Đề Xuất 3/2023 # Cà Mau: Cá Chình, Cá Bống Tượng Lại Rớt Giá – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam # Top 9 Like | Nhahangchacangon.com

Đề Xuất 3/2023 # Cà Mau: Cá Chình, Cá Bống Tượng Lại Rớt Giá – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cà Mau: Cá Chình, Cá Bống Tượng Lại Rớt Giá – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Với giá trị kinh tế cao, cá chình, cá bống tượng giờ đây đã có mặt trên khắp địa bàn tỉnh. Hiện toàn tỉnh có khoảng 920 ha nuôi cá chình và 640 ha nuôi cá bống tượng. Tuy nhiên, nghề nuôi này phát triển mạnh nhất vẫn là ở các xã Tân Thành và An Xuyên, TP Cà Mau. Nơi đây được xem là rất thành công với mô hình nuôi cá này trong những năm qua.

Giá cá giảm, chi phí tăng

Cá chình, cá bống tượng rớt giá, người nuôi đang gặp khó khăn. (Trong ảnh: Mô hình nuôi cá bống tượng ở ấp Tràm Thẻ, xã Tân Phú, huyện Thới Bình).

Tuy nhiên, thời gian gần đây cá chình, cá bống tượng trên thị trường lại thêm một lần rớt giá. Tuy không thê thảm như cách đây 3 năm (năm 2009) nhưng với giá hiện nay người nuôi cá đang đứng trước nguy cơ bị thua lỗ.

Cụ thể, đối với cá chình loại 1, cách đây vài tháng có giá từ 510.000 – 520.000 đồng/kg, nhưng giờ dao động trong khoảng 480.000 – 490.000 đồng/kg. Tương tự, cá bống tượng loại 1 trước đây giá từ 380.000 – 390.000 đồng/kg, nay giảm còn 350.000 – 360.000 đồng/kg.

Theo nhận định của anh Mộng, một thương lái ở ấp 3, xã Tân Thành, cá chình và cá bống tượng là mặt hàng cao cấp, phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường xuất khẩu. Thời gian qua, một số thị trường ăn mạnh mặt hàng này như Nhật Bản và Trung Quốc đóng cửa nên giá cá giảm.

Giá cá giảm nhưng giá thành cá mồi không hề giảm; giá cá giống đang ở mức cao, khiến người nuôi gặp khó khăn. Nhiều hộ nuôi cá ở Tân Thành đã đến lứa thu hoạch nhưng chưa thể cho xuất ao, nằm chờ giá.

Ông Nguyễn Quang Khải, một nông dân nhiều năm gắn bó với con cá chình, cá bống tượng xã Tân Thành, chia sẻ, để có được 1 kg cá thịt, trung bình phải tốn khoảng 10 kg thức ăn. Với giá thức ăn, giống và chi phí tăng cao như hiện nay thì nguy cơ bị lỗ là rất cao, nếu thời gian tới cá không tăng giá trở lại.

Còn anh Nguyễn Công Nghiệp tính toán, nếu cộng hết chi phí từ giống, thức ăn, xăng dầu, công chăm sóc thì cá chình phải từ 510.000 đồng trở lên và cá bống tượng thấp nhất phải 390.000 đồng/kg người nuôi mới mong có lãi.

Cần một thị trường nghiêm túc

Để cho người nuôi cá có lãi, vấn đề cốt lõi là phải bảo đảm được sự cân đối giữa cung và cầu, khai thác thêm thị trường. Đồng thời, nhiều người nuôi cá tính toán lại thật kỹ bài toán chi tiêu trong sản xuất, cân đối lại nguồn nuôi. Không chỉ chú trọng tăng năng suất mà phải tính đến giảm chi phí.

Bên cạnh đó, mối liên kết giữa doanh nghiệp và người nuôi thủy sản phải được hình thành và được quản lý. Công tác thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phải kịp thời, đầy đủ. Có như thế nông dân mới an tâm sản xuất, phát triển kinh tế.

Nuôi Cá Bống Tượng Giá Bán Cao – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Hình dáng

Cá có thân hình thoi tròn, đầu to hơn thân, miệng rộng và răng sắc nhọn. Thân cá nhiều nhớt, có nhiều màu đen và vằn nâu, màu lưng hơi xám. Vảy bụng và lưng đều, mang phồng to, các vây xòe ra hết cỡ. Cá dễ phân biệt với cá bống khác do dưới đuôi có hình chữ V màu đen.

