Cập nhật nội dung chi tiết về Cá Sống Buri, Món Của Mùa Thu Ở Nhật Bản mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Miếng cá sống trắng muốt, căng mọng, ngọt ngon giòn đến mòn con mắt, người Nhật gọi là cá Buri, dân ta gọi cá Cam – một món ăn mùa thu đáng một lần trải nghiệm.
Cùng một giống cá, ấy thế mà lắm tên gọi, lóc chóc nhi đồng kích cỡ từ 10 – 20cm gọi là Wakashi, dưới 40cm là Inada, dưới 60cm lại có tên khác là Warasa, còn khi đã được đúng hàng Buri phải có độ dài 80cm trở lên. Kiểu gọi giống cá Cam như thế dựa trên kích cỡ dùng theo vùng Kanto, chứ qua đến Kansai, mỗi kích thước cá Cam lại được gọi theo kiểu khác, nhưng chuẩn nhất cứ trên 80cm, đều chung tên là Buri.
Diện mạo một chú cá Buri – món ngon của mùa thu Nhật Bản (tư liệu)
Cái cớ phải ăn cá Buri mùa cuối thu, ấy là chỉ vào mùa này, con cá Buri toàn nước Nhật mới trở nên béo ngậy nhất. Thế nên Buri còn được mệnh danh là món cá dành riêng cho mùa thu, cũng là món cá của năm mới theo quan niệm người Nhật.
Số là khi đông sắp đến, cá Buri phải tích mỡ hết cỡ cho cơ thể chống chọi qua mùa giá lạnh, và chỉ những con cá đã trên 80cm, thọ ít nhất hơn 4 năm tuổi, mới đủ chuẩn hóa kiếp thành cao lương mĩ vị trên bàn tiệc thu. Nhìn vào số tiêu thụ cá Buri ở Nhật hàng năm, với sản lượng trung bình từ 150 – 200 ngàn tấn, đủ thấy sức quyến rũ của món cá này đến mức nào.
Cá Buri được đánh bắt và đưa về phiên chợ sớm đấu giá trước khi đến các nhà hàng khắp nước Nhật
Trong danh sách hải ngư xứ Nhật, có lẽ mỗi Buri là con cá có lắm định danh nhất. Ngoài tên gọi theo vùng miền, theo kích cỡ, cũng là giống Buri, nhưng nếu nuôi theo hình thức chuồng trại ngoài khơi, lại được gọi là Hamachi. Khi đã dán nhãn Buri, nghĩa là chú cá ấy được sinh ra, lớn lên trong môi trường hoàn toàn thiên nhiên. Và phàm là cái gì tự nhiên, bao giờ cũng… số dzách. Bởi lẽ thế nên mỗi khi từng lát cá sống Buri được dọn lên bàn tiệc, từ bếp trưởng đến người phục vụ luôn tìm cách nhấn mạnh: “Buri, Buri nhá, không phải Hamachi đâu”.
Bếp trưởng của Inawashiro chuẩn bị thiết khách với món cá Buri mùa thu
Trong chuyến đến Fukushima, Ibaraki – cũng là các lãnh địa hàng đầu của cá Buri tại Nhật, tôi đã có dịp thưởng thức những lát cá tuyệt vời trên bàn tiệc Washoku (hòa thực) – Di sản ẩm thực thế giới, nổi tiếng với những món ăn chế biến theo mùa.
Đầu cá Buri sẽ trở thành một món nướng hảo hạng
Để khai tiệc Buri, lữ quán Inawashiro bày biện khá trịnh trọng, nhìn con cá Buri bày trên sân khấu, tôi ngạc nhiên bởi độ vĩ đại của nó, áng chừng dài gần mét, nặng hơn 15kg. Màn trình diễn với đầy đủ nghi lễ, giới thiệu kích cỡ, trọng lượng, nguồn gốc xuất xứ của chú cá. Sau đó vị bếp trưởng bắt đầu động thủ, khai đao.
Trong kỹ thuật làm sashimi cá Buri, lạng thịt khỏi xương là chi tiết rất quan trọng, đầu bếp có đao pháp càng vững, số lần ra dao càng ít, và quan trọng nhất là vết cắt giữ nguyên đường gân máu gần xương sống, không phạm phải một milimet nào. Dân làm sashimi thử tài nhau nhìn vào miếng phi lê tách ra với phần thịt còn dính lại trong xương sống cá càng ít, trình bếp đó càng cao. Nếu đao pháp kém, đường xẻ dễ phạm phải gân máu – nằm sát với xương sống – thịt cá sẽ dậy mùi tanh, phá đi hương vị quyến rũ nguyên bản của Buri.
