Đề Xuất 3/2023 # Cá Ngựa Vằn Giá Bao Nhiêu? Cách Nuôi Cá Sọc Ngựa Sinh Sản # Top 7 Like | Nhahangchacangon.com

Đề Xuất 3/2023 # Cá Ngựa Vằn Giá Bao Nhiêu? Cách Nuôi Cá Sọc Ngựa Sinh Sản # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cá Ngựa Vằn Giá Bao Nhiêu? Cách Nuôi Cá Sọc Ngựa Sinh Sản mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chúng hiếm khi bị mắc bệnh, nhưng một khi đã mắc là chết.

Đối với những anh em mới tập tành nuôi cá trong bể thủy sinh tại gia có thể chọn mua cá ngựa vằn về để nuôi sẽ rất thích hợp.

Trên thực tế cá sọc ngựa có kích thước khá nhỏ, chiều dài cơ thể chỉ đạt khoảng 5cm. Trên thân có các đường sọc trắng, đen, đỏ trải dài từ đầu xuống cuối đuôi.

Có lẽ chính vì đặc điểm này mà người ta đã đặt tên chúng là cá ngựa vằn.

Cá ngựa vằn là loài cá có sức khỏe tốt nên chúng có thể giao phối và sinh sản tất cả các tháng trong năm.

Tuy nhiên, giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 10 là thời điểm cá ngựa vằn phát triển mạnh nhất.

Nhiệt độ lý tưởng để cá đẻ trứng là khoảng 27 độ C.

Để đảm bảo an toàn cũng như tránh các loài cá khác ăn trứng. Trước khi cá đẻ người nuôi nên cách lý chúng sang một bể riêng biệt để nuôi.

Trứng cá sọc ngựa trong suốt không màu nên rất khó nhận biết bằng mắt thường. Đợi khi cá con trưởng thành rồi mới thả lại vào bể chung

Trung bình sau 1 tuần là trứng sẽ nở thành cá con, tỉ lệ trứng sau khi nở thành cá chiếm khoảng 88%

Hầu hết trong các dòng các kiểng thì cá sọc ngựa cái sẽ có kích thước cơ thể lớn hơn cá ngựa vằn đực. Bụng cũng to và tròn hơn cá đực

Phần vây lưng và vây bụng ở cá sọc ngựa sẽ có xu hướng dài hơn cá sọc cái.

Cá ngựa vằn thường có xu hướng bơi theo đàn, vì vậy nếu lựa chọn nuôi dòng cá này bạn nên mua ít nhất 10 con mới có thể thấy hết được vẻ đẹp của chúng.

Cá sọc ngựa đẹp nhất là màu hồng đỏ và vàng xanh

Vốn là loài cá cảnh ăn tạp nên thức ăn yêu thích của cá sọc ngựa là các loài côn trùng nhỏ, giun, các động vật giác xác nhỏ trong nước…

Ngoài ra chúng cũng có thể ăn các loại thức ăn hạt cho cá

Vốn là loài cá hiền lành, ít khi gây chiến với đồng loại nên bạn có thể nuôi chung cá sọc ngựa với cá neon, cá 7 màu, cá lan thọ, cá kiếm, bình tích…

Nước trong bể nuôi cá sọc ngựa phải là nước sạch, không bị ôi nhiễm. Người nuôi nên có kế hoạch vệ sinh và cọ rửa bể thủy sinh thường xuyên.

Nhiệt độ nước thích hợp nhất để nuôi cá ngựa vằn là từ 20 tới 28 độ C , độ pH khoảng 7,

Bể nuôi cá sọc ngựa không cần quá to, chỉ cần chọn mua một chiếc bể mini là được. Tuy nhiên, nếu muốn đẹp thì bạn nên trang bị một chiếc bể trung bình để nuôi cá theo đàn sẽ phù hợp hơn.

Mặc dù cá sọc ngựa hiếm khi mắc các bệnh lặt vặt, tuy nhiên nếu muốn cá sống lâu bạn cần quan tâm tới chất lượng nguồn nước trong bể.

Hệ thống lọc nên được bật 24/24 cũng như cần có kế hoạch thay nước 1 tuần/lần để sát khuẩn cũng như tiêu diệt các mầm bệnh.

