên thay nước và để ý chúng dễ mắc nấm, ký sinh, đường ruột hay lở loét.

Thức ăn của loài này không quá cầu kỳ, có thể là thực vật, côn trùng hay viên thức ăn,… Nguồn thức ăn cần cung cấp đa dạng sẽ giúp ích cho sự phát triển và sức khỏe kéo dài.

Hướng dẫn cách chế biến

Bên cạnh những loài đẹp làm cảnh thì loài sinh vật này cũng có chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt. Và thường xuyên được các bà nội trợ bổ sung cho thực đơn bữa ăn hàng ngày của gia đình.

Đầu tiên là món cá tai tượng chiên xù với những nguyên liệu hết sức đơn giản và sẵn có. Cá sau khi được làm sạch thì đem ướp chúng cùng các loại gia vị và tẩm bột chiên xù.

Ướp khoảng 15 phút thì đem đi chiên ngập dầu đến khi chín vàng và giòn thơm là được.

Món ăn này chấm cùng nước mắm tỏi ớt và chanh, cuốn với bánh trang thì thật tuyệt vời.

Sau khi làm sạch cá thì thả vào nồi để ướp gia vị bột nêm, muối, mắm, đường cho ngấm.

Trong lúc chờ đợi ướp cá thì làm nước dùng bằng cách phi hành với dầu rồi cho cà chua. Đảo đều cho đến khi cà chua nhừ thì cho dứa vào đảo qua rồi đổ nước vào đun cùng.

Đun cho nước sôi thì thả cá đã ướp vào nấu cùng, đun lửa to, khi sôi thì vặn nhỏ. Đun khoảng 15 phút chỏ lửa cho cá nhừ thì thêm dọc mùng, đậu bắp và rau thơm vào cùng.

Đợi nước sôi lại thì nêm nếm gia vị, tắt bếp là bạn đã có một món ăn hoàn hảo.

Cá Bảy Màu Ăn Gì? Gía Bao Nhiêu? Mua Cá 7 Màu Ở Đâu Hà Nội, Tp Hcm

Cá bảy màu, những chú cá có màu sắc sặc sỡ và đẹp nhất trên thế giới. Chỉ với thân hình nhỏ bé, màu sắc sặc sỡ cùng chiếc đuôi xòe rộng những chú cá bảy màu đã thu hút ánh nhìn của rất nhiều người chơi cá cảnh. Để biết thêm thông tin về dòng cá bảy màu như Cá bảy màu ăn gì? Cách chăm sóc cá bảy màu như thế nào? Mua cá 7 màu ở đâu? Giá bao nhiêu?… Bài viết này của chúng tôi sẽ giải đáp hết các thắc mắc của bạn đọc về cá bảy màu.

Cá bảy màu là dòng cá nhỏ khá dễ nuôi, sinh sản khá nhiều. Chính vì vậy, chúng là sự lựa chọn hàng đầu của những người chơi cá cảnh phong thủy.

Cá bảy màu còn có tên gọi khác là cá công, cá mây chiều, cá hồ lan, cá hà lan. Cá bảy màu là một chi nhánh nhỏ thuộc dòng cá khổng tước có tên khoa học tiếng anh là cá Poecilia reticulata.

Cá bảy màu có nguồn gốc đến từ các khu vực vịnh, eo biển thuộc Jamaica. Năm 1859, loài cá bảy màu chính thức được công nhận và được nhân giống phổ biến rộng rãi tại khu vực Nam Mỹ.

Năm 1866, loài cá này được đem đi nghiên cứu và đặt tên là Guppy. Năm 1913, cá bảy màu chính thức được đổi tên thành Poecilia reticulata và được sử dụng cho đến ngày nay.

Cá bảy màu là dòng cá khá nhỏ bé, thân hình của chúng khi trưởng thành chiều dài chỉ đạt từ 2 – 3 cm, đối với những chú cá bảy màu đực.

Đối với cá bảy màu cái thì có chiều dài nhỉnh hơn, dao động trong khoảng 2.5 – 4cm.

