Cập nhật nội dung chi tiết về Cá Song Chuột Trên Đất Việt Có Giá Bạc Triệu mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Tin Môi Trường) – Tại thị trường trong nước, cá song chuột không những là loài cá làm thực phẩm có giá trị đặc biệt cao (khoảng 1-1,2 triệu đồng/kg) mà còn được rất ưa chuộng để làm cảnh.
Cá song chuột
Sở dĩ “chết danh” với cái tên khá kỳ cục: song chuột bởi loài cá này có cái đầu khi nhìn nghiêng rất giống mặt chuột. Tại thị trường Hồng Kông giá cao nhất (thời kỳ chỉ mới có cá tự nhiên 1999-2000) được bán 110-120 USD/kg.
Khi Indonesia chủ động được cá giống và phát triển nuôi, giá cá song chuột có giảm đi nhưng vẫn đứng ở mức cao từ 60-90USD/kg.
Tại thị trường trong nước, cá song chuột không những là loài cá làm thực phẩm có giá trị đặc biệt cao (khoảng 1-1,2 triệu đồng/kg) mà còn được rất ưa chuộng để làm cảnh.
Do vây bên, vây lưng xòe to ra như cái nan quạt, cá song chuột đẹp một cách hào nhoáng với nhiều chấm đen, chấm trắng mềm mại điểm xuyết trên thân. Thêm một lý do nữa để cho song chuột được giới chơi cá cảnh ưa chuộng là bởi nó chậm lớn, rất phù hợp nuôi trong bể kính.
Các nước Ả Rập rất ưa thích loại cá này nên 60% cá giống của Indonesia xuất bán ra nước ngoài là làm cá cảnh và chủ yếu xuất đi các nước Ả Rập với giá cá hương (3cm) từ 2,0-2,5USD/con.
Trên thế giới đến tận năm 2010 mới chỉ có Indonesia chủ động sản xuất giống cá song chuột trên qui mô lớn nhờ sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Năm 1999 lần đầu tiên Indonesia cho sinh sản nhân tạo cá song chuột thành công.
Sau 3 năm tiếp tục nghiên cứu, năm 2002, Indonesia đã sản xuất 617.800 con với tỷ lệ sống 0,1-0,2%. Cuối năm 2003, công nghệ sản xuất giống cá song chuột của Indonesia đã khá ổn định: Tỷ lệ sống dao động từ 3- 20%, có mẻ đạt tới 40% cá 40 ngày tuổi. Tiếp theo Indonesia là Malaysia và Australia đã thành công trong việc nhân giống song chuột.
Về nuôi thương phẩm, trên thế giới mới có công bố kết quả thí nghiệm nuôi đến khối lượng 234g/con (chưa đạt cá thương phẩm), chưa có công trình nghiên cứu nào công bố về nuôi đến cỡ cá thương phẩm (400 g/con).
Đến ngay cả Trung tâm Phát triển nghề cá Đông Nam Á và NACA xuất bản cuốn “Sổ tay kỹ thuật nuôi cá song chuột” cũng giới thiệu sơ lược và chưa có chỉ tiêu cụ thể… Như vậy, sau hơn 10 năm nghiên cứu, chỉ có Indonesia đã thành công trong sản xuất giống và nuôi cá song chuột trên qui mô hàng hóa.
Tuy nhiên, Indonesia vẫn giữ bí mật về công nghệ nuôi thương phẩm. Với một số nước khác như Thái Lan, Australia đã có những nghiên cứu thành công ban đầu về sản xuất giống nhưng công nghệ vẫn chưa ổn định.
Tại Việt Nam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I hiện là đơn vị duy nhất có công nghệ sản xuất giống và nuôi cá song chuột với dự án của Nguyễn Đức Tuấn “Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá song chuột”.
Thời gian đầu, các thí nghiệm chỉ đạt tỷ lệ sống dao động từ 0,2-7,5%, nhiều đợt không thu được cá hương, tỷ lệ sống bằng không, cá bột yếu, chết ngay sau 2 ngày tuổi.