Kỹ thuật vận đao pháp nhanh gọn tách miếng cá khỏi xương để làm sashimi
Vị bếp trưởng ở Inawashiro đã hơn 20 năm kinh nghiệm làm sashimi, thế nên chỉ loáng cái, hai miếng phi lê Buri tươi rói đã sẵn sàng, được nâng cao qua khỏi đầu, thay lời mời thực khách và đón nhận tràng pháo tay tán thưởng. Phần trình diễn kết thúc, từng lát sashimi Buri được phân chia cho mọi người trong hả hê và sung sướng tận hưởng.
Sashimi cá Buri thông thường có màu tươi đỏ, khá giống với Akami – phần thịt đỏ của cá ngừ
Một bữa cá Buri ấn tượng khác là ở nhà hàng sashimi danh tiếng có tên Goho Excel, tọa lạc ngay ga tàu trung tâm ở thành phố Mito, tỉnh Ibaraki. Đây là nhà hàng vừa phục vụ sashimi, vừa mở luôn các lớp dạy làm sushi để thực khách trải nghiệm các phong cách chế biến sushi ngay tại bàn.
Thực khách trải nghiệm làm sushi và thưởng thức cá Buri ở Goho Excel
Điểm nhấn của buổi tiệc hôm ấy cũng là một màn trình diễn sashimi cá Buri, bếp trưởng Katayama của Goho Excel chỉ chiêu: “Cá Buri mùa thu là số một, nhưng trong cả con cá, phần sashimi ngon nhất chính ở bụng, đó là nơi tích mỡ nhiều nhất”.
Bếp trưởng Katayama của Goho Excel với màn trình diễn lóc cá Buri ấn tượng
Tôi may mắn được chia phần với miếng sashimi ngon nhất của Buri, lát cá trắng au, ngấn mỡ, bóng nhẫy, khác hẳn với một chút phớt đỏ như lát sashimi Buri thông thường, đem chao qua nước tương, quyện mù tạt lên trên, ăn miếng cá cảm giác như ngậm cả trời thu bởi lũ lượt cảm xúc ùa về, từ đậm đà của nước tương, nồng hăng của mù tạt, kéo theo đó là ngọt mềm đến béo ngậy, khiến năm giác quan phải bừng tỉnh, thổn thức vì… quá xá đã. Nhìn quanh các thực khách khi ăn xong miếng sashimi bụng cá Buri, hình như ai cũng lộ vẻ nuối tiếc vì ăn nhanh quá, trong khi cả con cá lát ra chưa đầy 20 miếng ngon miếng nhớ bé tẹo bằng hai lóng tay.
Sashimi bụng cá Buri với lớp mỡ trắng tươi quyện theo thớ thịt
Độ phê của bữa tiệc cá sống Buri ở Fukushima và Ibaraki được kéo dài thêm nhờ một chút giọt nồng đưa cay đầy ý vị, ấy là rượu sake. Ở Nhật, tỉnh nào cũng có lò làm sake, nhưng số một theo bình chọn của năm 2018 chính là chai Okunomatsu từ Fukushima, cũng đồng nghĩa là chai sake ngon nhất thế giới. Hớp sake nồng hương lúa cốm, nhưng thanh mượt, hậu vị để lại một chút mùi trái cây với thoảng chuối, táo kèm theo độ ngọt dài, đẩy đi cái béo ngậy ngấp nghé ngán khi ăn cá sống, để rồi nhờ những giọt Okunomatsu mà thực khách hết gắp này qua gắp khác với sashimi Buri mà chẳng thấy mỏi tay hay no bụng chút nào.
Chai sake số một thế giới đến từ Fukushima
Một chuyến phiêu xứ Phù Tang mùa cuối thu, một miếng sashimi cá Buri, một chung sake nồng ấm… chỉ nhiêu đó thôi cũng đủ khiến tâm hồn người ta mê mẩn, để rồi khi về lại cố hương, dễ lắm phải hơn một lần nhớ phong vị tuyệt hảo lát cá Buri mùa thu, mong lắm sẽ có ngày tái ngộ.
Theo: thegioitiepthi.vn
7 Cách Chế Biến Cá Thu, Các Món Ngon Từ Cá Thu, Cá Thu Nhật Bản Làm Gì Ngon
Danh sách 7 cách chế biến cá thu, các món ngon từ cá thu Nhật Bản giúp giải đáp thắc mắc “cá thu làm gì ngon” như món cá thu sốt cà chua, món cá thu nướng, cá thu kho tiêu, cá thu sốt me chua, chả cá thu dai ngon, cá thu kho sấu, cá thu kho rau răm thơm ngon.