Trong quá trình nuôi bạn cũng nên chú ý tới nhiệt độ ánh sáng chiếu xuống bể, vào mùa đông khi nhiệt độ nước xuống thấp thì bạn nên tăng nhiệt độ đèn sưởi.

Đảm bảo nhiệt độ nước luôn ở mức lý tưởng nhất

Đặc biệt, cũng không nên để ánh đèn quá sáng, bởi có thể ảnh hưởng tới thị lực của cá từ đó khiến chúng gặp khó khăn trong quá trình di chuyển và tìm kiếm thức ăn.

Cá sọc ngựa hiện được bán rất nhiều trong các cửa hàng cá cảnh trên địa bàn Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh.

Ở Việt Nam chúng phổ biến tới mức nhiều người còn gọi chúng là giống cá quốc dân. Độ phổ biến của cá ngựa vằn vây dài chỉ sau cá 7 màu một chút mà thôi.

Cá Ngựa Vằn ( Cá Sọc Ngựa ) Tổng Quan Đặc Tính Và Cách Chăm Sóc

07:36:39 – 20/06/2014 –

Cá ngựa vằn hiện nay đã có nhiều màu sắc như cá ngựa vằn đỏ, cá ngựa vằn xanh, cá ngựa vàng… Cá ngựa vằn rất dễ nuôi, được nhiều người chọn nuôi trong bể thủy sinh, chúng thường bơi thành đàn sát mặt nước rất nhanh nhẹn và đẹp mắt. Cá ngựa vằn thuộc họ cá […]

Cá ngựa vằn hiện nay đã có nhiều màu sắc như cá ngựa vằn đỏ, cá ngựa vằn xanh, cá ngựa vàng… Cá ngựa vằn rất dễ nuôi, được nhiều người chọn nuôi trong bể thủy sinh, chúng thường bơi thành đàn sát mặt nước rất nhanh nhẹn và đẹp mắt. Cá ngựa vằn thuộc họ cá chép (Cyprinidae) phân bố chủ yếu ở Đông Ấn Độ, Bănglađet, Xri – Lanca. Chúng có thân mỏng hay hơi dẹp bên, có 2 cặp râu.

Nuôi cá ngựa vằn

Cá ngựa vằn là loại cá cảnh thuộc họ cá chép (Cyprinidae) phân bố chủ yếu ở Đông Ấn Độ, Bănglađet, Xri – Lanca. Chúng có thân mỏng hay hơi dẹp bên, có 2 cặp râu. Thức ăn chủ yếu của cá ngựa vằn là giun, động vật thân giáp, côn trùng…. Cá cái hơi lớn hơn cá đực, có bụng tròn hơn. Lưng màu ôliu nâu, bụng trăng trắng. Màu sắc và đường nét trang trí của hông rất đặc trưng. Ở cá đực, màu nền là vàng kim, điểm xuyết thêm bốn vạch dọc màu lam đậm trải ra suốt chiều dài của cơ thể, từ nắp mang cho đến tận cùng vây đuôi. Bức họa này cũng lặp lại trên vây hậu môn. Vây lưng màu ôliu, viền trắng lam, trong khi các vây ngực và vây bụng lại không có màu. Khe mang mang những vệt màu lam hơi khó phân biệt. Đầu mõm và bụng trắng bạc óng ánh.

Cá ngựa vằn đã được nuôi trong bể kính từ năm 1905. Cá khá khỏe rất thích hợp cho người mới nuôi cá cảnh. Nó không đòi hỏi một sự chăm sóc riêng biệt nào. Trong bể cần có thực vật nhưng phải sắp xếp sao cho trong bể có đủ khoảng trống gần bề mặt nước cho cá bơi lội được. Phải có nắp đậy để cá không nhảy ra.

Để cá sinh sản được, nước phải ngọt hoặc cứng trung bình, và nhiệt độ nước trên 24 độ C. Có thể trồng vài bụi cây có lá phủ lông mềm, như rong đuôi chồn. Sau một lúc ve vản tích cực. Cá đực đuổi theo cá cái ở giữa các khóm cây, và việc đẻ trứng xảy ra tại đó. Phải bảo vệ trứng tránh bị cá bố mẹ ăn. Trứng nở sau 48 giờ ở nhiệt độ 26 – 27 độ C.