Dần dà với những nghiên cứu chuyên sâu hơn, chúng ta đã khắc phục được các hạn chế trên, sản xuất được tới 14-15 vạn con giống. Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam là nước thứ 2 sau Indonesia thành công về sinh sản nhân tạo cá song chuột trên qui mô khá lớn.
Tuy thế, việc nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi thương phẩm cá song chuột hiện nay mới thu được những kết quả bước đầu. Trong các thí nghiệm, cá giống (5-10g) được nuôi giữ trên bể cho đến khi đạt trọng lượng trung bình từ 23-25 g có thời gian 5,5 tháng (vì thời gian nuôi trùng vào những tháng mùa đông ở miền Bắc nên cá chậm lớn).
Dịch bệnh giai đoạn này thường xảy ra làm giảm tỷ lệ sống, đồng thời ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của cá nuôi thương phẩm và làm giá thành tăng cao. Cá nuôi đến trọng lượng trung bình mất thêm khoảng thời gian 16-18 tháng.
Như vậy toàn bộ chu kỳ nuôi kéo dài khoảng 24-27 tháng (miền Bắc) và 20-24 tháng (miền Trung và Nam) để đạt được kích cỡ cá song chuột thương phẩm trên 500g. Tốc độ lớn của chúng quả thực chậm không ngoài dự kiến.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Cá song chuột trên đất Việt có giá bạc triệu
Làm Giàu Từ Nuôi Cá Song Chuột
Đặc điểm sinh học
Cá song chuột rất dễ phân biệt với các loài cá khác bởi phần đầu nhỏ so với phần thân, có 1 đôi răng nanh rất nhỏ ở phân trên trước hàm, phía sau lỗ mũi có một đường chẻ. Thân cá có hình thoi, dẹt bên rõ rệt. Vây đuôi lồi tròn, toàn thân có màu nâu xám với những chấm đen tròn rải rác trên đầu, thân và vây.
Các điểm chấm trên cơ thể phần thân nhìn chung là rộng hơn so với ở phần đầu, phần vây. Chiều dài thân cá lớn nhất có thể đạt 70 cm, thông thường 40 – 50 cm. Cá song chuột có khoảng 9 điểm gần tròn màu tối như vết bẩn trên cơ thể, một số kéo dài đến phần vây lưng và vây hậu môn. Trên thế giới, cá song chuột phân bố ở Tây Thái Bình Dương, phía nam biển Nhật Bản, biển Australia, biển Ấn Độ…; cá có phân bố ở Việt Nam nhưng số lượng không đáng kể. Cá thường sống ở những nơi có độ sâu 2 – 40 m, nơi có đáy là những rạn đá, rạn san hô của các vùng đầm phá, vùng vịnh.
Tiềm năng phát triển
Cá song chuột đã được phát triển nuôi thương phẩm ở Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hawaii (Mỹ) với mô hình chủ yếu là nuôi trong lồng, bè nổi trên biển. Ngoài ra, nó còn phát triển tốt khi nuôi trong ao đất với độ mặn 15 – 34‰. Thức ăn của cá song chuột có nguồn gốc động vật, vì vậy ngoài thức ăn công nghiệp loại thường dùng cho các loại cá song còn có thể tận dụng cá tạp và giáp xác nhỏ để tiết kiệm chi phí thức ăn và giảm giá thành sản phẩm.
Mặc dù, có tốc độ tăng trưởng chậm, sau thời gian nuôi 18 – 20 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng trên 500 g, nhưng giá thương phẩm rất cao nên vẫn đem lại mức lợi nhuận khá lý tưởng cho người nuôi. Hiện, cá song chuột ở Việt Nam có giá 700.000 – 900.000 đồng/kg, rẻ hơn nhiều so với thị trường Trung Quốc với giá bán trên 100 USD/kg. Cá song chuột có khả năng chống chịu với dịch bệnh tốt.