Thực đơn các món ngon chế biến từ cá thu, cá thu Nhật Bản ngon cơm gia đình
Với đặc điểm ít xương, và nhiều thịt nên cá thu rất thích hợp trở thành thực phẩm cho mọi lứa tuổi. Không những thế, cá thu còn thơm ngon và chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe nên thường là sự lựa chọn hàng đầu của các gia đình để chế biến các món ăn hấp dẫn.
1. Cách làm cá thu Nhật Bản sốt cà chua thơm ngon hấp dẫn
Miếng cá thu thơm ngon, mang hương vị đặc trưng của biển quyện với nước sốt cà chua chua chua ngọt ngọt rất đưa cơm.
Tuy nhiên, cách nấu cá thu sốt cà chua sao cho, thịt cá đậm đà hương vị mà không tanh, nước sốt cà chua sền sệt bóng đẹp, vị chua chua mặn mặn vừa ăn thì không phải ai cũng biết làm.
Chuẩn bị nguyên liệu:
2 khúc cá thu Nhật Bản to vừa
1 mớ rau thì là
5 quả cà chua
Hành khô, hành lá
Gia vị: đường, nước mắm, tiêu, hạt nêm
Cách làm cá thu sốt cà chua thơm ngon:
Cá thu sau khi mua về làm sạch, để ráo nước và tẩm ướp với chút gia vị đã chuẩn bị sẵn trong khoảng 30 phút để món ăn thêm đậm đà thấm kĩ gia vị hơn.
Tiếp sau đó, bóc vỏ hành khô, rồi băm nhỏ. Nhặt rửa sạch hành lá rồi thái nhỏ. Rửa sạch cà chua, thái múi cau và băm nhỏ.
Để nấu món cá thu sốt cà chua thơm ngon đúng cách, đầu tiên bạn cho cá thu vào chảo dầu và rán vàng đều hai mặt rồi cho riêng cá ra đĩa. Như vậy, món cá thu sẽ có màu vàng hấp dẫn và vị ngon hơn.
Sau đó, bắc chảo lên bếp, cho dầu vào đun nóng rồi cho hành khô băm nhỏ đã chuẩn bị vào và phi thơm.
Cho cà chua đã thái vào đun với chút nước và dùng muỗng dằm để cà chua chín đều rồi cho 1 thìa bột ngọt hoặc bột ngô vào để nước sốt sánh đặc đẹp mắt.
Cuối cùng, cho cá thu đã rán vàng vào và đun với hỗn hợp nước sốt thêm 10 phút. Trong quá trình đun, bạn nên thường xuyên rưới nước sốt lên đều miếng cá để thấm đều gia vị, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn và tắt bếp.
Cho cá thu ra đĩa, rưới đều nước sốt cà chua lên và trang trí chút hành tươi để món ăn thêm phần đẹp mắt. Món này ăn kèm với cơm nóng sẽ càng đưa cơm hơn. Thịt cá thu chắc nịch vừa ngọt vừa bùi hòa quyện cùng vị thanh thanh, chua dịu, đậm đà của sốt cà chua.
2. Cách làm món cá thu Nhật Bản nướng hấp dẫn
Chuẩn bị nguyên liệu:
1 con cá thu
1 miếng nhỏ hành tím
10g tiêu xanh tách lấy hạt
500g ớt hiểm xanh
15g lá chanh
Mè trắng rang, giã nhỏ
10 lá chuối
5 tép tỏi
10 tép nước tắc
Gia vị: nước mắm, đường, hạt nêm, dầu ăn, sữa đặc
Các bước để chế biến cá thu nướng:
Cá thu mua về rửa sạch, để ráo nước và nhớ dùng dao khía một đường nhỏ hai bên mặt cá để gia vị thấm đều khi ướp.
Tỏi, hành củ bóc vỏ, đem rửa sạch, cho tất cả vào cối giã nhuyễn cùng với tiêu. Ớt cắt bỏ cuống, rửa sạch, giã nhỏ.
Đem cá ướp với 1 muỗng đường, 2 muỗng nước mắm, 2 muỗng hạt nêm, tỏi, hành, tiêu và 1 phần ớt giã nhỏ.
Bọc cá thu bằng giấy bạc, lót lá chuối phía dưới và rải lá chanh lên trên, thêm một chút dầu ăn để món cá nướng dậy mùi. Có thể nướng cá bằng lò nướng hoặc nướng trên bếp lửa than hồng.