Tốt nhất nên nuôi cá đực sẫm màu có những vạch màu vàng kim và các vây có viền màu trắng. Cá ngựa vằn mắn đẻ, có thể đẻ nhiều lứa trong một năm, tùy cách nuôi vỗ.

Cá bột sau 5 ngày đã bơi lội tự do và ăn các trùng cỏ và lớn nhanh. Cá trưởng thành có thể ăn thức ăn tổng hợp, như trùn chỉ, giun đỏ và những thức ăn khô khác cũng thích hợp với cá.

Sinh sản

Cá ngựa vằn là loài cá đẻ trứng. Nếu nuôi chung cùng các loài cá khác nó vẫn đẻ trứng nhưng trứng hoặc cá con sẽ bị ăn thịt mất. Khi cá mái bụng to, ta phải chuẩn bị bể riêng cho chúng đẻ. Là 1 bể kích thước nhỏ, dưới đáy cho 1 ít đá hoặc sỏi nhỏ kín đáy bể. Bắt riêng đôi cá (1trống – 1mái) ra bể đẻ, khoảng 2 -3 ngày sau thì chúng sẽ đẻ trứng, trứng rất nhỏ (cỡ đầu kim) và trong suốt rất khó quan sát bằng mắt thường. Khi nào thấy bụng con cái xẹp xuống là chúng đã đẻ, quan sát thật kỹ dưới đáy hồ sẽ thấy những quả trứng cực nhỏ. Lúc này nhẹ tay vớt cá bố mẹ ra, đặt bể cá ở nơi mát mẻ, yên tĩnh. Khoảng 1 tuần sau (ko nhớ rã lắm, hình như còn phụ thuộc vào nhiệt độ của nước) thì trứng sẽ nở thành cá bột, cá bột cũng rất nhỏ, cỡ đầu kim và cũng rất khó thấy (phải nhìn thật kỹ). Cá con rất nhỏ nên chúng chỉ ăn các sinh vật nhỏ trong nước thôi, nên thả 1 ít rong vào. Không cần thay nước trong giai đoạn này, tuyệt đối giữ vệ sinh cho nước (giai đoạn này cá con rất dễ chết). Khoảng 3-4 tháng cá con sẽ có kích thước bằng que tăm. Lúc này có thể cho chúng ăn các loại trùng lớn hơn

Cá ngựa vằn đổi mầu để thu hút bạn tình

Con cá ngựa vằn ở phía trên bức ảnh đã khoác lên mình bộ cánh chau chuốt, với các sọc đậm và sáng hơn, để đi tán tỉnh bạn tình. Sự khác biệt về màu sắc ở loài cá này chỉ dễ nhận thấy trong mùa giao phối.

Cá ngựa vằn – loài cá cảnh được nuôi phổ biến trong các hộ gia đình – thường không biểu hiện bất kỳ khác biệt nào về màu sắc giữa con đực và con cái, ít nhất đối với mắt người. Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Thú y ở Vienna, Áo đã khám phá ra những thay đổi rất nhỏ về giới tính ở loài cá này trong thời kỳ giao phối.

Theo trang Live Science, các nhà khoa học đã kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm chụp ảnh, sử dụng phần mềm máy tính và trực tiếp quan sát bằng mắt, để nghiên cứu về những đặc điểm màu sắc của cá ngựa vằn, ở cả giống nuôi nhốt và giống sống hoang dã, khi chúng tương tác với nhau trong ngày cũng như khi tìm bạn tình và đẻ trứng.

Họ phát hiện, cả cá đực và cá cái đều chuyển màu sọc trên da theo hướng đậm và tươi sáng hơn chỉ vào mùa giao phối và một số khác biệt về giới tính biểu hiện qua các sọc này cũng chỉ trở nên dễ nhận biết hơn vào thời điểm này.