Hiện, Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc, trực thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, đã làm chủ công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá song chuột. Mỗi năm, cung cấp ra thị trường 100.000 – 150.000 cá giống cỡ 5 – 8 cm/con với giá 4.000 – 5.000 đồng/con. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản, áp dụng quy trình nuôi cá song chuột thương phẩm của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc sẽ giảm giá thành nuôi và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của quy trình công nghệ này, tỷ lệ thành thục của cá cái đạt 91,8% và cá đực là 94,6%; tỷ lệ sống của cá giai đoạn từ cá bột lên cá hương 3,5 – 6,2%; tỷ lệ sống của cá giai đoạn từ cá hương lên cá giống hơn 70%; cá giống 90 ngày tuổi có tổng chiều dài 7,5 – 9 cm. Cá song chuột sau thời gian nuôi 15 tháng, từ cỡ cá giống đến kích cỡ cá thương phẩm, đạt trọng lượng trên 0,5 kg; tỷ lệ sống hơn 66%. Thời gian gần đây, ở một số địa phương như Cát Bà, Hải Phòng, Vũng Tàu, Kiên Giang đã nuôi thành công đối tượng này.
Chủ động sản xuất giống cá song chuột là thuận lợi lớn để phát triển nuôi thương phẩm loài này. Tuy nhiên, các hộ nuôi chủ yếu phát triển nuôi nhỏ lẻ và là đối tượng mới nên người nuôi vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận với một số thị trường xuất khẩu tiềm năng loài cá này như Hồng Kông, Trung Quốc…
Vì Sao Mỗi Lát Cá Ngừ Vây Xanh Có Giá Trên 1 Triệu Đồng?
Những lát sushi nhỏ làm từ cá ngừ vây xanh được mua tại các cuộc đấu giá hàng năm ở chợ cá Tsukiji của Nhật Bản có mức giá lên tới 65 USD, tương đương 1,3 triệu đồng.
Sushi là một trong những món ăn truyền thống của Nhật Bản. Trong đó, sushi cá ngừ (thường được biết tới với tên gọi Kuro maguro) được xem là một trong những món đắt đỏ nhất. Tại cửa hàng bình thường, chúng có giá không dưới 1 USD, nếu làm từ những con cá ngừ đặc biệt, giá của nó có thể lên đến 65 USD.
Đặc biệt, cá ngừ vây xanh là một thành phần chính của món sushi, được gọi là “Kuro maguro” (cá ngừ đen) ở Nhật Bản và được những người sành ăn sushi ưu ái đặt tên là “kim cương đen” vì độ quý hiếm của nó.
Trong phiên đấu giá đầu tiên trong năm 2013 (ngày 5/1), tại chợ cá Tsukiji của Nhật Bản, giá cá ngừ vây xanh nặng 222 kg có giá lên đến 155,4 triệu yên (tương đương 1,8 triệu USD, khoảng 36 tỉ đồng).
Thực tế, giá cá ngừ tại Nhật không phải lúc nào cũng đắt đỏ đến thế. Trên Tri thức trực tuyến thông tin, trước đó, có một thời gian dài, ngay cả ở Nhật, cá ngừ vây xanh được xem là loại thịt thấp cấp, phế phẩm, vì chúng có vị nhạt nhẽo. Thậm chí, loài cá này còn bị loại ra khỏi danh sách những thức ăn dành cho người, và chỉ được dùng để làm thức ăn cho mèo.
Tuy nhiên, vào thập niên 1980, khi cá ngừ vây xanh dần được dùng làm nguyên liệu cho món sushi, và giá trị của món cá tầm thường này đã bước sang một trang mới.
Một điều đặc biệt làm nên mức giá đắt đỏ của những lát sushi cá ngừ tại Nhật là quy trình đánh bắt, bảo quản thịt cá cực kỳ khắt khe. Chính điều đó đã khiến giá cá ngừ ở đây có mức cao nhất thế giới, với kỷ lục năm 2012 là 735.000 USD cho con cá nặng 239 kg.
Những con cá phải được câu từ từ từng con một, nhưng giết một cách nhanh chóng, để cá không vùng vẫy hay mất máu. Thông thường, ngư dân sẽ dùng một con dao nhọn để chọc thẳng vào não cá, sau đó mổ lấy nội tạng, ngâm nước đá nửa tiếng rồi bảo quản trong hầm đá không quá 10 ngày trước khi đem đi bán.