Trong lúc chờ đợi cá chín thì chuẩn bị nước chấm kèm: cho 2 muỗng sữa đặc, 2 muỗng nước tắc, 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng mè trắng rang giã nhỏ, 1/2 muỗng ớt xanh giã nhuyễn vào chén và khuấy đều.
Đem cá thu đã nướng chín ra khỏi lò, trình bày ra đĩa và chấm cùng với nước chấm đã làm. Miếng thịt cá thu mang hương vị của biển thơm bùi, lớp thịt ngoài giòn, vàng ươm và thấm đẫm gia vị hòa quyện cùng nước chấm cay cay, béo béo sẽ khiến cả nhà bạn mê mẩn.
3. Cách làm cá thu Nhật Bản kho tiêu đậm đà
Cá thu kho tiêu rất đơn giản, phù hợp với bữa chiều bận rộn, chỉ cần thêm đĩa rau luộc, vài miếng đậu rán vàng là đã đủ chất cho cả nhà sau ngày dài đi làm rồi.
Chuẩn bị nguyên liệu:
500g cá thu Nhật Bản phi lê
2 thìa súp dầu ăn
Nước màu cốt dừa
Nước mắm, xì dầu
Ớt tươi, tiêu xay
Đường, hạt nêm, muối
Cách làm cá thu kho tiêu đậm đà:
Sau khi mua cá thu về, sơ chế cá bằng cách dùng dao cắt vây, cạo sạch vảy, mổ bụng và lấy sạch nội tạng. Sau đó, rửa sạch, thái khúc khoảng 2 – 3 cm.
Lưu ý không nên cắt quá dày vì sẽ không ngấm gia vị, cũng không nên cắt quá mỏng vì như thế sẽ làm nát cá khi kho.
Tiếp theo, xếp cá vào nồi, trộn đều cá thu với một ít hạt nêm, nước mắm, đường, hạt tiêu, muối, ớt. Ướp trong khoảng 30 – 45 phút để gia vị thấm đều vào thịt cá.
Khi cá đã ngấm đều gia vị, cho vào nồi khoảng 300ml nước và nước màu, đem đun với lửa to để cá nhanh chín, sau khi sôi bùng thì hạ lửa nhỏ để cá liu riu ngấm gia vị thấm vào bên trong.
Tiếp tục đun khoảng 30 phút đến khi nước gần cạn thì cho thêm dầu ăn, hạt tiêu xay lên và đun thêm 5 phút nữa thì nêm nếm lại gia vị cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp.
Cuối cùng, bày cá ra đĩa và thưởng thức ngay khi nóng. Món ăn thơm ngon đậm đà hương vị và cực kì hao cơm khi sử dụng cụng cơm trắng.
4. Cách chế biến cá thu sốt me chua cực ngon
Cá thu sốt me là cách chế biến cá thu thường được sử dụng vì cách làm vừa đơn giản, vừa nhanh mà hương vị lại vô cùng hấp dẫn.
Cá thu sốt me là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ngày hè oi bức. Sự kết hợp giữa vị thanh mát của cá hòa quyện với 4 vị chua, cay, mặn, ngọt đã tạo nên một hương vị khó cưỡng cho món ăn khiến cả gia đình bạn luôn cảm thấy ngon miệng và thêm ” nghiện” mỗi khi thưởng thức.
Nguyên liệu:
Cá thu tươi, thịt chắc được cắt khúc phần thân: 500g ( khoảng 3 khúc)
Hành, tỏi: 50g
Ớt sừng: 2 trái
Me chín: 50g
Rau xà lách: 100g
Rau răm 50g
Hành lá, ngò rí: 50g
Gia vị: Muối, dầu ăn, hạt nêm, đường, bột ngọt, tiêu, ớt bột.
Sơ chế nguyên liệu:
Cá thu: vì có nguồn gốc là cá biển nên bạn phải rửa thật sạch chúng với nước và muối loãng.
Sau đó để ráo hoặc dùng giấy thấm dầu thấm hết nước ở cá.
Me chín: Ngâm với nước ấm khoảng 15 phút, đánh đều rồi lọc lấy nước cốt.
Đối với rau chỉ cần rửa sạch qua nước muối.
Hành khô, tỏi: bóc vỏ, rửa sạch đem băm nhuyễn.
Ớt sừng: bỏ cuống, thái lát dọc dài.
Hành lá, rau răm: rửa sạch, thái nhỏ.