Cá Sọc Ngựa (Dạ Quang, Cánh Tiên) Là Gì, Cách Nuôi, Cách Ép, Giá Bao Nhiêu

Cá Sọc Ngựa hay còn gọi là cá Ngựa Vằn, cá Ngựa Sọc và tên tiếng Anh là Leopard danio. Chúng thuộc họ và bộ cá chép và phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Pakistan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Philippines và cá Sọc Ngữa cũng có mặt tại Việt Nam.

Với ưu điểm là dễ nuôi, sức sống cao, dễ thích nghi với nhiều môi trường nước khác nhau. Tuổi thọ của cá Sọc Ngựa có thể lên tới 5 năm.

Có nhiều bạn thắc mắc là cá Sọc Ngựa nuôi chung với cá gì? chúng tôi chia sẽ luôn đó là có Sọc Ngựa có thể nuôi chung với những loại cá như: cá chuột, cá neon, cá tam gác, cá sóc đầu đỏ, cá tứ vân, cá hồng nhung, cá mún hạt lựu, cá bình tích, cá trân châu, cá bảy màu, cá sặc, cá lau kiếng. Tuy nhiên cá Sọc Dừa có thể ăn cá con của các loại cá khác. Vì vậy cần tách riêng chúng ra khi cá khác đẻ.

Đầu tiên thứ đập vào mắt nhìn của chúng ta là màu sắc rực rỡ không thể rời mắt của chúng. Thời nguyên thủy màu sắc đầu tiên của cá sọc ngựa là xanh dương. Ngày nay, với nhu cầu nuôi trong bể thủy sinh cao, nhằm đáp ứng người tiêu dùng. Cá Sọc Ngựa đã trải qua nhiều quá trình lai tạo để cho ra những giống tốt hơn với nhiều màu sắc đẹp hơn.

Cho tới ngày nay cá Sọc Ngựa có khá nhiều màu để người chơi cá kiểng lựa chọn. Và màu xanh dạ quang có thể phát sáng trong phông nên đen rất được nhiều người ưa chuộng.

Với thân hình dẹp và có chiều dài khoảng 5 – 6cm, tuy nhỏ nhưng chúng bơi nhanh và rất linh hoạt. Trên thân chúng có nhiều sọc kẻ, với từng loại sọc kẻ sẽ có màu sắc khác nhau điển hình là màu vàng và trắng. Những sọc kẻ này chạy dài từ mang cá đến đuôi làm cho cá Sọc Ngựa giống với những chú ngựa vằn trên cạn và cá tên Sọc Ngựa bắt đầu từ đó.

Trên đầu Cá Sọc Ngựa trống sẽ có thân hình nhỏ hơn cá mái và đặc biệt bụng của cá mái sẽ to hơn rất nhiều.

Cá Sọc ngựa dạ quang

Cá Sọc ngựa cánh tiên vi dài

Cá Sọc Ngựa sống theo bầy đàn, vì vậy cần chuẩn bị một bể nuôi bằng kính có kích thước lớn. Đã nuôi cá thì nuôi cho tới cho đẹp, nên mua khoảng 10 cặp về nuôi đảm bảo bao đẹp. Trong bể chuẩn bị những vật trang trí cho bể thêm sinh động như non bộ, cây thủy sinh,…

Đặc biệt loại cá này rất cần máy bơm oxy, khi oxy mạnh thì cá mới bơi lội tầng nước giữa hoặc dưới đấy. Tiếp theo là nước trong bể nuôi, có thể dùng nước máy qua đêm để khử clo. Nếu nở nông thôn thì dùng nước giếng vẫn được. Vì loại cá này sống khá trâu có thể sống với nhiệt độ 16 – 34 C và độ pH 6 – 7.8.

Tuy là cá Sọc Ngựa có thể sống ở nhiều môi trường nước nhưng đã nuôi thì nên nuôi nước trong và sạch để đảm bảo tính thẩm mỹ cho bể. Sống ở nước sạch cũng tốt hơn là nguồn nước không đảm bảo.

Thức ăn cho cá Sọc Ngựa

Thức ăn của cá Sọc Ngựa đa phần cũng giống với thức ăn cho cá guppy (cá 7 màu), nguồn thức ăn giống nhau có thể nuôi chung sẽ làm bể cá trong nhà thêm sinh động.