Tập tính sống

Cá sống ở sông rạch, ao, ruộng hoặc hồ chứa, thường đi theo cặp, có thể sống được ở pH = 5, độ mặn 0 – 15‰. Cá có thể chịu đựng được nước có hàm lượng ôxy hòa tan thấp (1 mg/lít). Cá thường sống ở tầng đáy, mé bờ gần mặt nước nơi có cỏ cây thủy sinh, ban ngày cá vùi mình xuống bùn hoặc ẩn trong hang hốc, bộng, ban đêm mới đi kiếm ăn. Cá có thể sống nhiều ngày không ăn, trong điều kiện chật hẹp (lu, chậu, bể nhỏ) hoặc nơi ít nước.

Sinh trưởng sinh sản

Bống tượng là loài cá dữ thích ăn mồi sống như cá, tôm, tép, cua, trùn, ấu trùng, côn trùng, thủy sinh… tươi sống và không thích ăn vật ươn thối, hoặc có thể ăn thêm thức ăn khác như cám công nghiệp và chế biến. Cá ăn mạnh về đêm và những ngày nước lớn. Cá là loài đẻ trứng dính, thành thục sau một năm tuổi, mùa sinh sản kéo dài từ tháng 3 – 11, tập trung tháng 5 – 8, sức sinh sản trung bình 170.000 trứng/kg cá cái. Cá sinh sản nơi nước chảy có cây cỏ thủy sinh hay các gốc thân cây chìm ở ven bờ.

Cá nở sau 4 ngày, cá bột mới nở ăn thức ăn gồm động vật phù du cỡ nhỏ và các hạt mịn như bột, trứng, sữa, đậu nành. Từ ngày 20 trở đi, ăn trùn chỉ, sau một tháng ăn tôm, cá nhỏ. Cá lớn chậm ở giai đoạn dưới 100 g, sau đó lớn nhanh hơn. Cá đạt cỡ 3 – 4 cm sau 2 – 3 tháng ương nuôi. Cỡ cá (3 – 4 cm) phải nuôi 3 – 4 tháng mới đạt cỡ giống 100 g/con. Để nuôi lên cá thương phẩm cỡ 400 g/con trở lên phải nuôi cá giống (cỡ 100 g/con) trong ao hoặc lồng bè 5 – 8 tháng.

Hiện trạng nuôi

Cá bống tượng thương phẩm (cỡ 300 g trở lên) có thịt dày, vị ngọt, thơm, ngon, được tiêu thụ trong các nhà hàng khách sạn và phục vụ xuất khẩu. Trước đây người dân đã nuôi cá bằng nguồn giống tự nhiên như nuôi trong ao đầm ở Đồng Nai, Cà Mau và nuôi bè tại An Giang mang lại sản lượng khá. Hiện nay, hầu hết các trạm trại và cơ sở sản xuất giống đã sinh sản nhân tạo được loài cá này đáp được nhu cầu giống cho thị trường. Tuy nhiên, do thời gian ương giống dài (5 – 7 tháng) và việc đáp ứng nhu cầu thức ăn tươi sống của cá còn hạn chế nên tỷ lệ sống của cá ương nuôi lên giống (cỡ 100 g/con) vẫn còn thấp.

Hiện nay cá bống tượng vẫn được nuôi ao đất, bể hoặc lồng bè. Trong các phương pháp nuôi cá bằng thức ăn tự chế, thức ăn tươi sống và thức ăn công nghiệp thì phương pháp nuôi cá bằng thức ăn tươi sống (cá bạc đầu, rô phi…) được xem là hiệu quả kinh tế, vừa giảm chi phí, ô nhiễm nước vừa nâng cao được tỷ lệ sống cá, giúp cá phát triển tốt.

Cá bống tượng tuy giá bán cao nhưng đầu tư lớn, thời gian nuôi dài, tiêu thụ trong nước chậm và việc xuất khẩu không chủ động. Do vậy khi nuôi cá người dân phải tuân theo quy hoạch, nếu tự ý mở rộng diện tích nuôi lớn, nguồn cung vượt cầu, giá bán hạ sẽ khiến người nuôi dễ bị lỗ.

