Cập nhật nội dung chi tiết về Cá Nướng Rơm Ninh Bình Độc Đáo Và Hấp Dẫn ” Thế Giới Ẩm Thực mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Món cá nướng rơm Ninh Bình – Món đặc sản độc đáo:
Vào mùa gặt ở Ninh Bình rơm rạ nhiều lắm. Rơm phơi trải đầy đường làng, ngõ xóm. Chọn một ít rơm sạch, phơi cho khô giòn rồi mang về nhà, chuẩn bị cho bữa chiều nướng cá. Cá thì vùng quê chiêm trũng này chỗ nào cũng có sẵn. Thường nhà nào cũng có một hoặc hai cái ao. Ra ao đánh lấy một mẻ, chừng 5, 6 con cá trôi, cá chép hoặc tuyệt nữa là cá quả, nặng tầm sáu, bảy lạng một con mang về là vừa khéo cho một mẻ nướng.
Nói món ăn bình dị vậy thôi, nhưng để làm được cũng cầu kỳ và công phu nhiều lắm. Cá nướng rơm với những công đoạn không kém phần công phu.
Cách làm cá nướng rơm Ninh Bình:
Công đoạn đầu tiên là làm cá. Cá đem rửa sạch rồi mổ bỏ ruột, bỏ đầu, nhưng tuyệt đối không được đánh vảy. Bởi khi nướng lớp vảy này sẽ giúp cá không bị cháy quá, đồng thời giữ cá sạch sẽ, không bị dính bụi, dính tro.
Nếu muốn cá nướng thêm vị thêm hương, có thể nhồi một ít sả băm nhỏ vào bụng cá, nhưng nếu làm vậy, cá nướng sẽ không để được lâu, nên tùy vào thời gian muốn giữ cá mà người ta có nhồi sả vào hay không. Nếu nướng cá rồi mang đi xa, để 2-3 ngày mới ăn thì tốt nhất không nhồi gì cả. Sau khi làm sạch xong rồi thì mang cá ra xóc với muối trắng. Xóc đều tay cho muối ngấm quanh mình cá, để một lúc cho con cá cứng lại rồi mang đi nướng.
Nướng được coi là công đoạn công phu nhất của món ăn. Vị trí nướng cá phải là một góc đất khô ráo, sạch sẽ. Tiếp đó phải lót trên mặt đất một lớp rơm sạch thật dầy, một lớp lá lốt để con cá khi chín được sạch sẽ, thơm tho.
Cứ như vậy một cứ lớp rơm, một lớp lá lốt, một lớp cá xếp chồng lên nhau cho đến hết. Bí quyết để cá nướng ngon và không cháy là phải xếp cá gọn trong vung gang, bởi để cá chìa ra ngoài là cháy hết.
Với món ăn này, cái vung gang là yếu tố quan trọng nhất. Nhờ cái vung gang mà cá được chín hoàn toàn bằng nhiệt, chín khô, vàng, thơm mà lại không bị cháy, không dính tro, bụi, đồng thời vẫn có một hương vị rất riêng mà các kiểu nướng khác không thể có được. Chả thế mà trong làng hầu như nhà ai cũng có một cái vung gang thật to.
Xếp cá xong xuôi rồi thì phủ lên vung thật nhiều rơm rồi đốt cho lửa cháy to. Khi lửa đã cháy đượm thì trải một lớp trấu dày lên trên để ủ âm ỉ trong khoảng hai giờ thì cời bếp ra để trở cá.
Thưởng thức món cá nướng rơm:
Từ từ gạt nhẹ lớp than, rồi cẩn trọng nhấc vung gang ra, đã thấy lớp rơm lót bên trong cháy khô vì nhiệt cao – cháy mà không thành than, vẫn còn nguyên hình dạng màu sắc sợi rơm, còn con cá thì vàng ươm một mặt và bắt đầu thơm phức. Lúc này, bạn nhanh tay lật trở cá cho đều. Rồi úp vung gang lại, lại đốt rơm và ủ trấu chừng ấy thời gian nữa là cá đã săn chín.