Nuôi dưỡng cá Sọc Ngựa

Mỗi ngày chỉ cần cho chúng ăn 2 lần sáng tối. Nếu không có thời gian thì cho cá Sọc Ngựa ăn mỗi ngày 1 lần cũng không sao nhưng cho ăn nhiều một chút để cá không bị đói.

Không nên cứ luôn cho cá ăn thức ăn dạng cám mà hãy cho chúng ăn thêm những thức ăn tươi sống để đảm bảo chúng phát triển và sinh sản tốt. Trong nguồn thức ăn tươi sống chứa nhiều dinh dưỡng góp phần cho cá lên màu đẹp hơn.

Mỗi tuần nên thay nước 2 lần. Mỗi lần thay nước chỉ nên thay khoảng 70% nước, tránh cá bị sốc nước dẫn đến bỏ ăn.

Khi vào mùa lạnh, nhiệt độ có thể xuống dưới 15°C, vì vậy cần trang bị thêm dụng cụ sưởi cho cá (có thể mua ở cửa hàng cá cảnh). Lưu ý vì trời rét lạnh chỉ nên thay nước cá vào giữa trưa khi trời đã ấm dần.

Có kích thước cơ thể nhỏ bé vì vậy không nên nuôi chúng cá Sọc Ngựa với những loại cá to lớn hung dữ khác. Chúng sẽ bị ăn mất đấy. Và cũng không nên nuôi cá Sọc Ngựa cùng với những loại vá có vi, vây, đuôi dài với tính háu ăn chúng có thể cắn rách.

Bước 1: Chọn giống

Cá Sọc Ngựa trống có màu sắc sỡ và hoa văn nhìn rõ nét hơn con cá mái, thân thon, dài và nhỏ hơn cá mái.

Cá Sọc Ngựa mái có màu sắc nhạt hơn cá trống và đặc biệt bụng của chúng cũng to hơn cá trống rất nhiều vì chứa nhiều trứng.

Nếu cá mái không có trứng trong bụng thì cần phải cho ăn đều đặng, cung cấp một số chất dinh dưỡng đầy đủ cho cá thông qua thức ăn chất lượng. Đặc biệt thức ăn giàu đạm sẽ giúp cá mái nhanh tạo ra trứng.

Bước 2: Bể ép

Chuẩn bị một bể ép cá Sọc Ngựa rộng rãi, trong bể nên trang trí thêm các loại rong rêu (rong rêu thật hoặc nhựa vẫn được) hoặc một số loại trang trí khác trong bể.

Không nên để bể trống trơn và điều quan trọng nhất là đấy hồ phải có cỏ giả, sỏi hoặc bất cứ thứ gì miễn là khi cá mái đẻ trứng, thì những quả trứng đó sẽ rơi vào những khe sỏi hoặc cỏ để tránh trường hợp cá bố mẹ ăn mất trứng.

Loài cá Sọc Ngựa nổi tiếng là háu ăn, khi trứng vừa mới đẻ mà cá bố mẹ nhìn thấy sẽ ăn luôn.

Bước 3: Tách cá trống và cá mái

Khi cá Sọc Ngựa mái đã đẻ xong, bụng đã xẹp thì ngay lập tức tách cá bố mẹ ra bể khác. Nếu không chúng sẽ tìm cách săn lùng và ăn hết trứng cá con.

Những quả trứng bé nhỏ sẽ nở sau khoảng 48 giờ đồng hồ. Sau khoảng 1 đến 2 ngày, có thể cho cá con ăn những loại thức ăn có kích thước siêu nhỏ như lòng đỏ trứng hoặc thức ăn viên được nghiền nát.

Cách làm lòng đỏ trứng cho cá Sọc Ngựa ăn

Bạn hãy luộc một quả trứng gà hoặc trứng cút đều được, bóc vỏ trứng và giữ lại phần lòng đỏ. Chuẩn bị thêm một vật chứa một ít nước và cho lòng đỏ vào khuấy đều. Dùng ống tiêm hút dung dịch trứng vs nước và bớm thẳng vào bể cá con, mỗi chỗ một ít. Để như vậy bọn cá Sọc Ngựa con sẽ ăn và mau lớn.