Với nhu cầu ngày càng tăng, cá ngừ trở thành mục tiêu của những chuyến đi biển dài ngày của các ngư dân khu vực Thái Bình Dương, Địa Trung Hải. Chính điều này đã đẩy trữ lượng cá ngừ toàn cầu giảm xuống chỉ còn 10% trong vòng 30 năm.
Được biết, mỗi năm, người Nhật tiêu thụ khoảng 3/4 lượng cá ngừ vây xanh khai thác được trên thế giới, và 80% lượng cá ngừ đánh bắt từ Địa Trung Hải sẽ kết thúc số phận của chúng trên bàn ăn của người Nhật.
Cũng chính vì nhu cầu tiêu dùng cao của người dân mà hiện nay, chúng đã bị khai thác mạnh mẽ, đồng thời giá của chúng cũng vô cùng giá đắt đỏ.
Mỗi năm, thế giới lại đổ dồn sự chú ý về chợ cá Tsukiji (Tokyo, Nhật Bản) trong phiên đấu giá đầu năm để xem mức giá của những con cá ngừ vây xanh quý hiếm. Gần như, năm nào cũng vậy, kỷ lục mới luôn được xác lập với mức giá hàng tỷ đồng, khiến mỗi lát sushi có thể được bán tới tiền triệu.
Nhu cầu tiêu dùng cao của người dân mà hiện nay, chúng đã bị khai thác mạnh mẽ, đồng thời giá của chúng cũng tăng cao.
Trong phiên đấu giá đầu tiên trong năm 2013 tại chợ cá Tsukiji của Nhật Bản, con cá ngừ vây xanh nặng 222 kg có giá lên đến 155,4 triệu yên (tương đương 1,8 triệu USD, khoảng 36 tỉ đồng). Người mua nó là ông Kiyoshi Kimura, giám đốc chuỗi nhà hàng sushi Zanmai nổi tiếng của Nhật.
Nhiều thập kỷ qua, việc đánh bắt quá mức đã khiến số lượng cá ngừ trên toàn cầu sụt giảm mạnh. Lượng cá ngừ vây xanh Đại Tây dương và Địa Trung Hải giảm 60% từ năm 1997 đến 2007 do bị đánh bắt tràn lan, thường là bất hợp pháp, đánh bắt vượt mức cho phép và hạn ngạch lỏng lẻo.
Một số nước phương Tây đã phải kêu gọi lệnh cấm đánh bắt với loài cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương đang bị đe dọa. Dù tình hình đã được cải thiện trong những năm gần đây nhưng các chuyên gia cho biết triển vọng cho các loài cá này vẫn còn rất mong manh.
Theo Mộc Miên (nguoiduatin.vn)
Nhân Giống Đệ Nhất Đặc Sản Biển: Diện Kiến Song Chuột
Sở dĩ “chết danh” với cái tên khá kỳ cục: song chuột bởi loài cá này có cái đầu khi nhìn nghiêng rất giống mặt chuột. Tại thị trường Hồng Kông giá cao nhất (thời kỳ chỉ mới có cá tự nhiên 1999-2000) được bán 110-120 USD/kg.
Khi Indonesia chủ động được cá giống và phát triển nuôi, giá cá song chuột có giảm đi nhưng vẫn đứng ở mức cao từ 60-90USD/kg. Tại thị trường trong nước, cá song chuột không những là loài cá làm thực phẩm có giá trị đặc biệt cao (khoảng 1-1,2 triệu đồng/kg) mà còn được rất ưa chuộng để làm cảnh.
Do vây bên, vây lưng xòe to ra như cái nan quạt, cá song chuột đẹp một cách hào nhoáng với nhiều chấm đen, chấm trắng mềm mại điểm xuyết trên thân. Thêm một lý do nữa để cho song chuột được giới chơi cá cảnh ưa chuộng là bởi nó chậm lớn, rất phù hợp nuôi trong bể kính.
Các nước Ả Rập rất ưa thích loại cá này nên 60% cá giống của Indonesia xuất bán ra nước ngoài là làm cá cảnh và chủ yếu xuất đi các nước Ả Rập với giá cá hương (3cm) từ 2,0-2,5USD/con.
Trên thế giới đến tận năm 2010 mới chỉ có Indonesia chủ động sản xuất giống cá song chuột trên qui mô lớn nhờ sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Năm 1999 lần đầu tiên Indonesia cho sinh sản nhân tạo cá song chuột thành công.