Chiều quê yên ả, bếp ủ cá khói bốc lên cao, lan tỏa khắp các đường làng ngõ xóm. Nhìn khói rơm rạ bảng lảng trong ráng chiều, như giục bước chân người về nhanh quây quần bên bữa cơm gia đình.
Cách Làm Sá Sùng Xào Chua Ngọt Độc Đáo, Hương Vị Hấp Dẫn
Sá sùng xào chua ngọt là món ăn bổ dưỡng, thơm ngon, lạ miệng không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức. Cách làm sá sùng xào chua ngọt tương tự như sườn xào chua ngọt nhưng đem lại một hương vị vô cùng đặc biệt. Với vị ngọt tự nhiên đánh bật các loại xương thông thường, từng miếng sá sùng dai giòn sần sật tạo nên một món ăn tuyệt vời.
Sá sùng Bá Kiến là thương hiệu sá sùng uy tín được đánh giá cao trên thị trường hiện nay. Công ty cam kết mang đến khách hàng những mẻ sá sùng chất lượng nhất, đảm bảo nhất chuẩn đặc sản sá sùng Quan Lạn, Quảng Ninh.
Đặt mua sá sùng khô chất lượng tại cửa hàng Đặc sản Bá Kiến tại: Sá sùng Bá Kiến – Đặc sản sá sùng Quan Lạn uy tín, an toàn.
Nếu đã từng đến với đảo Quan Lạn tỉnh Quảng Ninh bạn sẽ không thể không biết đến đặc sản sá sùng. Đây được coi là đặc sản “vàng ròng” của Quan Lạn. Một lần thưởng thức món ngon bổ dưỡng này chắc chắn hương vị tự nhiên ấy sẽ làm bạn vương vấn mãi.
Sá sùng là tên gọi phổ thông của loại này. Ngoài ra ở mỗi địa phương khác nhau lại có cách gọi khác nhau như đồn đột, chặt khoai, trùng biển, bi bi… đều để nói về loại đặc sản được mệnh danh là mì chính vàng này.
Nhiều du khách là nam giới khi đến Quảng Ninh phải tìm để thưởng thức bằng được các món ăn từ sá sùng, sá sùng ngâm rượu vì công dụng tuyệt vời của đặc sản này đem lại, ăn sá sùng có thể tăng cường sinh lý phải mạnh.
Cách sơ chế sá sùng khô trước khi xào chua ngọt
Bước 1: Dùng dao cắt phần vòi sá sùng vì đây là phần chứa nhiều cát nhất.
Bước 2: Cho sá sùng đã được loại bỏ phần vòi vào chảo, rang lửa nhỏ đến khi sá sùng chín đều màu cánh gián.
Bước 3: Sá sùng chín đổ ra rổ, lấy tay xát đều để loại bỏ hết cát còn lại.
Chỉ với những thao tác đơn giản bạn đã có thể làm sạch sá sùng khô và bắt đầu chuẩn bị nguyên liệu để làm món sá sùng xào chua ngọt hấp dẫn cho những người thân yêu trong gia đình.
Các bước làm sá sùng xào chua ngọt
Chuẩn bị nguyên liệu
Sá sùng khô 250 gram.
Ba thìa nước mắm.
Ba thìa nhỏ đường.
Ba thìa nước cốt chanh hoặc dấm ăn.
1/4 bát nước sôi để nguội.
Dầu ăn, tỏi, ớt…
Tiến hành chế biến
Bước 1: Làm sạch sá sùng khô.
Bước 2: Pha nước sốt sá sùng xào chua ngọt. Cho mắm, nước cốt chanh hoặc dấm, đường, nước sôi, tỏi, hành khô vào chung đảo đều cho tan đường. Nếu muốn ăn cay bạn có thể cho thêm ớt thì tùy vào khẩu vị ăn cay khác nhau mà cho nhiều hoặc ít. Nếu dùng chanh thì cho sau cùng vì chanh đun lâu sẽ đắng.