Cách làm cá thu sốt me như sau:
Bước 1: Sau khi chảo đã nóng cho dầu vào đun sôi, thả miếng cá đã chuẩn bị vào chiên cho đến khi hai mặt của miếng cá vàng đều để tạo độ giòn và đẹp mắt cho từng lớp thịt.
Bước 2: Cho miếng cá thu đã chiên vàng ra đĩa riêng, tiếp đó, phi thơm 2 thìa hành tỏi băm nhuyễn cùng 1 ít bột ớt rồi cho nước cốt me, 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa bột ngọt, 1/2 thìa nước mắm, 1/2 thìa đường, 1/2 thìa tiêu, ớt để tạo ra hỗn hợp nước sốt thơm ngon đúng điệu.
Sau khi nước sốt sôi khoảng 3 phút thì cho miếng cá thu vào.
Bước 4: Khi thấy hỗn hợp nước sốt sền sệt màu vàng nhẹ bao quanh cá thì cho hành lá, rau răm và một ít tiêu vào rồi tắt bếp.
Chỉ bằng vài bước đơn giản như vậy thôi là bạn đã có ngay một món ăn béo ngậy, ngon lành rồi đấy.
Để món ăn bắt mắt hơn, bạn chỉ cần trang trí cá cùng với chút xà lách và ngò rí (rau mùi) nữa thôi là đã có thể tạo ra món cá thu sốt me ngon như nhà hàng rồi.
5. Cách làm chả cá thu dai ngon đơn giản
Một đĩa chả cá thu dai ngon giòn rụm trong những ngày hè oi ả này sẽ giúp cho gia đình bạn được “đổi vị” trong những bữa ăn quây quần bên nhau.
Độ mặn mà từ thịt cá mang đậm hơi thở của biển cả khi được chấm cùng với vị cay của tương ớt đồng nội sẽ tạo ra một hương vị “ngon mê ly” khó cưỡng.
Không những thế, bạn có thể “làm mới” khẩu phần của các thành viên gia đình bằng cách kết hợp chả cá với bún. Chỉ vậy thôi cũng đủ để gia đình bạn bị “đắm chìm ngay từ cái nhìn đầu tiên” rồi.
Nguyên liệu:
1kg cá thu tươi
200gr thịt xay nhỏ
1 bó hành lá
1 bó rau thì là
2 củ hành khô
Gia vị: 1 thìa cà phê đường, 1 thìa nước mắm, cùng 1 chút hạt nêm, bột canh, tiêu, bột ngọt
Sơ chế:
Cá thu rửa sạch bằng muối hoặc giấm để làm giảm mùi tanh.
Sau đó bạn lọc riêng phần thịt cá ở 2 bên.
Hành lá, thì là sau khi sủa sạch thì đem thái nhỏ; còn hành khô thì băm nhỏ.
Mang hương vị biển vào giữa bữa cơm gia đình với các món ăn độc đáo làm từ cá thu
Cách chế biến chả cá thu dai giòn:
Bước 1: Trộn thịt xay nhỏ cùng với thịt cá, nêm chút nước mắm, tiêu, hạt nêm, đường sao cho vừa với khẩu vị gia đình rồi ướp cá 15 phút cho ngấm gia vị.
Bước 3: Nếu muốn một miếng chả cá ngon lành nhỏ nhắn và đẹp mắt thì bạn hãy dùng thìa múc một ít hỗn hợp cá xay nhuyễn và nặn thành hình tròn, đặt vào nồi hấp rồi đun cho đến khi chín thì lấy ra để nguội.
Lưu ý: khoảng cách giữa các miếng chả cá không quá gần nhau để tránh trường hợp bị dính.
Bước cuối cùng: Đem số chả cá đã hấp để nguội đi chiên sao cho chung có màu vàng đẹp mắt là có thể gắp ra trang trí được rồi. Bên cạnh đó, bạn nên chuẩn bị một lớp giấy thấm dầu để khi vớt chả ra không bị quá ngấy.
Chỉ với vài bước đơn giản bạn đã có một món ăn thơm ngon đầy bổ dưỡng để phục vụ cho gia đình yêu thương.
6. Cách chế biến cá thu kho sấu ngon, lạ, độc đáo
Ngoài các cách làm thường thấy là sấu ngâm đường, sấu ngâm mắm, vịt om sấu… thì sấu kho với cá cũng để lại một hương vị rất riêng.