Địa chỉ cung cấp giống:

1. Mr Thi, xã Nhị Mỹ, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Điện thoại: 0985 916365

2. Mr Tùng, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Điện thoại: 0623 882155

3. Mr Phượng, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Điện thoại: 0917 732 4310917 732 431

Nên Nuôi Cá Bống Bớp – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Đặc điểm sinh học

Cá có thân hình trụ tròn với đầu ngắn, mắt nhỏ và mõm tầy. Da trơn bao phủ bởi những vẩy nhỏ. Hai vây lưng tách biệt nhau, vây bụng gần nhau và dính ở gốc vây. Trên gốc vây đuôi có chấm đen to hình tròn hoặc hình trứng xung quanh có viền trắng.

Khi còn nhỏ, cá sống theo từng cặp đực cái hay thành đàn trong hang. Cá thành thục sau 1 năm tuổi, mùa sinh sản thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, khi thời tiết ấm áp, độ mặn thích hợp (15 – 17‰) và thức ăn tự nhiên phong phú. Cá là loài đẻ trứng dính, thường làm tổ và đẻ trứng trong hang. Sau khi đẻ, cá bố mẹ luôn canh cửa hang để bảo vệ. Khi trứng nở thành cá con được cá bố mẹ bảo vệ và dẫn đi kiếm mồi. Cá giống sinh trưởng nhanh sau 3 tháng tuổi chiều dài cá tăng gấp 3 lần và trọng lượng cá tăng gấp 10 lần. Cá nuôi trong ao đất sau 5 tháng, đạt trọng lượng trung bình 30 g/con.

Thức ăn của cá là động vật phù du, giun, giáp xác cỡ nhỏ, ấu trùng côn trùng, khi lớn thức ăn của cá là các loại còng, cáy, tôm, cua nhỏ, don dắt và mùn bã hữu cơ. Bống bớp là loài cá dữ, thường chủ động bắt mồi sống và cũng có khả năng ăn con mồi chết. Cá có khả năng nhịn đói dài ngày, sức sống dẻo dai, thuận lợi trong việc vận chuyển tươi sống.

Tình hình nuôi

Cá sống và phát triển tốt ở môi trường có độ mặn 20 – 30‰, nhiệt độ 20 – 300C, đáy ao phù hợp là bùn pha sét hay đất thịt pha cát. Ngoài thức ăn là các loại tôm, cua, cá tạp, trong điều kiện nuôi nhốt cá cũng có thể ăn thức ăn công nghiệp.

Cá thích nghi cao với môi trường của các vùng nước lợ ven biển, dễ nuôi, ít rủi ro cho hiệu quả kinh tế cao, và nhu cầu tiêu thụ cá thương phẩm lớn. Do đó, để có thêm đối tượng nuôi mới cho những vùng nuôi tôm kém hiệu quả, sau mỗi vụ tôm nên nuôi đối tượng này bởi quy trình kỹ thuật không quá phức tạp. Mùa vụ nuôi bắt đầu từ tháng 4 – 5 dương lịch, nuôi trong bể xi măng, ao đất và các đầm nuôi tôm bỏ hoang.

Ngoài nguồn giống được thu gom ngoài tự nhiên, hiện nay đã có nhiều trung tâm và trạm trại trong nước sinh sản thành công giống cá này. Với giá bán 4 – 5 nghìn đồng/con (cỡ 5 – 7 cm), người nuôi có thể tìm mua được ở các trạm trại và đại lý cá giống ở địa phương của mình.

Đối với nuôi thâm canh, thả mật độ 8 – 10 con/m2, nuôi quảng canh 2 – 3 con/m2. Nên chọn mua giống cỡ lớn (60 – 80 con/kg) để có thể thu hoạch cá sau thời gian nuôi ngắn (3 – 4 tháng), hạn chế dịch bệnh và hao hụt. Năng suất trung bình đạt 5 – 7 tấn/ha, lợi nhuận 300 – 500 triệu đồng/ha.