Có nhiều bạn vẫn đang thắc mắc là cá Sọc Ngựa với màu sắc đẹp đến như vậy liệu có giá bao nhiêu. Giá cá Sọc Ngựa khá rẻ, hầu như ai cũng có thể mua và nuôi chúng được.

Hiện nay tại giá cá Sọc Ngựa thường bán ở nhiều thành phố lớn như TpHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ,… sẽ có giá khoảng 2 – 3 nghìn đồng/1con. Rất rẻ đúng không nào.

Đối với dòng cá Sọc Ngựa dạ quang sẽ có giá khoảng 15 nghìn đồng/1 con. Loài này sống theo bầy nên trong bể phải có ít nhất trên 5 con. Vì vậy hãy thương lượng với chủ cửa hàng mua theo combo 10 con hay 20 con, như vậy giá sẽ rẻ hơn rất nhiều.

Cuối cùng là giá cá Sọc Ngựa Cánh Tiên, loài này thì đặc biệt hơn nên có giá khá chát khoảng 60 – 100 nghìn đồng/1 con. Nếu mua với số lượng để chúng có bầy thì giá sẽ khá cao.

Nên chọn mua cá Sọc Ngựa ở những cửa hàng uy tín trong vùng để tránh mua phải những con bị bệnh hoặc bị di tật. Nếu mua cá Sọc Ngựa Cánh Tiên thì cần phải chọn lựa kĩ càng hơn nữa.

Động vật ăn côn trùngĐộng vật ăn tạpĐộng vật ăn thịt

Cá Sọc Ngựa (Zebra Danio)

Cá sọc ngựa (tên tiếng Anh: Zebra Danio hoặc Danio rerio) là một loài cá nước ngọt thuộc họ Cyprinidae. Chúng có mặt tại nhiều nước thuộc khu vực Nam Á, xuất hiện nhiều trên các con sông của Ấn Độ và Nepal. Cá sọc ngựa đang được bày bán phổ biến tại hầu hết các cửa hàng cá cảnh địa phương, với giá chỉ từ 2 đô la/con. Tuổi thọ của cá sọc ngựa tối đa vào khoảng 5 năm rưỡi.

Ngoài việc là một trong những loài cá cảnh vô cùng phổ biến, cá sọc ngựa còn được sử dụng làm đối tượng thử nghiệm, phục vụ cho các mục đích khoa học khác nhau. Chúng thường được các nhà khoa học nghiên cứu như một loài động vật có xương sống kiểu mẫu. Một sự thật thú vị khác là gen của cá sọc ngựa với con người giống nhau đến 70%.

Hiện tại, cá sọc ngựa thường được chọn lọc và biến đổi gen để thay đổi diện mạo bắt mắt hơn. Do vậy, bạn có thể tìm mua được cá sọc ngựa với vô số biến thể màu sắc khác nhau.

Cơ thể nhỏ bé với rất nhiều màu sắc đa dạng

Trong tự nhiên, những chú cá nhỏ này có chiều dài khoảng 5cm. Toàn thân cá phủ một lớp màu vàng xen kẽ ánh bạc, cùng với 5 sọc màu xanh trải dài từ đầu đến đuôi vây. Màu thân của con đực thường ngả vàng nhiều, trong khi con cái có màu trắng bạc tuyệt đẹp. Thân của cá đực có xu hướng thon và dài. Ngược lại, cá cái lại tròn và đầy đặn hơn.

Có một biến thể với tên gọi cá sọc ngựa vây dài. Loài này được chọn lọc và nhân giống để có vây dài và đẹp hơn so với giống cá sọc ngựa nguyên thủy. Bằng cách cấy gen của loài sứa, các nhà khoa học đã tạo ra những chú cá sọc ngựa phát sáng trong môi trường tối. Quá trình nhân giống khiến cá sọc ngựa mang nhiều màu sắc huỳnh quang vô cùng thu hút như: xanh lá, xanh biển, cam vàng, sọc đỏ, đen, tím,…

Sống cộng đồng và khá hiền lành

Cá sọc ngựa là loài tương đối lành tính. Chúng có thói quen sống theo bầy đàn và hiếm khi bơi đơn độc. Mặc dù cá sọc ngựa được biết đến với bản tính “hiền như bụt”, đôi khi bạn cũng sẽ được chứng kiến những màn rượt đuổi và nghịch ngợm khắp bể của chúng.