Nguyên liệu cho món cá kho sấu:
Cá thu: 2 khúc (hoặc tùy số lượng người ăn mà tăng hoặc giảm)
Sấu: 15 quả (có thể dùng sấu tươi hoặc sấu đã ngâm mắm, ở đây mình dùng sấu ngâm mắm)
Muối, mắm, hạt tiêu…
Gừng, sả, riềng, ớt…
Thực hiện:
Rửa sạch cá thu, nếu mua nguyên con thì các bạn làm sạch cắt khúc vừa ăn. Gừng, sả, riềng, ớt…bỏ vỏ, cuống, rửa sạch, đập dập và thái nhỏ.
Cá đem tẩm ướp gia vị đã chuẩn bị, thêm chút nước mắm, muối, đường, dầu ăn, nước hàng… trong khoảng 1-2h đồng hồ cho thấm kĩ gia vị.
Sau khi ướp cá đủ thời gian thì bắc lên bếp, đun sôi, sau đó cho sấu vào, đậy vung kho đến khi cá chín nục, quả sấu mềm thì tắt bếp.
7. Cách làm món cá thu kho rau răm ngon cơm
Nguyên liệu cho món cá thu kho rau răm: Cách làm món cá thu kho rau răm:
Chuẩn bị gia vị: Bạn hòa tan nước tương với hạt nêm, đường và tiêu. Rau răm nhặt sạch. Phi thơm boa-rô đã bào mỏng rồi cho hỗn hợp nước tương vào, nấu sôi.
Cá thu có hàm lượng omega-3 cao. Lợi ích dinh dưỡng của cá thu đối với sức khỏe rõ ràng đầu tiên có thể kể đến là giúp giảm viêm. Viêm là một triệu chứng kéo dài đã được gắn liền với hầu hết các bệnh lớn.
Cá thu chứa nhiều Omega 3 và Omega 6
Mức omega-6 omega-3 có trong cá thu thích hợp làm giảm viêm. Các chất dinh dưỡng trong cá thu đi một chặng đường dài để giúp cân bằng mức axit béo trong cơ thể của bạn, giữ cho bạn luôn khỏe mạnh và cơ thể cảm thấy tốt nhất.
Ngoài việc lợi ích chống viêm, hàm lượng omega-3 trong cá thu còn có nhiều giá trị sức khỏe quan trọng khác. Omega-3 bao gồm một vài loại axit khác nhau, các loại axit này đều quan trọng đối với sức khỏe của bạn.
Cá thu giàu DHA, tốt cho sự phát triển của não bộ
Một trong số đó là axit docosahexaenoic (DHA). DHA tối quan trọng với sự phát triển của cơ thể vì nó giúp cho não bộ và mắt phát triển tốt hơn. Đây là lý do tại sao phụ nữ mang thai rất cần để được bổ sung lượng omega-3 phù hợp.
Axit béo Omega-3 có ở cá thu có nhiều tác dụng cho não hơn là chỉ hỗ trợ quá trình phát triển. Những axit béo tuyệt vời này có tác động đáng kể đến sự suy giảm nhận thức.
Những người có mức độ omega-3 thích hợp có suy giảm nhận thức chậm hơn đáng kể so với những người thiếu đi loại axit tuyệt vời này, Omega-3 giúp ngăn ngừa chứng mất trí. Nó cũng giúp lượng chất xám trong não được tạo ra nhiều hơn.
Xem xét tổng quan vai trò của omega-3 trên não, không có gì ngạc nhiên khi cảm xúc của chúng ta cũng bị ảnh hưởng bởi nó. Bệnh trầm cảm thường ít xuất hiện hơn ở những người có mức omega-3 thích hợp.
Vitamin B12 là một trong những loại vitamin quan trọng và bằng việc ăn cá thu bạn có thể tiếp cho mình một lượng vitamin B12 cần thiết. Tế bào hồng cầu được cải thiện bằng B12, điều quan trọng đối với năng lượng và sức khỏe tim mạch.
Đó là một phần quan trọng của chức năng tế bào, giúp giữ cho cơ thể hoạt động. Nó hỗ trợ não và hệ thần kinh. Sự lo âu và trầm cảm cũng là một trong những triệu chứng do thiếu hụt B12.
III. Ai không nên ăn cá thu?
Tuy cá thu có rất nhiều công dụng tốt với sức khoẻ, nhưng việc ăn quá nhiều cũng dẫn đến những tác hại không tốt. Vì vậy chỉ nên sử dụng 2-3 lần một tuần và mỗi lần ăn 1-2 con là phù hợp.