Đối với mỗi chú cá bảy màu, điểm thu hút nhất trên cơ thể chúng chính là ở phần đuôi và vây. Đuôi và vây của cá bảy màu khá lớn, xòe rộng cùng màu sắc sặc sỡ vô cùng thu hút.

Cá bảy màu rất đa dạng về màu sắc, một số màu sắc phổ biến: màu đơn sắc (màu rồng tím, màu rồng xanh, màu rồng đỏ, màu rồng mái…), màu viền anh, dumbo red tail, dumbo mosaic, endler, cá bảy màu ribbon, violet cobra, da báo, hạt cỏ, gạch khảm, màu đồng, bạch tạng, ánh kim (màu metalic, coral, micariff, platinum…).

3. Cá bẩy màu sinh sản thế nào? Bao lâu mới đẻ?

Cá bảy màu mang thai bao lâu? Cá bảy màu là dòng cá có quá trình sinh sản và giao phối tương đối nhiều. Một chu kỳ sinh sản của cá bảy màu mất khoảng 1 tháng.

Ngay sau khi kết thúc chu kỳ, chúng có thể tiếp tục một chu kỳ sinh sản mới ngay lập tức.

Thông thường, thời gian mang thai của cá bảy màu cái dao động trong khoảng 22 – 28 ngày.

Ngay sau khi giao phối cùng cá đực, trứng được thụ tinh thì phần gần hậu môn của cá cái sẽ có một vùng màu sẫm.

Đây được gọi là đốm thai, càng gần đến ngày sinh đẻ phần đốm này sẽ càng đậm.

Nhưng chỉ có khoảng 30 cá con là nở và có khả năng sinh tồn cao. Một chú cá con cần khoảng 2 tháng để phát triển và trưởng thành.

Một chú cá bảy màu cái sau khi đẻ trứng, cá cái có thể tiếp tục giao phối luôn hoặc sử dụng phần tinh trùng lưu trữ sẵn có để thụ tinh.

Cá bảy màu là dòng cá có khả năng lưu trữ tinh trùng, cá cái chỉ cần giao phối với cá đực một lần và có thể sinh sản nhiều lần).

4. Hướng dẫn cách ép cá 7 màu đẻ đúng kỹ thuật

Để cá 7 màu con khỏe mạnh ít bệnh tật sau sinh thì cá đực và mái phải lựa chọn thật cẩn thận.

Cá đực bạn nên tìm nhưng con có thân hình nhỏ nhắn, đuôi bành to, dày tương tự như hình tam giác và nhanh nhẹn.

Cá 7 màu đực thích hợp nhất để phối giống là những con có thân hình bình hành, vây lưng và đuôi có màu sắc tương tự nhau

Đâu tiên bạn nên để riêng cặp cá đã chọn lựa vào một bể xi măng riêng, bể không cần quá to. Nên nuôi 1 đực 2 cái một bể để dễ dàng giao phối hợp.

Nếu sau khoảng 2 tháng giao phối, cá 7 màu không có hiện tượng mang bầu thì bạn nên thay có đực khác.

Trong trường hợp cá mái đã mang thai và bụng trương phình lên thì nên nuôi chúng riêng ở beer khác. Thông thường sau khi đẻ cá 7 màu cái rất mất sức và thường tự ăn thịt con. Vậy nên, bạn cần tách riêng cá con khỏi mẹ sau khi để

Thời điểm này cá con chri có thể ăn được các loại mùn, cặn thức ăn, rong rêu. Chri sau 1 tháng là chúng có thể ăn các loại loăng quăng, bọ gậy, bo bo, chùn chỉ..

Cùng với sự phát triển của xã hội, việc buôn bán, kinh doanh giao thương giữa các quốc gia đã trở nên đơn giản hơn trước rất nhiều.