Vì là loài cá cộng đồng, bạn không nên nuôi tách hoặc chỉ nuôi một chú cá sọc ngựa. Việc sống đơn độc sẽ khiến chúng căng thẳng đến mức sinh bệnh. Ngoài ra, những chú cá sọc ngựa nuôi riêng lẻ sẽ chẳng hoạt bát như bản tính vốn có. Chúng sẽ dành nhiều thời gian để ẩn nấp.

Bạn có thể nuôi cùng lúc 5-8 chú cá. Điều này khiến cá sọc ngựa sôi nổi hơn. Thông thường, cá sọc ngựa thích bơi quanh bể cá. Nhưng chúng sẽ dành nhiều thời gian nhất ở tầng giữa và tầng trên cùng của bể.

Thiết lập bể cá, chế độ ăn và bạn cùng bể

Thiết lập bể cá

Đầu tiên, bạn cần thiết kế phần đáy bể với các loài chất nền mịn như cát. Nhớ chọn loại cát công nghiệp đã được làm sạch. Nếu không bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để các chất bẩn lắng xuống. Khi xong phần nền, hãy đổ nước theo lượng ít và chậm để tránh khuấy cát lên làm đục nước.

Sau khi hoàn tất bơm nước, bạn cần theo dõi các thông số của bể cá. Cá sọc ngựa cần nhiệt độ trung bình từ 18 – 25 độ C, với độ pH là 6.0 – 8.0. Để cung cấp môi trường sống với mật độ oxi hòa tan cao, bạn có thể mua các dòng máy lọc nước có kích cỡ tương thích với bể kính.

Về điều kiện ánh sáng, bố trí hệ thống đèn led nhỏ chiếu sáng khoảng 12 giờ mỗi ngày. Một chú cá sọc ngựa cần ít nhất 7 lít nước. Do vậy để nuôi một đàn cá, bạn nên mua loại bể với dung tích 40 lít nước trở lên.

Chế độ ăn

Trong môi trường hoang dã, cá sọc ngựa thuộc vào loài ăn tạp. Thức ăn của giống cá này thường là bọ gậy, ấu trùng, động vật giáp xác nhỏ, giun và tảo. Khi nuôi trong bể cảnh, loài cá này yêu cầu thức ăn chất lượng cao. Bạn có thể sử dụng thức ăn dạng hạt có nguồn gốc từ tảo. Ngoài thức ăn sẵn mua tại cửa hàng cá cảnh, bạn nên thêm vào khẩu phần ăn của cá các loại rau xanh, dưa chuột, đậu hà lan và rau bina.

Chọn bạn cùng bể cho cá sọc ngựa

Trong tự nhiên, loài cá này có thể sống chung với các loài khác. Chẳng hạn như Indian Flying Barb, Honey Gourami, Scarlet Badis và Emerald Pufferfish. Ngoài ra, động vật không xương sống cũng là bạn cùng bể không tồi và có thể sống hòa bình với cá sọc ngựa. Người chơi cá cảnh có thể chọn mua ốc, ếch lùn châu Phi, hoặc các loại tôm nhỏ nước ngọt để thả chung cá sọc ngựa.

Nhân giống cá sọc ngựa

Đầu tiên, bạn nên tách con đực và con cái ra một bể nhỏ riêng với nhiệt độ khoảng 22-25 độ C. Quá trình sinh sản có thể kéo dài 24 giờ. Trứng được phát triển tốt có màu đỏ. Các trứng hỏng có màu trắng ngà. Khi hoàn tất kì sinh sản, cần đưa cá đực và cá cái về bể cộng đồng, nếu không chúng sẽ coi trứng thành thức ăn. Trứng cá sau khoảng 36 giờ sẽ nở thành cá con. Những chú cá con có màu trắng trong suốt và có khả năng thích nghi tốt.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cá Ngựa Vằn Giá Bao Nhiêu? Cách Nuôi Cá Sọc Ngựa Sinh Sản trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!