Trong cá thu có chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể sẽ bị ngộ độc thủy ngân nếu ăn quá nhiều, rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Đối với những người dị ứng thủy sản cũng không nên ăn cá thu vì có thể gây ngứa hoặc nổi mề đay. Hàm lượng thủy ngân có trong cá thu nếu ăn nhiều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của mẹ và bé cho nên phụ nữ mang thai cũng nên hạn chế ăn.
Vậy là, chẳng cần tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc bạn cũng đã có thể biết những cách chế biến cá thu đổi vị cho gia đình một cách nhanh chóng mà vẫn có đủ dinh dưỡng chỉ với vài món ngon từ nguyên liệu cá thu rồi đấy.
Còn chần chờ gì nữa mà không nhanh tay thực hiện những món ngon từ cá thu siêu ngon mà đơn giản này để cùng gia đình thưởng thức thôi nào.
Tuổi Thọ Của Koi Và Tại Sao Koi Nhật Bản Sống Lâu Hơn
Việc sở hữu cá koi có thể là một cam kết rất lớn, không phải vì chúng có tính bảo trì cao (vật nuôi duy nhất bảo dưỡng thấp hơn là đá thú cưng) mà là do tuổi thọ của cá koi là bao lâu.
Giống cá koi trung bình bên ngoài Nhật Bản có thể được dự kiến sẽ đạt mười lăm tuổi, nhưng tuổi thọ trung bình của cá koi Nhật Bản là bốn mươi năm. Vậy tại sao các trung bình này cách xa nhau? Có một số lý do cho sự khác biệt rất lớn về tuổi thọ này.
GEN
Nhật Bản là quê hương của cá koi và do đó, các nhà lai tạo đã có cơ hội tăng cường đáng kể nguồn gen. Ngay cả khi cá koi lần đầu tiên được giới thiệu đến các quốc gia ngoài Nhật Bản, cá koi chất lượng cao nhất đã không rời khỏi Nhật Bản, điều này có nghĩa là cá koi Nhật Bản tốt hơn đáng kể so với “cá koi nội địa” (Ngày hôm sau Koi làm rất tốt việc giải thích sự khác biệt giữa cá koi Nhật Bản và trong nước ở đây ) . Để cạnh tranh với chất lượng của các nhà lai tạo cá koi Nhật Bản đã nhân giống cá koi để phát triển nhanh hơn và điều này đã dẫn đến việc rút ngắn tuổi thọ của chúng theo thời gian.
MÓN ĂN
Trong sự háo hức của họ để nuôi cá koi có thể cạnh tranh với các nhà lai tạo cá koi Nhật Bản cũng thường cho cá koi của họ một chế độ ăn quá giàu dẫn đến béo phì và chết sớm. Mặt khác, các nhà lai tạo Nhật Bản thường di chuyển cá của họ đến các đập đất lớn trong mùa hè, điều này cho phép chúng rèn và tăng thêm trọng lượng và sức mạnh một cách rất tự nhiên. Đây không phải là điều mà cha mẹ koi trung bình có thể sao chép nhưng bằng cách tránh béo phì cho ăn quá mức có thể tránh được và tuổi thọ của cá koi của bạn có thể tăng lên.
MÙA ĐÔNG
Mùa đông ở Nhật Bản rất lạnh và do đó, cá koi được nuôi ở đó dành nhiều thời gian hơn mùa đông so với cá koi ở hầu hết các nước phương Tây, và các nhà lai tạo hiếm khi giữ cho ao đủ ấm để giữ cho cá koi không ngủ đông. Ở phía tây, mong muốn cho cá koi lớn thường thúc đẩy các nhà lai tạo bỏ qua thời kỳ ngủ đông này vì cá koi không tăng cân nhiều (nếu có) trong thời gian đó bằng cách làm ấm ao của chúng để mô phỏng nhiệt độ mùa hè. Việc ngủ đông này làm tăng đáng kể tuổi thọ của cá koi, trên thực tế, được nuôi trong môi trường lạnh là một trong những lý do Hanako (cá koi lâu đời nhất thế giới) sống đến 226 tuổi gây sốc.
Một cái ao vào mùa đông
Sự khác biệt giữa tuổi thọ của cá koi Nhật Bản và cá koi “nội địa” cũng khác nhau tùy theo loại cá koi. Các loại cá koi mới hơn, chẳng hạn như Utsurimotno, giống nhau hơn trong khi các giống cổ xưa nhất, chẳng hạn như Kohaku, rất khác nhau tùy thuộc vào nơi chúng đến. Tuy nhiên, tuổi thọ của cá koi thực sự phụ thuộc vào việc chủ sở hữu chăm sóc nó tốt như thế nào, nếu bạn cho cá koi của bạn một chế độ ăn cân bằng hợp lý và đảm bảo ao của bạn được chăm sóc tốt, cá của bạn sẽ có một cuộc sống lâu dài và hạnh phúc cho dù nó đến từ đâu.