Bên cạnh các mặt hàng thực phẩm, gia dụng thì cá 7 màu Thái Lan đã du nhập vào Việt Nam trong khoảng 4 năm trở lại đây

Với nhiều màu sắc bắt mắt như đỏ toàn thân, đen toàn thân, hay 7 màu đen mắt đỏ… Nổi tiếng nhất có lẻ phải dể đến Full Platinum, Blue Grass, full black Metal Blue, dark night, cá 7 màu hb white,…

Với lợi nhận SIÊU TO, SIÊU KHỔNG LỒ như vậy mà nhiều chủ tiệm cá kiểng tại Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Quy Nhơn đã nghiên cứu phối giống để cá sinh sản ngay trong môi trường nhân tạo.

Điều này sẽ giúp giảm giá bán hơn rất nhiều khi nhập trực tiếp Cá bảy màu Thái thuần chủng. Đồng thời, giá bán từ đó cũng sẽ nhẹ hơn rất nhiều

Cũng tương tự như cá bảy màu Thái Lan. Cá bảy màu Nhật Bản được du nhập vào nước ta theo nhu cầu thiết yếu của người chơi.

Tuy không được đa dạng về màu sắc, kiểu dáng đuôi nhưng dòng cá này có nguồn gốc từ Nhật Bản này lại mang một sự tinh tế riêng.

Mặc dù sự đa dạng về màu sắc không được như cá 7 màu Thái nhưng giống cá này lại ẩn chứa sự linh thiêng riêng

Một số dòng cá 7 màu Koi phổ biến: cá 7 màu koi red ear, king koi, koi short, cá bảy màu koi đen…

Có thể bạn không biết tên nhưng chỉ cần nhìn hình ảnh là bạn cũng có thể xác định được đây là giống cá có mặt nhiều nhất trong các của hàng cá kiểng tại Việt Nam.

Bạn có thể bắt gặp chúng ở mọi nơi, màu sắc sặc sỡ, thân hình uyển chuyển, dáng bơi khoan thai đã khiến cá 7 màu rồng là tâm điểm của mọi sự chú ý.

Có thể nói, với những anh chị em lần đầu chơi cá cảnh thì nên nuôi cá 7 màu rồng là chuẩn bài. Vừa rẻ, vừa đẹp lại còn sang nữa.

Cá bảy màu có kích thước nhỏ, chính vì thế bể nuôi cá cũng không cần quá lớn, chỉ cần một chậu thủy tinh nhỏ là có thể nuôi được 2 – 3 chú cá 7 màu rực rỡ sắc màu.

Môi trường sống của chúng cũng không cần quá cầu kỳ, bởi chúng có thể sống được ngay cả trong môi trường ao tù, cống rãnh, hồ xi măng …

Tuy nhiên, nếu đã xác định nuôi cá 7 màu làm cảnh, phong thủy thì các bạn nên chú ý hơn đến môi trường sống để cá phát triển khỏe mạnh và đẹp.

Thông thường, nhiệt độ bể nuôi phải đạt từ 20 – 30 độ C, độ pH luôn dao động trong khoảng 5.5 – 8.

Trong quá trình nuôi bạn nên lên kế hoạch thay nước định kỳ để đảm bảo nguồn nước luôn được sạch sẽ nhất. Ngoài ra, tránh sử dụng các nguồn nước máy trực tiếp xả thẳng vào bể.

Bởi trong nước máy sinh hoạt hàng ngày có hàm lượng clo rất cao, nếu sử dụng trực tiếp sẽ khiến cá 7 màu gặp khó khăn trong quá trình hô hấp.

Lâu dần có thể gây ngộp thở,đây là lý do vì sao cá 7 màu hay chết. Để đảm bảo an toàn bạn nên để nước ở ngoài không khí khoảng 2- 3 ngày để khí clo bay hết rồi mới sử dụng.

Vào mùa đông thì bạn nên lắp thêm hệ thống nhiệt. Hàng tuần, bạn nên thay nước cho cá khoảng 2 lần (mỗi lần chỉ nên thay 2/3 lượng nước trong bể)

Cá 7 màu nuôi chung với cá gì là thích hợp nhất

Cá bảy màu là giống cá cảnh vô cùng nhạy cảm với điều kiện môi trường sống. Mặc dù là giống cá phổ thông, dễ nuôi dễ mua.