Bước 3: Để có món sá sùng xào ngon như nhà hàng thì nước sốt phải sánh đặc, bí quyết là cho thêm tương ớt hoặc tương cà.
Bước 4: Xào sá sùng. Cho chút dầu ăn vào chảo, đun nóng, đổ sá sùng vào đảo cho nóng, đổ hỗn hợp nước sốt. Đun nhỏ lửa. Đun cho đến khi nước sốt cô lại, sền sệt thì tắt bếp.
Độc Đáo Nghề Nuôi Cá Dọc Kênh Nước Ngọt Ở Tây Ninh
Tây Ninh không giáp biển nhưng lại có tiềm năng diện tích mặt nước rất lớn, bởi có hai hệ thống sông lớn là Vàm Cỏ Đông và Sài Gòn chảy qua.
Tuyến kênh TN17 đẹp như trong tranh. Ảnh: Trần Trung.
Đặc biệt, với lượng nước sạch dồi dào từ hồ Dầu Tiếng cùng hệ thống kênh thủy lợi phân bố hầu hết các địa phương, Tây Ninh có rất nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
Tận dụng lợi thế kênh rạch
Để tìm hiểu đời sống bà con nông dân, giữa mùa nắng nóng gay gắt của vùng đất phương Nam, PV NNVN có dịp đi dọc 2 bên tuyến kênh TN17 đoạn chảy qua địa phận huyện Châu Thành (Tây Ninh). Hình ảnh hiện lên trước mắt là dòng nước xanh ngắt dâng đầy khắp mặt kênh.
Nếu như ở đoạn qua 2 xã An Bình và Thanh Điền lòng kênh dường như thu nhỏ lại, dịu dàng uốn lượn, thì ở đoạn chảy qua các xã Đồng Khởi, Thái Bình (Châu Thành) dòng kênh trở nên rất thênh thang, rộng rãi.
Nhờ có nước, những ruộng lúa 2 bên tuyến kênh xanh rì xen kẽ là những ao nuôi cá nằm san sát không khác gì cảnh miệt vườn sông nước miền Tây.
Xã Thái Bình được biết đến là thủ phủ lúa của huyện Châu Thành. Thế nhưng, từ khi tuyến kênh TN17 được đưa vào sử dụng hơn 15 năm trước, nhờ lợi thế tự nhiên, định hướng phát triển của địa phương, cùng với sự thích ứng của người dân, nghề nuôi cá dọc kênh ngày càng phát triển.
Chỉ tính riêng ở ấp Suối Nguồn, xã Thái Bình có đoạn kênh chảy qua xã dù rất ngắn, nhưng đã có hơn 10 hộ phát triển nghề nuôi cá.
Người địa phương cho biết, mặc dù trải qua nhiều biến cố do dịch bệnh và giá cả bấp bênh, thế nhưng, bà con vẫn duy trì sản xuất góp phần không nhỏ vào công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương.
Mô hình nuôi cá VietGAP của gia đình bà Lê Thị Ngát, ấp Suối Nguồn, huyện Châu Thành, Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung.
Là một trong những hộ sớm bén duyên với nghề nuôi cá, gia đình ông Thiều Quang Tùng (ấp Suối Nguồn, xã Thái Bình, huyện Châu Thành) sở hữu cho mình 4 ao nuôi cá với tổng diện tích gần 8.000 m2. Ông Tùng nhớ lại, trước đây, cũng như các hộ khác, gia đình tôi chủ yếu làm ruộng 1 vụ/năm nhưng hiệu quả không cao vì thiếu nước.
Từ khi có kênh thủy lợi TN17 đi qua, ban đầu nhà tôi chuyển một mảnh ruộng thấp sang làm ao nuôi cá theo phương thức 1 vụ cấy lúa, 1 vụ nuôi cá. Sau đó thấy việc nuôi cá có hiệu quả, cứ thế, tôi chuyển đổi dần, đến nay toàn bộ diện tích đất của gia đình đều tận dụng để nuôi cá.