Bạn có ngạc nhiên về việc cá koi Nhật Bản và cá koi “nội địa” khác nhau như thế nào không? Tôi biết tôi đã! Một yếu tố khác mà tôi đã không nói về điều đó có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ thấp của cá koi ở các nước phương tây là sự thiếu kinh nghiệm của chúng tôi với việc nuôi cá koi. Chúng tôi đã mất rất nhiều cá koi vì những sai lầm chúng tôi đã bắt đầu làm cha mẹ cá koi. Nếu bạn muốn biết về những sai lầm chúng tôi đã mắc phải và cách tránh chúng, hãy đăng ký khóa học mini tồn tại và phát triển của chúng tôi.
Nghề Nuôi Cá Chép Cảnh Ở Nhật Bản
Những năm gần đây nghề nuôi cá chép cảnh (gọi là cá chép Koi) phát triển rất sôi động, nó không chỉ là bộ môn nghệ thuật, tạo niềm vui mà còn mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ đối cho người dân Nhật Bản.
Cá chép Koi (tên khoa học Cyprinus carpio) thuộc họ Cyprinidae, chi Cyprinus là loài cá được thuần hóa, lai tạo để nuôi làm cảnh, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chúng có quan hệ họ hàng gần với cá vàng nên cách nuôi cũng khá giống với nuôi cá vàng. Cá chép Koi có các hình xăm trên thân được người Nhật coi là điềm may mắn. Tại Nhật, cá chép cảnh có 2 gam màu chủ đạo là đỏ và trắng được tôn vinh và mua bán rộng rãi.
Để tạo được giống cá đẹp từ năm 1950, Nhật Bản đã cử các chuyên gia đến Mỹ để học cách nhân giống và cách nuôi. Cá chép do người Nhật lai tạo có nhiều màu sắc độc đáo nên rất đắt, có tên gọi chung là “cá chép Nhật” hay Nishikigoi, dịch ra tiếng Việt là cá chép nhiều màu sắc. Cá còn có thêm tên gọi mới là Koi (tình yêu). Do cá Koi của Nhật thuộc loại xuất sắc, đắt và nổi tiếng, nên người Nhật đã tự đặt ra những quy cách về gam màu, để phân biệt từng chủng loại, được chia ra làm 2 loại chính là Koi chuẩn và Koi bướm.
Koi chuẩn có hình dáng giống như cá nguyên thủy, nhưng được pha trộn nhiều màu sắc rất đẹp, nhóm cá này chỉ thật sự đẹp khi được nuôi ở ao. Koi bướm khác với cá nguyên thủy, vây và đuôi dài, khi bơi nhìn uyển chuyển rất đẹp, nên có thể nuôi được ở cả ao và hồ cảnh. Koi bướm còn có những tên gọi khác như “cá chép vây dài” hoặc “cá chép rồng”.
Hiện nay, không riêng gì Nhật Bản mà các nước châu Âu, châu Á cũng biết cách lai tạo giống Koi, nhưng các mảng màu và màu sắc thì khó sánh được với Koi của Nhật. Màu sắc của Koi Nhật rất rực rỡ và có đường biên sắc nét, các mảng màu lớn và đều ở hai bên hông (khi nhìn từ trên xuống, dọc theo sống lưng). Riêng loại Butterfly Koi của Nhật thì vây và đuôi rất dài (có khi bằng 2/3 thân) và màu thì phủ kín đuôi…
Thời gian gần đây xuất hiện giống Koi có màu óng ánh như kim tuyến, nhưng chỉ có trên 2 màu là trắng và vàng mà người Nhật gọi là Kinginrin. Trước đây, cá chép Koi được xác nhận là chiều dài có thể tới 2 m, có thể sống tới 230 năm, rồi suy giảm dần tuổi thọ theo các thế hệ. Người ta cho rằng, phần lớn cá Koi hiện nay, có thể dài tới 1m và tuổi thọ từ 40 – 60 năm tuổi. Nếu cá Koi được nuôi ở ao thì đến năm thứ 8 có thể chiều dài tối đa của cá đạt đến 1 mét.
Theo Baomoi.com
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cá Sống Buri, Món Của Mùa Thu Ở Nhật Bản trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!