Tuy nhiên để chúng sống dai, sống khỏe, ít bệnh tật thì bạn cũng nên lựa chọn cho chúng những người hàng xóm lý tưởng

Cần tránh nuôi chung cá 7 màu với các loài cá hung dữ như xe can, cá rồng, huyết lông, ngân long… sẽ hạn chế tối đa nguy hiểm cho những chú cá bảy màu bé nhỏ

Dòng cá lý tưởng nhất để nuôi chung với cá bảy màu chính là cá Neon, cá hồng két, cá ngựa vằn…

Cá bảy màu là dòng cá ăn tạp, thức ăn của chúng khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, khi nuôi các bạn cũng nên chia rõ chế độ ăn dành cho cá lớn và cá con cũng như số lượng bữa ăn trong ngày của cá.

Cá 7 màu trưởng thành ăn gì? Cá bảy màu trưởng thành là lúc cá được khoảng 6 tuần tuổi, lúc này cơ thể của cá đã phát triển hoàn thiện có thể ăn đa dạng các loại thức ăn.

Lúc này các bạn có thể cho cá ăn thức ăn khô dạng hạt, tôm nhỏ, loăng quăng…

Lưu ý: cá bảy màu có kích thước nhỏ nên lượng thức ăn tiêu thụ của chúng khá ít, một ngày chỉ nên cho chúng ăn 1 -2 bữa và cho lượng thức ăn vừa đủ.

Cá bảy màu con ăn gì? Cá 7 màu từ lúc đẻ cho đến gần 6 tuần tuổi các bạn nên cho chúng ăn những thức ăn nhỏ.

Một vài loại thức ăn phù hợp với cá 7 màu con: tôm con mới nở, những ăn khô dạng bột, loăng quăng, tảo và trùn chỉ.

Hầu hết các trường hợp cá bảy màu chết nguyên nhân chính là do môi trường nước quá ô nhiễm và không phù hợp.

Để khắc phục tình trạng này, các bạn nên thường xuyên vệ sinh bể nuôi cá, cho cá ăn vừa phải tránh để dư thừa quá nhiều thức ăn, khi thay nước nên cho một chút muối vào bể để sát khuẩn.

Một số những chứng bệnh thường gặp ở cá bảy màu: cá 7 màu đẻ xong chết, cá bị xù vảy xuất huyết, rách đuôi, teo đuôi, tưa , túm đuôi …

Nguyên nhân chính là do nguồn nước hoặc do nuôi quá nhiều cá ở trong một bể. Để khắc phục tình hình này, các bạn nên giảm số lượng cá ở trong bể nuôi, tiếp theo là cải thiện môi trường nước.

Môi trường nước không nên để quá ô nhiễm, quá mặn hoặc quá sạch sẽ.

Khi chú cá 7 màu của các bạn xuất hiện tình trạng thối đuôi, cháy đuôi thì nên cho vào trong bể nuôi một chút thuốc Tetra Nhật (loại này được bán rất phổ biến tại các cửa hàng thú kiểng).

Loại thuốc này sẽ giúp cho phần đuôi của cá không bị thối và mau lành vết thương. Bên cạnh đó, khi thay nước các bạn nên cho chút nước muối vào bể để sát khuẩn.

Cách bảy màu rất đa dạng về chủng loại về màu sắc, tùy vào mục đích sử dụng của người nuôi thì sẽ có cách chọn cá khác nhau.

Nếu như nuôi cá 7 màu phong thủy thì nên quan tâm đến yếu tố màu sắc, nuôi cá để làm cảnh thì nên quan tâm đến kiểu dáng đuôi của cá bảy màu.

Về hình dáng đuôi của cá, nếu như bạn có nhiều thời gian để chăm sóc cá thì nên chọn dòng cá bảy màu đuôi quạt – đuôi cờ, ít thời gian chăm sóc thì có thể chọn nuôi những dòng cá bảy màu có đuôi ngắn và ít xòe.

7. Mua, Bán cá bẩy màu ở đâu tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh?

Cá bày màu là dòng cá khá phổ biến trên thị trường cá cảnh của Việt Nam. Chính vì vậy, ở hầu hết các cửa hàng hay các trại cá thuộc các tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ, Tây Ninh Hải Phòng, Nha Trang… C ác bạn đều có thể mua loài cá này.