Ông Tùng cho biết, lúc đầu do chưa có kinh nghiệm nên ông thả nhiều loại cá trên cùng 1 diện tích. Do không gian sống chật hẹp, cá lớn rất chậm, ngoài ra một số loại có xu hướng ăn thịt lẫn nhau, hiệu quả kinh tế thấp. Trong một lần tình cờ biết đến mô hình nuôi cá rô đầu vuông cho hiệu quả kinh tế cao, sau khi tham quan học hỏi thực tế tại các mô hình, năm 2011 ông quyết định đầu tư vào con cá này.
Mô hình nuôi cá rô đầu vuông của gia đình anh Thiều Quang Tùng. Ảnh: Trần Trung.
Theo ông Tùng, đây là loại cá dễ nuôi, nhanh lớn và có thể nuôi được với mật độ dày, thời gian nuôi ngắn, trung bình chỉ từ 4 – 5 tháng là có thể xuất bán. Thịt cá rô này dai, thơm ngon, lại chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn như bún cá, canh, miến hay bánh đa không kém gì rô đồng nên được thị trường ưa chuộng…
Chia sẻ về kỹ thuật nuôi, ông Tùng cho hay, loài cá này cũng giống như rô đồng nên có sức sống rất khỏe và ít bị bệnh, ưu điểm nữa là nhanh lớn, có thể thả được mật độ dày. Trong quá trình nuôi, chỉ cần chú ý đến nguồn nước và cho ăn đầy đủ là cá sẽ phát triển tốt.
“Nuôi cá thường lấy công làm lời. Cá nuôi thường mắc chủ yếu một số bệnh như nấm, hô hấp dẫn đến chết. Nếu phòng ngừa, vệ sinh ao, lọc nước sạch khi đưa nước vào ao trước khi nuôi, cá sẽ ít bị bệnh”, ông Tùng nói.
Đến nay, sau gần 8 năm nuôi loại cá này, trung bình mỗi năm ông Tùng xuất ra thị trường khoảng 80 tấn cá rô, giá dao động 25.000 – 40.000 đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi năm gia đình ông thu lãi không dưới 300 triệu đồng. So với trồng lúa, mô hình này hiệu quả gấp rất nhiều lần.
Hướng đến sản xuất an toàn
Nhờ sự quan tâm và định hướng phát triển của chính quyền địa phương, nhiều hộ nuôi cá ở huyện Châu Thành đã dần chuyển từ hình thức nuôi truyền thống sang hướng VietGAP để sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Là người tiên phong chuyển sang mô hình nuôi cá rô đầu vuông theo quy trình kỹ thuật VietGAP, bà Lê Thị Ngát (ngụ xã Thái Bình) cho biết, so với cách nuôi truyền thống, mô hình nuôi cá VietGAP hiệu quả hơn nhiều bởi chi phí đầu tư gần như nhau nhưng cá sạch, giá bán được cao hơn.
Chia sẻ kinh nghiệm, bà Ngát khẳng định, để “thắng” một vụ nuôi cá thịt thì người nuôi phải chọn được con giống tốt, kiểm soát tốt nguồn nước, dịch bệnh. Theo đó, trước khi thả nuôi, ao nuôi phải được khử trùng cẩn thận và nguồn thức ăn cho cá phải đảm bảo không nhiễm tạp chất, tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật…
Hiện tại bà Ngát có gần 1 ha ao cá, năng suất khoảng 9 tấn/ha, giá bán dao động từ 30.000 – 50.000 đồng/kg (cá VietGAP cao hơn thị trường 5.000 đồng/kg), sau trừ chi phí mỗi năm gia đình bà lãi hàng trăm triệu đồng.
Cán bộ nông nghiệp địa phương kiểm tra lưu lượng nước trên kênh. Ảnh: Trần Trung.
Báo cáo của tỉnh Tây Ninh cho thấy, năm 2019 tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định với tổng diện tích nuôi trồng đạt 774 ha, tăng 3,6% so với năm 2018. Hạ tầng thủy lợi tiếp tục được quan tâm, thực hiện tốt việc duy tu bảo dưỡng, điều tiết nước tưới hợp lý.