Sau 3 năm tiếp tục nghiên cứu, năm 2002, Indonesia đã sản xuất 617.800 con với tỷ lệ sống 0,1-0,2%. Cuối năm 2003, công nghệ sản xuất giống cá song chuột của Indonesia đã khá ổn định: Tỷ lệ sống dao động từ 3- 20%, có mẻ đạt tới 40% cá 40 ngày tuổi. Tiếp theo Indonesia là Malaysia và Australia đã thành công trong việc nhân giống song chuột.
Về nuôi thương phẩm, trên thế giới mới có công bố kết quả thí nghiệm nuôi đến khối lượng 234g/con (chưa đạt cá thương phẩm), chưa có công trình nghiên cứu nào công bố về nuôi đến cỡ cá thương phẩm (400 g/con).
Đến ngay cả Trung tâm Phát triển nghề cá Đông Nam Á và NACA xuất bản cuốn “Sổ tay kỹ thuật nuôi cá song chuột” cũng giới thiệu sơ lược và chưa có chỉ tiêu cụ thể… Như vậy, sau hơn 10 năm nghiên cứu, chỉ có Indonesia đã thành công trong sản xuất giống và nuôi cá song chuột trên qui mô hàng hóa.
Tuy nhiên, Indonesia vẫn giữ bí mật về công nghệ nuôi thương phẩm. Với một số nước khác như Thái Lan, Australia đã có những nghiên cứu thành công ban đầu về sản xuất giống nhưng công nghệ vẫn chưa ổn định.
Tại Việt Nam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I hiện là đơn vị duy nhất có công nghệ sản xuất giống và nuôi cá song chuột với dự án của Nguyễn Đức Tuấn “Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá song chuột”.
Thời gian đầu, các thí nghiệm chỉ đạt tỷ lệ sống dao động từ 0,2-7,5%, nhiều đợt không thu được cá hương, tỷ lệ sống bằng không, cá bột yếu, chết ngay sau 2 ngày tuổi. Dần dà với những nghiên cứu chuyên sâu hơn, chúng ta đã khắc phục được các hạn chế trên, sản xuất được tới 14-15 vạn con giống. Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn, Việt Nam là nước thứ 2 sau Indonesia thành công về sinh sản nhân tạo cá song chuột trên qui mô khá lớn.
Tuy thế, việc nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi thương phẩm cá song chuột hiện nay mới thu được những kết quả bước đầu. Trong các thí nghiệm, cá giống (5-10g) được nuôi giữ trên bể cho đến khi đạt trọng lượng trung bình từ 23-25 g có thời gian 5,5 tháng (vì thời gian nuôi trùng vào những tháng mùa đông ở miền Bắc nên cá chậm lớn).
Dịch bệnh giai đoạn này thường xảy ra làm giảm tỷ lệ sống, đồng thời ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của cá nuôi thương phẩm và làm giá thành tăng cao. Cá nuôi đến trọng lượng trung bình mất thêm khoảng thời gian 16-18 tháng. Như vậy toàn bộ chu kỳ nuôi kéo dài khoảng 24-27 tháng (miền Bắc) và 20-24 tháng (miền Trung và Nam) để đạt được kích cỡ cá song chuột thương phẩm trên 500g. Tốc độ lớn của chúng quả thực chậm không ngoài dự kiến.
Tôi được anh Đỗ Xuân Hải – Phó phòng cá biển dẫn ra ao. Một công nhân đang ngồi xổm trên bờ, vừa cầm một cái que gõ luôn tay vào một cái hộp vừa quẳng đám cá mồi xuống. Mặt nước thoáng xao động. Những con cá song chuột đẹp đẽ như những ông hoàng, bà chúa diện những bộ cánh đen chấm trắng hiện ra, lờ lững một hồi rồi mới thong thả ăn mồi. Tập tính chậm rãi, đủng đỉnh của chúng khác hẳn với các loài cá ăn thịt khác.
Dương Đình Tường/ chúng tôi
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cá Song Chuột Trên Đất Việt Có Giá Bạc Triệu trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!