Ngoài ra các bạn còn có thể mua cá 7 màu online thông qua các trang mạng buôn bán, các hội nhóm yêu thích cá cảnh.

Chính vì vậy, mức giá để sở hữu 1 chú cá 7 màu cũng có sự chênh lệch rất lớn.

Thông thường, một chú cá 7 màu được phối giống và sinh sản tại Việt Nam có mức giá khá rẻ chỉ khoảng 5000 – 20.000 đồng/con nhỏ (mức giá này tương đối rẻ). Nếu mua sỉ thì mức giá có thể rẻ hơn nữa

Dòng cá 7 màu thuần chủng nhập khẩu trực tiếp từ các nước như Thái, Nhật, Mỹ thì có giá tương đối cao dao động từ 200.000 đồng cho đến 1 triệu đồng một con cá con.

Bật Mí Cách Nuôi Chăm Sóc Cá Tai Tượng Phát Tài

Cá phát tài có kích thước to lớn, thường được nuôi chung với cá rồng, chúng có thể ăn rau xanh, cá tài tượng phát tài trống có đầu gù to lớn rất đẹp.

1. Giới Thiệu Thông Tin Cá Tai Tượng Cá Phát Tài

Tên khoa học: Osphronemus goramy Lacepède, 1801

Chi tiết phân loại:

Bộ: Perciformes (bộ cá vược)

Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng)

Tên đồng danh: O. notatus Cuvier, 1831; Trichopodus mentum Lacepède, 1801; Trichopus satyrus Shaw, 1803

Tên tiếng Việt khác: Cá Tai tượng thường; Cá Phát tài

Tên tiếng Anh khác: Gourami; Albino giant gourami

Nguồn gốc: Cá đã sản xuất giống phổ biến trong nước, là đối tượng nuôi thịt (tai tượng thường) và nuôi cảnh (cá tai tượng thường và phát tài)

Tên Tiếng Anh: Giant gourami

Tên Tiếng Việt: Cá Tai tượng, cá phát tài

Nguồn cá: Sản xuất nội địa

2. Đặc Điểm Sinh Học Cá Tai Tượng Cá Phát Tài

Phân bố:Một số nước Đông Nam Á

Chiều dài cá (cm):70

Nhiệt độ nước (C):20 – 30

Độ cứng nước (dH):5 – 25

Độ pH:6,5 – 8,0

Tính ăn:Ăn tạp

Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

Phân bố: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam (miền nam)

Tầng nước ở: Mọi tầng nước

Sinh sản: Cá đẻ trứng trong tổ xây bằng thủy thực vật và nước bọt. Cá đực chăm sóc trứng và cá con

3. Kỹ thuật nuôi cá tai tượng cá phát tài

Thể tích bể nuôi (L):400 (L)

Hinh thức nuôi: Cá nuôi chung với cá rồng, hoặc nuôi chung với cá hồng kỳ phát tài

Nuôi trong hồ rong:Không

Yêu cầu ánh sáng:Vừa

Yêu cầu lọc nước:Ít

Yêu cầu sục khí:Ít

Chi tiết kỹ thuật nuôi:

Chiều dài bể: 150 cm

Thiết kế bể: Cá thích hợp nuôi trong bể kiếng khi kích cỡ còn nhỏ, cá lâu năm nên nuôi trong bể ximăng hoặc ao cảnh. Cá có thể ăn cá nhỏ, thích hợp bể nuôi chung với các loài có kích cỡ lớn

Chăm sóc: Cá dễ nuôi, cá chịu được môi trường nước nghèo ôxy nhờ có cơ quan hô hấp phụ ở mang.

Thức ăn: Cá ăn tạp nhiều loại thức ăn khác nhau từ rau xanh, côn trùng, giáp xác, cá con đến cám, thức ăn viên hay thức ăn thừa …

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cá Tai Tượng (Phát Tài) Ăn Gì? Mua, Bán Ở Đâu? Gía Bao Nhiêu trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!