Miền Bắc:

1. Trung tâm giống Hải sản Nam Định. Đỗ Văn Tiến. Điện thoại: 0350 3 893 828.

2. Trại giống thủy sản Cửu Dung, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Nguyễn Văn Cửu. Điện thoại: 0983 027 459.

Miền Nam:

3. Đại lý cá giống Văn Tiến, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Trần Văn Tiến. Điện thoại: 0978 210 852.

4. Công ty CP Đầu tư Thủy sản Việt, Q. 9, TP. HCM. Phạm Hạnh. Điện thoại: 0943 209 999; 08 6280 7305.

Làm Giàu Từ Cá Bống Mú – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam

Người đi đầu thực hiện mô hình này là Long Văn Nghĩa (ấp 15, xã Vĩnh Hậu A). Năm 2004, sau lần đầu thử nghiệm thành công mô hình nuôi cá bống mú thương phẩm trong ao, đến nay ông Nghĩa đã mở rộng quy mô diện tích lên đến 6 ha mặt nước, được chia thành 14 ao nuôi (trung bình 2.000 – 4.000 m2/ao). Ông Nghĩa luân phiên thả cá giống 1.000 – 1.500 con/ao.

Theo ông Nghĩa, cá giống phải được khai thác trong thiên nhiên, vùng ven biển với kích cỡ 5 – 10cm; nuôi thuần dưỡng trong ao, dèo nhỏ khoảng 15 – 20 ngày, sau đó mới thả ra ao nuôi lớn. Nuôi cá bống mú không khó, quan trọng nhất là đảm bảo nguồn nước mặn. Người nuôi cần định kỳ thay nước thường xuyên để có nguồn nước sạch giúp cá lớn nhanh; đồng thời, tránh tình trạng ô nhiễm môi trường, gây nhiễm bệnh cho cá. Thức ăn cho cá bống mú là cá tạp và tôm, cua nhỏ. Từ khi thả nuôi đến xuất bán 10 – 12 tháng, sản lượng mỗi ao 1 – 1,5 tấn cá thương phẩm, trọng lượng trung bình 0,8 – 1 kg/con.

Ông Nghĩa cho biết thêm, cá bống mú thương phẩm hiện được tiêu thụ rất mạnh, nhất là tại nội địa (do còn khan hiếm). Có nhiều thương lái mua xuất sang Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Họ đến tận ao thu mua cá với giá 200.000 – 250.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi thu lợi nhuận khá sau khi trừ chi phí. Với 14 ao nuôi thương phẩm, mỗi năm ông Nghĩa thu lãi khoảng 1,5 tỷ đồng.

Thu hoạch cá bống mú tại phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu

Cá bống mú dễ nuôi và mang lại giá trị kinh tế cao nên hiện nhiều hộ dân ở phường Nhà Mát, xã Hiệp Thành (TP Bạc Liêu) áp dụng, nhân rộng đến hàng chục héc ta. Có nhiều hộ nuôi tôm thất bát triền miên, nay chuyển dần sang nuôi cá bống mú theo hình thức thả thưa, cho lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng/vụ. Điển hình như hộ bà Nguyễn Kim Định (xã Hiệp Thành), với 1 ha nuôi tôm kém hiệu quả, bà Định cải tạo, chia thành 2 ao nuôi, thả khoảng 1.500 con cá giống/ao. Sau hơn 10 tháng, lợi nhuận thu được khoảng 100 triệu đồng. Tương tự, hộ ông Lê Văn Lợi (phường Nhà Mát) có gần 1,5 ha đất bỏ trống do nuôi tôm kém hiệu quả, ông cải tạo thành 4 ao rồi thả khoảng 4.000 con cá bống mú giống, mỗi vụ cho thu hoạch hàng trăm triệu đồng. Ông ước tính: Giá cá giống khai thác trong thiên nhiên 2.000 – 3.000 đồng/con, tiền thức ăn chiếm khoảng 45% tổng chi phí đầu tư; trong khi giá cá thương phẩm 250.000 đồng/kg, sau mỗi vụ, người nuôi cầm chắc lợi nhuận trên 50%. Hơn nữa, nuôi cá bống mú ít rủi ro, công chăm sóc ít, thị trường tiêu thụ ổn định.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cà Mau: Cá Chình, Cá Bống Tượng Lại Rớt Giá – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!