Đặc biệt, với sự quan tâm của Chính phủ, dự án sửa chữa, nâng cấp kênh Tây, thuộc hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng với tổng mức đầu tư 400 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ NN-PTNT quản lý sẽ nâng năng lực tưới, tiêu, giảm ô nhiễm nguồn nước phục vụ sản xuất công nghiệp, sinh hoạt, phục vụ nhu cầu nuôi trồng thủy sản trên địa bàn 4 huyện phía bắc của tỉnh Tây Ninh là Tân Biên, Dương Minh Châu, Châu Thành và thành phố Tây Ninh. Dự kiến, dự án này sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng vào năm 2021.
Trần Trung – Minh Sáng
Hấp Dẫn Món Cá Bò Da Nướng
Đặc sản cá bò da nướng Nha Trang góp phần làm cho đặc sản Nha Trang thêm đa dạng và phong phú.
Khi đến với Nha Trang bạn tha hồ được thưởng thức những món ăn hải sản hấp dẫn, những món ăn truyền thống và những món ăn vặt đường phố thú vị.
Cá bò da Nha Trang
Cá bò da khá phổ biến ở các miền biển, thịt trắng và dai, vị ngọt đậm đà.
Nhưng dù chế biến kiểu nào, thì cá bò da vẫn ngon và quyến rũ…
Cá bò da Nha Trang khi còn sống rất xấu xí, nhìn vào chẳng thấy thèm ăn. Nhưng khi qua chế biến, lại có mùi thơm hấp dẫn, khiến bạn khó có thể cưỡng lại trước “cám dỗ” của nó.
Cá bò da nướng muối ớt
Cá bò da có vị ngọt tự nhiên, khi ướp muối ớt thật cay, để thấm khoảng 30-40 phút rồi nướng trên lửa than hồng càng tăng hương vị.
Ngoài ra, cá bò da nướng với giấy bạc mùi vị cũng hấp dẫn không kém.
Món cá bò da nướng muối ớt đặc sản Nha Trang thường ăn kèm với bánh tráng, rau sống, và không thể thiếu nước chấm muối ớt xanh.
Và cũng có thể nói muối ướt xanh này là 1 trong những “đặc sản” không thể thiếu khi ăn hải sản.
Cá bò da nướng giấy bạc
Ớt xay: 1 muỗng cà phê (có thể nhiều hơn nếu ăn cay);
Nước mắm: 1 muỗng cà phê;
Muối: 1/4 muỗng cà phê;
Đường: 1/2 muỗng cà phê;
Bột nêm cá: 1/2 muỗng cà phê
B. Cách chế biến
Cá làm sạch, bỏ ruột.
Ướp ớt đều lên cá, sau mới ướp tiếp các gia vị còn lại.
Gói cá bằng giấy bạc và nướng bằng lửa than.
Canh cá bò da nướng gần chín, mở giấy bạc cho hở ra để thịt cá ráo nước là được.
Khi ăn nên chấm với muối ớt chanh.
Lẩu cá bò da Nha Trang
Cá bò da được sử dụng làm món lẩu giống như các loại cá biển khác.
Tuy nhiên, hương vị lẩu cá bò da sẽ rất đặc biệt vì thịt cá dai, ngọt.
Món này được bán trong các nhà hàng, quán nhậu lớn.
Canh chua cá bò da
Chỉ cần một ít lá me, xả, ớt, rau ngò, gia vị, cùng với cá bò da là chúng ta được một món canh chua thật ngon, rất đơn giản và dân giã.
Gỏi cá bò da Nha Trang
Cá bò da làm gỏi thì tuyệt cú mèo, thậm chí còn ngon hơn cả món gỏi cá mai, gỏi cá trích, nhờ thịt cá bò da dai và ngọt.
Ngoài ra bạn có thể mua thịt cá bò da về nhà tự chế biến cũng rất đơn giản.
Nguồn: Tổng hợp
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cá Nướng Rơm Ninh Bình Độc Đáo Và Hấp Dẫn ” Thế Giới Ẩm Thực trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!